Đề tài Thực trạng điều tra các vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Thực hiện đường lối chiến lược của Đảng: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp”. Chúng ta đã mở cửa thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến nay, sau 20 năm đổi mới, đất nước ta đã có những bước chuyển mình sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự ổn định và phát triển của kinh tế - xã hội đã đem đến cho đất nước ta một diện mạo mới. Đời sống vật chất của nhân dân từng bước được cải thiện rõ rệt, đời sống tinh thần không ngừng được nâng cao, trình độ dân trí được nâng lên một bước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển tích cực của nền kinh tế thì tình hình tội phạm cũng có những diễn biến phức tạp cả về quy mô lẫn tính chất gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho xã hội. Đặc biệt, bên cạnh những phương thức, thủ đoạn hoạt động cũ thì bọn tội phạm đã vận dụng những tri thức của khoa học kỹ thuật để phục vụ cho những mục đích đen tối của chúng. Diễn biến phức tạp của hoạt động tội phạm đặt ra cho lực lượng Công an nhân dân nói chung và Cảnh sát nhân dân nói riêng những nhiệm vụ hết sức nặng nề trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Thanh Hoá là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có địa hình khá phức tạp với ¾ diện tích là miền núi, địa hình gồm: đồng bằng, trung du và miền núi, có đường biên giới với Lào dài 105km với nhiều xã giáp biên giới có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc gia. Dân số của tỉnh rất đông với hơn 3,6 triệu dân gồm 8 dân tộc sinh sống. Với điều kiện tự nhiên, xã hội như vậy, công tác quản lý trật tự về an ninh, xã hội của tỉnh Thanh Hoá cũng gặp không ít khó khăn, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, tăng giảm thất thường. Cơ quan Công an của tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều cố gắng trong bảo vệ an ninh trật tự và đấu tranh kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn của tỉnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng đã và đang là vấn đề rất búc xúc ở Thanh Hoá. Tội phạm giết người xảy ra trên địa bàn vẫn còn nhiều, tình hình tội phạm này vẫn rất đa dạng, phức tạp. Loại tội phạm này đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự trên địa bàn của tỉnh. Trong khi đó, hoạt động điều tra tội phạm xảy ra trên địa bàn của tỉnh do có những đặc điểm riêng nên vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc và thiếu sót cần phải được nghiên cứu, tổng kết để đưa ra một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác tội phạm giết người, góp phần giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng điều tra các vụ án giết người và qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều tra loại tội phạm này là một nhu cầu bức xúc. Nhận thức như vậy, em đã chọn đề tài “Thực trạng điều tra các vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá” làm khoá luận tốt nghiệp của mình

doc67 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3243 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng điều tra các vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện đường lối chiến lược của Đảng: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp”. Chúng ta đã mở cửa thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến nay, sau 20 năm đổi mới, đất nước ta đã có những bước chuyển mình sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự ổn định và phát triển của kinh tế - xã hội đã đem đến cho đất nước ta một diện mạo mới. Đời sống vật chất của nhân dân từng bước được cải thiện rõ rệt, đời sống tinh thần không ngừng được nâng cao, trình độ dân trí được nâng lên một bước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển tích cực của nền kinh tế thì tình hình tội phạm cũng có những diễn biến phức tạp cả về quy mô lẫn tính chất gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho xã hội. Đặc biệt, bên cạnh những phương thức, thủ đoạn hoạt động cũ thì bọn tội phạm đã vận dụng những tri thức của khoa học kỹ thuật để phục vụ cho những mục đích đen tối của chúng. Diễn biến phức tạp của hoạt động tội phạm đặt ra cho lực lượng Công an nhân dân nói chung và Cảnh sát nhân dân nói riêng những nhiệm vụ hết sức nặng nề trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Thanh Hoá là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có địa hình khá phức tạp với ¾ diện tích là miền núi, địa hình gồm: đồng bằng, trung du và miền núi, có đường biên giới với Lào dài 105km với nhiều xã giáp biên giới có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc gia. Dân số của tỉnh rất đông với hơn 3,6 triệu dân gồm 8 dân tộc sinh sống. Với điều kiện tự nhiên, xã hội như vậy, công tác quản lý trật tự về an ninh, xã hội của tỉnh Thanh Hoá cũng gặp không ít khó khăn, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, tăng giảm thất thường. Cơ quan Công an của tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều cố gắng trong bảo vệ an ninh trật tự và đấu tranh kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn của tỉnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng đã và đang là vấn đề rất búc xúc ở Thanh Hoá. Tội phạm giết người xảy ra trên địa bàn vẫn còn nhiều, tình hình tội phạm này vẫn rất đa dạng, phức tạp. Loại tội phạm này đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự trên địa bàn của tỉnh. Trong khi đó, hoạt động điều tra tội phạm xảy ra trên địa bàn của tỉnh do có những đặc điểm riêng nên vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc và thiếu sót cần phải được nghiên cứu, tổng kết để đưa ra một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác tội phạm giết người, góp phần giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng điều tra các vụ án giết người và qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều tra loại tội phạm này là một nhu cầu bức xúc. Nhận thức như vậy, em đã chọn đề tài “Thực trạng điều tra các vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận Mục đích của khóa luận nghiên cứu về thực trạng điều tra các vụ án giết người trên địa bàn của tỉnh Thanh Hoá, qua đó đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án giết người ở địa bàn nghiên cứu (tỉnh Thanh Hoá). Để đạt được mục đích nêu trên, khoá luận đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản để làm rõ bản chất của hoạt động điều tra vụ án giết người. + Đánh giá đúng thực trạng hoạt động điều tra vụ án giết người tại địa bàn tỉnh Thanh Hoá. + Tổng hợp kết quả nghiên cứu, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án giết người trên địa bàn của tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là các vụ án giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Trên cơ sở học thuyết Mác - Lênin, phép biện chứng duy vật để làm rõ cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý của điều tra vụ án giết người và thực trạng hoạt động điều tra vụ án giết người, từ đó đề ra một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án giết người. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động điều tra vụ án giết người do lực lượng Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội, Công an tỉnh Thanh Hoá tiến hành điều tra từ năm 2002 đến năm 2006. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận được nghiên cứu dựa trên cơ sỏ phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, phép biện chứng duy vật và sử dụng phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành điều tra tội phạm với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: khảo sát thực tiễn, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, phương pháp điều tra xã hội học... 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Khoá luận nhằm đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động điều tra vụ án giết người, từ đó tìm ra những đặc điểm, thủ đoạn đặc thù của tội phạm giết người gây ra tại địa phương cũng như những kết quả đã đạt được của hoạt động điều tra vụ án giết người đồng thời chỉ ra những khó khăn, vướng mắc để từng bước khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án giết người của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an địa phương. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương. - Chương I: Khái quát chung về điều tra vụ án giếp người trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Chương II: Thực trạng điều tra vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU TRA VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ 1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu điều tra vụ án giết người 1.1. Khái niệm Tội phạm giết người đã được quy định ngay từ thời rất xa xưa. Các triều đại phong kiến Việt Nam khi ban hành luật pháp đã quy định khá cụ thể các hành vi trong điều luật và chế tài đối với các hành vi giết người. Hiện nay, tội phạm giết người được quy định tại các Điều 93, 94, 95, 96 - Bộ luật hình sự năm 1999 với 4 tội danh: Điều 93: Tội giết người; Điều 94: Tội giết con mới đẻ; Điều 95: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; Điều 96: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Nhưng cho đến nay, trong luật thực định vẫn chưa có khái niệm về tội giết người. Tuy nhiên, qua thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và qua tổng kết lý luận về các dấu hiệu của tội giết người có thể nêu khái niệm về tội giết người như sau: Giết người là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm tước đoạt sinh mạng người khác một cách trái pháp luật. Khi có tội phạm giết người cũng như tội phạm hình sự xảy ra, các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ phải tiến hành quá trình tố tụng hình sự gồm: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án để giải quyết vụ án. Trong đó, hoạt động điều tra vụ án là một giai đoạn không thể thiếu và có ý nghĩa rất quan trọng. Có thể nêu khái niệm về điều tra vụ án giết người như sau: “Điều tra vụ án giết người là hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra và những cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo luật định, được tiến hành theo trình tự và thủ tục tố tụng hình sự, nhằm chứng minh sự thật khách quan của vụ án giết người theo yêu cầu của pháp luật”.(1) Điều tra vụ án giết người là một giai đoạn độc lập của quá trình tố tụng hình sự, phục vụ cho việc thực hiện mục đích chung của quá trình tố tụng hình sự đó là: “Phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người phạm tội ”(Điều 1 - Bộ luật tố tụng hình sự). Về phương diện nhận thức, điều tra vụ án giết người cũng như điều tra các loại tội phạm khác là một dạng hoạt động nhận thức. Đối tượng nhận thức của hoạt động điều tra là những vụ án giết người đã xảy ra. Trong hoạt động điều tra, chủ thể tiến hành chỉ có thể là những cán bộ điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra và những cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Là một giai đoạn độc lập của quá trình tố tụng hình sự, điều tra vụ án giết người được tiến hành theo trình tự tố tụng hình sự. Trong quá trình điều tra các vụ án giết người các Cơ quan điều tra chỉ được áp dụng những biện pháp, những phương tiện kỹ thuật theo quy định của pháp luật, không trái với những quy định của pháp luật. Kết quả tiến hành điều tra vụ án giết người được phản ánh trong các văn bản tố tụng và có giá trị pháp lý. Như vậy, điều tra vụ án giết người nói riêng hay điều tra vụ án hình sự nói chung là một dạng hoạt động nhận thức đặc biệt, bởi vì hoạt động điều tra có đặc điểm pháp lý. Đặc điểm pháp lý của hoạt động điều tra vụ án giết người thể hiện ở chỗ, đối tượng nhận thức của hoạt động điều tra là vụ án giết người đã xảy ra, những biện pháp và phương tiện được áp dụng trong hoạt động điều tra phải phù hợp với pháp luật, không trái với các quy định của pháp luật và kết quả điều tra vụ án giết người có giá trị pháp lý. 1.2. Mục đích của điều tra vụ án giết người Khi tiến hành điều tra vụ án giết người, Cơ quan điều tra nhằm mục đích chứng minh sự thật của vụ án giết người theo yêu cầu của pháp luật. Chứng minh sự thật của vụ án giết người theo yêu cầu của pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đấu tranh chống tội phạm. Bởi vì, chỉ sau khi chứng minh sự thật của vụ án mới có đủ căn cứ để khẳng định một người nào đó có tội hay không có tội đối với tội phạm đã xảy ra và quyết định có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó hay không. Như vậy, chứng minh sự thật của vụ án giết người không những là mục đích cuối cùng của điều tra vụ án giết người mà còn là yêu cầu của pháp luật đối với giai đoạn điều tra vụ án giết người. Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) tiến hành điều tra nhằm mục đích làm sáng tỏ sự thật của vụ án giết người chỉ có thể bằng cách chứng minh. Sở dĩ như vậy là vì: Một vụ án giết người hay một vụ án hình sự bất kỳ là một sự kiện vật chất và đều xảy ra trong hiện thực khách quan. Theo lý luận của phép biện chứng duy vật, trong mọi trường hợp giết người xảy ra đều phản ánh trong hiện thực mà kết quả phản ánh là những thay đổi trong hiện thực do vụ án gây ra. Những thay đổi trong hiện thực do vụ án giết người gây ra chính là những dấu vết vật chất, dấu vết tâm sinh lý, được thu thập theo trình tự tố tụng hình sự sẽ trở thành những chứng cứ để chứng minh sự thật của vụ án, xác định tội phạm và người phạm tội. Chứng minh sự thật của vụ án giết người hoàn toàn không thể tiến hành những biện pháp quan sát trực tiếp, bởi vì vụ án giết người đó đã xảy ra trong quá khứ so với thời điểm tiến hành hoạt động điều tra. Vụ án giết người là một sự kiện thực tế, do đó để chứng minh sự thật của vụ án giết người chỉ có thể là những tài liệu thực tế đó là những chứng cứ pháp lý. Như vậy, mục đích của hoạt động điều tra vụ án giết người là chứng minh sự thật của vụ án giết người đã xảy ra và chứng minh sự thật của vụ án giết người hoàn toàn có thể bằng cách tiến hành hoạt động điều tra. 1.3. Những yêu cầu của điều tra vụ án giết người Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động điều tra vụ án giết người, trong quá trình điều tra Cơ quan CSĐT cần phải chấp hành những yêu cầu cơ bản sau: Yêu cầu thứ nhất: Hoạt động điều tra vụ án giết người cần phải được tiến hành có kế hoạch. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động điều tra vụ án giết người. Tiến hành hoạt động điều tra vụ án theo kế hoạch sẽ đảm bảo tính nhanh chóng, đầy đủ và toàn diện của hoạt động điều tra. Lập kế hoạch điều tra tức là tổ chức công việc của điều tra viên (ĐTV), làm cho công việc đó có mục đích và có hiệu quả, đảm bảo có sự phối hợp một cách kịp thời, chặt chẽ, có hiệu quả giữa ĐTV và cán bộ trinh sát và các lực lượng khác trong quá trình điều tra. Nếu tiến hành hoạt động điều tra vụ án giết người thiếu kế hoạch, ĐTV sẽ mất nhiều thời gian, tiến hành những biện pháp không cần thiết và do đó sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động điều tra. Vì vậy, lập kế hoạch điều tra là yêu cầu chung cần phải chú ý thực hiện trong mọi hoạt động điều tra vụ án giết người, trong mọi giai đoạn của hoạt động điều tra vụ án giết người. Để thực hiện tốt yêu cầu này, trong mọi trường hợp ĐTV cần chủ động lập kế hoạch điều tra vụ án giết người nói chung và lập kế hoạch tiến hành những biện pháp điều tra và những biện pháp cụ thể nói riêng. Khi lập kế hoạch điều tra vụ án giết người ĐTV cần vận dụng những điều chỉ dẫn về lập kế hoạch điều tra của khoa học điều tra hình sự. Chẳng hạn, ở giai đoạn điều tra ban đầu, trong bản kế hoạch ĐTV cần chủ yếu dự kiến các hoạt động điều tra ban đầu và các biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thực hiện để xác định phương hướng của công tác điều tra cũng như thu thập, ghi nhận những chứng cứ của vụ án dễ bị mất đi. Đồng thời, cần phải đưa ra được mọi giả thiết điều tra có thể đưa ra vào thời điểm đó dựa trên những tài liệu đã thu thập được và kinh nghiệm điều tra của ĐTV. Ở giai đoạn điều tra tiếp theo khi đã thu thập được một lượng chứng cứ đáng kể, ĐTV cần đánh giá lại các giả thuyết đã được nêu và dự kiến cách thức kiểm tra các giả thuyết đó. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT cần quan tâm chỉ đạo hoạt động điều tra vụ án giết người thông qua việc lập kế hoạch điều tra, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện bản kế hoạch điều tra để đảm bảo hiệu quả cao nhất của hoạt động điều tra. Yêu cầu thứ hai: Hoạt động điều tra vụ án giết người cần phải được tiến hành nhanh chóng và linh hoạt. Vụ án giết người là một loại trọng án .Tính chất của nó luôn rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, vì nó tước đoạt sinh mạng của người khác - quyền sống là quyền cao nhất của con người được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, việc điều tra vụ án giết người rất cần được tiến hành nhanh chóng và linh hoạt. Tiến hành hoạt động điều tra vụ án giết người nhanh chóng nhằm rút ngắn khoảng thời gian từ thời điểm xảy ra vụ án. Mặt khác, việc nhanh chóng tiến hành hoạt động điều tra còn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra, nhất là việc phát hiện, thu thập những tài liệu chứng cứ của vụ án, bảo vệ quyền lợi của người bị hại, bị can. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động điều tra là phải nhanh chóng khám phá tội phạm. Hơn nữa, việc tiến hành nhanh chóng hoạt động điều tra còn nhằm thực hiện thời hạn tố tụng của hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (Bộ luật TTHS). Linh hoạt của hoạt động điều tra vụ án giết người có nghĩa là ĐTV đánh giá đúng tình huống điều tra, nhanh chóng đưa ra những quyết định cần thiết, kịp thời và kiên quyết thực hiện quyết định đó. Tính linh hoạt của hoạt động điều tra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện, thu thập dấu vết, xác định và truy bắt thủ phạm theo dấu vết nóng, đảm bảo hiệu quả của công tác truy tố, xét xử vụ án giết người. Sự chậm trễ của ĐTV, sự không linh hoạt tiến hành những biện pháp đã dự định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội che giấu dấu vết của tội phạm, cất giấu tiêu thụ những tài sản mà chúng chiếm đoạt được gây khó khăn cho việc điều tra làm rõ vụ phạm tội. Để thực hiện tốt được yêu cầu này, ĐTV cần phải nắm vững pháp luật, nghiệp vụ điều tra, có khả năng phân tích, đánh giá tình huống, có quyết định xử lý tình huống đúng, mưu trí, sáng tạo, quyết đoán, khẩn trương nhưng rất thận trọng trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra. Yêu cầu thứ ba: Sử dụng có hiệu quả những biện pháp trinh sát, những phương tiện kỹ thuật trong quá trình điều tra vụ án giết người. Trong thực tiễn hoạt động điều tra vụ án giết người để đạt được hiệu quả cao nhất bên cạnh việc sử dụng những biện pháp tố tụng còn sử dụng những biện pháp trinh sát, những phương tiện kỹ thuật. Việc sử dụng kết hợp giữa các biện pháp điều tra với những biện pháp trinh sát, các phương tiện kỹ thuật là một điều kiện không thể thiếu để nâng cao hiệu quả của hoạt động điều tra. Để có được sự kết hợp này cần phải có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, thiết thực giữa Cơ quan CSĐT, ĐTV với lực lượng trinh sát. Cơ sở pháp luật của mối quan hệ này được quy định trong các văn bản pháp luật, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng lực lượng. Để thực hiện yêu cầu này, đòi hỏi ĐTV phải nắm được phạm vi và khả năng của những biện pháp trinh sát, những phương tiện kỹ thuật có thể sử dụng trong quá trình điều tra để phá vụ án. Đồng thời, trong quá trình điều tra, khi cần có sự phối hợp của các lực lượng trinh sát thì ĐTV cần bằng những hình thức cụ thể, kịp thời đề nghị các lực lượng trinh sát tiến hành các biện pháp trinh sát cụ thể để hỗ trợ cho hoạt động điều tra. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT cần quan tâm chỉ đạo mối quan hệ phối hợp giữa ĐTV và các lực lượng trinh sát trong quá trình điều tra, đảm bảo khai thác mọi khả năng của những biện pháp trinh sát, những phương tiện kỹ thuật trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra vụ án giết người. Yêu cầu thứ tư: Vận động quần chúng tham gia vào hoạt động điều tra vụ án giết người. Tăng cường mở rộng sự tham gia tố tụng hình sự của các cơ quan, tổ chức xã hội và công dân là một trong những yêu cầu dân chủ hoá hoạt động tố tụng hình sự. Trong quá trình điều tra vụ án giết người, Cơ quan CSĐT và ĐTV cần vận động và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức xã hội và công dân tham gia hoạt động điều tra. Đây là một trong những nguyên tắc của Bộ luật tố tụng hình sự - Điều 25 - Bộ luật TTHS năm 2003. Do yêu cầu của pháp luật và do thực tiễn hoạt động điều tra vụ án giết người đòi hỏi, Cơ quan CSĐT mà cụ thể là ĐTV trong hoạt động thực tế của mình cần phải thắt chặt mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức xã hội, công dân, thường xuyên dựa vào sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức xã hội, công dân trong cuộc đấu tranh chống tội phạm. Nếu sử dụng tốt sự giúp đỡ này sẽ là điều kiện cho hoạt động điều tra vụ án tiến hành một cách toàn diện và đầy đủ. Trong hoạt động điều tra vụ án hình sự nói chung và điều tra vụ án giết người nói riêng sự giúp đỡ của quần chúng có thể được sử dụng trong: Phát hiện và ngăn chặn tội phạm; Xác định đối tượng nghi vấn; Truy bắt đối tượng gây án; Truy tìm vật chứng; Xác định người làm chứng; Chuẩn bị và tiến hành một số biện pháp điều tra; Làm rõ nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm. Khi sử dụng sự giúp đỡ của quần chúng nhân dân trong hoạt động điều tra vụ án giết người, ĐTV cần phải có biện pháp phù hợp bảo vệ tuyệt đối an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho họ. Để vận động quần chúng nhân dân giúp đỡ Cơ quan CSĐT trong quá trình điều tra vụ án chỉ được áp dụng biện pháp giáo dục thuyết phục, nhất là giáo dục thuyết phục quần chúng thực hiện nghĩa vụ pháp luật của công dân, tự nguyện, tự giác tham gia vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Để sự giúp đỡ của quần chúng có hiệu quả, ĐTV cần chú ý giao việc phải phù hợp với khả năng của từng người, giải thích rõ mục đích, yêu cầu cần đạt được, cung cấp cho quần chúng những thông tin và hỗ trợ cho quần chúng những phương tiện cần thiết, hướng dẫn, chỉ đạo cặn kẽ, sát sao để quần chúng thực hiện có hiệu quả công việc được giao. 2. Những vấn đề cơ bản về điều tra vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động điều tra vụ án giết người Hoạt động điều tra tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có cơ sở pháp lý chung của hoạt động điều tra tội phạm theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật tố tụng hình sự khác. Theo Điều 110 – Bộ luật TTHS quy định về thẩm quyền điều tra như sau: “1. Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao... 4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa bàn của mình. Trong trường hợp không