Đề tài Thực trạng lao động công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số giải pháp phát triển nguồn lao động công nhân nhằm tăng cường thu hút vốn FDI

Nguồn nhân lực cùng với các nguồn lực tựnhiên, nguồn lực kinh tế, nguồn lực xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơcấu và phát triển kinh tế. Trong các nguồn lực trên thì nguồn nhân lực có vai trò hàng đầu trong việc đẩy mạnh tốc độtăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu tất yếu khách quan trong sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam cũng nhưvùng, địa phương và các cấp ngành. Chỉtrên cơsởmột nguồn nhân lực có chất lượng chúng ta mới có thể đạt được những mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tếxã hội đến năm 2010 mà Đảng đã đềra: “Phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tốcơbản cho sựphát triển nhanh và bền vững, con người không chỉlà mục tiêu mà còn là động lực của sựphát triển ” hay tại Nghịquyết Đại hội IX của Đảng tái khẳng định “Con người và nguồn nhân lực là nhân tốquyết định sựphát triển của đất nước trong thời kỳcông nghiệp hoá, hiện đại hóa”. Khác với tình hình chung của cảnước, tại TP. HCM các ngành sản xuất công nghiệp truyền thống đang giảm dần cảvềquy mô, hiệu quả đồng vốn, giá trịsản xuất cũng nhưtốc độ tăng trưởng. Do đó yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế ởThành phốcó đặc điểm khác so với tình hình chung. Nghĩa là trên phạm vi địa bàn Thành phốcông nghiệp hoá, hiện đại hoá không phải là chuyển dịch cơcấu kinh tếtheo hướng đưa giá trịsản phẩm các ngành công nghiệp và dịch vụchiếm tỷtrọng chủyếu trong tổng sản phẩm xã hội, chuyển đại bộphận lao động sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghềkhác mà chủyếu là chuyển dịch cơcấu nội bộ các ngành công nghiệp, đồng thời phát triển mới các ngành công nghiệp hiện đại và phát triển mới các ngành dịch vụcao, trong đó tiêu điểm từnay đến năm 2020 là phát triển các ngành công nghiệp công nghệcao. Để đáp ứng yêu cầu đó thì phát triển nguồn nhân lực phải là quá trình biến đổi vềsốlượng và chất lượng cơcấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tếxã hội. Phải hiểu rằng tăng trưởng và phát triển kinh tếbền vững cần có hàng loạt các yếu tốtổng hợp song yếu tốcơbản nhất đó là vốn và lao động – hai yếu tốcó ý nghĩa quyết định mà bất kỳquốc gia nào cũng huy động ngay từquốc gia mình và từbên ngoài vào. Thật vậy, ngoài “nội lực” hiện Thành phốrất cần nguồn “ngoại lực” bổsung vào giúp cho quá trình “cất cánh” nhanh và bền vững, nguồn “ngoại lực” đó chính là nguồn vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) và có thểkhẳng định rằng nguồn vốn FDI ngày càng không thểthiếu trong chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tếxã hội của Thành phố. Trong thời gian qua bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thu hút, định hướng, quản lý và sửdụng FDI trên địa bàn TP.HCM xét trong phạm vi các Khu chếxuất/Khu công nghiệp – mô hình thu hút đầu tưphổbiến và hiệu quảnhất không thểthiếu trong quy hoạch phát triển kinh tếcũng nhưtiếp nhận những công nghệ, kỹthuật tiên tiến nhất đểcó thểbắt nhịp và theo kịp các quốc gia trong khu vực và trên thếgiới đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên hoạt động thu hút đầu tưtrên thực tếvẫn còn một sốhạn chế, thiếu sót nhất định mà biểu hiện rõ nhất là tình trạng giảm sút vềvốn FDI, hoặc các dựán FDI có quy mô vốn vừa và nhỏ, chủyếu từcác nước Châu Á với công nghệtrung bình hoặc dưới mức trung bình và tập trung vào những ngành thâm dụng lao động. Trước tình hình này cùng với nhiều diễn biến phức tạp và bất bình thường khác đòi hỏi các nhà làm chính sách Việt Nam nói chung và Thành phốnói riêng phải có sựtổng kết, nhận định đầy đủvà chính xác hơn đểtrên cơsở đó nhận diện các nguyên nhân và các hạn chếnhằm giải quyết triệt đểvà có hiệu quảvềbài toán thu hút vốn FDI. Do vấn đề được đặt ra có tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng quyết định sựtăng trưởng và phát triển kinh tếmột cách bền vững của Thành phốHồChí Minh, tác giả đã mạnh dạn chọn đềtài “Thực trạng lao động công nhân trong các khu công nghiệp, khu chếxuất tại Thành phốHồChí Minh và một sốgiải pháp phát triển nguồn lao động công nhân nhằm tăng cường thu hút vốn FDI” làm nội dung nghiên cứu chính của đềtài.

pdf83 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng lao động công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số giải pháp phát triển nguồn lao động công nhân nhằm tăng cường thu hút vốn FDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ÊÊÊ HUỲNH THỊ THU SƯƠNG THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG CÔNG NHÂN TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI THƯƠNG Mà SỐ : 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. VÕ THANH THU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2005 -2- LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cần thiết của đề tài Nguồn nhân lực cùng với các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế, nguồn lực xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế. Trong các nguồn lực trên thì nguồn nhân lực có vai trò hàng đầu trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu tất yếu khách quan trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam cũng như vùng, địa phương và các cấp ngành. Chỉ trên cơ sở một nguồn nhân lực có chất lượng chúng ta mới có thể đạt được những mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 mà Đảng đã đề ra: “Phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, con người không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của sự phát triển…” hay tại Nghị quyết Đại hội IX của Đảng tái khẳng định “Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa”. Khác với tình hình chung của cả nước, tại TP. HCM các ngành sản xuất công nghiệp truyền thống đang giảm dần cả về quy mô, hiệu quả đồng vốn, giá trị sản xuất cũng như tốc độ tăng trưởng. Do đó yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế ở Thành phố có đặc điểm khác so với tình hình chung. Nghĩa là trên phạm vi địa bàn Thành phố công nghiệp hoá, hiện đại hoá không phải là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đưa giá trị sản phẩm các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng sản phẩm xã hội, chuyển đại bộ phận lao động sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác mà chủ yếu là chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành công nghiệp, đồng thời phát triển mới các ngành công nghiệp hiện đại và phát triển mới các ngành dịch vụ cao, trong đó tiêu điểm từ nay đến năm 2020 là phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. Để đáp ứng yêu cầu đó thì phát triển nguồn nhân lực phải là quá trình biến đổi về số lượng và chất lượng cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Phải hiểu rằng tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững cần có hàng loạt các yếu tố tổng hợp song yếu tố cơ bản nhất đó là vốn và lao động – hai yếu tố có ý nghĩa quyết định mà bất kỳ quốc gia nào cũng huy động ngay từ quốc gia mình và từ bên ngoài vào. Thật vậy, ngoài “nội lực” hiện Thành phố rất cần nguồn “ngoại lực” bổ sung vào giúp cho quá trình “cất cánh” nhanh và bền vững, nguồn “ngoại lực” đó chính là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và có thể khẳng định rằng nguồn vốn FDI ngày càng không thể thiếu trong chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. -3- Trong thời gian qua bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thu hút, định hướng, quản lý và sử dụng FDI trên địa bàn TP.HCM xét trong phạm vi các Khu chế xuất/Khu công nghiệp – mô hình thu hút đầu tư phổ biến và hiệu quả nhất không thể thiếu trong quy hoạch phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất để có thể bắt nhịp và theo kịp các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên hoạt động thu hút đầu tư trên thực tế vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót nhất định mà biểu hiện rõ nhất là tình trạng giảm sút về vốn FDI, hoặc các dự án FDI có quy mô vốn vừa và nhỏ, chủ yếu từ các nước Châu Á với công nghệ trung bình hoặc dưới mức trung bình và tập trung vào những ngành thâm dụng lao động. Trước tình hình này cùng với nhiều diễn biến phức tạp và bất bình thường khác đòi hỏi các nhà làm chính sách Việt Nam nói chung và Thành phố nói riêng phải có sự tổng kết, nhận định đầy đủ và chính xác hơn để trên cơ sở đó nhận diện các nguyên nhân và các hạn chế nhằm giải quyết triệt để và có hiệu quả về bài toán thu hút vốn FDI. Do vấn đề được đặt ra có tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Thực trạng lao động công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số giải pháp phát triển nguồn lao động công nhân nhằm tăng cường thu hút vốn FDI” làm nội dung nghiên cứu chính của đề tài. 2. Mục tiêu nghiên cứu và kết quả kỳ vọng của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm ra những nguyên nhân tác động đến hiệu quả, chất lượng, quy mô của việc thu hút FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó xác định và tập trung phân tích nhân tố thực trạng nguồn lao động công nhân đã và đang được sử dụng tại các doanh nghiệp FDI trong các Khu chế xuất, Khu công nghiệp cũng như mối quan hệ giữa chất lượng lao động công nhân và hiệu quả thu hút vốn FDI của mô hình này. Trên cơ sở thực tiễn đó, tác giả đề xuất một số giải pháp mang tính đồng bộ, có căn cứ khoa học đóng góp cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách của địa phương tham khảo vận dụng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm hiện thực hoá Thành phố trở thành một trung tâm hàng đầu của Việt Nam trên mọi lĩnh vực đúng với tiềm năng vốn có. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu nguồn lao động công nhân đã và đang làm việc trong các Khu chế xuất (KCX), Khu công nghiệp (KCN) Thành phố (không tính đến trường hợp của các khu công nghệ cao) trong mối quan hệ mật thiết đến đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại đây. -4- Phạm vi nghiên cứu dựa trên những tài liệu, số liệu thống kê công bố và tổng hợp được từ Cục Thống kê Thành phố, Tổng cục Thống kê và đặc biệt bám sát vào số liệu thu thập được từ Phòng Quản lý Đầu tư, Phòng Quản lý Lao động và Trung tâm Dịch vụ Việc làm trực thuộc Ban quản lý Khu chế xuất, Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tính đến hết năm 2004. 4. Điểm mới của đề tài Vấn đề đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho một vùng kinh tế trọng điểm nào đó phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn nhất định cũng đã được rất nhiều học giả, tác giả đề cập đến chẳng hạn như các công trình của TS. Trương Thị Minh Sâm và tập thể tác giả về vấn đề Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp hoá cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Nguyễn Thị Hồng và tập thể tác giả về Vấn đề di dân - Những nẻo đường về Thành phố, TS. Nguyễn Thị Cành và tập thể tác giả về Thị trường lao động TP.HCM trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và kết quả điều tra doanh nghiệp về nhu cầu lao động,... Tuy nhiên điểm mới của đề tài này là nội dung nghiên cứu đi sâu vào mảng thực trạng lao động công nhân (lao động trực tiếp) đã và đang được sử dụng trong phạm vi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Thành phố HCM có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả thu hút FDI của địa phương. Các phân tích và nhận định được tác giả luận văn trình bày một cách đầy đủ, khoa học, đi từ chi tiết đến tổng hợp nhằm giúp cho người đọc nhận diện một cách đầy đủ về lao động công nhân ngay tại các KCX, KCN của TP, từ đó có những giải pháp và biện pháp khắc phục thiết thực và kịp thời. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Sử dụng chủ yếu phương pháp mô tả, chuỗi thời gian, phân tích định lượng và định tính, phân tích hệ thống, so sánh đối chiếu. Ngoài ra có dùng thêm phương pháp điều tra, chuyên gia để dự báo, định hướng, kế thừa có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu tham khảo có liên quan đến đề tài. 6. Nội dung nghiên cứu của đề tài Kết cấu của đề tài gồm 69 trang, ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính đề tài bao gồm ba chương như sau: ƒ Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài Đề cập đến những lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam; các chỉ tiêu đánh giá chất lượng và việc phát triển nguồn nhân lực trong đó nhấn mạnh đến ba nhân tố là thể lực, trí lực và nhân tố tổng hợp như về tâm sinh lý của người -5- lao động. Tác giả nêu lên vai trò của nguồn nhân lực cũng như của khu vực kinh tế FDI trong việc quyết định sự tăng trưởng và phát triển bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó chứng minh mối quan hệ đồng biến giữa chất lượng nguồn nhân lực với việc thu hút tăng cường nguồn vốn FDI. ƒ Chương 2. Thực trạng nguồn lao động công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh Nêu lên thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại KCX/KCN tại TP. HCM trong thời gian qua, những điểm tích cực và những mặt còn hạn chế. Đồng thời phân tích thực trạng lao động công nhân làm việc tại đây thông qua việc đặt chúng trong mối quan hệ ba bên: nhà nước, doanh nghiệp và bản thân người lao động. Kết quả chỉ ra rằng chất lượng và số lượng của nguồn lực này có ý nghĩa quan trọng trong việc có thể tăng cường thu hút vốn FDI nhiều hay ít, hiệu quả hay không hiệu quả. ƒ Chương 3. Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn lao động công nhân nhằm tăng cường thu hút có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên cơ sở thực trạng đã đề cập chi tiết ở chương 2, tác giả giới thiệu một số bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực về việc phát triển nguồn nhân lực để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thêm vào đó luận văn cũng dựa trên những quan điểm và định hướng của Thành phố cũng như của Ban Quản lý các KCX/KCN TP.HCM làm cơ sở khoa học cho việc đề ra những giải pháp thiết thực trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động công nhân nhằm tăng thu hút vốn FDI với kỳ vọng những giải pháp đề ra có thể áp dụng được trong thực tế hoạt động của các KCX, KCN hiện nay và trong chặng đường tới. Thành phố Hồ Chí Minh, 10/2005 Huỳnh Thị Thu Sương -6- BẢNG CHỈ DẪN TRA CỨU CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Trang Bảng 1. Tình hình thu hút vốn FDI tại TP.HCM toàn giai đoạn 1988-2004 Bảng 2. Thu hút FDI tại TP.HCM giai đoạn 1988-2004 theo ngành Bảng 3. Đóng góp của FDI trong ngành công nghiệp của TP. HCM Bảng 4. Đóng góp của FDI trong kim ngạch xuất khẩu của TP. HCM Bảng 5. Đóng góp của FDI trong GDP của TP. HCM giai đoạn 2001 – 2004 Bảng 6. Đóng góp từ khu vực FDI trong thu ngân sách của TP.HCM 2001 - 2004 Bảng 7. Số lượng lao động sản xuất công nghiệp trong khu vực FDI 2001-2004 Bảng 8. Thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp FDI Bảng 9. Các KCX, KCN trên địa bàn TP.HCM tính đến 31/12/2004 Bảng 10. Kết quả thu hút FDI vào các KCX, KCN từ 1993 đến 31/12/2004 Bảng 11. FDI vào KCX, KCN theo khu vực đến tháng 12/2004 Bảng 12. FDI vào KCX, KCN theo ngành tính đến tháng 12/2004 Bảng 13. Số lượng lao động đang làm việc trong các KCN/KCX tại TP. HCM Bảng 14. Tỷ lệ lao động nữ qua các năm Bảng 15. Tỷ trọng các loại lao động tại các KCN/KCX TP. HCM tính đến 31/12/2004 Bảng 16. So sánh cơ cấu đào tạo nghề nghiệp Bảng 17. Đặc điểm lao động được tuyển dụng vào các KCN/KCX tại TP. HCM Bảng 18. Tình hình lao động theo ngành nghề trong KCN, KCX tính đến hết năm 2003 Bảng 19. Đặc điểm lao động đã qua đào tạo trong các KCN/KCX trên địa bàn TP Bảng 20. Đặc điểm lao động phổ thông trong các KCN/KCX trên địa bàn TP. HCM Bảng 21. Số vụ đình công chia theo loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam Bảng 22. Tỷ lệ lao động chưa được khám sức khoẻ định kỳ trong doanh nghiệp FDI Bảng 23. Tình hình tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp tại các KCN/KCX TP Bảng 24. So sánh giá nhân công của Việt Nam và một số nước trên thế giới Bảng 25. Dự báo quy mô và cơ cấu lực lượng lao động của TP.HCM Bảng 26. Dự báo nhu cầu lao động chung cho các KCX, KCN TP. HCM Bảng 27. Dự báo nhu cầu lao động cho các nhà máy tại các KCX, KCN TP. HCM Bảng 28. Dự báo nhu cầu lao động cho các KCX, KCN giai đoạn 2005-2010 Bảng 29. Dự báo nhu cầu lao động đã qua đào tạo cho các KCX, KCN TP. HCM 10 11 11 12 13 13 14 14 17 18 19 20 23 23 25 26 26 27 28 29 32 35 37 43 50 51 51 52 52 -7- DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á CEPT Common Effective Preferential Tariff Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CPI Consume Price Index Chỉ số giá tiêu dùng FDI Foreign Direct Invesment Đầu tư trực tiếp nước ngoài ILO International Labour Office Tổ chức Lao động Quốc tế GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HEPZA Ho Chi Minh City Export Processing Zone Authority Ban Quản lý Khu chế xuất Thành phố Hồ chí Minh HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người MNC Multinational Cooperation Công ty đa quốc gia NIC Newly Industrial Country Nước công nghiệp mới PPP Partial Purchasing Power Ngang giá sức mua TNC Transnational Cooperation Công ty xuyên quốc gia UNDP United Nation Development Program Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc -8- MỤC LỤC Trang Bảng chỉ dẫn tra cứu các bảng số liệu, sơ đồ, biểu đồ Danh mục từ viết tắt Lời mở đầu Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Những lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực 1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực 1.1.1.1. Theo nghĩa rộng 1.1.1.2. Theo nghĩa hẹp 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng và việc phát triển nguồn nhân lực 1.1.2.1. Các chỉ tiêu đánh gía chất lượng nguồn nhân lực 1.1.2.2. Về các chỉ tiêu đánh giá việc phát triển nguồn nhân lực 1.2. Vai trò của nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sử dụng cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các KCX, KCN 1.3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh 1.3.1. Cung cấp vốn đầu tư cho sự tăng trưởng kinh tế 1.3.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. 1.3.3. Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu 1.3.4. Đóng góp vào giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 1.3.5. Đóng góp vào ngân sách 1.3.6. Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội cho người lao động. Kết luận chương 1 Chương 2. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG CÔNG NHÂN TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT TẠI TP. HCM 2.1. Giới thiệu về các Khu công nghiệp/Khu chế xuất 2.1.1. Tổng quan về khu công nghiệp, khu chế xuất TP. HCM 2.1.2. Đặc điểm hoạt động và những tồn tại của khu công nghiệp/khu chế xuất 2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động 2.1.2.2. Những hạn chế của KCN/KCX dưới góc độ thu hút FDI 2.2. Thực trạng lao động công nhân tại các Khu công nghiệp/Khu chế xuất TP. HCM 2.2.1. Về số lượng lao động 1 1 1 1 1 2 2 5 7 9 10 11 12 12 13 13 15 16 16 16 19 19 21 22 22 -9- 2.2.1.1. Độ tuổi, giới tính 2.2.1.2. Nguyên nhân của hiện tượng trên 2.2.2. Về chất lượng lao động 2.2.2.1. Bậc thợ, tay nghề 2.2.2.2. Ngành nghề lao động 2.2.2.3. Nguồn gốc lao động 2.2.2.4. Tính ổn định của nguồn lao động 2.2.2.5. Tính kỷ luật, ý thức của nguồn lao động 2.2.2.6. Các vấn đề an sinh xã hội cho nguồn lao động 2.2.3. Về việc tuyển dụng lao động 2.2.4. Các nhân tố tác động đến chất lượng và số lượng nguồn nhân lực 2.2.4.1. Cơ chế chính sách 2.2.4.2. Hệ thống đào tạo 2.2.4.3. Nhận thức của doanh nghiệp FDI 2.2.4.4. Nhận thức của người lao động 2.3. Tác động của thực trạng nguồn lao động công nhân tại các Khu công nghiệp/Khu chế xuất đến việc thu hút có hiệu quả vốn FDI tại TP. HCM 2.3.1. Những điểm tích cực 2.3.2. Những hạn chế, tồn đọng Kết luận chương 2 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG CÔNG NHÂN ĐỂ TĂNG CƯỜNG THU HÚT CÓ HIỆU QUẢ VỐN FDI TẠI TP. HCM 3.1. Bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới 3.1.1. Đài Loan và Hàn Quốc 3.1.2. Ấn độ 3.2. Quan điểm và định hướng của Thành phố về phát triển nguồn lao động công nhân 3.2.1. Quan điểm 3.2.1.1. Phát triển nguồn lao động thông qua phát triển các KCN/KCX 3.2.1.2. Phát triển nguồn lao động nhằm thu hút có hiệu quả FDI 3.2.2. Định hướng 3.3. Một số giải pháp phát triển nguồn lao động công nhân để tăng cường thu hút FDI 22 24 24 24 27 28 30 31 33 36 38 38 39 40 41 42 42 43 45 46 46 46 47 48 48 48 48 50 53 -10- 3.3.1. Nhóm giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 3.3.1.1. Đổi mới và nâng cấp hệ thống giáo dục, công tác đào tạo một cách toàn diện nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 3.3.1.2. Liên kết hoặc cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư kinh doanh các trung tâm dạy nghề chuyên nghiệp trong các KCX, KCN 3.3.1.3. Thành lập và mở rộng mô hình đào tạo của trung tâm đào tạo chuyên nghiệp tại một số KCX, KCN hoạt động theo loại hình doanh nghiệp đào tạo 3.3.1.4. Gắn đào tạo với sử dụng bằng cách đào tạo trực tiếp theo nhu cầu của doanh nghiệp 3.3.1.5. Giải quyết triệt để vấn đề an sinh cho nguồn lao động 3.3.1.6. Chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nguồn lao động công nhân phải dựa trên tâm tư nguyện vọng của người lao động 3.3.2. Nhóm giải pháp nhằm tạo nguồn nhân lực đảm bảo đủ về số lượng 3.3.2.1. Nhân rộng mô hình đào tạo nghề ngay tại dây chuyền sản xuất của DN trong các khu cho lực lượng lao động trẻ bản xứ và nhập cư 3.3.2.2. Rà soát, thống kê, phân loại lao động trực tiếp theo nhu cầu cần tuyển của các doanh nghiệp trong từng thời kỳ cho các KCN, KCX để có kế hoạch đào tạo đúng kế hoạch, tiến độ. 3.3.2.3. Mở rộng và phát huy vai trò của các trung tâm đào tạo việc làm ngay tại các KCN/KCX 3.3.2.4. Lập quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên toàn địa bàn Thành phố tạo ổn định cho nguồn lao động 3.3.2.5. Sử dụng tổng hợp nhiều nguồn tài chính để hỗ trợ đào tạo, khuyến khích người học nghề Kết luận chương 3. Kết luận Tài liệu tham khảo 53 53 55 56 56 57 59 60 60 61 62 63 64 67 68 -11- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Những lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực 1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực 1.1.1.1. Theo nghĩa rộng Nguồn nhân lực của một quốc gia hay một vùng, một khu vực, một địa phương là tổng hợp những tiềm năng của con người có trong một thời điểm xác định. Tiềm năng đó bao hàm tổng hợp những tiềm năng thể lực, trí lực và tâm lực của bộ phận dân số có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội. Nguồn nhân lực là một bộ phận trong dân số. Quy mô, chất lượng và cơ cấu dân số hầu như quyết định quy mô, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là khái niệm chỉ số dân, cơ cấu dân số và chất lượng con người với tất cả các đặc điểm, tiềm năng và sức mạnh của nó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, các đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ mang tính nhất quán với các đặc trưng của dân số ở mỗi giai đoạn phát triển. Các đặc trưng đó bao gồm: - Quy mô về số lượng; - Phân bố theo vùng địa lý – kinh tế, khu vực thành thị, nông thôn; - Cơ cấu giới tính; cơ cấu độ tuổi, tình trạng sức khoẻ; - Cơ cấu trình độ học vấn; cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật. 1.1.1.2. Theo nghĩa hẹp - Hầu hết các quan điểm cho rằng nguồn nhân lực đồng nghĩa với lực lượng lao động. Một số khái niệm về nguồn lao động theo nghĩa hẹp này như sau: +. Nguồn lao động là toàn bộ những người lao động dưới dạng tích cực (đang tham gia lao động) và tiềm tàng (có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động) (theo từ điển thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Nga). +. Nguồn lao động gồm những người có khả năng lao động nhưng không có nhu
Tài liệu liên quan