Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa đăng ký hộ khẩu theo chức năng của cảnh sát

Công tác quản lý nhân khẩu hộ khẩu thực chất là việc quản lí con người về cư trú; đi lại; và làm việc từ khi sinh ra đến khi chết đi. Đó là một trong những biện pháp quan trọng của nhà nước để quản lí xã hội. Đăng kí quản lý nhân khẩu hộ khẩu phải xuất phát từ thực tiễn việc cư trú, đi lại, làm việc của con người trong xã hội mà đề ra các nội dung, biện pháp quản lí cho phù hợp với yêu cầu quản lí xã hội của nhà nước ở từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội khác nhau nhằm đưa trật tự kỷ cương xã hội vào nề nếp. Hiện nay do chính sách mở cửa của nền kinh tế thị trường nên số người từ các tỉnh về cư trú, làm ăn sinh sống tại các thành phố, thị xã ngày một tăng. Số người đăng kí hộ khẩu thường trú ở một nơi nhưng lại làm ăn sinh sống ở nơi khác có chiều hướng tăng nhanh. Việc đó gây không ít khó khăn cho công tác quản lí xã hội của nhà nước nói chung và công tác giữ gìn an ninh trật tự nói riêng. Trong khi đó điều lệ đăng kí quản lý nhân khẩu hộ khẩu của nhà nước ta được ban hành từ năm 1964 đến nay tuy đã nhiều lần bổ sung sửa đổi xong vẫn chưa phù hợp với tình hình hiện nay, gây nhiều khó khăn lúng túng, phiền hà cho không chỉ lực lượng chuyên trách làm công tác quản lí nhân khẩu.

docx69 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa đăng ký hộ khẩu theo chức năng của cảnh sát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công tác quản lý nhân khẩu hộ khẩu thực chất là việc quản lí con người về cư trú; đi lại; và làm việc từ khi sinh ra đến khi chết đi. Đó là một trong những biện pháp quan trọng của nhà nước để quản lí xã hội. Đăng kí quản lý nhân khẩu hộ khẩu phải xuất phát từ thực tiễn việc cư trú, đi lại, làm việc của con người trong xã hội mà đề ra các nội dung, biện pháp quản lí cho phù hợp với yêu cầu quản lí xã hội của nhà nước ở từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội khác nhau nhằm đưa trật tự kỷ cương xã hội vào nề nếp. Hiện nay do chính sách mở cửa của nền kinh tế thị trường nên số người từ các tỉnh về cư trú, làm ăn sinh sống tại các thành phố, thị xã ngày một tăng. Số người đăng kí hộ khẩu thường trú ở một nơi nhưng lại làm ăn sinh sống ở nơi khác có chiều hướng tăng nhanh. Việc đó gây không ít khó khăn cho công tác quản lí xã hội của nhà nước nói chung và công tác giữ gìn an ninh trật tự nói riêng. Trong khi đó điều lệ đăng kí quản lý nhân khẩu hộ khẩu của nhà nước ta được ban hành từ năm 1964 đến nay tuy đã nhiều lần bổ sung sửa đổi xong vẫn chưa phù hợp với tình hình hiện nay, gây nhiều khó khăn lúng túng, phiền hà cho không chỉ lực lượng chuyên trách làm công tác quản lí nhân khẩu. 2. Mục đích nghiên cứu Để giúp cho bản thân không ngừng nâng cao trình độ lí luận và rèn luyện cho mình có một kỹ năng cần thiết trong việc vận dụng lí luận và những kiến thức đã được trang bị vào thực tiễn công tác quản lí nhân khẩu hộ khẩu. Đồng thời để làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, biết tổng kết thực tiễn, đánh giá thực trạng, chỉ ra những hạn chế vướng mắc giúp địa phương nâng cao hiêu quả công tác đăng kí quản lí nhân khẩu hộ khẩu trong tình hình mới. Vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa đăng ký hộ khẩu theo chức năng của cảnh sát QLHC về TTXH". 3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu * Phạm vi đối tượng bị tác động điều chỉnh: Bao gồm những đối tượng bị tác động điều chỉnh bởi điều lệ đăng kí nhân khẩu hộ khẩu. Bao gồm: - Những nhân khẩu thuộc diện KT2: là những người đăng kí hộ khẩu thường trú ở nơi này nhưng thường xuyên cư trú sinh hoạt ở nơi khác trong cùng một tỉnh hoặc thành phố thuộc trung ương nhưng không cùng quận, huyện hoặc thị xã thuộc tỉnh. - Những nhân khẩu hộ khẩu thuộc diện KT3: Là những nhân khẩu hộ khẩu đã cắt hộ khẩu thường trú ở nơi cũ đi đến nơi ở mới hoặc những người đã cắt hộ khẩu ở nơi cũ chuyển đi nơi khác nay quay trở về mà chưa được đăng kí hộ khẩu thường trú trở lại. - Nhân khẩu thuộc diện KT4: Là những nhân khẩu hộ khẩu từ các tỉnh khác đến thành phố, thị xã làm thuê theo thời vụ. Hoặc học sinh, sinh viên đến học nghề tại các cơ sở doanh nghiệp thuộc tư nhân quản lí hoặc nhà nước quản lí mà không ở tập trung trong kí túc xá. * Hoạt động chức năng của lực lượng cảnh sát quản lí hành chính về an ninh trật tự làm công tác quản lí nhân khẩu hộ khẩu bao gồm: Hoạt động chức năng của cảnh sát khu vực, cảnh sát phụ trách xã và hoạt động chỉ huy lãnh đạo, kiểm ra giám sát của công an các cấp về quản lí nhân khẩu hộ khẩu. 4. Phạm vi địa bàn và thời gian nghiên cứu Phạm vi địa bàn nghiên cứu của đề tài là huyện Từ Liêm - Hà Nội, thời gian từ năm 2004-2006. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nhiệm vụ đặ ra là: Khảo sát nghiên cứu tình hình đặc điểm có liên quan đến công tác đăng kí quản lí nhân khẩu hộ khẩu tại địa bàn; khảo sát tình hình các loại nhân khẩu hộ khẩu chưa đăng kí thường trú tại địa bàn huyện Từ Liêm; các biện pháp công tác quản lí nhân khẩu hộ khẩu của công an phường; phân tích những thiếu sót, tồn tại và nguyên nhân của những thiếu sót tồn tại đó. Từ đó đề xuất một số kiến nghị để quản lí chặt chẽ nhân khẩu hộ khẩu thực tế cư trú tại địa bàn. 6. Phương pháp luận Quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng chủ yếu đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quan điểm nghiệp vụ của ngành, lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin như: chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, lí luận về xã hội học... nhằm rút ra kết luận cần thiết phục vụ nghiên cứu đề tài. 7. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu đề tài bản thân sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: phương pháp thống kê, phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp toạ đàm trao đổi kinh nghiệm,phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp qui nạp diễn giải và trực tiếp điều tra quản lí nhân khẩu hộ khẩu thực tế cư trú tại địa bàn. Trên cơ sở đó để phân tích đánh giá rút ra các kết luận cần thiết cho đề tài. 8. Các luận điểm đưa ra Nghiên cứu đề tài chúng tôi đưa ra một số luận điểm sau: - Các kết luận về tình hình đặc điểm có liên quan đến công tác đăng kí quản lí nhân khẩu hộ khẩu thực tế cư trú chưa đăng kí hộ khẩu thường trú tại địa bàn. - Các lực lượng và biện pháp quản lí các loại nhân khẩu hộ khẩu thực tế tại địa bàn. - Các giải pháp cần tiến hành để quản lí chặt chẽ các loại nhân khẩu hộ khẩu nói chung. 9. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Nghiên cứu đề tài có ý nghĩa rất to lớn đối với công an địa phương trong quá trình sử dụng lực lượng và các biện pháp nghiệp vụ để quản lí nhân khẩu hộ khẩu thực tế cư trú tại địa bàn nhưng chưa đăng kí hộ khẩu thường trú về lâu dài. Mặt khác nó còn có ý nghĩa thiết thực đến việc bổ sung điều chỉnh nội dung cho môn học quản lí nhân khẩu hộ khẩu tại trường đại học cảnh sát nhân dân. Đồng thời góp phần tích cực đến công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học cảnh sát nhân dân trên lĩnh vực này. 10. Cấu trúc của chuyên đề Chuyên đề bao gồm các phần như sau: Phần mở đầu Phần nội dung: gồm 3 chương: Chương I: Nhận thức cơ bản về đăng ký, quản lý hộ nhân khẩu thực tế nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu Chương II: Thực trạng nhân khẩu cư trú nhưng chưa đăng ký hộ khẩu và các biện pháp giải quyết của lực lượng CSQLHC về TTXH trên địa bàn huyện Từ Liêm. Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu theo chức năng của CSQLHC về TTXH. CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ HỘ NHÂN KHẨU THỰC TẾ NHƯNG CHƯA ĐƯỢC ĐĂNG KÝ HỘ KHẨU 1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUẢN LÝ HỘ KHẨU, NHÂN KHẨU 1.1.1. Khái niệm, vai trò của quản lý hộ khẩu, nhân khẩu - Vài nét về quá trình hình thành, phát triển của công tác QLHK, NK. QLHK, NK được xác định là một trong những nội dung cơ bản của QLHC về ANTT. Đây thực chất là quá trình quản lý hoạt động cư trú của con người. Nó có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu. Hoạt động QLHK, NK không chỉ có ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng tiến hành, chỉ khác nhau về mục đích, hình thức, biện pháp, mức độ và phạm vi áp dụng. Bản thân nó thực sự là một vấn đề quan trọng và cần thiết đối với mỗi quốc gia, trong việc quản lý hoạt động của con người. QLHK, NK được Nhà nước ta tiến hành từ rất sớm. Ngay sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc (1954), công tác ĐKQLHK được Nhà nước ta quan tâm, nghiên cứu, tổ chức chỉ đạo nhằm từng bước góp phần củng cố chính quyền cách mạng, tăng cường việc quản lý xã hội, ổn định tình hình ANTT. Đầu năm 1955, công tác ĐKQLHK được tiến hành thí điểm ở một số nơi như Thành phố Nam Định, Thị xã Bắc Ninh, Thị xã Sơn Tây, sau mở rộng thêm các địa bàn Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Đông. Đầu năm 1956 được mở thêm ở các địa bàn khác: Hải Phòng, Đồng Hới, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Ninh Giang, Việt Trì... Công tác ĐKQLHK cơ bản hoàn thành trong phạm vi toàn miền Bắc năm 1959. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, công tác ĐKQLHK tiến hành trong cả nước kể từ năm 1976. Những năm đầu khi hoà bình lập lại (1954), Nhà nước ta chưa ban hành Điều lệ ĐKQLHK chính thức mà chỉ đưa ra các quy định tạm thời do Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố từng địa phương công bố. Năm 1957, bản Điều lệ tạm thời về ĐKQLHK được chỉnh lý, bổ sung sửa đổi ban hành. Điều lệ ĐKQLHK đầu tiên được ban hành kèm theo Nghị định 104/CP ngày 27/06/1964 của Hội đồng Chính phủ. Đây là văn bản chính thống do Nhà nước ta ban hành quy định về việc ĐKQLHK và được thực hiện chung, thống nhất trên phạm vi toàn miền Bắc. Trong điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, công tác quản lý xã hội của ta còn nhiều khó khăn, cuộc điều tra dân số không có điều kiện thực hiện. Cho nên ngày 29/02/1968, Hội đồng Chính phủ ra tiếp Nghị định 32/CP về việc thống nhất công tác ĐKQLHK và thống kê dân số, lấy kết quả công tác QLHK, NK làm cơ sở để các ngành khai thác số liệu về dân số phục vụ công tác quản lý xã hội. Do biến động của tình hình thực tế nên các quy định trong các văn bản và điều lệ ban hành theo Nghị định 104/CP (ngày 27/6/1964) không còn phù hợp. Vì vậy, Quyết định 167/QĐ, điều lệ ĐKQLHK ban hành theo Nghị định 04/CP (ngày 7/01/1988) đã bộc lộ những thiếu sót hạn chế nhất định. Chính vì điều đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 51/CP ngày 10/05/1997 thay thế các văn bản quy định trước đây về công tác ĐKQKHK. Công tác QLHK, NK luôn được xác định là một trong những biện pháp quan trọng góp phần tăng cường việc quản lý xã hội của Nhà nước. Công tác này Nhà nước giao cho cơ quan Công an trực tiếp tiến hành, các chỉ đạo thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Nghị định 51/CP ngày 10/05/1997 đã xác định rõ: "Đăng ký và quản lý hộ khẩu là biện pháp quản lý hành chính của Nhà nước nhằm xác định việc cư trú của công dân, tăng cường quản lý xã hội, giữ vững ANCT và TTATXH. Chính phủ giao cho BNV (Nay là Bộ Công an) phụ trách việc ĐKQLHK". Khái niệm đăng ký, quản lý hộ khẩu: ĐK, QLHK là quá trình cơ quan Công an dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước để tiến hành đăng ký, quản lý hoạt động cư trú của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật quy định phục vụ cho công tác quản lý xã hội của Nhà nước; công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Đăng ký và quản lý hộ khẩu có những điểm khác biệt nhau nhưng thực tế đây là một quá trình liên tục, kế tiếp đan xen và có quan hệ biện chứng với nhau. Trong đăng ký đã có nội dung yêu cầu của quản lý và trong quản lý đã bao hàm các nội dung của đăng ký và thực sự đây là một chỉnh thể thống nhất. Ở Việt Nam, dưới chế độ phong kiến thực dân, việc quản lý con người được coi là một phương tiện, công cụ đắc lực để duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột. Thông qua hoạt động này, Nhà nước phong kiến và giai cấp thống trị không chỉ để bóc lột người lao động mà đây còn là công cụ kiểm soát khống chế, đàn áp nhân dân và những người cách mạng tiến bộ. Đối với Nhà nước Việt Nam, công tác QLHK, NK được Đảng và Nhà nước ta xác định là biện pháp quản lý hành chính của Nhà nước. Nó có vai trò, vị trí quan trọng trong việc xác định quyền cư trú của công dân, tạo điều kiện để công dân thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và hưởng các quyền lợi và Hiến pháp quy định. Mặt khác, QLHK, NK còn có vai trò quan trọng trong việc quản lý xã hội của Nhà nước. Nó cung cấp tài liệu, số liệu về HK, NK và tạo điều kiện để các ngành các cấp trong việc định hướng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH, QLHK, NK được lực lượng Công an xác định đây là một trong những công tác nghiệp vụ rất cơ bản, là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài: "Quản lý hộ khẩu là công tác chiến lược rất cơ bản có nội dung chính trị xã hội và nghiệp vụ". Công tác QLHK, NK không chỉ đơn thuần thực hiện chức năng QLXH của Nhà nước, là cơ sở để các cấp, các ngành khai thác sử dụng đảm bảo cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản quan trọng giúp cho cơ quan Công an đi sâu nắm chắc từng người làm cơ sở cho các hoạt động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Thông qua công tác QLHK, NK lực lượng Công an nắm chắc lai lịch, đặc điểm nghề nghiệp, thái độ chính trị và hoạt động của từng người dân, trên cơ sở đó mà phân biệt "người tốt", "người xấu", "người tích cựcô, "người tiêu cựcô. Phát hiện và đấu tranh đối với các loại đối tượng phạm tội và những người có hành vi vi phạm pháp luật... Trên cơ sở các tài liệu của công tác này, lực lượng Công an xác định được đối tượng đấu tranh, biết dựa vào ai, tranh thủ ai, giúp đỡ ai, cảm hoá giáo dục ai. Đồng thời đây còn là căn cứ, là cơ sở để lực lượng Công an triển khai thực hiện tốt các mặt nghiệp vụ cơ bản khác. Thực tiễn trong những năm qua, bằng các hoạt động của công tác QLHK, NK lực lượng Công an đã thu thập tích lũy được rất nhiều tài liệu về từng hộ, từng người trong các khu vực dân cư. Những tài liệu này có tác dụng rất to lớn trong việc khai thác phục vụ cho các mặt công tác nghiệp vụ của lực lượng Công an như: phát hiện đối tượng điều tra còn sót bổ sung kịp thời các tài liệu thông tin về con người tạo điều kiện cho các hoạt động trinh sát bí mật, kịp thời phát hiện các đối tượng truy nã, truy tìm, xác định tung tích nạn nhân... QLHK, NK còn cung cấp các tài liệu cần thiết về con người phục vụ cho việc lựa chọn đặc tính, cơ sở bí mật, cộng tác viên danh dự, đội ngũ cán bộ cơ sở, lực lượng nòng cốt làm công tác ANTT tại cơ sở. QLHK, NK là cơ sở và điều kiện để triển khai, thực hiện các mặt công tác nghiệp vụ khác. Nó cung cấp tài liệu cần thiết về lai lịch gốc tích của con người phục vụ cho việc lập hồ sơ xử lý, truy tìm kẻ phạm tội, phục vụ cho các mặt công tác điều tra, truy tố, xét xử... Chính vì vậy, công tác QLHK, NK được xác định là công tác điều tra nghiên cứu sâu sát toàn diện về con người, là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng của biện pháp quản lý hành chính về ANTT. Công tác QLHK, NK vừa phục vụ cho các yêu cầu trước mắt mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác để đảm bảo bảo vệ ANQG và giữ TTATXH. 1.1.2. Phạm vi đối tượng, nội dung phương pháp quản lý hộ khẩu, nhân khẩu 1.1.2.1. Phạm vi đối tượng điều chỉnh QLHK, NK là hoạt động quản lý cư trú của công dân nên đối tượng điều chỉnh của QLHK, NK là con người. Tuy nhiên phạm vi đối tượng điều chỉnh của công tác QLHK, NK được đưa ra phù hợp với từng thời điểm cụ thể. Trước đây, đối tượng điều chỉnh của công tác QLHK, NK bao gồm tất cả công dân Việt Nam; Điều lệ hộ khẩu ban hành kèm theo Nghị định 104/CP ngày 27/06/1964 của Hội đồng Chính phủ tại Điều 2 có ghi: "Công dân nước Việt Nam đều phải thi hành các quy định của Điều lệ này". Đến Điều lệ QLHK, NK ban hành kèm theo Nghị định 04/CP ngày 07/01/1988 đã có sự điều chỉnh lại phù hợp về phạm vi, đối tượng chỉ áp dụng đối với công dân Việt Nam. Tại Điều 2 - Nghị định 51/CP (ngày 10/5/1997) đã xác định cụ thể: "Mọi công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền và nghĩa vụ thực hiện việc ĐK, QLHK ở nơi cư trú gọi là hộ khẩu thường trú. Khi chuyển đến cư trú ở nơi mới phải thực hiện đầy đủ các chế độ ĐK, QLHK theo quy định". Đối với người nước ngoài có mặt trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài nay trở về nước và hiện đang có mặt trên lãnh thổ Việt Nam thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. Riêng đối với người là cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng vũ trang như Quân đội, Công an được quy định cho phù hợp với tính chất công tác. Tại Điều 6, Nghị định 51/CP quy định: "Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, công nhân, nhân viên của quân đội và công an nhân dân ở trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể của quân đội, Công an thì ĐK, QLHK theo quy định riêng của Bộ Quốc phòng và BNV (nay là Bộ Công an). Sỹ quan, quân nhân và Công an nhân dân hàng ngày ở với gia đình hoặc có nhà ở hợp pháp thì được đăng ký hộ khẩu gia đình theo quy định của Nghị định này". Tại Điều 3 - Nghị định 51/CP quy định: "Những người đang trong thời gian thi hành bản án của Toà án những người đang phải thi hành bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấm cư trú thì không được đăng ký thường trú ở khu vực cấm". Như vậy trong Nghị định 51/CP đã quy định rõ phạm vi đối tượng điều chỉnh của công tác ĐK, QLHK là những công dân Việt Nam, những người có quốc tịch Việt Nam, việc ĐK, QLHK gắn liền với từng địa bàn cụ thể và được thực hiện thống nhất trên toàn lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Quy định như vậy là rất cụ thể, rõ ràng giúp cho lực lượng Công an nhân dân trực tiếp thực hiện công tác QLHK, NK chính xác, cụ thể hơn. 1.1.2.2. Nội dung công tác đăng ký quản lý hộ khẩu Theo quy định của Nghị định số 51/CP ngày 10/05/1997 và Thông tư 06/TT-BNV của Bộ nội vụ (nay là Bộ Công an) ngày 20/6/1997 việc thực hiện ĐK, QLHK bao gồm 5 nội dung cơ bản sau: - Đăng ký, quản lý thường trú. - Đăng ký, quản lý tạm trú. - Đăng ký, quản lý tạm vắng. - Đăng ký bổ sung điều chỉnh những thay đổi khác về hộ khẩu, nhân khẩu. - Kiểm tra xử lý vi phạm về ĐK, QLHK. Nhưng hai nội dung (đăng ký bổ sung điều chỉnh những thay đổi khác về hộ khẩu nhân khẩu; kiểm tra xử lý vi phạm về ĐK, QLHK) thực chất đây là biện pháp cụ thể để thực hiện việc đăng ký và QLHK, NK. Do vậy, nội dung chính của QLHK, NK tập trung vào 3 vấn đề cơ bản là: Thứ nhất: ĐK, QLHK thường trú là dựa vào các quy định cụ thể về việc đăng ký, QLHK, NK để đăng ký ghi nhận vào sổ hộ khẩu và áp dụng các biện pháp để quản lý đối với những hộ, những nhân khẩu thường xuyên cư trú trên một địa bàn nhất định theo đơn vị hành chính. Công tác ĐK, QLHK thường trú là một trong những nội dung quan trọn của công tác QLHK, NK, nhằm giúp cho việc nắm vững số người hiện cư trú có mặt tại địa bàn. Đối với hộ khẩu phải nắm vững: Tổng số hộ, nhân khẩu, tình hình đặc điểm, sự di biến động và những vấn đề thay đổi về hộ khẩu; Đặc điểm chỉ tiết những nhân khẩu có trong hộ; số hộ đã được đăng ký, chưa đăng ký, lý do và biện pháp giải quyết từng trường hợp; đi sâu nắm các hộ có vấn đề phức tạp; Thái độ chấp hành chính sách, pháp luật, các quy định về hộ khẩu. Còn đối với nhân khẩu cần nắm vững 4 nội dung: Lai lịch bản thân; mối quan hệ gia đình; nghề nghiệp, đời sống kinh tế; thái độ chính trị hiện tại với từng đối tượng. Với từng đối tượng cần quản lý nắm vững yêu cầu 4 biết: Biết mặt, biết tên, tuổi, đặc điểm tâm lý, căn cước nhận dạng, nơi ở, nơi làm việc của đối tượng; biết điều kiện hoàn cảnh kinh tế của bản thân và gia đình đối tượng; biết thái độ cải tạo của đối tượng. Đây là cơ sở để các cơ quan thống kê, tổng hợp số liệu về dân số, tình hình đặc điểm dân cư, cung cấp cho cơ quan chức năng có liên quan nghiên cứu, sử dụng trong công tác QLXH của Nhà nước. Đảm bảo được quyền tự do cư trú hợp pháp của công dân, phục vụ lợi ích chính đáng và nhằm đảm bảo cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật. QLHK, NK thường trú còn giúp lực lượng Công an nắm chắc từng người, phân biệt người tốt kẻ xấu, nắm được đối tượng chính trị, hình sự trong diện quản lý nghiệp vụ phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Thứ hai: Đăng ký, quản lý tạm trú là dựa vào các quy định về ĐK, QLHK để đăng ký và quản lý những nhân khẩu thường trú ở một nơi nhưng do yêu cầu công tác, thăm viếng, chữa bệnh... họ đến ở lại một địa phương khác trong thời gian nhất định ngoài đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Đăng ký quản lý nhân khẩu tạm trú là một nơi dung quan trọng trong công tác QLHK, NK. Đây chính là quá trình tiến hành đăng ký, quản lý đối với những người từ 15 tuổi trở lên, không phải là nhân khẩu thường trú trong phạm vi phường, xã, thị trấn. Họ là những người từ địa phương khác chuyển đến công tác, học tập, du lịch, chữa bệnh, tìm kiếm việc làm tại địa phương... trong thời gian nhất định và có ở lại qua đêm. Với quy định như vậy nên những nhân khẩu tam trú sẽ đăng ký tạm trú với hai hình thức: Đăng ký tạm trú cho các nhân khẩu có tính vãng lai và đăng ký tạm trú có thời hạn. Tiến hành nội dung này là nhằm phát hiện được những biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội, những đối tượng có lệnh truy nã, đối tượng đang lẩn trốn, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật khác. Đồng thời là điều kiện để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ trong việc chấp hành các hoạt đ
Tài liệu liên quan