Đề tài Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cuả Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội

Nghành xuất khẩu thuỷ sản được xây dựng và phát triển mạnh mẽ trong hơn 20 năm qua và đã hình thành được một nghành công nghiệp chế biến thực phẩm với năng lực sản xuất lớn trong các nghành chế biến nông sản thực phẩm. Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ V ( khoá VII) đã xác định thuỷ sản là nghành kinh tế mòi nhọn trong phát triển kinh tế Việt Nam, là nghành kinh tế đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng nhanh. Đối với các tỉnh Miền Bắc, thuỷ sản hiện là một thế mạnh góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Trong những năm qua, nghành thuỷ sản của vùng đã đem lại một lượng ngoại tệ lớn cho khu vực. Trong nghành thuỷ sản Việt Nam , thuỷ sản Miền Bắc đóng góp một vai trò quan trọng và được đánh giá là có tiềm năng. Trong rất nhiều đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản của khu vực Miền Bắc, Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX Hà Nội) )được đánh giá là một trong những đơn vị hàng đầu, một doanh nghiệp chủ lực về sản xuất , chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ hải sản và các sản phẩm nông lâm sản, thực phẩm của nghành thuỷ sản.

doc31 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cuả Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cuả Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội LỜI NÓI ĐẦU Nghành xuất khẩu thuỷ sản được xây dựng và phát triển mạnh mẽ trong hơn 20 năm qua và đã hình thành được một nghành công nghiệp chế biến thực phẩm với năng lực sản xuất lớn trong các nghành chế biến nông sản thực phẩm. Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ V ( khoá VII) đã xác định thuỷ sản là nghành kinh tế mòi nhọn trong phát triển kinh tế Việt Nam, là nghành kinh tế đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng nhanh. Đối với các tỉnh Miền Bắc, thuỷ sản hiện là một thế mạnh góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Trong những năm qua, nghành thuỷ sản của vùng đã đem lại một lượng ngoại tệ lớn cho khu vực. Trong nghành thuỷ sản Việt Nam , thuỷ sản Miền Bắc đóng góp một vai trò quan trọng và được đánh giá là có tiềm năng. Trong rất nhiều đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản của khu vực Miền Bắc, Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX Hà Nội) )được đánh giá là một trong những đơn vị hàng đầu, một doanh nghiệp chủ lực về sản xuất , chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ hải sản và các sản phẩm nông lâm sản, thực phẩm của nghành thuỷ sản. Phần I : Tổng quan về Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội I.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội I.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội tên giao dịch quốc tế là: SEAPRODEX Hà Nội ( viết tắt của SEA PRODUCT IMPORT AND EXPORT COMPANY ) là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty thuỷ sản Việt Nam do Bộ thuỷ sản quản lý. Trụ sở của Công ty đặt tại 20- Láng Hạ- Quận Đống Đa- Thành phố Hà Nội . Tiền thân của Công ty là chi nhánh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội, được thành lập vào ngay 5 tháng 7 năm 1980 theo quyết định số 544 TS/QĐ của Bộ trưởng Bộ Hải Sản ( nay là Bộ Thuỷ sản ). Đến ngày 31 tháng 3 năm 1993, chi nhánh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội được mở rộng thành Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội theo quyết định 251/TS về việc tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước theo nghị định số 388 NĐ/CP. Đến tháng 11 năm 1995, Công ty trở thành thành viên của Tổng Công ty thuỷ sản Việt Nam . Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế đất nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội cũng trải qua nhiều bước thăng trầm. Tuy nhiên, có thể tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Công ty thông qua 2 giai đoạn chủ yếu sau: Giai đoạn 1 : Từ năm 1980 đến năm 1988 Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Công ty lúc bấy giê mới chỉ là chi nhánh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội. Chi nhánh ra đời trong thời kỳ Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế theo cơ chế hành chính bao cấp,kế hoạch hoá tập trung, thị trường bị chia cắt theo địa giới hành chính + Cơ chế chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước có nhiều thay đổi, lạm phát cao, đồng tiền Việt Nam bị mất giá. + Chi nhánh ( lóc bấy giê ) được thử nghiệm theo cơ chế “ tự cân đối, tự trang trải và làm đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước “ theo quyết định số 2311/QĐ- HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng ( nay là Chính Phủ ) + Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội khi mới ra đời chưa có cơ sở sản xuất , chế biến, xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh ( trừ Xí nghiệp liên hợp thuỷ sản Hạ Long ), còn thiếu cán bộ am hiểu nghiệp vụ. Tuy nhiên, có một đặc điểm thuận lợi: là chi nhánh đầu tiên được thành lập nên thời gian này Công ty được độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản ở Miền Bắc. Như vậy, có thể nói Công ty ra đời trong điều kiện vừa thuận lợi vừa khó khăn. Điều này đã tạo cho Công ty tuy ra đời với nguồn vốn Ýt ỏi nhưng lại có quyền tự chủ linh hoạt trong kinh doanh. Trong giai đoạn này, Công ty đạt được những thành tựu sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của SEAPRODEX Hà Nội giai đoạn 1 ( 1980-1988 ) Năm Sản lượng xuất khẩu (triệu tấn) Doanh sè XK Doanh sè NK Gía trị (1000$) Tốc độ phát triển(%) Giá trị (1000$) Tốc độ phát triển (%) 1981 330 833 100 640 100 1982 170 1026 123 621 97 1983 388 2910 309 2502 391 1984 770 4955 595 3760 587 1985 775 4225 570 4268 667 1986 1015 6296 756 4400 668 1987 1581 9454 1135 5488 858 1988 1762 10734 1259 7091 1108 Tổng 6791 40433 28770 Giai đoạn 2 : Từ năm 1988 đến nay Đây là giai đoạn mà nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước thay đổi, kinh doanh xuất nhập khẩu phân tán, Nhà nước cho phép các đơn vị kinh tế địa phương trực tiếp xuất nhập khẩu chứ không tập trung về Công ty như một đầu mối trung tâm như trước đây nữa. Thị trường cạnh tranh gay gắt không chỉ đối với thị trường nội địa mà còn đối với cả thị trường nước ngoài: giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra biến động đều gây bất lợi cho Công ty. Đối với thị trường trong nước: Quyền quyết định chuyển từ tay người mua ( Công ty ) sang tay người bán ( các Xí nghiệp sản xuất chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu ). Trong nước các doanh nghiệp tăng nhanh giá mua nguyên liệu và sản phẩm của nhau. Đối với thị trường nước ngoài: Các doanh nghiệp trong nước tranh bán ( xuất khẩu ) và quyền quyết định lúc này chuyển từ tay người bán (các Công ty ở Việt Nam ) sang tay người mua ( các thương nhân nước ngoài ). Hơn nữa sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ này bị cạnh tranh gay gắt với các nước khác ở cùng khu vực Châu á nh­: Ên độ, Thái Lan, Trung Quốc, Singapo... Việc Nhà nước tăng cường điều tiết thông qua chính sách quản lý kinh doanh theo nghành , chính sách thuế( thuế xuất khẩu, thuế sản xuất, thuế khai thác tài nguyên, thuế doanh thu...) không cón khuyến khích được việc chế biến hàng xuất khẩu do đó ảnh hưởng đến lượng thu mua, giá đầu vào và tỷ suất lợi nhuận của Công ty. Trước sự đòi hỏi cấp bách của cơ chế thị trường,ngoài những khó khăn vốn có của nền kinh tế đang phát triển, lại trong giai đoạn chuyển từ cơ chế hành chính sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước , SEAPRODEX Hà Nội đã phải tìm tòi, thử nghiệm một hướng đi riêng, tìm hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn, một mặt phù hợp với đặc thù riêng mình, mặt khác phải tuân thủ theo đường lối chính sách luật pháp của Nhà nước và Công ty đã có những thành tựu đáng kể: Đối với nước ngoài: Công ty tự tìm kiếm bạn hàng và mở rộng thị trường chiến lược, liên doanh, liên kết với các Công ty nước ngoài: SEAPRODEX Hà Nội là Công ty đầu tiên đầu tư vốn ra nước ngoài để thành lập liên doanh. Đó là liên doanh SEASAFICO ( giữa SEAPRODEX Hà Nội với Liên Hiệp các ngư trang Sakhalin- Cộng hoà Liên Bang Nga ) từ tháng 4 năm 1989. Việc SEAPRODEX Hà Nội đầu tư sang Cộng hoà Liên bang Nga trong hoàn cảnh nước ta chưa có luật đầu tư ra nước ngoài và các văn bản dưới luật khác là một khó khăn rất lớn tưởng chõng không thể vượt qua được vì tất cả đều phải xin Nhà nước giải quyết theo trường hợp ngoại lệ.Tuy nhiên, SEAPRODEX Hà Nội đã vượt qua được khó khăn đó và đưa liên doanh đi vào hoạt động trên cơ sở sử dụng nguồn lợi phong phú, kỹ thuật chế biến và kinh nghiệm của nước bạn kết hợp với công nghệ của Nhật Bản và khả năng buôn bán linh hoạt của ta để sản xuất hàng xuất khẩu và xuất khẩu một số mặt hàng khác của Việt Nam sang nước bạn. Đối với trong nước: SEAPRODEX Hà Nội dùng chính sách gắn bó với bạn hàng với quan điểm chủ đạo là bảo đảm sự hài hoà về lợi Ých giữa các bên; Chính sách dùng vốn và giá cả để thu hót các bạn hàng, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ mới, phát triển các mặt hàng có giá trị cao để duy trì và tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu và dịch vụ. Đối với nội bộ Công ty: Công ty đã mạnh dạn xây dựng quy chế khoán quản tại khối văn phòng Công ty nhằm: + Tăng cường khai thác tối đa mọi tiềm năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và các thế mạnh khác nhắm phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ. + Phát huy tính năng động sáng tạo của công nhân viên. + Gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm, quyền lợi và hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận, của từng cá nhân. + Chống bình quân trong phân phối thu nhập, chống vô chủ và vô trách nhiệm trong công việc. Qua đó phải đảm bảo kinh doanh có lãi, tăng nguồn tích luỹ cho ngân sách, cho Công ty và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Mặt khác tạo các tiền đề về vốn, phương thức quản lý, năng lực cán bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty theo cơ chế thị trường . Sau 12 năm hoạt động và phát triển, do yêu cầu cấp bách của nền kinh tế thị trường và khả năng của chi nhánh. Ngày 16 tháng 4 năm 1992 Bộ Thuỷ sản ra quyết định số 126/TS/QĐ về việc đổi tên chi nhánh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội thành Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội với tên giao dịch quốc tế là: SEAPRODEX Hà Nội . Hiện nay, SEAPRODEX Hà Nội là Công ty kinh doanh độc lập trực thuộc tổng Công ty thuỷ sản Việt Nam và có rất nhiều mối quan hệ trực tiếp về kinh doanh buôn bán với các bạn hàng ở ngoài nước trên thế giới. Sau 10 năm ( 1992-2002 ) Công ty đã có những đóng góp đáng kể cho Nhà nước, sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của Công ty tiếp tục tăng do có chính sách của Nhà nước khuyến khích xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Trong giai đoạn này Công ty đạt được thành tựu sau: Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2 ( 1989-2002) Năm Sản lượng xuất khẩu (tr tấn ) Doanh sè XK Doanh sè NK Giá trị (1000$ ) Tốc độ ptriển(%) Giá trị (1000$ ) Tốc độ p.triển (%) 1989 1036 6746 100 5327 100 1990 614 6109 60,91 2609 50,49 1991 986 5096 75,54 5016 94,16 1992 1170 5332 79,03 7123 133,71 1993 1013 4646 68,87 7115 133,56 1994 1200 6723 99,66 7103 133,33 1995 1320 8323 123,37 7831 147,01 1996 1336 8061 119,5 7831 147,01 1997 1137 7986 118,4 10139 190,33 1998 1171 6032 89,4 7900 148,3 1999 1987 7148 105,96 18985 356,4 2000 1334 16703 247,6 21606 405,59 2001 2065 12327 182,73 8286 155,55 2002 3702 15689 232,57 35085 658,63 I.1.2 Chức năng và nhiệm vụ Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước được phép thực hiện chế độ tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, hoạt động bằng nguồn vốn ngân sách cấp và tự bổ sung. Công ty hạch toán độc lập, có con dấu riêng và hoạt động theo đúng pháp luật. Chức năng SEAPRODEX Hà Nội hình thành và hoạt động với 2 chức năng chủ yếu: + Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty để trực tiếp đẩy mạnh xuất nhập khẩu thuỷ sản cho phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, kinh doanh có lãi, phát triển toàn nghành thuỷ sản. + Thông qua xuất khẩu, thu ngoại tệ để phục vụ cho nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng vật tư, chuyển giao công nghệ mới tiên tiến, hiện đại, nhằm mục đích trang bị kỹ thuật cho nghành thuỷ sản. Nhiệm vô Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là: trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản và các mặt hàng nông sản khác. để hỗ trợ cho nhiệm vụ trên, Công ty được phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật công nghệ nhằm phát triển, khai thác, nuôi trồng, chế biến và bảo quản thuỷ sản. Từ đó nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra Công ty cũng thực hiện xuất khẩu các mặt hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng khác theo nhu cầu của thị trường trong nước. Mặt hàng sản xuất kinh doanh khác bao gồm: Thép, bao bì, hạt nhựa, máy móc thiết bị, nông sản khô, hoa quả tươi, vật tư nội địa và các sản phẩm công nghiệp khác. Trong đó nhập khẩu và phân phối mặt hàng sắt thép ở thị trường nội địa được coi là hoạt động chính khác ngoài kinh doanh thuỷ sản ở SEAPRODEX Hà Nội . I.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty I.2.1 Văn phòng Công ty Văn phòng Công ty có trụ sở đặt tại 20 đường Láng Hạ - Hà Nội. Khối văn phòng Công ty vừa chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty , vừa chịu trách nhiệm quản lý vốn Nhà nước giao, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh không chỉ riêng phần vốn của văn phòng mà còn cả các đơn vị thành viên. Cơ cấu tổ chức tại văn phòng Công ty nh­ sau: * Giám đốc Công ty : Do Bộ trưởng Bộ thuỷ sản bổ nhiệm, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như chịu trách nhiệm với Tổng Công ty thuỷ sản Việt Nam và Bộ thuỷ sản về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời Giám đốc là người xác định phương hướng và bước đi chiến lược của đơn vị trong từng thời kỳ, trên cơ sở tham khảo ý kiến tham mưu của các bộ phận. Giám đốc trực tiếp quản lý chỉ đạo các phòng: Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Kinh tế-Kế hoạch, Phòng tổ chức bảo vệ và thanh tra, Chi nhánh Móng Cái và liên doanh SEASAFICO. * Giúp việc cho Giám đốc Công ty là 3 Phó giám đốc và Kế toán trưởng. Trong đó: + Mét phó Giám đốc trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản + Mét phó Giám đốc phụ trách phòng kinh doanh vật tư và một đơn vị trực thuộc + Mét phó Giám đốc phụ trách kinh doanh nhập khẩu và hoạt động nội chính ở văn phòng + Kế toán trưởng : là người trợ giúp cho Giám đốc khi ra các quyết định còng nh­ tham gia công tác quản lý về tài chính. Nhiệm vụ của Kế toán trưởng không chỉ giới hạn trong phạm vi khối văn phòng mà là quản lý toàn bộ hoạt động về kinh tế tài chính của toàn Công ty * Các phòng kinh doanh Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản : Nhiệm vụ chính thức là thực hiện kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản và có thể nhập khẩu các mặt hàng khác nếu nh­ có lợi nhuận Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp: Nhiệm vụ là kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp tất cả các mặt hàng phục vụ cho nghành và cho các nghành kinh tế khác. Phòng kinh doanh vật tư: Kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho nghành thuỷ sản : xuất nhập khẩu các máy móc, thiết bị chuyên dùng, chế biến hàng thuỷ đặc sản và thực phẩm, tủ đông, kho lạnh... Cửa hàng thuỷ đặc sản: Bán và giới thiệu sản phẩm thuỷ sản chế biến nội địa và một số thực phẩm khác. Các phòng này tự chủ về kinh doanh, sử dụng lao động và chi trả lương cho các bộ phận công nhân viên theo quy định của Công ty trên cơ sở kết quả kinh doanh của phòng * Các phòng chức năng Phòng Tài chính- Kế toán: Tổ chức, quản lý tài chính, hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán và chế độ báo cáo tài khoản kế toán theo các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước. Phản ánh kịp thời, chính xác tình hình sử dụng vốn và bảo toàn vốn kinh doanh. Ngoài ra, phòng còn có chức năng giúp Giám đốc thanh tra, quản lý về tài chính kế toán, tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế của bộ phận và của toàn Công ty, đề xuất các biện pháp giải quyết phù hợp với đặc thù kinh doanh của nghành theo đúng chế độ pháp quy của Nhà nước. Phòng Kinh tế- Kế hoạch : Lập kế hoạch kinh doanh của Công ty và xây dùng đề án nâng cấp các Xí nghiệp. Phòng hành chính pháp chế: Phô trách công việc hành chính phát sinh, quản lý con dấu, hồ sơ, giấy tờ. Nghiên cứu và tham mưu cho Giám đốc về mặt pháp chế, theo dõi tổng hợp và báo cáo các kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất của toàn Công ty. Phòng tổ chức bảo vệ và thanh tra: Có nhiệm vụ quản lý, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy chế kỷ luật lao động theo quy định của Nhà nước, thường xuyên nắm bắt, thông báo và giải quyết kịp thời các chế độ quy định của Nhà nước về tiền lương, bảo hiểm xã hội, đề xuất phương án sắp xếp, tổ chức lao động hợp lý giữa các phòng ban bộ phận. I.2.2 Các đơn vị trực thuộc Công ty có 4 đơn vị trực thuộc * Xí nghiệp giao nhận thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng: Đặt tại 43-Lê Lai- Ngô Quyền- Hải Phòng. Được thành lập theo quyết định 637/TS-QĐ ngày 19 1háng 12 năm 1986 của Bộ Thuỷ sản . Chuyên kinh doanh các dịch vụ xuất nhập khẩu thuộc chuyên nghành thuỷ sản, các dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, cung cấp nhà kho và các phương tiện giao nhận cho SEAPRODEX Hà Nội . * Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội ( Nhân Chính-Hà Nội) : Thành lập theo quyết định 545/TS-QĐ ngày 24 tháng 9 năm 1987 của Bộ Thuỷ sản. Chuyên chế biến thuỷ sản, nông sản thực phẩm xuất khẩu, kinh doanh vật tư hàng hoá, thực phẩm nội địa. * Xí nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Xuân Thuỷ : Đặt tại Xuân Trường- Nam Định. Chuyên môn hoá và chế biến thuỷ sản cho xuất khẩu . * Chi nhánh đại diện Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội tại Móng Cái- Quảng Ninh : Là một bộ phận của Công ty, thực hiện toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn và các mối quan hệ được giao. Mở rộng quan hệ tìm bạn hàng, nguồn hàng . Các đơn vị trực thuộc này hạch toán độc lập và báo cáo kết quả kinh doanh cho lãnh đạo Công ty. Mỗi Xí nghiệp trực thuộc đều có ban lãnh đạo bao gồm: Giám đốc, phó Giám đốc , kế toán trưởng, các phòng ban chức năng. I.2.3 Các đơn vị liên doanh Có Công ty liên doanh SEASAFICO được thành lập vào tháng 4 năm 1989 ( liên doanh giữa SEAPRODEX Hà Nội và Liên hợp các ngư trang Sakhalin-Nga ). Có nhiệm vụ khai thác, chế biến, kinh doanh thuỷ đặc sản xuất khẩu sang thị trường nước thứ 3. Đến nay, Liên doanh đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản có uy tín trong và ngoài nước. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY Gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc Phßng hµnh chÝnh ph¸p chÕ Phßng kinh doanh xuÊt nhËp khÈu tæng hîp XÝ nghiÖp chÕ biÕn thuû ®Æc s¶n Hµ Néi Phßng kinh doanh vËt t­ Chi nh¸nh c«ng ty xuÊt nhËp khÈu thñy s¶n Mãng c¸i- Qu¶ng ninh Phßng kinh tÕ kÕ ho¹ch Liªn doanh SEASAFICO Phßng tæ chøc b¶o vÖ vµ thanh tra Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n XÝ nghiÖp giao nhËn H¶i Phßng XÝ nghiÖp chÕ biÕn thuû s¶n Xu©n Thuû – Nam §Þnh Cöa hµng kinh doanh thuû s¶n Phßng kinh doanh xuÊt nhËp khÈu thuû s¶n Phã gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc I.3 Mét số đặc điểm có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Công ty I.3.1 Nguồn nhân lực Nhân lực là một tiềm năng khá mạnh trong Công ty. Tuy ở giai đoạn mới thành lập có những yếu kém, song trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đội ngò cán bộ công nhân viên của Công ty có những bước phát triển đáng kể đặc biệt là theo chiều sâu. I.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật Trong suốt hơn 20 năm xây dựng và phát triển, cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty đã vay vốn đầu tư chiều sâu cho các nhà may, sử dụng nguồn vốn tự có bổ sung để mở rộng đầu tư các công trình sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty. Hiện nay, Công ty có 3 cơ sở sản xuất đó là: Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội ( F37), Liên doanh SEASAFICO tại Hải Phòng, Xí nghiệp chế biến thuỷ sản Xuân Thuû- Nam Định. Ngoài ra Công ty có quan hệ trực tiếp với một số nhà máy chế biến xuất khẩu thuỷ sản từ Quảng Ninh đến Quảng Bình. Hầu hết các nhà máy này đều được xây dựng từ những năm 80 nên dã gần hết thời gian sử dụng mà chưa được nâng cấp, do đó không đáp ứng được yêu cầu đa dạng về sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng mà thị trường đòi hỏi ngày càng cao. Từ năm 1998, do Nhà nước có chính sách khuyến khích mở rộng, tạo điều kiện xuất khẩu trực tiếp nên một số nhà máy sau khi được nâng cấp nh­: F49, F38, F36 đã được một số khách hàng đến ký hợp đồng. Năm 1998, Công ty đã nâng cấp F37 trở thành một trung tâm chế biến thuỷ sản xuất khẩu, chuyển giao công nghệ ở Miền Bắc. Trụ sở Công ty đặt tại 20 Láng Hạ- Hà Nội đạt tiêu chuẩn là trung tâm giao dịch quốc tế với đầy đủ trang thiết bị văn phòng, phương tiện giao dịch ( điện thoại, fax, telex ) đủ tiêu chuẩn. Ngoài ra các trang thiết bị hoạt động phục vụ cho công việc nh­: máy móc chế biến, kiểm tra, bảo quản sản phẩm thuỷ sản ... Xí nghiệp kho vận Hải Phòng gồm có: + Mét kho lạnh 700 tấn + Mét kho vật tư với diện tích 500m2 + Bèn xe nâng hàng + Đội xe dùng để bảo quản lạnh và vận chuyển Xí nghiệp chế biến thuỷ sản đặc sản Hà Nội và Xí nghiệp chế biến Xuân Thủy, mỗi Xí nghiệp gồm có: + Một phân xưởng lạnh công suất cấp đông 2,5 tấn/ mẻ + Một phân xưởng chế biến + Một phân xưởng hàng khô + Hệ thống kho lạnh bảo quản hàng và xe vận tải lạnh chuyên dùng I.3.3 Đặc điểm một số thị trường xuất khẩu chính của Công ty Thị trường Nhật Bản
Tài liệu liên quan