Đề tài Thực trạng trình độ tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng cơ khí công ty cổ phần cơ khí chế tạo Hải Phòng

Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, con người luôn tham gia vào các hoạt động của xã hội trong đó bao gồm cả hoạt động kinh tế. Ta có thể hiểu hoạt động kinh tế là hoạt động tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Hoạt động này giúp cho con người tồn tại và ngày càng phát triển. Khi nói đến một công ty hay một tổ chức kinh tế ta không thể không nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh

doc73 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng trình độ tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng cơ khí công ty cổ phần cơ khí chế tạo Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, con người luôn tham gia vào các hoạt động của xã hội trong đó bao gồm cả hoạt động kinh tế. Ta có thể hiểu hoạt động kinh tế là hoạt động tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Hoạt động này giúp cho con người tồn tại và ngày càng phát triển. Khi nói đến một công ty hay một tổ chức kinh tế ta không thể không nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi công ty, mỗi tổ chức con người đóng vai trò là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Con người tham gia vào quá trình lao động. Tuy nhiên để kết quả lao động đạt hiệu quả cao thì một việc không thể thiếu đó là tổ chức lao động một cách có khoa học, có cơ sở. Công ty cổ phần cơ khí chế tạo Hải phòng là công ty Nhà nước về cơ khí, sản xuất các máy công cụ đáp ứng nhu cầu trong nước. Công ty cũng đã từng bước thực hiện việc tổ chức lao động một cách hợp lý, đáp ứng yêu cầu kinh doanh và sự trông đợi của cán bộ công nhân trong công ty. Tuy nhiên, sau một thời gian thực tập tại Công ty tôi nhận thấy việc tổ chức lao động tại công ty nói chung, phân xưởng cơ khí nói riêng đang có một số vấn đề đang tồn tại. Việc chuyên môn hoá lao động còn chưa sâu, đa số là sản xuất nhỏ hàng loạt. Cơ sở, trang thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu. Điều kiện lao động chưa thực sự đảm bảo cho người lao động. Vấn đề kỷ luật đối với người lao động và các vấn đề khác như: phương pháp lao động, công tác định mức lao động. Do vậy chuyên đề thực tập này sẽ tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu của công tác tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng cơ khí - công ty cổ phần cơ khí chế tạo Hải phòng nhằm tìm hiểu, đánh giá những vấn đề nêu trên. Từ đó đề xuất các giải pháp cho công ty nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động, tăng năng suất lao động, đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn Cơ sở để đánh giá ở đây là việc khảo sát thời gian làm việc của công nhân bằng chụp ảnh nơi làm việc của cá nhân và nhóm lao động. Đồng thời còn áp dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu và các phương pháp nghiên cứu khác như: sử dụng tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước, các phương pháp xã hội học, quan sát… Kết cấu chuyên đề bao gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng trình độ tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng cơ khí - công ty cơ khí chế tạo Hải phòng. Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng cơ khí - công ty cơ khí chế tạo Hải phòng. Với sự hướng dẫn trực tiếp của Th.s Nguyễn Vân Thuỳ Anh cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú phòng Tổ chức, phân xưởng cơ khí và các cán bộ, công nhân khác trong công ty cơ khí chế tạo Hải phòng đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. Tôi rất mong sự đóng góp chân thành của mọi người. Tôi xin chân thành cảm ơn. Lý luận chung về tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học. Tổ chức lao động: Lao động: là hoạt động có mục đích của con người, nhằm thoả mãn những nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nó diễn ra theo một quá trình và nhằm hoàn thành một nhiệm vụ sản xuất nhất định. Quá trình lao động: là quá trình tác động của con người lên đối tượng lao động, là tổng thể những hoạt động của con người, nhằm hoàn thành một số nhiệm vụ sản xuất nhất định, được thể hiện tại nơi làm việc. Quá trình sản xuất: là khái niệm rộng hơn quá trình lao động. Quá trình sản xuất bao gồm một tổng thể nhất định các quá trình lao động và các quá trình tự nhiên. Nhiệm vụ của tổ chức sản xuất không chỉ sử dụng hợp lý nhất lao động sống mà còn nghiên cứu sử dụng hợp lý các yếu tố vật chất của sản xuất. Do đó tổ chức sản xuất được hiểu là quá trình đảm bảo sự kết hợp sức lao động với các tư liệu sản xuất nhằm đạt một mục đích của sản xuất. Tổ chức lao động: là tổ chức quá trình hoạt động của con người, trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và sử dụng đầy đủ nhất các tư liệu sản xuất. Tổ chức lao động khác với tổ chức sản xuất ở chỗ: tổ chức lao động đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của lao động sống còn tổ chức sản xuất là tổng thể các biện pháp nhằm sử dụng nguồn lao động, các điều kiện vật chất kỹ thuật đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, ổn định, nhịp nhàng, kinh tế. Tổ chức lao động khoa học Khái niệm: Tổ chức lao động khoa học được hiểu là tổ chức lao động dựa trên cơ sở phân tích khoa học các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng thông qua việc áp dụng vào thực tiễn những biện pháp được thiết kế dựa trên những thành tựu của khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Sự khác nhau giữa tổ chức lao động và tổ chức lao động khoa học: Tổ chức lao động khoa học khác với tổ chức lao động nói chung không phải ở nội dung mà là ở phương pháp, cách giải quyết và mức độ phân tích khoa học các vấn đề. Tổ chức lao động khoa học chính là tổ chức lao động ở trình độ cao hơn so với tổ chức lao động hiện hành. Tổ chức lao động khoa học cần phải được áp dụng ở mọi nơi mà có hoạt động lao động của con người như: quá trình lao động sản xuất, lĩnh vực lãnh đạo và quản lỹ sản xuất, trong thiết kế, vận chuyển, sửa chữa… Mục đích, ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học: Mục đích của tổ chức lao động khoa học là nhằm đạt kết quả lao động cao đồng thời đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho người lao động và phát triển toàn diện con người lao động, góp phần củng cố các mối quan hệ giữa những người lao động và phát triển các tập thể lao động. Việc áp dụng các biện pháp tổ chức lao động khoa học trong sản xuất có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và xã hội. Nó cho phép nâng cao năng suất lao động và tăng cường hiệu quả nhờ tiết kiệm lao động sống và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất hiện có. Tổ chức lao động khoa học còn có tác dụng giảm nhẹ lao động và an toàn lao động, đảm bảo sức khẻo cho người lao động và phát triển toàn diện con người, thu hút con người tự giác tham gia vào lao động. Các nguyên tắc áp dụng tổ chức lao động khoa học: Tính khoa học: đòi hỏi các biện pháp tổ chức lao động khoa học trước hết phải được thiết kế và áp dụng trên cơ sở vận dụng các kiến thức khoa học, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Tính tổng hợp: đòi hỏi các sự việc và vấn đề phải được nghiên cứu, xem xét trong mối quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, trong quan hệ giữa bộ phận với toàn bộ và xem xét trên nhiều mặt, không tách rời, không kết luận phiến diện. Tính đồng bộ: đòi hỏi khi thực hiện biện pháp, phải triển khai giải quyết một cách có đồng bộ các vấn đề có liên quan. Tính kế hoạch: đòi hỏi các biện pháp tổ chức lao động khoa học phải được kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc và phương pháp khoa học và có tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng các chỉ tiêu trong kế hoạch của doanh nghiệp. Tính quần chúng: khi xây dựng và áp dụng biện pháp tổ chức lao động khoa học phải thu hút được sự tự giác tham gia của quần chúng, phát triển và tận dụng được các sáng kiến sáng tạo của quần chúng. Cơ sở của phương pháp tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp. Sự phân chia quá trình sản xuất. Phân loại quá trình sản xuất: Cách phân loại theo trình độ kỹ thuật hoá có ý nghĩa quan trọng đến tổ chức lao động. Trình độ kỹ thuật hoá của sản xuất có tác dụng quyết định tính chất, nội dung của công việc, phương pháp thực hiện công việc cũng như hao phí thời gian lao động để thực hiện công việc đó. Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, quá trình sản xuất được phân chia thành nhiều loại khác nhau. (Bảng dưới) Tiêu thức Các quá trình Theo ý nghĩa và tính chất của sản phẩm chế tạo. Chính Phụ Theo loại hình sản xuất. Đơn chiếc Hàng loạt nhỏ Hàng loạt vừa Hàng loạt lớn Hàng khối Theo tính chất nguyên vật liệu được dùng. Gia công kim loại Chế biến gỗ Chế biến lương thực v.v… Theo tính liên tục của quá trình. Gián đoạn Liên tục Theo đặc điểm và nội dung của quá trình. Khai thác Chế biến Lý hoá Nhiệt năng v.v… Theo trình độ kỹ thuật hoá Tay (thủ công) Tay máy Máy Tự động hoá Tổ hợp Theo sự tổ chức các quá trình Cá nhân Tập thể Phân chia quá trình sản xuất thành các quá trình bộ phận: Quá trình sản xuất trước hết được phân chia thành các quá trình bộ phận. Quá trình bộ phận được hiểu là bộ phận đồng nhất và kết thực về phương diện công nghệ của quá trình sản xuất. Quá trình bộ phận có thể là quá trình công nghệ để chế tạo sản phẩm hoặc cũng có thể là các quá trình phục vụ sản xuất. (Sơ đồ) Mặt công nghệ Mặt lao động Quá trình sản xuất Quá trình bộ phận Bước công việc Thao tác lao động Động tác lao động Cử động lao động Giai đoạn chuyển tiếp Bước chuyển tiếp Về mặt công nghệ, quá trình bộ phận được phân chia thành các bước công việc. Bước công việc: là một phần của quá trình sản xuất bao gồm các công việc kế tiếp nhau được thực hiện bởi một hay nhóm công nhân trên một đối tượng lao động nhất định tại một nơi làm việc nhất định. Giai đoạn chuyển tiếp: là bộ phận đồng nhất về công nghệ của bước công việc. Nó được biểu thị bằng sự cố định của bề mặt gia công, dụng cụ và chế độ gia công. Bước chuyển tiếp: là phần việc như nhau lặp đi lặp lại trong giai đoạn chuyển tiếp Phân chia về mặt lao động: bước công việc được phân chia thành các thao tác. Thao tác: là tổ hợp hoạt động của các công nhân nhằm thực hiện một mục đích nhất định về công nghệ, thao tác là bộ phận của bước công việc được đặc trưng bởi tính mục đích. Động tác: là bộ phận nhỏ của thao tác biểu thị bằng những cử động tay chân và thân thể của công nhân nhằm lấy đi hay di chuyển một vật nào đó. Cử động: là hành động nhỏ nhất của con người, không thể phân chia được nữa và được diễn ra một cách không gián đoạn, không có sự đổi hướng. Vậy phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận cho phép phân tích khoa học trong quá trình sản xuất về cả mặt công nghệ và về mặt lao động. Trên cơ sở đó có thể đề ra các biện pháp rút ngắn độ dài của chu kỳ sản phẩm, cho phép dự kiến kết cấu và trình tự hợp lý các hoạt động lao động để thực hiện bước công việc, nghiên cứu các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và xây dựng các mức lao động có căn cứ khoa học. Thời gian làm việc và các phương pháp khảo sát thời gian làm việc. Khái niệm và phân loại thời gian làm việc: Một trong những cơ sở của tổ chức lao động khoa học là nghiên cứu một cách có hệ thống việc sử dụng thời gian lao động nhằm xác định hao phí thời gian có ích, thời gian lãng phí. Do vậy phải phân loại hao phí thời gian làm việc. Thời gian làm việc là độ dài thời gian được quy định trong đó người lao động phải bảo đảm để thực hiện công việc được giao. Thời gian làm việc được phân chia thành các loại hao phí sau: Thời gian chuẩn kết (CK): là thời gian người công nhân dùng vào việc chuẩn bị phương tiện sản xuất để thực hiện công việc được giao và mọi hoạt động có liên quan đến việc hoàn thành công việc đó. Thời gian tác nghiệp (TN): là thời gian trực tiếp hoàn thành bước công việc, làm thay đổi đối tượng lao động. Nó được lặp đi lặp lại qua từng đơn vị sản phẩm. Thời gian tác nghiệp có thể bao gồm thời gian chính (thời gian máy) và thời gian phụ (thời gian tay). Thời gian phục vụ (PV): là thời gian hao phí để trong coi và đảm bảo cho nơi làm việc hoạt động liên tục trong suốt ca làm việc. Thời gian phục vụ được chia thành thời gian phục vụ tổ chức (PVTC) và thời gian phục vụ kỹ thuật (PVKT). Thời gian phục vụ cũng có thể trùng với thời gian chính. Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết (NCNN): là thời gian cần thiết để duy trì khả năng làm việc bình thường của người lao động trong suốt ca làm việc và thời gian ngừng việc để giải quyết các nhu cầu sinh lý tự nhiên như uống nước, đại, tiểu tiện… Để khảo sát thời gian làm việc người ta dùng phương pháp chụp ảnh thời gian làm việc và bấm giờ bước công việc. Chụp ảnh thời gian làm việc: Chụp ảnh thời gian làm việc là phương pháp nghiên cứu tất cả các loại hao phí thời gian làm việc của công nhân trong thời gian nhất định, có thể là trong ca làm việc hoặc thời gian công nhân hoàn thành một công việc. Chụp ảnh thời gian làm việc thường nhằm các mục đích sau : - Phân tích sử dụng thời gian làm việc hiện hành, phát hiện các thời gian lãng phí, tìm ra nguyên nhân và biện pháp nhằm loại trừ chúng - Lấy tài liệu để xây dựng mức, xây dựng tiêu chuẩn thời gian chuẩn kết, phục vụ, nghỉ ngơi, nhu cầu cần thiết. - Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng thời gian của những người lao động tiên tiến và phổ biến rộng rãi trong công nhân. Lấy tài liệu để tổ chức lao động, tổ chức sản xuất. Chụp ảnh thời gian làm việc có những hình thức cụ thể khác nhau phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu, loại hình sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất, tổ chức lao động để áp dụng như : chụp ảnh cá nhân ngày làm việc, chụp ảnh tổ, nhóm ngày làm việc, tự chụp ảnh… Chụp ảnh ca làm việc cá nhân: là hình thức ghi lại toàn bộ các hoạt động và hao phí thời gian của một công nhân hay một thiết bị trong ngày ( ca ) làm việc. Ưu điểm: Hình thức khảo sát này cho phép ghi đầy đủ tỷ mỉ các hoạt động của người công nhân hoặc thiết bị cho phép phát hiện các lãng phí thời gian trông thấy và không trông thấy, đề ra các biện pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật hợp lý, đánh giá đúng đắn tình hình thực hiện mức nâng cao chất lượng, mức hiện có và xây dựng các mức có căn cứ khoa học. Nhược điểm: Phương pháp này tốn rất nhiều thời gian Chụp ảnh tổ, nhóm ngày làm việc: là hình thức khảo sát nhằm nghiên cứu những thời gian làm việc đồng thời của nhóm, tổ, người làm việc hoặc nhóm máy. Do đối tượng khảo sát không phải là một, mà là một số người nên không thể theo dõi, ghi liên tục, tỉ mỉ, các thời gian hao phí như chụp ảnh cá nhân, mà phải theo dõi qua khoảng cách thời gian. Khoảng cách dài hay ngắn phụ thuộc số lượng, đối tượng khảo sát. Ưu điểm: Trong cùng một lúc theo dõi, quan sát được nhiều người, máy. Việc ghi chép, phân tích đơn giản. Nhược điểm: Phương pháp khảo sát này do không ghi chép được liên tục mà phải qua khoảng thời gian. Nên không ghi hết hao phí, do đó không đề ra được biện pháp cụ thể của từng lãng phí. Tự chụp ảnh: là hình thức khảo sát trong đó công nhân tự ghi lai việc sử dụng thời gian làm việc của chính mình, nêu nguyên nhân của những lãng phí và đề nghị những biện pháp để khắc phục chúng. Các bước tiến hành chụp ảnh ca làm việc: - Bước chuẩn bị : tuỳ theo mỗi hình thức khảo sát tiến hành một trong những nội dung chuẩn bị sau : + Chọn đối tượng quan sát và giải thích cho đối tượng biết rõ mục đích chụp ảnh. (Tuỳ thuộc vào mục đích khảo sát mà chọn đối tượng là một công nhân, nhóm công nhân hay bộ phận lớn hoặc cả doanh nghiệp hay toàn bộ thiết bị). + Chuẩn bị chọn điều kiện tổ chức kỹ thuật sản xuất bộ phận tiến hành khảo sát. + Chuẩn bị mẫu khảo sát + Chuẩn bị phương tiện ghi chép + Chọn nơi đứng để quan sát, hành trình để quan sát, số lần quan sát, thời giam của một lần quan sát, thời điểm bắt đầu của một lần khảo sát. - Bước tiến hành khảo sát : người quan sát bắt đầu theo dõi và ghi vào phiếu quan sát những hiện tượng hao phí cần nghiên cưú. Tuỳ theo mỗi hình thức khảo sát mà cách ghi, thời gian ghi, số lần ghi, hao phí cần ghi có cách khác nhau. - Bước phân tích : từ kết quả của bước trên ta xác định độ dài thời gian của hao phí sau đó tiến hành phân loại rồi tổng hợp hao phí theo từng loại. - Bước kết luận : Qua kết quả của các bước trên đi đều đánh giá tình hình sử dụng thời gian làm việc ( tỷ trọng thời gian làm việc có ích, thời gian tác nghiệp, thời gian may ) trong ngày. Thời gian lãng phí trông thấy và không trông thấy. Nguyên nhân, đề ra biện pháp khắc phục. So sánh thời gian hao phí thực tế và thời gian định mức dự tính thời gian hợp lý mức, tính khả năng tiết kiệm thời gian, khả năng tăng năng suất lao động do sử dụng hợp lý thời gian lao động. Bấm giờ bước công việc: Bấm giờ bước công việc là phương pháp khảo sát nghiên cứu thời gian hao phí để thực hiện các bộ phận bước công việc thường lặp đi lặp lại trong ngày làm việc, với số lần khảo sát nhất định tuỳ thuộc mức độ chính xác của tài liệu khảo sát, yêu cầu từng loại hình sản xuất cụ thể. Bấm giờ không nghiên cứu toàn bộ các hoạt động của công nhân trong ca làm việc mà chỉ nghiên cứu đi sâu một bước công việc hay nhóm thao tác thường lặp lại trong các ca làm việc. Mục đích của bấm giờ thời gian làm việc - Xác định chính xác thời gian hao phí khi thực hiện các yếu tố hoàn thành phần của bước công nghệ ( thao tác, động tác, cử động ) - Nghiên cứu loại bỏ các lãng phí, nghiên cứu các phương pháp làm việc tiên tiến để phổ biến rộng rãi trong công nhân. - Cung cấp tài liệu cơ sở để xây dựng mức hoặc tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao động. Thông qua bấm giờ ta có thể nghiên cứu tình hình sử dụng máy móc, thiết bị, tổ chức phục vụ nơi làm việc, nhằm khai thác khả năng tiềm tàng để tăng năng suất lao động. Có hai hình thức bấm giờ là bấm giờ liên tục theo thời gian hiện tại và bấm giờ liên tục theo thời gian chọn lọc. + Bấm giờ liên tục theo thời gian hiện tại : là hình thức khảo sát trong đó bước công việc nghiên cứu được diễn ra liên tục ( tức là được lặp lại liên tục theo thời gian hiện tại ) + Bấm giờ theo thời gian chọn lọc : là phương pháp nghiên cứu một thao tác hay một nhóm thao tác của bước công việc tức là nghiên cứu sự lặp đi lặp lại qua khoảng thời gian Phương pháp bấm giờ theo thời gian hiện tại có độ chính xác cao hơn bấm giờ theo thời gian chọn lọc vì việc khảo sát tiến hành liên tục không bị gián đoạn Bấm thời gian làm việc bao gồm các bước sau : + Bước chuẩn bị : trước khi tiến hành khảo sát cần phải lựa chọn đối tượng khảo sát, nghiên cứu bước công việc chia bước công việc hay các bộ phận hợp thành, các thao tác. Người khảo sát phải nắm được đặc điểm tình hình công nhân, tình hình máy móc thiết bị, dụng cụ, vật liệu, tình hình tổ chức phục vụ nơi làm việc, tiến hành cải tiến cần thiết tùy theo mục đích của bấm giờ. Cần thiết phải xác định số lần bấm giờ sao cho đảm bảo độ chính xác tài liệu. + Bước tiến hành : sau khi đã chuẩn bị được các điều kiện cần thiết, dụng cụ, thiết bị ta tiến hành khảo sát. Ghi thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi bộ phận bước công việc hay thao tác. Nếu bấm giờ liên tục thì thời gian kết thúc của bộ phận trước cũng là thời gian bắt đầu của bộ phận tiếp theo. + Bước phân tích kết quả khảo sát. Một số nội dung của tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp: Phân công lao động và hiệp tác lao động. Phân công lao động: Phân công lao động là sự chia nhỏ toàn bộ công việc của xí nghiệp để giao cho từng người hoặc nhóm người lao động thực hiện. Đó chính là quá trình gắn từng người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ. Phân công lao động hợp lý có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của sản xuất, tăng năng suất lao động. Do phân công lao động mà có thể chuyên môn hoá được công nhân, chuyên môn hoá được công cụ lao động, cho phép tạo ra những công cụ chuyên dùng có năng suất lao động cao, người công nhân có thể làm một loạt bước công việc, không mất thời gian vào việc điều chỉnh lại thiết bị, thay dụng cụ để làm những công việc khác nhau. Nhờ chuyên môn hoá giới hạn được phạm vi hoạt động, người lao động sẽ nhanh chóng quen với công việc… Trong nội bộ xí nghiệp, phân công lao động được thực hiện trên cả 3 mặt: theo vai trò, vị trí của từng loại công việc đối với quá trình sản xuất sản phẩm, theo tính chất công nghệ của sự thực hiện công việc và theo mức độ phức tạp của công việc. Do vậy phân công lao động gồm các hình thức: Phân công lao động theo chức năng: là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau thành những chức năng lao động nhất định, căn cứ vào chức năng chính của xí nghiệp. Phân công lao động theo chức năng tạo nên cơ cấu lao động chung trong toàn xí nghiệp. Toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp được chia thành các loại
Tài liệu liên quan