Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thông tin ở văn phòng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

Trong thế kỷ 21, chúng ta đang sống và làm việc trong nền khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại với các thành tựu thần kỳ cùng xu thế toàn cầu hoá kinh tế. Xu thế này tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia.

doc49 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thông tin ở văn phòng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong thế kỷ 21, chúng ta đang sống và làm việc trong nền khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại với các thành tựu thần kỳ cùng xu thế toàn cầu hoá kinh tế. Xu thế này tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia. Cùng với sự "bủng nổ thông tin" của thế kỷ 21, dẫn đến nhu cầu gia tăng chưa từng thấy về thông tin trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế từ Chính phủ (cấp trung ương và cấp địa phương) đến lĩnh vực tư nhân. Thông tin luôn đóng một vài trò đặc biệt quan trọng đến sự phát triển của đất nước. Chúng ta biết rằng, hoạt động thông tin luôn gắn liền với công tác văn phòng vì văn phòng được coi như "cổng gác thông tin" của cơ quan. Như vậy, vấn đề đặt ra để có thể thu nhận, xử lý, quản lý và sử dụng thông tin tốt nhất trong điều kiện hiện nay là các cơ quan, đơn vị vừa phải tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, vừa phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ văn phòng cho mỗi cán bộ nhân viên văn phòng. Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (NHNo & PTNT Hà Nội) cũng như vốn kiến thức đã tích luỹ được ở nhà trường, em đã chọn đề tài " Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thông tin ở văn phòng NHNo & PTNT Hà Nội". Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này, em đưa ra những giải pháp hữu ích nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng NHNo & PTNT Hà Nội. Đề tài của em được chia ra ba chương chính, bao gồm: Chương I. Cơ sở lý luận về văn phòng và công tác thông tin trong hoạt động văn phòng Chương II. Thực trạng công tác thông tin tại văn phòng NHNo & PTNT Hà Nội Chương III. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thông tin trong văn phòng NHNo & PTNT Hà Nội. CHƯƠNG I cơ sở lý luận về văn phòng và công tác thông tin trong hoạt động văn phòng I. Lý luận chung về công tác thông tin trong văn phòng 1. Khái niệm, vai trò của công tác thông tin Chúng ta đang được chứng kiến sự chuyển mình vĩ đại của cuộc cách mạng khoa học công nghệ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Công nghệ thông tin cùng với công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Công nghệ năng lượng. Công nghệ vũ trụ và công nghệ đại dương sẽ được coi là con tàu vĩ đại để chở nền văn minh công nghiệp sang thế kỷ 21, trong đó công nghệ thông tin được coi như người điều khiển. Sự phát triển của các xa lộ thông tin liên lạc đã thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia, giữa các vùng và các đơn vị, tổ chức để cùng nhau tìm kiếm lợi ích cho mình và cho nhân loại. Thành công hay thất bại của một đơn vị ngày nay tuỳ thuộc rất lớn vào khả năng chiếm lĩnh được lợi thế thông tin. Như Lênin đã khẳng định: " Không có thông tin thì không có thắng lợi trong bất cứ lĩnh vực nào, cả khoa học, kỹ thuật và sản xuất ". Trong quá trình tìm kiếm thông tin trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng... các nhà nghiên cứu đã thống nhất đi đến một khái niệm mang tính khoa học về thông tin: " thông tin là những dữ liệu có ý nghĩa, giúp cho đối tượng tiếp nhận thông tin có được những quyết định nhằm đạt mục đích mong muốn. 2. Hệ thống thông tin. Quá trình chuyển đổi Thông tin vào Thông tin ra Thông tin phản hồi Thông tin vào Thông tin ra Các khái niệm về thông tin đã phản ánh được bản chất,đặc trưng của thông tin và mục tiêu sử dụng thông tin. Sơ đồ hệ thống thông tin Hệ thống thông tin thường xuyên liên tục trên cơ sở cân đối các thông tin đầu vào và đầu ra. " Hộp đen" để xử lý các thông tin phục vụ hoạt động điều hành của cơ quan, đơn vị, chính là văn phòng. Hệ thống thông tin trong cơ quan, đơn vị sẽ bao gồm: - Các yếu tố môi trường tài nguyên. Nó được coi như các nguồn vô hạn của một số " Tệp dữ liệu" mà đơn vị cần bảo quản. Nguồn dữ liệu đó sẽ mô tả đầy đủ về các yếu tố môi trường, tài nguyên, để trên cơ sở đó mà cơ quan, đơn vị nghiên cứu lựa chọn những dữ liệu nào? sự phong phú, đa dạng của môi trường không phải là lộn xộn, thiếu trật tự trong nguồn dữ liệu mà nó được xếp đặt tuân theo những quy luật nhất định. -Hệ thống thu thập thông tin: Mỗi đơn vị sẽ có những bộ phận chuyên thu thập thông tin theo các dữ liệu khác nhau bao gồm thông tin của môi trường và thông tin phản hồi. - Hệ thống xử lý thông tin: Thông tin được cung cấp không phải đã đáp ứng yêu cầu sử dụng ngay mà còn phải phân tích, đánh giá, phối hợp để có những thông tin hữu ích. Những hoạt động đó được tập hợp thành hệ thống đồng bộ gọi là hệ thống xử lý thông tin. - Hệ thống lưu trữ: Thông tin thu thập được có thể sử dụng không hết ngay hoặc chỉ sử dụng một lần, vì thế người ta cần cất dữ để sử dụng lâu dài hoặc cho yêu cầu khác. Đồng thời kết quả chế biến thông tin cần được lưu trữ để kiểm chứng khả năng xử lý thông tin và những quyết định của lãnh đạo đề ra để duy trì các hoạt động của cơ quan. - Hệ thống truyền tin: Những thông tin thu thập hay chuyển đi đều cần đến các phương tiện truyền dẫn. Hệ thống truyền tin của đơn vị có thể hiện đại hay thủ công, hữu hình hoặc vô hình là tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu cung cấp thông tin và trình độ phát triển trang thiết bị kỹ thuật của đơn vị ở từng thời kỳ. Như vậy, các cơ quan đơn vị phải tổ chức hợp lý, khoa học các bộ phận trên của hệ thống mới có thể phục vụ tốt hoạt động thông tin trong đơn vị mình. 3. Phân loại thông tin Do tính chất đa dạng, phong phú của thông tin nên nếu không có sự phân loại thông tin sẽ làm cho công tác thu thập, xử lý, bảo quản và sử dụng thông tin gặp nhiều trở ngại. Trong thực tế, một thông tin được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, tuỳ theo yêu cầu của chủ thể tiếp nhận thông tin. Nếu không tiếp nhận sẽ dẫn đến tình trạng nhầm lẫn trong thu và chuyển phát thông tin, gây lúng túng cho các nhà chuyên môn khi tìm kiếm các phương pháp xử lý, phân tích và lưu trữ thông tin. 3.1. Phân loại thông tin theo kênh tiếp nhận Theo cách phân loại này thông tin được tiếp nhận từ hai nguồn: - Nguồn thông tin có hệ thống: là những nguồn thông tin đưa đến cho người nhận theo những thời gian định trước và với những thang số quy ước chung, mang tính phổ cập. Những thông tin này thường là báo cáo định kỳ của các bộ phận trong cơ quan, của cấp dướicho cấp trên …Loại thông tin này có đặc trưng là ổn định về khoảng thời gian chuyển tải về nội dung thông tin . Đây là một loại thông tin khá phổ biến trong các cơ quan đơn vị dùng để đánh giá kết quả hoạt động sau mỗi kỳ và để phục vụ công tác kiểm tra giám sát của cấp trên. - Nguồn thông tin không theo định kỳ: là thông tin đưa đến cho người nhận không theo định kỳ, nhằm thông báo về những sự kiện diễn ra không theo quy luật hay nằm ngoài dự kiến của người nhận tin. Đặc trưng của loại thông tin này là tính bất thường, nội dung không ổn định, gây lúng túng cho người nhận tin. Trong hoạt động thường ngày những thông tin này thường do cấp trên chuyển xuống nhằm bổ sung, hoàn thiện kế hoạch đã có hay cách ứng phó mang tính tình thế trong một hoàn cảnh nhất định. Cũng có thể là những thông tin từ bên dưới về những sự cố bất thường nằm ngoài dự kiến, cần có sự chỉ đạo kịp thời của cấp trên. 3.2. Phân loại thông tin theo tính chất, đặc điểm sử dụng Thông tin được chia thành hai loại: - Thông tin tra cứu: là những thông tin đưa đến cho người tiếp nhận những nội dung có tính quy ước, những căn cứ, kinh nghiệm cho sự hoạt động điều hành. - Thông tin thông báo: là loại thông tin mang đến cho chủ thể tiếp nhận sự xác nhận, hiểu biết nhất định về vấn đề nào đó, để họ chủ động đề xuất các biện pháp ứng xử hiệu quả nhất. Loại thông tin này cũng mang tính không ổn định, không thống nhất. 3.3. Phân loại thông tin theo lĩnh vực hoạt động Theo cách này thông tin được chia thành: Thông tin kinh tế: là thông tin phản ánh quá trình hoạt động kinh tế trong và ngoài nước. Cũng có thể chia nhỏ hơn thành thông tin kinh tế trong các nghành hoạt động: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch... Thông tin chính trị- xã hội: là thông tin phản ánh hoạt động về tình hình chính trị xã hội trong nước và trên thế giới. Những thông tin này có thể là tình hình từng ngày hoặc thông tin từ tổng kết 1 quá trình, 1 sự kiện, 1 giai đoạn hoạt động. Ngoài ra còn có: - Thông tin về an ninh quốc phòng. Thông tin về môi trường Thông tin về quan hệ quốc tế. Mỗi loại thông tin được gắn liền với đặc trưng của từng lĩnh vực mà mỗi lĩnh vực lại tuân theo những quy luật vận hành khác nhau, cho nên các loại thông tin trên sẽ được sử dụng cho từng mục tiêu hoạt động của đơn vị. Tuỳ theo yêu cầu thu thập, sử dụng thông tin của các chủ thể mà mỗi loại thông tin trên lại được phân chia theo ngành, theo loại sản phẩm hay loại dịch vụ. 3.4. Phân loại thông tin theo thời gian - Thông tin quá khứ: là loại thông tin phản ánh các sự kiện đã xảy ra và được dùng làm cơ sở để xây dựng kế hoạch cho hiện tại và tương lai, đồng thời làm căn cứ để đánh giá tình hình phát triển của một thực thể. - Thông tin hiện tại: là loại thông tin phản ánh quá trình và kết quả hoạt động của một thực thể tại thời điểm cung cấp thông tin. Thông tin này được dùng để phản ánh khả năng hoạt động thực tế của một tổ chức hay số lượng, chất lượng các hoạt động hiện tại. Thông tin hiện tại sẽ trở thành quá khứ khi mà các thực thể vận động theo thời gian đã vượt giới hạn quy định. - Thông tin tương lai: là những thông tin mô tả về các vấn đề trong tương lai. Có thông tin này là do nó được dự báo trên cơ sở những thông tin quá khứ và hiện tại. Thông tin tương lai sẽ cho phép các chủ thể xác định được hướng vận động, những thuận lợi hay khó khăn, những vấn đề cần giải quyết trong tương lại để chủ động điều chỉnh cho phù hợp với những điều kiện trong tương lai. 4. Tổ chức công tác thông tin 4.1. Yêu cầu tổ chức công tác thông tin Khối lượng thông tin trong một đơn vị rất phong phú, đa dạng và nhiều khi cũng rất phức tạp. Nếu thông tin không được tổ chức hợp lý, khoa học sẽ gây trở ngại lớn cho việc quản lý, sử dụng thông tin, thậm chí làm cho hệ thống thông tin ách tắc. Để quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả thông tin, các đơn vị cần tiến hành tổ chức công tác thông tin theo những yêu cầu chủ yếu sau: - Thông tin ban đầu phải phù hợp: thông tin từ các dữ liệu được chuyển đến cơ quan đơn vị gọi là thông tin ban đầu. Những thông tin mà thường từ nhiều kênh đến, nen người tiếp nhận cần biết thông tin nào là sử dụng được, là phù hợp với yêu cầu thu thập thông tin .Để nậng cao hiệu lực thông tin ban đầu , ta cần xử lý ngay lúc thu thập rồi phân loại theo các kênh thích hợp - Đảm bảo thông tin thống nhất: tài liệu thông tin phải được lập thành từng kênh, từng khối hay từng tệp ữ liệu tuỳ theo mục đích , yêu cầu sử dụng. Việc chia thông tin của nhân viên trợ giúp , phục vụ kịp thời cho lãnh đạo khi có nhu cầu cung cấp thông tin . Phân chia thông tin thành từng khối còn có tác dụng kiểm soát thông tin nhằm loại bỏ những thông tin sai lệch, làm ảnh hưởng đến kếy qủa hoạt động của cơ quan. - Đảm bảo chất lượng thông tin * Chất lượng thông tin được phản ánh bằng nhiều tiêu chí khác nhau như: + Tính chính xác của thông tin: thông tin là chất liệu để các nhà quản lý phân tích đánh giá tình hình từ đó đề ra các quyết định ứng xử trong từng lĩnh vực hoạt động của đơn vị. Nếu thông tin sai lệch sẽ làm cho kết quả phân tích không chính xác và từ đó sẽ có kết quả vội vàng gây hậu quả xấu đến hoạt động của tổ chức +Tính đầy đủ: thông tin muốn phát huy tác dụng đối với các nhà quản lý thì phải đảm bảo đủ về lượng. Thông tin đầy đủ là phải mô tả được một cách trọn vẹn sự kiện , quá trình yếu tố nào đó. Nếu thiếu 1 trong các loại thông tin trên sẽ làm cho người sử dụng thông tin nhậ biết không đầy đủ về đối tượng nghiên cứu, dẫn đến những hành vi ứng xử sai lệch. + Tính hệ thống: không chỉ cần đủ về lượng mà thông tin còn phải được xắp đặt theo hệ thống logic mới phản ánh được đầy đủ đối tượng nghiên cứu. Cung cấp thông tin có hệ thống còn giúp nhân viên văn phòng tiết kiệm thời gian, chi phí tìm kiếm thông tin + Tính kịp thời: trong thời đại bùng nổ thông tin thì yêu cầu về tính kịp thời của thông tin ngày càng trở nên bức xức . Có được thông tin kịp thời sẽ quyết định thắng lợi của đơn vị lên đến trên 50%. + Tính đơn giản, dễ hiểu: nếu thông tin được cung cấp mà phức tạp sẽ dẫn đến tình trạng hiểu sai , làm sai. Từ lý do đó nên thông tin chuyển đến người sử dụng phải rõ ràng, rành mạch, dễ hiểu, dễ xen, dễ nhớ. + Tiết kiệm thông tin: thông tin được khai thac từ các dữ liệu khác nhau với các trữ lượng khác nhau, nên người khai thác phải biết khai thác đến mức nào là đủ cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và thời hạn thông tin . Việc khai thác đủ thông tin theo yêu cầu vừa tránh được những tốn kếm về thời gian, chi phí lại vừa đẩm bảo được tính kịp thời, tính khoa học. Thông tin khai thác đủ với yêu cầu sử dụng còn tránh được rối loạn gây nhiễu thông tin 4.2. Nhiệm vụ công tác thông tin của văn phòng: Thường xuyên và kịp thời nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước, tình hình chấp hành các nghị địng của Đảng, của các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, tình hình hoạt động của các cơ quan có liên quan trong dịa bàn. Tổ chức công tác thông tin và giúp lãnh đạo xử lý thông tin Thông tin cho các đối tượng biết tình hình chung về diễn biến kinh tế văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… -Đôn đốc cơ quan chuyên môn thực hiệnu chế độ thông tin báo cáo định kỳ theo quy định và từng thời gian có nhận xét, kiến nghị. 5. Quy trình hoạt động của công tác thông tin - Xây dựng và tổ chức nguồn tin: xuất phát từ nhu cầu về thông tin để xây dựng và tổ chức các nguồn tin. Đây là một vấn đề rất khó, phức tạp vì nó liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều người trong hệ thống tổ chức. Tuy nhiên, đây là "cửa ải" ban đầu của công tác thông tin. - Thu thập thông tin: việc thu thập thông tin được tiến hành theo nhiều kênh khác nhau như: + Kênh thông tin theo ngành từ trên xuống và từ dưới lên + Kênh thông tin theo ngành trong từng cấp, từng cơ quan trong phạm vi quốc gia, quốc tế. + Kênh thông tin trong nội bộ một cơ quan, một đơn vị + Kênh thu thập thông tin qua hệ thống báo cáo + Kênh thông tin qua hội họp, giao ban + Kênh thông tin qua giao tiếp với dân, với cơ sở + Kênh thông tin tra cứu, thông báo, văn bản pháp lý, các quy định của nhà nước trong quá trình hoạt động quản lý. - Phân tích và xử lý thông tin : Đây là việc vận dụng sự sáng tạo của bộ óc con người để phân tích, đánh giá nguồn tài liệu, số lượng thông tin đã thu nhận được. Yêu cầu của khâu này là xử lý thông tin tổng hợp để tài liệu, số liệu phản ánh được tình hình, xác định đúng bản chất, hiện tượng của chúng. Muốn đạt được yêu cầu trên, phải tiến hành một số thao tác cụ thể như: + Kiểm tra tính chính xác, tính hợp lý của các tài liệu + Hệ thống, chỉnh lý, tổng hợp phân tích số liêu, tài liệu Mục tiêu của quá trình này là xử lý thông tin, đưa ra các giải pháp, phương án cho các quy định quản lý được thực hiện dưới các hình thức kiến nghị, đề xuất sáng kiến giải quyết, hoặc cao hơn nữa là làm những căn cứ, định hướng để người lãnh đạo quản lý ban hành các văn bản quản lý hoạt động của tổ chức. Đó chính là tiền đề và nội dung của các mệnh lệnh, quyết định, chỉ thị, thông tin trong quản lý điều hành. - Cung cấp, phổ biến thông tin : Thông tin phải được phổ biến nhanh chóng, kịp thời đến đúng đối tượng bằng các hình thức thích hợp như truyền đạt các hội nghị, hội ý, bàn giao, phổ biến trực tiếp với cơ sở, phổ biến qua các nguồn tin đại chúng, báo đài... - Bảo quản lưu trữ thông tin : Mục đích của quy trình này là kéo dài thời gian sử dụng các nguồn tin không chỉ để phục vụ cho các nhà quản lý ra quyết định mà còn cần để kiểm chứng thông tin, bổ sung cho các thông tin khác mà cũng không chỉ một lần mà nhiều lần. Do vậy, tài liệu thông tin phải được bảo quản, lưu trữ cẩn thận theo các phương pháp khoa học khác nhau như: lưu trữ các dữ kiện đó vào máy tính, vào phim ảnh hoặc sắp xếp ngăn nắp trật tự vào cặp, giá, tủ để khi cần là có thể tìm được ngay. Qua những lý luận về văn phòng và công tác thông tin trong hoạt động của văn phòng, chúng ta thấy được sự đóng góp trực tiếp của thông tin là khó có thể đo lường hết cả về kinh tế lẫn xã hội. Một nguyên lý có thể nhận thấy rằng hiện nay những khối lượng thông tin khổng lồ rất cần để vận hành bộ máy quản lý và nền kinh tế. Vơi sự ra tăng các yêu cầu thông tin và những quyết định trong việc thu nhập, xử lý, sử dụng, quản lý thông tin đã làm cho văn phòng ngày càng có một vị trí quan trọng hơn trong nền kinh tế. Văn phòng luôn phải gắn liền với hoạt động thông tin vì văn phòng được coi như " Cổng gác thông tin" của một cơ quan vì tất cả các thông tin đến hay đi đều được thu thập, xử lý, chuyển phát tại văn phòng. Từ những thông tin tiếp nhận ( bên ngoài và nội bộ) văn phòng phân loại thông tin theo các kênh thích hợp để chuyển tải hay lưu trữ. Đây là một hoạt động quan trọng trong cơ quan, nó liên quan đến sự thành bại trong những hoạt động của tổ chức nên văn phòng phải tuân theo những quy định, nghiêm ngặt về văn thư - lưu trữ khi thu nhận, xử lý, bảo quản chuyển phát thông tin. Nếu thông tin được thu thập đầy đủ, kịp thời, được xử lý khoa học, đáp ứng yêu cầu quản lý thì lãnh đạo sẽ có được quyết định hữu hiệu, nếu không quyết định của họ sẽ không hiệu quả, ảnh hưởng xấu đến mục tiêu của đơn vị. Chương II Thực trạng công tác thông tin tại văn phòng NGÂN HàNG NÔNg NGHIệP Và PHáT TRIểN NÔNG THÔN Hà Nội A. Khái quát chung về NGÂN HàNG NÔNG NGHIệP Và PHáT TRIểN NÔNG THÔN Hà Nội I. Vài nét về quá trình hình thành của NGÂN HàNG NÔNH NGHIệP Và PHáT TRIểN NÔNG THÔN Hà Nội Chi nhánh NHNo & PHNT Hà Nội (viết tắt: Chi nhánh NHNo & PNTN Hà Nội) là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trực thuộc NHNo & PHNT Việt Nam được thành lập theo quyết định Số 51/QĐ - NHNN ngày 27/6/1998 của Thống đốc Ngân hàng Việt Nam. Theo quyết định này chi nhánh NHNo & PHNT Hà Nội là đại diện uỷ quyền của NHNo & PHNT Việt Nam có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của ngân hàng nhà nước, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Ngân hàng nhà nước. Trụ sở chính của chi nhánh NHNo & PHNT Hà Nội đặt tại số 77 Lạc Trung - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Trong những ngày đầu thành lập, Ngân hàng đã gặp phải rất nhiều khó khăn do quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế theo cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Sau 15 năm hoạt động kinh doanh, Ngân hàng đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào sự nghiệp chung, xây dựng nền kinh tế vững mạnh cho thủ đô Hà Nội. Trải qua nhiều thử thách Ngân hàng ngày càng đi lên và khẳng định chỗ đứng của mình trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. II. Cơ cấu tổ chức Qua 15 năm hoạt động, cùng với sự phát triển liên tục, Ngân hàng luôn chú ý đầu tư thêm trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất hiện có, trẻ hoá đội ngũ cán bộ, đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên (CBCNV), mở rộng các phòng ban; Hiện tại NHNo & PHNT Hà Nội đang hoạt động với 8 phòng ban có 165 CBCNV dưới sự chỉ đạo và quản lý của một Giám đốc, 2 phó Giám đốc. Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán Phòng kiểm soát Phòng kinh doanh Phòng kế hoạch Phòng hành chính Phòng thanh toán quốc tế Phòng tổ chức cán bộ Phòng ngân quỹ Phòng vi tính Sơ đồ tổ chức quản lý NHNo & PTNT Hà Nội Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội là chi nhánh cấp 1. Với sự phát triển không ngừng, đến nay ngân hàng đã thiết lập được 10 chi nhánh trực thuộc, 25 phòng giao dịch và 10 quỹ tiết kiệm đặt tại các quận các chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT Hà Nội. STT Tên chi nhánh Xếp loại Năm thành lập 1 Chi nhánh Chợ Hôm Cấp 2 loại 4 1994 2 Chi nhánh Đồng Xuân nt 1995 3 Chi nhánh Thanh Xuân nt 1995 4 Chi nhánh Tây Hồ nt 1996 5 Chi nhánh Giảng Võ nt 1996 6 Chi nhánh Cầu Giấy nt 1997 7 Chi nhánh Đống Đa nt 1999 8 Chi nhánh KV Tam Trinh Cấp 2 loại 5 1999 9 Chi nhánh Tràng Tiền Cấp 2 loại 4 2002 10 Chi nhánh Chương Dương nt 2002 Bảng chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT Hà Nội III. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 1. Giám đốc - Giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT
Tài liệu liên quan