Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triểnquan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Vào những năm đầu những năm của thập kỷ 90 trở lại đây, việc mở rộng hội nhập và hợp tác kinh tế đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của quá trình phát triển nền kinh tế. Những lợi ích kinh tế của việc hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho mỗi thành viên tham gia, những lợi ích kinh tế mà không một quốc gia nào có thể phủ nhận. Việt Nam cũng vậy, để đẩy mạnh quá trình Công nghiệp hoá Hiện đại hoá, Đảng và nhà nước ta đã và đang thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá và đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, lấy mục tiêu vì hoà bình và phát triển làm tiêu chuẩn cho mọi hoạt động đối ngoại. Đồng thời, trong bối cảnh phân công lao động quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, việc hợp tác kinh tế quốc tế đã và đang trở thành cách tốt nhất để các quốc gia phát huy được tối đa lợi thế của mình, cũng như khai thác triệt để những lợi ích của các quốc gia khác để phục vụ cho nước mình. Không nằm ngoài xu thế trên, cả Việt Nam và Nhật Bản đều đã tìm thấy ở nhau những điều kiện thuận lợi, cũng như lợi ích kinh tế của bản thân mỗi nước khi xây dựng, phát triển và củng cố mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước. Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, trong quan hệ buôn bán giữa Việt Nam - Nhật Bản còn có một số hạn chế cần được khắc phục, loại bỏ nhằm phát triển hơn nữa cho xứng với tiềm năng của hai nước, đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới. Việc nghiên cứu những thành tựu và những mặt tồn tại đó là rất cần thiết nên nhóm em quyết định nghiên cứu đề tài: :”Thực trạng và giải pháp phát triểnquan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản”

doc44 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triểnquan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh mục bảng biểu Bảng 1: Xếp hạng thị trường Nhật năm 2010 đối với hàng xuất khẩu Việt Nam Bảng 2: 10 chủng loại mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2010 so với năm 2009 Bảng 3:Thống kê hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản ở Việt Nam năm 2010 so với năm 2009 Biểu đồ 1: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản trong giai đoạn 1997 – 2010 Danh mục các từ viết tắt AJCEP : Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản APEC: Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ARF: Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEM: Diễn đàn Hợp tác Á-Âu DN: Doanh nghiệp EAS : Hội nghị cấp cao Đông Á EU: Liên minh châu Âu JVEPA : Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản GSP: Hệ thống ưu đãi phổ cập METI : Bộ trưởng Kinh tế-Thương mại-Công nghiệp Nhật Bản ODA: Nguồn vỗn hỗ trợ phát triển chính thức TBCN : Tư bản chủ nghĩa UN: Liên hợp quốc UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hiệp quốc VJEPA : Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản VJEPA : Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa Lời nói đầu 1. Tính tất yếu của nội dung nghiên cứu Vào những năm đầu những năm của thập kỷ 90 trở lại đây, việc mở rộng hội nhập và hợp tác kinh tế đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của quá trình phát triển nền kinh tế. Những lợi ích kinh tế của việc hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho mỗi thành viên tham gia, những lợi ích kinh tế mà không một quốc gia nào có thể phủ nhận. Việt Nam cũng vậy, để đẩy mạnh quá trình Công nghiệp hoá Hiện đại hoá, Đảng và nhà nước ta đã và đang thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá và đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, lấy mục tiêu vì hoà bình và phát triển làm tiêu chuẩn cho mọi hoạt động đối ngoại. Đồng thời, trong bối cảnh phân công lao động quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, việc hợp tác kinh tế quốc tế… đã và đang trở thành cách tốt nhất để các quốc gia phát huy được tối đa lợi thế của mình, cũng như khai thác triệt để những lợi ích của các quốc gia khác để phục vụ cho nước mình. Không nằm ngoài xu thế trên, cả Việt Nam và Nhật Bản đều đã tìm thấy ở nhau những điều kiện thuận lợi, cũng như lợi ích kinh tế của bản thân mỗi nước khi xây dựng, phát triển và củng cố mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước. Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, trong quan hệ buôn bán giữa Việt Nam - Nhật Bản còn có một số hạn chế cần được khắc phục, loại bỏ nhằm phát triển hơn nữa cho xứng với tiềm năng của hai nước, đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới. Việc nghiên cứu những thành tựu và những mặt tồn tại đó là rất cần thiết nên nhóm em quyết định nghiên cứu đề tài: :”Thực trạng và giải pháp phát triểnquan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản” 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về nền kinh tế Nhật Bản và tình hình quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản để tìm ra những mặt hạn chế từ phía nước ta để đề ra giải pháp khắc phục và tận dụng những ưu đãi từ phía Nhật Bản mang lại từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương đẵ kí kết. Từ đó nâng quan hệ thương mại song phương hai nước lên một tầm cao mới phù hợp với tiềm năng cảu hai nước, đưa Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược hàng đầu của Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quan hệ thương mại song phương giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Do thời gian tìm hiểu và thực hiện đề tài có hạn nên nhóm em chỉ tiến hành đề tài này bằng cách thu thập tài liệu thông quan mạng thứ cấp về thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản và các hiệp định thương mại đã được chính phủ hai nươc kí kết. Từ đó tìm kiếm giải pháp mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện để nâng cao quan hệ thương mại của hia nước. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp thu thập và xử lý số liệu: thu thập thông tin từ sách báo, thông tin từ các tổ chức và Bộ công thương, các tổ chức chính phủ khác thông qua mạng Internet... sau đó phân tích và so sánh số liệu đẵ thu thập được để tìm ra các thông tin phù hợp nhất với đề tài. 5. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài luận gồm 3 chương: - CHƯƠNG 1: Lược sử quan hệ Việt- Nhật (1973 – 1991 - CHƯƠNG 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1992 đến nay - CHƯƠNG 3: Định hướng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản. CHƯƠNG 1: Lược sử quan hệ Việt- Nhật (1973 – 1991) Mặc dù quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã được chính thức thiết lập kể từ ngày 21/9/1973, song do nhiều nguyên nhân lịch sử và đương đại khác nhau cùng chi phối, trong đó phải kể đến nguyên nhân cơ bản nhất là mỗi nước đều thuộc về một hệ thống chính trị-xã hội khác biệt, nên từ đó đến nay quan hệ giữa hai nước cũng đã từng trải qua những bước thăng trầm trong sự phát triển. Căn cứ vào động thái đó, ta có thể phân chia tiến trình phát triển quan hệ giữa hai nước từ năm 1973 đến năm 1991 thành hai giai đoạn: 1973-1978 và 1979-1991. 1.1. Giai đoạn 1973 – 1978 - Trước năm 1975 do chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ gây ra, hai miền Nam-Bắc Việt Nam còn bị chia cắt và thuộc về hai hệ thống chính trị-xã hội đối lập nhau, nên quan hệ Việt- Nhật chưa có điều kiện phát triển. - Chỉ từ sau ngày 30/41975, khi đất nước Việt Nam đã thống nhất, quan hệ giữa hai nước mới từ đó được nâng dần lên. Tháng 10/1975 và tháng 1/1976, Việt Nam và Nhật Bản đã trao đổi Đại sứ quán ở thủ đô của mỗi nước. Chính phủ Nhật Bản đã ký thoả thuận về việc bồi thường chiến tranh cho Việt Nam với danh nghĩa viện trợ không hoàn lại 13,5 tỷ yên (tương đương 49 triệu USD ). Tiếp theo đó, trong hai năm 1977-1978, Chính phủ hai nước đã ký kết thoả thuận về việc Việt Nam nhận trả nợ cũ của Chính quyền Sài Gòn trước đây 20,8 tỷ yên, Nhật Bản cam kết viện trợ không hoàn lại 16 tỷ yên cho Việt Nam trong 4 năm ( kể từ năm1978 ) và cho Việt Nam vay 20 tỷ yên trong 2 năm 1978-1979. Tính đến hết năm 1978, phía Nhật Bản đã cho Việt Nam vay 10 tỷ yên, viện trợ không hoàn lại 4 tỷ yên. Phía Việt Nam cũng đã trả gần 3 tỷ yên nợ cũ của Chính quyền Sài Gòn. Các quan hệ khác như trao đổi kinh tế thương mại, giao lưu văn- hoá xã hội những năm này tuy vẫn diễn ra nhưng nhìn chung chỉ là khởi sắc ban đầu, do đó chưa đáng kể. 1.2. Giai đoạn 1979 – 1991 Đây là giai đoạn " lạnh nhạt " và đầy khó khăn đã diễn ra trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Nguyên nhân chủ yếu vì vấn đề Campuchia. Do không đồng quan điểm với Việt Nam, phía Nhật Bản đã đơn phương ngừng các mối quan hệ chính thức , đông kết các khoản viện trợ đã cam kết, đưa ra yêu cầu Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia làm điều kiện để phía Nhật mở lại viện trợ. Mặt khác, Nhật Bản đã phối hợp với Mỹ và phương Tây thực hiện bao vây cấm vận kinh tế Việt Nam, ngăn cản các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế cho Việt Nam vay tiền... Trên thực tế, sự " lạnh nhạt " cùng với các biện pháp " cứng rắn " trên đây của Nhật Bản đối với Việt Nam như nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho rằng có phần chủ yếu là do ảnh hưởng của Mỹ từ những ràng buộc bởi Hiệp ước liên minh Nhật - Mỹ đã được hai bên ký kết từ sau Thế chiến thứ hai, chứ không hẳn là vì ý muốn chủ quan của Nhật Bản.Có hai lý do chính giải thích cho vấn đề này: - Thứ nhất, Nhật Bản khi này đã luôn mong muốn thực thi một chính sách đối ngoại nhằm nâng cao vị thế chính trị nước lớn trên thế giới, nhất là ở châu Á, đặc biệt là ở Đông Á, mà Việt Nam như đã biết là một quốc gia cộng sản có vị trí,vai trò quan trọng nhiều mặt lại vừa đánh thắng Mỹ... nên Nhật Bản không thể không muốn có quan hệ với Việt Nam; - Thứ hai, như đã biết , Nhật Bản và Việt Nam là hai nước vốn đã các mối quan hệ giao lưu từ lâu đời, nhất là trong lĩnh vực kinh tế thương mại đã đem lại nhiều lợi ích lớn cho cả hai nước, đặc biệt là cho phía Nhật do là nước nghèo tài nguyên, vì thế Nhật Bản rất cần duy trì các quan hệ hợp tác phát triển với Việt Nam. Chính vì thế, mặc dù "lạnh nhạt và cứng rắn" với Việt Nam nhưng suốt thời gian này, Nhật Bản vẫn tiếp tục "giữ cầu" quan hệ với Việt Nam nên cuối thập niên 1980 vẫn có giao lưu, hợp tác phát triển văn hóa như : Hỗ trợ tài chính của phía Nhật Bản dành cho Việt Nam để xây dựng các cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị văn hoá thông tin. Đó là các dự án như: 24 triệu yên cho Bộ Văn hoá năm 1987; 10 triệu yên cho việc bảo dưỡng và tôn tạo phố cổ Hội An thông qua Tổ chức UNESCO năm 1989; 23 triệu yên cho mua sắm trang thiết bị in ấn các chương trình văn hoá giáo dục cho Đài Truyền hình Việt Nam năm 1990; 18 triệu yên cho việc xây dựng và mua sắm các trang thiết bị của nhà hữu nghị. Cho đến khi Việt Nam thực thi công cuộc đổi mới theo đường lối mở cửa từ cuối năm 1986 và từng bước rút dần quân đội khỏi Campuchia thì giao lưu hai nước đã được nối lại ngay qua các chuyến thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tháng 10/1990, Ngoại trưởng Nhật Bản Nakayama thăm Việt Nam tháng 6/1991. Cùng thời gian này, Nhật Bản cũng đã nối lại viện trợ nhân đạo, y tế, văn hoá và giáo dục cho Việt Nam nhưng còn ở quy mô nhỏ. Như vậy do điều kiện lịch sử nhất định nên nước Nhật đẵ thi hành một số chính sách khiến cho giao lưu kinh tế, văn hóa hai nước Việt Nam – Nhật Bản bị gián đoạn. Tuy vậy thì giai đoạn này quan hệ hai nước cũng đẵ dần được phát triển, làm tiền đề cho giai đoạn sau này. CHƯƠNG 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1992 đến nay. 2.1 Hiệp định thương mại Việt – Nhật 2.1.1 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam ký kết với các nước Việt nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thu nhập với hơn 40 nước trên thế giới trong đó có Nhật Bản kí kết ngày 24/10/1995 và bắt đầu có hiệu lực ngày 31/12/1995. Mục đích ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế  hai lần nhằm loại bỏ việc đánh thuế trùng bằng cách: (a) miễn, giảm số thuế phải nộp tại Việt nam cho các đối tượng cư trú của nước ký kết hiệp định; hoặc (b) khấu trừ số thuế mà đối tượng cư trú Việt nam đã nộp tại nước ký kết hiệp định vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Ngoài ra, Hiệp định còn tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế các nước kết trong công tác quản lý thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản. 2.1.2 Sáng kiến Việt Nam- Nhật Bản Ngày 7/4/2003, Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đã thống nhất và quyết định thực hiện Sáng kiến chung Nhật Bản - Việt Nam nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam. Sáng kiến này có mục đích tăng cường sức cạnh tranh về kinh tế của Việt Nam thông qua xúc tiến đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Mục tiêu cụ thể của Sáng kiến này là chia sẻ, áp dụng các chính sách, biện pháp đặc biệt và ưu tiên, với phương châm phát huy triệt để sự tham gia và cam kết một cách tích cực của chính phủ hai nước. Sáng kiến này được thực hiện trên nhiều lĩnh vực và nhất là trong lĩnh vực đầu tư như luật đầu tư, cơ chế hành chính, thủ tục hành chính, phát triển và xây dựng chiến lược thu hút đầu tư, xây dựng chương trình xúc tiến thương mại… sang kiến này là tiến đề để chính phủ hai nước đi đến kí kết “ hiệp đinh về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản” được kí kết ngày 14/11/2003. 2.1.3 Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản Ngày 19 tháng 11 năm 2003, tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam tại Hà Nội, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Norio Hattori và Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã ký công hàm trao đổi để “Hiệp định giữa Nhật Bản và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư” có hiệu lực. Xét từ góc độ tự do hóa đầu tư và bảo hộ quyền lợi của nhà đầu tư thì hiệp định đầu tư này ở mức độ cao. Hiệp định quy định các nguyên tắc đối xử quốc gia trong giai đoạn cấp phép đầu tư và quy định cấm về mặt nguyên tắc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ. Hiệp định này có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo tính minh bạch, tính ổn định về pháp luật và tính dự báo cho nhà đầu tư. Đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam được mong đợi sẽ tăng đột phá sau khi Hiệp định có hiệu lực. (Trong điều kiện Hiệp định được ký và môi trường đầu tư được cải thiện nhờ thực hiện Sáng kiến chung Nhật Bản – Việt Nam, vốn đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam đang tăng đều, vốn đầu tư từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay tăng khoảng 2,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 198 triệu 710 nghìn đô la Mỹ. Hiệp đinh mong muốn thúc đẩy hơn nữa đầu tư nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia; - Nhằm tạo thêm những điều kiện thuận lợi đối với việc đầu tư của các nhà đầu tư của nước này trong Khu vực của nước kia; - Nhận thức được tầm quan trọng ngày càng lớn của quá trình tự do đầu tư đối với thúc đẩy đầu tư và sự phồn vinh cho hai quốc gia; và - Nhận thức được các mục tiêu trên có thể đạt được mà không ảnh hưởng đến việc áp dụng chung các biện pháp về sức khỏe, an toàn và môi trường; 2.1.4 Hiệp định song phương ASEAN- Nhật Bản (AJCEP) Hiệp định AJCEP là văn kiện pháp lý quan trọng, xác lập mối quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện, chặt chẽ giữa ASEAN và Nhật Bản trong thời gian tới. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (EPA) song phương nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư. Việc ký kết Hiệp định AJCEP sẽ diễn ra tại thủ đô của 10 nước ASEAN và Nhật Bản theo hình thức ký luân phiên. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP)đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/12/2008. Nội dung Theo hiệp định trên, Nhật Bản sẽ xoá bỏ ngay lập tức thuế quan đối với 90% hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN.6 nước ASEAN, gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan sẽ bãi bỏ thuế quan đối với 90% hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản về cả giá trị và số mặt hàng trong vòng 10 năm tới.Tiến trình trên đối với 4 nước ASEAN còn lại gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar sẽ được thực hiện chậm hơn. Tại cuộc gặp cấp cao ASEAN-Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda cam kết tăng cường hợp tác với ASEAN trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có hỗ trợ chống dịch cúm gia cầm. Hiệp định mới giữa Nhật Bản với khối ASEAN phải tạo ra các giá trị gia tăng và bổ sung cho các hiệp định song phương. Hiệp định khu vực phải góp phần nâng cao giá trị của các hiệp định song phương và ngược lại, các hiệp định song phương đóng vai trò mở đường để tạo ra một mô hình hiệp định khu vực hiệu quả hơn. Về khả năng ký kết hiệp định về đầu tư, bài toán tương tự cũng được đặt ra tại tiểu ban về đầu tư, với mục tiêu có thể đạt được thỏa thuận về vấn đề này vào năm 2011. Cho đến nay, Nhật Bản đã có hiệp định đầu tư song phương với 9 nước thành viên ASEAN (trừ Mianma). Ngoài ra, tại Hội nghị hai bên đã thảo luận về chương trình hợp tác trong khuôn khổ AJCEP. ASEAN dự định đưa ra một số đề xuất hợp tác trong quản lý rừng và xây dựng nhãn mác về môi trường trong các sản phẩm, hàng hóa, lĩnh vực mà Nhật Bản có ưu thế. Việt Nam được hưởng lợi từ hiệp định Việt Nam là một trong số các nước hưởng tương đối nhiều ưu đãi trong hiệp định này. Việt Nam có lộ trình cam kết dài hơn so với một số nước khác nhưng lại được hưởng ưu đãi như các nước ASEAN khác khi tiếp cận thị trường Nhật Bản. Tỷ lệ sử dụng các ưu đãi thuế quan của doanh nghiệp Việt Nam trong AJCEP tương đối cao, chiếm khoảng 27% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản. Đây có thể coi là một mô hình đàm phán thành công của Việt Nam bởi vì AJCEP thực sự mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước. Đối với các nước khác, việc thực hiện AJCEP tương đối thuận lợi. Trong giai đoạn từ 2010 đến khi kết thúc, ASEAN và Nhật Bản dự kiến sẽ đưa ra lộ trình toàn diện cho các cam kết cắt giảm thuế quan. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại hàng hóa, ASEAN và Nhật Bản cùng trao đổi quan điểm về việc cải thiện các quy tắc về xuất xứ theo hướng dễ thực hiện hơn nhằm giúp các doanh nghiệp hai bên tiếp cận thị trường của nhau. Nhật Bản và ASEAN đã nêu ra một số mặt hàng họ quan tâm, nhưng hai bên chỉ dừng lại ở việc ghi nhận các quan điểm của nhau và nhất trí sẽ tiếp tục thảo luận trong thời gian tới. Nhật Bản dành ưu đãi GSP cho một số mặt hàng của các nước đang phát triển và kém phát triển, trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang nước này. Hơn nữa, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO từ 1/1/2007, với cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa từ mức bình quân hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm. Đây là cơ hội để các DN có thể tận dụng những ưu đãi này để nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu và công nghệ của Nhật Bản để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 2.1.5 Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) Nhật Bản dành ưu đãi GSP cho một số mặt hàng của các nước đang phát triển và kém phát triển, trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang nước này. Việt Nam đã chính thức ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) vào ngày 1/4/2008 và hiệp định này dự kiến sẽ có hiệu lực từ cuối năm 2008. Trong khuôn khổ AJCEP, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị thương mại hai chiều Việt – Nhật trong 16 năm. Việt Nam mặc nhiên hưởng lợi từ ưu đãi của Nhật Bản cam kết dành chung cho ASEAN. Theo cam kết AJCEP, Nhật Bản đã loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị thương mại Việt – Nhật trong vòng 10 năm. Hơn nữa, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO từ 1/1/2007, với cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa từ mức bình quân hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm. Đây là cơ hội để các DN có thể tận dụng những ưu đãi này để nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu và công nghệ của Nhật Bản để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 2.1.6 Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản ( hay được gọi tắt là JVEPA) là một hiệp định tự do hóa thương mại, dịch vụ, bảo hộ đầu tư và khuyến khích thương mại điện tử giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đây là hiệp định tự do hóa thương mại song phương đầu tiên của Việt Nam và là hiệp định đối tác kinh tế thứ mười của Nhật Bản. Khái quát Hai nước có ý định thành lập hiệp định này ngay từ năm 2005 và bắt đầu tiến hành đàm phán về Hiệp định này từ tháng 1 năm 2007 ngay sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Sau 9 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên đàm phán không chính thức, hai bên đã hoàn tất thỏa thuận nguyên tắc vào tháng 9 năm 2008 và chính thức ký hiệp định vào ngày 25/ 12 /2008. Nội dung cơ bản của Hiệp định Theo cam kết của phía Nhật Bản, thuế suất bình quân đánh vào hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Nhật Bản cam kết sẽ giảm thuế suất cho 95% tổng số dòng thuế, trong đó khoảng vài ngàn dòng thuế xuống 0%. Nếu Hiệp định được ký kết và có hiệu lực. Đây là mức cam kết cao nhất của Nhật Bản đối với một nước thành viên ASEAN. Cụ thể - Ít nhất sẽ có 86% hàng nông lâm thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật sẽ được hưởng ưu đãi thuế. - Các mặt hàng khoáng sản sẽ được hưởng thuế nhập khẩu là 0% ngay lập tức kể từ khi hiệp định có hiệu lực. - Các mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1%-2% ngay lập tức, các mặt hàng chế biến từ tôm được giảm xuống còn 3,2%-5,3% ngay lập tức, mặt hàng mực đông lạnh được giảm xuống còn 3,5% trong vòng 5 năm. Những mức này áp dụng trên cho Việt Nam cao nhất trong số các EPA (Hiệp định đối tác kinh tế) với các nước ASEAN. Việt Nam được hưởng 1638 dòng thuế tương đương mức cam kết tốt nhất mà Nhật dành cho một s
Tài liệu liên quan