Đề tài Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam hà nội - Simex

Sù tan rã của Liên Xô đầu thập kỉ 90 đã phá vỡ thế hai cực của nền kinh tế thế giới, thiết lập nên thế đa cực. Một trật tự kinh tế thế giới mới đã được hình thành. Nền kinh tế thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi sâu sắc, cả chiều rộng và chiều sâu, theo quy mô và theo cơ cấu làm ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng cũng như đến trật tự kinh tế mới được thành lập nói chung. Nền kinh tế thế gới đa cực với các trung tâm kinh tế Mĩ, Nhật, Tây Âu, Đông Nam Á, Mĩ Latinh.diễn ra sự cạnh tranh và tranh giành lẫn nhau ảnh hưởng của mình đối với các bên khác. Điều này đã tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho các quốc gia đang phát triển, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thử thách đối với các nước đó nếu bỏ lỡ thời cơ. Xu hướng hiện nay là chuyển từ đối đầu sang đối thoại, các cuộc chiến tranh kinh tế tế như giữa Mĩ và Nhật Bản, Mĩ và Tây Âu đều đã kết thúc bằng sự thoả hiệp. Các cường quốc phương Tây đang ngày càng quan tâm đến vai trò của các nước nghèo phía Đông. Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ cùng với quá trình khu vực hoá nền kinh tế. Đó là đòi hỏi tất yếu phải có sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển giữa các nước trong khu vực, nhằm đứng vững trong sự cạnh tranh khốc liệt của các cực kinh tế đối lập nhau. Toàn cầu hoá nền kinh tế là sự phát triển của sự phân công lao động xã hội lên đến mức cao và chuyên môn hoá diễn ra sâu sắc giữa các nước, nó góp phần giảm nhẹ sự cạnh tranh và tạo điều kiện cho các nước cũng nhau phát triển. Các nước trong cùng khu vực tìm thấy tiếng nói chung, lợi Ých chung tập hợp lại thành các khu vực kinh tế tự do như Hiệp hội ASEAN với AFTA, các nước Bắc Mĩ với NAFTAS, các nước Nam Mĩ với Mocersur. Họ chia sẽ những mối quan tâm chung, thực thi một chính sách kinh tế thống nhất với các nước ngoài khối cạnh tranh lẫn nhau trong các vấn đề như xuất nhập khẩu, sản xuất hàng hoá, thuế quan. Cũng với khu vực hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra buộc các quốc gia phải ngồi lại với nhau cùng bàn bạc và giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như: phát triển kinh tế, đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, ô nhiễm môi trường.mà để giải quyết được nó không chỉ riêng một nước nào có thể làm được, mà đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế. Cuối năm 1997 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã nổ ra ở các nước Đông Á và Đông Nam Á đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các nước này cũng như đối với nền kinh tế thế giới. Hậu quả của nó là làm cho nền kinh tế nhiều nước bị suy thoái, các quan hệ kinh tế tế quốc tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sản xuất trong nước đình đốn, thương mại buôn bán giảm xuống. Không chỉ các nước bị khủng hoảng chịu ảnh ảnh mà rất nhiều các nước khác cũng chịu ảng hưởng theo, do nền kinh tế thế giới có liên hệ với nhau rất chặt chẽ. Liên tiếp hai năm sau đó cuộc khủng hoảng vẫn còn gây ra những hậu quả cho nền kinh tế các nước. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong các nước đó cũng phải chịu ảnh hưởng đáng kể, nó làm cho doanh thu cũng như lợi nhuận xuất nhập khẩu giảm xuống trông thấy. Trong bối cảnh đó Việt Nam với tư cách là một thành viên trong khu vực cũng chịu ảnh hưởng tuy không lớn những cũng gây nhiều thiệt hại khó khăn cho nền sản xuất trong nước cũng như thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, đòi hỏi phải có thời gian để phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh như trước kia và đảm bảo tăng trưởng và phát triển

doc49 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam hà nội - Simex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam hà nội - simex CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI - SIMEX I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 1.Tình hình nền kinh tế thế giới Sù tan rã của Liên Xô đầu thập kỉ 90 đã phá vỡ thế hai cực của nền kinh tế thế giới, thiết lập nên thế đa cực. Một trật tự kinh tế thế giới mới đã được hình thành. Nền kinh tế thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi sâu sắc, cả chiều rộng và chiều sâu, theo quy mô và theo cơ cấu làm ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng cũng như đến trật tự kinh tế mới được thành lập nói chung. Nền kinh tế thế gới đa cực với các trung tâm kinh tế Mĩ, Nhật, Tây Âu, Đông Nam Á, Mĩ Latinh...diễn ra sự cạnh tranh và tranh giành lẫn nhau ảnh hưởng của mình đối với các bên khác. Điều này đã tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho các quốc gia đang phát triển, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thử thách đối với các nước đó nếu bỏ lỡ thời cơ. Xu hướng hiện nay là chuyển từ đối đầu sang đối thoại, các cuộc chiến tranh kinh tế tế như giữa Mĩ và Nhật Bản, Mĩ và Tây Âu đều đã kết thúc bằng sự thoả hiệp. Các cường quốc phương Tây đang ngày càng quan tâm đến vai trò của các nước nghèo phía Đông. Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ cùng với quá trình khu vực hoá nền kinh tế. Đó là đòi hỏi tất yếu phải có sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển giữa các nước trong khu vực, nhằm đứng vững trong sự cạnh tranh khốc liệt của các cực kinh tế đối lập nhau. Toàn cầu hoá nền kinh tế là sự phát triển của sự phân công lao động xã hội lên đến mức cao và chuyên môn hoá diễn ra sâu sắc giữa các nước, nó góp phần giảm nhẹ sự cạnh tranh và tạo điều kiện cho các nước cũng nhau phát triển. Các nước trong cùng khu vực tìm thấy tiếng nói chung, lợi Ých chung tập hợp lại thành các khu vực kinh tế tự do như Hiệp hội ASEAN với AFTA, các nước Bắc Mĩ với NAFTAS, các nước Nam Mĩ với Mocersur. Họ chia sẽ những mối quan tâm chung, thực thi một chính sách kinh tế thống nhất với các nước ngoài khối cạnh tranh lẫn nhau trong các vấn đề như xuất nhập khẩu, sản xuất hàng hoá, thuế quan. Cũng với khu vực hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra buộc các quốc gia phải ngồi lại với nhau cùng bàn bạc và giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như: phát triển kinh tế, đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, ô nhiễm môi trường...mà để giải quyết được nó không chỉ riêng một nước nào có thể làm được, mà đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế. Cuối năm 1997 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã nổ ra ở các nước Đông Á và Đông Nam Á đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các nước này cũng như đối với nền kinh tế thế giới. Hậu quả của nó là làm cho nền kinh tế nhiều nước bị suy thoái, các quan hệ kinh tế tế quốc tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sản xuất trong nước đình đốn, thương mại buôn bán giảm xuống. Không chỉ các nước bị khủng hoảng chịu ảnh ảnh mà rất nhiều các nước khác cũng chịu ảng hưởng theo, do nền kinh tế thế giới có liên hệ với nhau rất chặt chẽ. Liên tiếp hai năm sau đó cuộc khủng hoảng vẫn còn gây ra những hậu quả cho nền kinh tế các nước. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong các nước đó cũng phải chịu ảnh hưởng đáng kể, nó làm cho doanh thu cũng như lợi nhuận xuất nhập khẩu giảm xuống trông thấy. Trong bối cảnh đó Việt Nam với tư cách là một thành viên trong khu vực cũng chịu ảnh hưởng tuy không lớn những cũng gây nhiều thiệt hại khó khăn cho nền sản xuất trong nước cũng như thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, đòi hỏi phải có thời gian để phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh như trước kia và đảm bảo tăng trưởng và phát triển. 2.Quan hệ của Việt Nam với một số bạn hàng Sau khi tiến hàng mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã thiết lập các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, với quan điểm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi tôn trọng lẫn nhau. Trong thời gian qua Việt Nam đã có quan hệ làm ăn với nhiều nước, đáng kể đến là: Quan hệ với Nhật Bản Từ năm 1986 đến nay quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và Nhật Bnả phát triển khá nhanh chóng, lượng hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản đã tăng lên 3-4 lần, chủ yếu là hàng điện tử, nguyên vật liệu sản xuất, trong khi hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật lại tăng gấp 13-14 lần, chủ yếu là hàng nông lâm thuỷ sản, hàng thủ công mĩ nghệ. Đối với Nhật Bản, Việt Nam là nước xuất siêu sang thị trường này. Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời cũng là nước xuất khẩu lớn thứ hai sang Việt Nam. Trong tương lai đây vẫn là bạn hàng chủ yếu của ta, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của nước ta phát triển, góp phần tăng thu ngoại tệ, chuyển giao cộng nghệ cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên cần có các chính sách đầu tư nước ngoài phù hợp, cũng như có những hướng đầu tư đúng đắn phục vụ cho xuất khẩu, đặc biệt là nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu vì đây là thị trường có đòi hỏi rất cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Quan hệ với các nước trong khối ASEAN Việc Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên, mang đậm tính hợp tác, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế của mỗi nước và cho khu vực. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN đã tạo điều kiện cho mở rộng thương mại không chỉ với ASEAN mà còn với các nước khác. Cho đến nay ASEAN đã chiếm 25-30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và xấp xĩ 30% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Là một thành viên của tổ chức này nên Việt Nam đang phải thực hiện các hiệp định được kí kết, trong đó có hiệp định khu vực mậu dịch tự do châu Á (AFTA), điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam với sức Ðp cạnh tranh rất lớn, đòi hỏi phải có sự đổi mới, nâng cao hiệu qua sản xuất bắt kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực nếu không muốn bị thua thiệt trong trao đổi quốc tế. Quan hệ với EU Trước đây trong quan hệ hợp tác với các nước thành viên, một số nước đã dành cho ta quy chế tối huệ quốc với nước đó. Hiện nay, EU với tư cách là một tổ chúc khu vực rộng lớn cũng đã dành cho nước ta quy chế tối huệ quốc. Quy chế này tạo điều kiện cho Việt Nam tiến hành xuất nhập khẩu sang EU được thuận lợi. Mặc dù không có sự cản trở Việt Nam xuất khẩu sang EU nhưng vấn đề quan tâm là chất lượng hàng hoá yêu cầu là rất cao. Quan hệ với Mĩ Sau giải phóng Miền Nam, đến trước năm 1994 do lệnh cấm vận của Mĩ đối với nước ta nên mọi quan hệ buôn bán giữa hai nước là không diễn ra. Sau năm 1994 Mĩ đã bỏ lệnh cấm vận tạo điều kiện cho hai nước thiết lập quan hệ buôn bán với nhau. Mặc dù mới quan hệ trở lại nhưng trao đổi buôn bán giữa hai nước đang có nhiều tiến triển tốt đẹp, hứa hẹn nhiều cơ hội kinh doanh cho cả hai nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã tăng lên đáng kể 3.Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam thời gian qua Trong nền kinh tế thị trường mọi quan được tiền tệ hoá, các yếu tố của qúa trình sản xuất đều trở thành hàng hoá, giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị hàng hoá và tương quan cung cầu, thì hoạt động dịch vụ có nhiều điều kiện để phát triển và phát huy vai trò của mình. Thương mại dịch vụ là cơ sở để thực hiện quá trình thương mại hoá nền kinh tế nói chung và thương mại hoá các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Trong những năm gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu đã đạt được những kết quả to lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu luôn tăng trên 20%. Kết quả đó có được là do sự cải cách kinh tế, thay đổi chính sách cũng như sự nỗ lực của Nhà nước của doanh nghiệp. Bảng 1: KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 1991-1999 (Đơn vị: Tỉ USD) Chỉ tiêu 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Xuất khẩu 2,087 2,581 2,980 3,600 5,200 7,256 9,185 9,361 11,523 Nhập khẩu 2,338 2,541 3,924 4,500 7,800 11,145 11,592 11,495 11,636 Tổng kim ngạch 4,425 5,122 6,904 8,100 13,000 18,400 20,777 20,856 23,159 Cán cân XNK -0,251 +0,040 -0,944 -0,900 -2,600 -3,890 -2,350 -2,134 -0,113 Thời kì 1991-1995 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 39,14 tỉ USD, tăng 2,31 lần so với thời kì 1986-1990, trong đó xuất khẩu đạt 17,01 tỉ USD, nhập khẩu đạt 22,13 tỉ USD. Trung bình hàng năm xuất khẩu tăng với tốc độ 26% /năm, gấp ba lần mức tăng bình quân của GDP. Đây là nhân tố quan trọng góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng cao của GDP. Tuy vậy nước ta vẫn là nước nhập siêu, nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao hơn xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Năm 1996, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 18,4 tỉ USD, bằng 46,4% tổng kim ngạch của cả thời kì 1991-1995 và tăng 35% so với năm 1995. Xuất khẩu đạt 7,3 tỉ USD, tăng 33,2% so với năm 1995 và chiếm gần 30% GDP, song tốc độ tăng vẫn thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu đạt 11,1 tỉ USD tăng 36,6% so với năm 1995). Năm 1997, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 20,777 tỉ USD tăng 12,5% so với năm 1996. Trong đó xuất khẩu đạt 9,185 tỉ USD tăng 26,6% so với năm 1996, nhập khẩu đạt 11,2 tỉ USD tăng 0,5% so với năm 1996. Năm 1998, do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nên tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 9,316 tỉ USD với mức tăng trưởng 1,9% so với năm 1997. Tuy nhiên chỉ đạt 92,27% kế hoạch đề ra cho năm (10,2 tỉ USD). Năm 1999, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 23,159 tỉ USD. Trong đó xuất khẩu lên tới 11,523 tỉ USD, vượt 15% so với kế hoạch và tăng 23% so với mức thực hiện năm 1998. Như vậy mức tăng trưởng của năm 1999 tăng gấp 12,16 lần mức tăng trưởng của năm 1998 và bằng 86,84 % mức tăng tăng trưởng của năm 1997. LÝ do của việc tăng trưởng này là sức mua của thị trường khu vực được phục hồi làm cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ta hồi phục nhanh. Bên cạnh đó là việc giá một số mặt hàng chủ lực của nước ta trên thị trường thế giới tăng lên. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu tăng lên đáng kể. Về nhập khẩu, tổng kim ngạch đạt 11,6 tỉ USD, tăng 0,9% so với năm 1998. Khối lượng hàng nhập khẩu vẫn tăng nhưng do giá hàng nhập khẩu tiếp tục giảm, nên trên thực tế nhập khẩu tăng không đáng kể. Do xuất khẩu tăng cao và nhập khẩu tăng không đáng kể cho nên cán cân xuất nhập khẩu nước ta năm 1999 về cơ bản là cân bằng, chúng ta chỉ nhập siêu là 0,113 tỉ USD thấp nhất trong giai đoạn 1996-1999. Bảng 2: Chỉ số phát triển kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam năm 1991-1999 (Đơn vị: Tỉ USD) Chỉ tiêu 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Xuất khẩu 86,8 123,7 115,7 135,8 134,4 133,2 126,6 101,9 123,1 Nhập khẩu 84,9 108,7 154,4 148,5 140,0 136,6 104,0 99,2 100,9 II. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SIMEX 1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Ngày 23 tháng 11 năm 1981 Công ty xuất nhập khẩu Nam Hà Nội được thành lập theo quyết định số 4692/QĐUB của UBND thành phố Hà Nội, có tên gọi tắt ban đầu là UNIMEXS. Sau đó, ngày 30 tháng 8 năm 1982, Công ty được đổi tên gọi tắt là SIMEX theo quyết định số 2432/QĐUB của UBND thành phố Hà Nội. Ngày 18 tháng 7 năm 1994, được UBND thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép số 609/TBTC, Công ty đặt trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 1 tháng 7 năm 1998 Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Công ty hoạt động theo chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng. - Tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI. - Tên giao dịch quốc tế: HANOI IMPORT AND EXPORT JOINT STOCK CORPORATION IN SOUTH OF VIET NAM. - Trụ sở chính: 497 Điện Biên Phủ - quận 3 - thành phố Hồ Chí Minh. - Vốn kinh doanh: 12,8 tỷ đồng Trong đó: Vốn cố định: 1,228 tỷ đồng Vốn lưu động: 11,572 tỷ đồng Về cơ cấu vốn góp như sau: +Vốn Nhà nước: 7,296 tỉ đồng. +Vốn của các cổ đông là cán bộ công nhân viên chức: 3,674 tỉ đồng. +Vốn của cổ đông khác: 1,830 tỉ đồng. Quá trình hoạt động của Công ty thời gian qua được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn từ đầu năm 1982 đến 1990. Đây là giai đoạn mà Công ty mở rộng về qui mô tổ chức, với trên 10 cơ sở trực thuộc và trên 300 cán bộ công nhân viên. Trong giai đoạn này, Công ty thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu theo nguyên tắc của Nghị định 40/CP. Quan điểm của Nghị định này là "Nhà nước độc quyền ngoại thương và Trung ương thống nhất quản lý công tác ngoại thương, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo của các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở, mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho các xí nghiệp với địa phương". Mặc dù đã có hàng loạt các chính sách quản lý mới như Nghị quyết 19 của Bộ chính trị (ngày 26-5-1984) song về cơ bản Công ty vẫn còn những ràng buộc rất lớn về chính sách quản lý tập trung của Nhà nước. Hầu như mọi hoạt động kinh doanh của Công ty đều do Sở Thương mại lên kế hoạch với các chỉ tiêu cụ thể. Công ty chỉ thực hiện các kế hoạch đó một cách thụ động. Chính do cơ chế quản lý trên nên hoạt động kinh doanh của Công ty thường xuyên thua lỗ, các cơ sở trực thuộc làm ăn kém hiệu quả. Giai đoạn từ 1991 đến nay Hoạt động xuất khẩu của Công ty được chuyển dần từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, về tổ chức đã sắp xếp lại từ 10 đơn vị cơ sở trực thuộc nay chỉ còn chi nhánh ở Hà Nội với 4 cán bộ làm nhiệm vụ giao dịch và khai thác hàng hoá xuất nhập khẩu cung ứng cho công ty. Bộ máy quản lý tại trụ sở Văn phòng Công ty cũng được sắp xếp lại từ 100 cán bộ công nhân viên đến nay chỉ còn lại 35 người, bao gồm: Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc, phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài vụ, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Các tổ chức Đảng, Đoàn thể đều hoạt động bán chuyên trách. Từ doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần phù hợp với xu thế xã hội và nhu cầu của công ty. Việc tổ chức quản lí chặt chẽ, giám sát lẫn nhau gắn liền với nghĩa vụ nên hoạt động của Công ty ngày càng ổn định và phát triển. Bên cạnh việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức hoạt động, quản lý, Công ty đã mở ra hướng làm ăn mới, phương thức hoạt động đa dạng và linh hoạt, đầu tư ở từng khâu xuất khẩu và kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Đến nay, Công ty đã có quan hệ thương mại với trên 40 Công ty ở các nước trên thế giới và có quan hệ hợp tác kinh doanh trong nước với trên 60 doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác nhau. Dựa trên cơ sở công văn số 805/LĐ-VL ngày 1/9/1994 của Sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội, căn cứ vào các tiêu thức tính điểm của Bộ chủ quản, kết quả sản xuất năm 1992, 1993 và kế hoạch năm 1994, UBND thành phố Hà Nội quyêt định xếp loại 1 cho Công ty Xuất Nhập Khẩu Nam Hà Nội (SIMEX). Trong hai năm 1995 và 1996 Công ty luôn là doanh nghiệp dẫn đầu trong danh sách cácđơn vị hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có hiệu quả cao của ngành thương mại và đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba cho các thành tích xuất sắc của mình. Căn cứ vào kết quả hoạt động của Công ty trong năm 1998, theo tiêu thức chấm điểm của Sở thương mại đề ra, năm 1998, tập thể Công ty cổ phần SIMEX đã được thủ tướng chính phủ tặng bằng khen cho kết quả đạt được của công ty. 2.Chức năng nhiệm vụ của Công ty Công ty cổ phần Simex hoàn toàn độc lập, có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lí của Nhà nước về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua Bộ thương mại và Sở thương mại thuộc UBND thành phố Hà Nội. Công ty có đủ quyền và nghĩa vụ theo luât công ty. Cụ thể: Chức năng hoạt động của công ty - Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, hải sản, thực phẩm chế biến, tạp phẩm, thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác do Công ty thu mua, gia công chế biến hoặc liên doanh liên kết tạo ra. - Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng: công cụ sản xuất, vật tư, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, kể cả chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất. - Tổ chức sản xuất, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng. Nhiệm vụ của công ty - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công, lắp ráp theo đúng luật pháp hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Sở Thương mại Hà Nội. - Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, đổi mới trang thiết bị, tổ chức tiếp thị tốt để nâng cao năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả ngày càng cao. - Chấp hành pháp luật Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực, thực hiện hạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Thực hiện báo cáo theo ngành và chịu sự thanh tra của Pháp luật. - Tổ chức tốt bộ máy doanh nghiệp, quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo pháp luật, chính sách của Nhà nước và sự phân cấp quản lý của Sở thương mại để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của Công ty. Chăm lo đời sống, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc, thực hiện phân phối công bằng. - Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và an toàn xã hội trong phạm vi quản lý của Công ty theo qui định của pháp luật. 3.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Từ sau khi cổ phần hoá cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty theo mô hình trực tuyến như sau: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. §¹i héi ®ång Ban kiÓm so¸t héi ®ång qu¶n trÞ Ban gi¸m ®èc Chi nh¸nh Hµ Néi Phã gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc Phßng lao ®éng tiÒn l­¬ng Phßng KÕ to¸n tµi vô Phßng Kinh doanh Phßng Tæ chøc Hµnh chÝnh Gi¸m ®èc chi nh¸nh Phã G§ chi nh¸nh Đại hội đồng: Là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty, gồm tất cả các cổ đông. Các cổ đông có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia Đại hội đồng công ty. Là cơ quan tập thể, Đại hội đồng không làm việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp và chỉ ra quyết định khi các cổ đông thảo luận và biểu quyết tán thành. Hội đồng quản trị: do đại hội đồng cổ đông bầu, bãi miễn thành viên. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lí công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, ngoại trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng về những sai phạm trong quản lí, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty. Ban kiểm soát: Công ty có hai kiểm soát viên do Đại hội đồng bầu ra. Kiểm soat viên thay mặt các cổ đông kiểm soát các hoạt động của công ty, chủ yếu là các vấn đề tài chính như kiểm tra sổ sách kế toán tài sản, các bảng tổng kết năm tài chính của công ty, báo cáo về tài chính bất thường xảy ra. Giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động của Công ty và là người đại diện pháp lí cho công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ được giao. Giúp đỡ công việc cho Giám đốc Công ty các các Phó Giám đốc. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, có trách nhiệm giúp Giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế, báo cáo các kết quả hoạt động của Công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước. Công ty được tổ chức theo bộ máy quản lý chức năng và mạng lưới kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ của một Công ty xuất nhập khẩu. Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng do Giám đốc quy định, cụ thể: * Phòng kinh doanh Phòng nhập khẩu: + Nghiên cứu và nắm bắt tình hình thông tin thị trường trong nước và nhu cầu mặt hàng, về nguồn hàng, tình hình sản xuất, giá cả và các biến động. + Xác nhận kế hoạch kinh doanh hàng năm, 6 tháng, đề xuất các phương án kinh doanh, liên doanh, liên kết tiêu thụ hàng hóa và phối hợp thực hiện các phương án đó sau khi đã được Công ty phê duyệt. + Quản lý sử dụng tiền vốn, hàng hóa cơ sở vật chất theo quy định của Nhà nước, của ngành và theo sự hướng dẫn thực hiện Công ty. Phòng
Tài liệu liên quan