Đề tài Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn Quận Cầu Giấy giai đoạn 2007 – 2010

Như chúng ta đã biết yếu tố con người trong mọi thời đại luôn là nhân tố để phát triển, con người tồn tại không thể không lao động. Công sức mà họ bỏ ra để lao động đã được đền bù bằng kết quả lao động và người ta vẫn gọi đó là thu nhập. Thu nhập của người lao động luôn luôn là vấn đề được xã hội quan tâm chú ý bởi ý nghĩa kinh tế và xã hội to lớn của nó. Chính vì vậy, BHXH đã ra đời để bảo vệ cuộc sống cho người lao động. Hiện nay, trong hầu hết các quốc gia, bảo hiểm xã hội được coi là bộ phận chính cấu thành hệ thống an sinh xã hội, là chính sách quan trọng của mỗi nước và ở nước ta cũng vậy. Trải qua hơn 40 năm thực hiện, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn, chính sách BHXH đã góp phần rất to lớn trong việc đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Đến nay, BHXH Việt Nam đã được thực hiện cho công chức Nhà nước, lực lượng vũ trang và người lao động trong các thành phần kinh tế ở những nơi có quan hệ lao động,. và sẽ còn tiếp tục mở rộng cho nhiều đối tượng khác. BHXH cấp quận, huyện là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý BHXH Việt Nam, là cơ sở đầu tiên để thực hiện công tác BHXH. Thực hiện tốt hoạt động ở BHXH cấp quận, huyện thì mới đảm bảo cho việc thực hiện của cả hệ thống. BHXH quận Cầu Giấy là đơn vị trực thuộc sự quản lý của BHXH thành phố Hà Nội. Cơ quan BHXH Quận Cầu Giấy được thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm 1996 cho đến nay đã thu được nhiều thành tựu như: phí thu được ngày càng nhiều, chi trả đúng đối tượng, Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế như thu BHXH vẫn chưa đạt kết quả cao, nhiều đơn vị không tham gia BHXH cho NLĐ hay tham gia không đủ số lượng lao động Điều này đã làm cho hoạt động của BHXH kém hiệu quả và còn phải nhờ vào Ngân sách Nhà nước. Như vậy vấn đề quản lý tốt đối tượng tham gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của BHXH Việt Nam nói chung và BHXH quận, huyện nói riêng trong cả nước, trong đó có BHXH quận Cầu Giấy. Do vậy mà em đã chọn đề tài: “Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn Quận Cầu Giấy giai đoạn 2007 – 2010” để xem xét và đánh giá kết quả của việc quản lý đối tượng tham gia BHXHBB trong những năm qua, cũng như những vấn đề còn tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại đó, để từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXHBB. Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của bài tiểu luận bao gồm 3 chương: Chương I: Một số lý luận chung về BHXH và quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Chương II: Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn Quận Cầu Giấy giai đoạn 2007 – 2010 Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại Quận Cầu Giấy giai đoạn 2007 – 2010 Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Mai Thị Dung đã giúp đỡ và cho ý kiến quý báu để em hoàn thành bài tiểu luận Trong quá trình làm bài, mặc dù đã rất cố gắng, song do trình độ còn hạn chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của cô giáo và các thầy cô trong khoa.

doc30 trang | Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 4076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn Quận Cầu Giấy giai đoạn 2007 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết yếu tố con người trong mọi thời đại luôn là nhân tố để phát triển, con người tồn tại không thể không lao động. Công sức mà họ bỏ ra để lao động đã được đền bù bằng kết quả lao động và người ta vẫn gọi đó là thu nhập. Thu nhập của người lao động luôn luôn là vấn đề được xã hội quan tâm chú ý bởi ý nghĩa kinh tế và xã hội to lớn của nó. Chính vì vậy, BHXH đã ra đời để bảo vệ cuộc sống cho người lao động. Hiện nay, trong hầu hết các quốc gia, bảo hiểm xã hội được coi là bộ phận chính cấu thành hệ thống an sinh xã hội, là chính sách quan trọng của mỗi nước và ở nước ta cũng vậy. Trải qua hơn 40 năm thực hiện, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn, chính sách BHXH đã góp phần rất to lớn trong việc đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Đến nay, BHXH Việt Nam đã được thực hiện cho công chức Nhà nước, lực lượng vũ trang và người lao động trong các thành phần kinh tế ở những nơi có quan hệ lao động,... và sẽ còn tiếp tục mở rộng cho nhiều đối tượng khác. BHXH cấp quận, huyện là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý BHXH Việt Nam, là cơ sở đầu tiên để thực hiện công tác BHXH. Thực hiện tốt hoạt động ở BHXH cấp quận, huyện thì mới đảm bảo cho việc thực hiện của cả hệ thống. BHXH quận Cầu Giấy là đơn vị trực thuộc sự quản lý của BHXH thành phố Hà Nội. Cơ quan BHXH Quận Cầu Giấy được thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm 1996 cho đến nay đã thu được nhiều thành tựu như: phí thu được ngày càng nhiều, chi trả đúng đối tượng,… Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế như thu BHXH vẫn chưa đạt kết quả cao, nhiều đơn vị không tham gia BHXH cho NLĐ hay tham gia không đủ số lượng lao động… Điều này đã làm cho hoạt động của BHXH kém hiệu quả và còn phải nhờ vào Ngân sách Nhà nước. Như vậy vấn đề quản lý tốt đối tượng tham gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của BHXH Việt Nam nói chung và BHXH quận, huyện nói riêng trong cả nước, trong đó có BHXH quận Cầu Giấy. Do vậy mà em đã chọn đề tài: “Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn Quận Cầu Giấy giai đoạn 2007 – 2010” để xem xét và đánh giá kết quả của việc quản lý đối tượng tham gia BHXHBB trong những năm qua, cũng như những vấn đề còn tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại đó, để từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXHBB. Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của bài tiểu luận bao gồm 3 chương: Chương I: Một số lý luận chung về BHXH và quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Chương II: Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn Quận Cầu Giấy giai đoạn 2007 – 2010 Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại Quận Cầu Giấy giai đoạn 2007 – 2010 Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Mai Thị Dung đã giúp đỡ và cho ý kiến quý báu để em hoàn thành bài tiểu luận Trong quá trình làm bài, mặc dù đã rất cố gắng, song do trình độ còn hạn chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của cô giáo và các thầy cô trong khoa. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011 CHƯƠNG I MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC I.Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xã hội Thời tiết có bốn mùa: xuân, hạ thu, đông. Mùa xuân cấy cối tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Qua hạ sang thu, đông lại về. Đó là quy luật muôn đời của tự nhiên. Và con người cũng vậy, cũng phải trải qua các giai đoạn phát triển của đời người đó là sinh ra, lớn lên, trưởng thành và chết đi. Đó là vòng: sinh, lão, bệnh, tử - là quy luật của tạo hóa. Đi theo cùng quy luật đó là những rủi ro, ốm đau, bệnh tật có thể đến bất cứ lúc nào trong cuộc sống. Bởi lẽ trên thực tế không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi trong cuộc sống, có thu nhập ổn định như mình mong muốn. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn trong lao động, mất việc làm hay khi tuổi già không còn khả năng lao động v.v... Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, ngược lại còn phát sinh thêm như: cần được khám chứa bệnh và điều trị ốm đau; tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng… Bởi vậy để tồn tại và phát triển đòi hỏi con người và xã hội loài người phải tìm ra được biện pháp đẻ giải quyết những vấn đề trên và thực tế là họ đã tìm ra được nhiều biện pháp khác nhau như: đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của nhà nước. Nhưng những cách này chỉ mang tính tạm thời và không chắc chắn. Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển và việc thuê mướn cũng trở nên phổ biến thì cũng là lúc mâu thuẫn giữa chủ và giới thợ bắt đầu phát sinh. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải cam kết cả việc bảo đảm cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi không may họ gặp phải rủi ro: ốm đau, tại nạn... Trong thực tế, nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ không phải chi ra một đồng nào. Nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ phải bỏ ra một lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không muốn. Vì thế, mâu thuẫn chủ - thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng được vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê. Xuất phát từ những thực tế khách quan trên BHXH đã ra đời nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định. Như vậy BHXH ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan và ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của mỗi quốc gia, Nó trở thành quyền lợi và nhu cầu của người lao động và được thừa nhận là nhu cầu tất yếu khách quan. II. Khái niệm 1.Khái niệm BHXH Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về BHXH, tuỳ theo góc độ nghiên cứu, cách tiếp cận mà người ta đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Có thể xác định khái niệm bảo hiểm xã hội như sau: Theo ILO: BHXH có thể hiểu khái quát là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng, nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con. Theo nghĩa thông dụng ở nước ta, có thể hiểu BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết … trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quyc tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội. 2.Khái niệm quản trị -Nếu coi quản trị là một quá trình thì nó bao gồm việc hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. - Nếu coi quản trị là một hoạt động thì nó là những hoạt động cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức, trong một môi trường luôn biến động nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. 3. Khái niệm quản trị BHXH - Nếu coi quản trị BHXH là một quá trình thì nó bao gồm việc hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát nhằm đạt được mục tiêu chung của BHXH và chính sách BHXH đó là đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ. - Nếu coi quản trị BHXH là một hoạt động thì nó bao gồm những hoạt động cần thiết được thực hiện như: quản lý đối tượng tham gia, đối tượng thụ hưởng BHXH, việc thu chi, quản lý đầu tư, kiểm tra, giám sát, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính,… nhằm mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ III. Vai trò của bảo hiểm xã hội 1.Đối với người lao động Mục đích chủ yếu của BHXH là bảo đảm thu nhập cho NLĐ và gia đình họ khi gặp những khó khăn trong cuộc sống làm giảm hoặc mất thu nhập. VÌ vậy, BHXH có vai trò rất to lớn đối với NLĐ, đó là điều kiện cho NLĐ được cộng đồng tương trợ khi ốm đau, tai nạn, thai sản,… Đồng thời, BHXH cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác. Tham gia BHXH còn giúp NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi tiêu cá nhân, giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn để có nguồn dự phòng cần thiết chi dùng khi già cả, mất sức lao động… góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình. Nhờ có BHXH, thu nhập của NLĐ được đảm bảo ổn định ở mức độ cần thiết nên thường có tâm lý yên tâm, tự tin hơn trong cuộc sống 2. Đối với người sử dụng lao động - BHXH giúp cho các tổ chức sử dụng lao động, các doanh nghiệp, ổn định hoạt động thông qua việc phân phối các chi phí cho NLĐ một cách hợp lý khi họ ốm đau, tai nạn,… - BHXH tạo điều kiện cho người sử dụng lao động có trách nhiệm với NLĐ, không chỉ khi trực tiếp sử dụng lao động mà trong suốt cuộc đời NLĐ, đến khi già yếu. BHXH làm cho quan hệ lao động có tính nhân văn sâu sắc, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 3.Đối với xã hội - BHXH tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng xã hội, củng cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội. - BHXH còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Nếu kinh tế chậm phát triển, xã hội lạc hậu, đời sống nhân dân thấp kém thì hệ thống BHXH cũng chậm phát triển ở mức tương ứng. Khi kinh tế càng phát triển, đời sống của NLĐ được nâng cao thì nhu cầu tham gia BHXH của họ càng lớn. - Ở Việt Nam, thông qua chính sách BHXHBB đối với khu vực chính thức, BHXH góp phần thúc đẩy quá trình từ sản xuất lạc hậu, nhỏ lẻ tiến lên sản xuất công nghiệp, dịch vụ hiện đại nhanh chóng hơn IV. Một số vấn đề về quản lý đối tượng tham gia BHXHBB 1. Đối tượng và phạm vi quản lý a. Đối tượng quản lý * NLĐ tham gia BHXHBB - Theo quy định tại Điều 2 – Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 và Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007, đối tượng tham gia BHXHBB được quy định như sau: NLĐ tham gia BHXHBB là công dân Việt Nam bao gồm: + Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức + Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. + Người lao động, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã + Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang + Sỹ quan, quân nhân, công an nhân dân + NLĐ theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước + NLĐ đã tham gia BHXHBB mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm: ( Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. ( Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình ở nước ngoài. ( Hợp đồng cá nhân * NSDLĐ tham gia BHXHBB - NSDLĐ tham gia BHXHBB, bao gồm: + Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật Doanh nghiệp; + Các công ty Nhà nước thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước đang trong thời gian chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp; + Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; + Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác’ + Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật; + Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác; + HTX, Liên hiệp HTX thành lập, hoạt động theo Luật HTX; + Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và các nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho NLĐ theo quy định của pháp luật lao động; + Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. b. Phạm vi quản lý - Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXHBB trên địa bàn quản lý theo sự phân cấp quản lý. - Quản lý NLĐ thuộc diện tham gia BHXHBB trong từng đơn vị SDLĐ thuộc diện tham gia BHXHBB trên địa bàn quản lý theo sự phân cấp quản lý. - Quản lý tiền lương, tiền công đóng BHXH của những NLĐ tham gia BHXHBB và tổng quỹ tiền lưong, tiền công đóng BHXHBB của các đơn vị SDLĐ tham gia BHXH. 2. Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXHBB - Quản lý danh sách lao động tham gia BHXHBB trong từng đơn vị SDLĐ, danh sách điều chỉnh lao động và mức lương đóng BHXHBB. - Quản lý tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN. Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH do đơn vị SDLĐ và người tham gia lập theo mẫu quy định của BHXH VN. - Quản lý mức đóng BHXH của từng đơn vị và từng người tham gia trên cơ sở danh sách tham gia BHXH của từng đơn vị và Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH do đơn vị SDLĐ lập. - Cấp, quản lý sổ BHXH cho người tham gia BHXH và hàng năm ghi bổ sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ và theo quy định của pháp luật về BHXH. - Tổ chức thu BHXH. 3. Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXHBB - Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH đúng đối tượng, đủ số lượng theo đúng quy định của pháp luật về BHXH và đúng thời gian quy định. - Là điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tham gia BHXH của NLĐ, của đơn vị SDLĐ và của công dân theo quy định của pháp luật về BHXH. - Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH nhằm thực hịên mục tiêu mở rộng phạm vi “che phủ” của BHXH, tiến tới thực hiện BHXH cho mọi người vì sự an sinh và công bằng xã hội theo chủ trương của Nhà nước. - Làm cơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH cho các đối tượng tham gia theo đúng quy định của pháp luật về BHXH. - Góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH của tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện pháp luật về BHXH. 4. Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXHBB - Cơ sở pháp lý: + Hệ thống pháp luật là công cụ cơ bản và quan trọng để thực hiện việc quản lý đối tượng tham gia BHXH. + Hệ thống pháp luật bao gồm: pháp luật về lao động, pháp luật về BHXH và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật HTX,… Thông qua hệ thống tổ chức bộ máy BHXH và các nhà quản trị BHXH làm việc trong từng cấp quản trị của hệ thống tổ chức BHXH từ Trung ương đến địa phương. Hồ sơ tham gia và thủ tục thực hiện: là những quy định về các loại văn bản, giấy tờ cần thiết và các thủ tục hành chính mà đối tượng tham gia BHXH phải thực hiện. Trong đó, quy định rõ hồ sơ và thủ tục thực hiện đối với cá nhân người tham gia và hồ sơ tham gia đối với các đơn vị SDLĐ. Đây là một trong những công cụ không thể thiếu đối với bất kỳ một hệ thống BHXH nào. Công nghệ thông tin: Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản trị BHXH nói chung, quản lý đối tượng tham gia BHXH nói riêng là một việc làm tất yếu. Khi CNTT được sử dụng làm công cụ quản lý đối tượng tham gia, thì các thủ tục hành chính được cải cách, hiệu quả quản trị của tổ chức BHXH sẽ tốt hơn. Các cơ quan, tổ chức hữu quan: + Việc quản trị đối tượng tham gia BHXH đòi hỏi cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa tổ chức BHXH với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác trong việc kiểm soát sự tuân thủ pháp luật của NLĐ và các đơn vị SDLĐ. + Các cơ quan hữu quan thường bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, các tổ chức đại diện NLĐ và đại diện NSDLĐ, các cơ quan thanh tra BHXH, ngân hàng, kho bạc… CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXHBB TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN 2007-2010 I.Lịch sử ra đời và phát triển của quận Cầu Giấy và cơ quan BHXH quận Cầu Giấy 1. Quận Cầu Giấy Cầu Giấy là một quận của thủ đô Hà Nội, được thành lập theo Nghị định số 74 – CP của Chính phủ Việt Nam ngày 22/11/1996 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà. Vì trùng tên với quận nên thị trấn Cầu Giấy phải đổi tên thành phường Quan Hoa. Quận Cầu Giấy khi mới thành Lập gồm 7 phường: Quan Hoa, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Dịch Vọng, Yên Hoà và Trung Hoà. Hiện nay, quận có diện tích 12,04 km2 , bao gồm 8 phường với dân số là 236981 người (thời điểm 2010). Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội. Phía Đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình; phía Tây giáp huyện Từ Liêm; phía Nam giáp quận Thanh Xuân; phía Bắc giáp quận Tây Hồ. Từ một vùng đất ven đo, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, giờ đây Cầu Giấy là quận nội thành với kết cầu hạ tầng đô thị ngày càng văn minh hiên đại, an ninh quốc phòng được đảm bảo.. Trong những năm gần đây, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của quận Cầu Giấy bình quân đạt 30%, thu ngân sách bình quân tăng 64% làm cho đời sống tinh thần nhân dân cũng được cải thiện đáng kể. Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, quận Cầu Giấy là một trong những địa bàn sinh tụ của cư dân đất Việt, đã từng góp phần làm nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Dù ở thời kỳ nào, Cầu Giấy cũng luôn gắn bó với đất thành Thăng Long, là một phần của những con đường thuỷ, bộ chính nối thành Thăng Long với mọi miền đất nước, do vậy vùng đất này đã đóng góp một phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế - quân sự của thành Thăng Long xưa cũng như Hà Nội nay. 2. BHXH quận Cầu Giấy BHXH quận Cầu Giấy là đơn vị trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội. Hiện nay cơ quan BHXH quận Cầu Giấy có 27 cán bộ với 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Trong 27 cán bộ có 6 nam và 21 nữ ở độ tuổi trung bình là 38 tuổi, với trình độ chuyên môn: 21 đại học, 6 trung cấp, trình độ lý luận chính trị: 3 cao cấp và có 19/27 đảng viên. BHXH quận Cầu Giấy quản lý hơn 1500 đơn vị với 68150 lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau: cơ quan Nhà nước, tư nhân, các công ty liên doanh,… BHXH quận có chức năng giúp Giám đốc BHXH Thành phố tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn. BHXH quận chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH thành phố, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của UBND quận. Sơ đồ bộ máy tổ chức BHXH quận Cầu Giấy  ( Ban giám đốc: - Làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. - Là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và cơ quan cấp trên về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được giao. - Tổ chức, chỉ đạo và đề ra các biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện kế hoạch được giao. Bộ phận kế toán, có chức năng: Tiếp nhận chuyển đến, chuyển đi của các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH. - Duyệt chế độ ốm đau, thai sản - Duyệt hồ sơ hưu trí - Duyệt chế độ tử tuất. Bộ phận thu: Thu BHXH các đơn vị trực thuộc thành phố, tổ chức thực hiện để hoàn thành kế hoạch hàng năm và phấn đấ
Tài liệu liên quan