Đề tài Thực trạng xuất khẩu hàng may Việt Nam

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là mục tiêu xuyên suốt thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mục tiêu là năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi sự nỗ lực của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế. Công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nhẹ là ngành có vai trò quan trọng trong tiến trình này.

doc34 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2285 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng xuất khẩu hàng may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là mục tiêu xuyên suốt thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mục tiêu là năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi sự nỗ lực của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế. Công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nhẹ là ngành có vai trò quan trọng trong tiến trình này. Ngành dệt may có thể nói là ngành đi đầu trong các ngành công nghiệp nhẹ. Từ khi đổi mới, ngành đã có những đóng góp quan trọng trong nền kinh tế. Thực tế, vài năm gần đây, ngành đã có những bước phát triển vượt bậc. Thị trường chủ yếu của ngành may hiện nay là xuất khẩu ra nước ngoài. Song càng ngày, các thị trường càng trở nên khó tính hơn, cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn. Do đó, việc mở rộng thị trường cho ngành dệt may trở nên không hề dễ dàng. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để có thể mở rộng và khẳng định tên tuổi của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường thế giới. Tác giả xin đề ra một cách nhìn tổng quát về toàn ngành dệt may trong những năm qua và mạnh dạn đưa ra kiến nghị về một số giải pháp để mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu của hàng may mặc Việt Nam. Với mục đích như vậy đề án bao gồm các phần sau: - Phần 1: Tổng quan về ngành may Việt Nam. - Phần 2: Thực trạng xuất khẩu hàng may Việt Nam. - Phần 3: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của hàng may Việt Nam. Việc xây dựng đề án được sự giúp đỡ chi tiết và nhiệt tình của thầy Nguyễn Đình Trung. Em xin chân thành cảm ơn. PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY 1. Lịch sử phát triển ngành dệt may Việt Nam. Ngành dệt may là một trong nhũng ngành công nghiệp có lịch sử phát triển lâu dài ở Việt Nam. Đặc biệt, ngành dệt sợi có từ lâu và phát triển mạnh trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ. Trước khi thực dân Pháp xâm lược Đông Dương đã tồn tại nhiều nhà sản xuất vải tại Việt Nam sử dụng sợi nhập khẩu. Khi cai trị, thực dan Pháp đã tăng thuế nhập khẩu sợi làm cho sản xuất vải tại nước ta gặp nhiều khó khăn.Nhưng trong thời kỳ này nhiều nhà máy dệt hiện đại do Pháp đầu tư đã được thành lập. Năm 1889, nhà máy dệt đầu tiên được Pháp xây dựng tại Nam Định, tiếp theo là năm 1894 tại Hàn Nội và sau đó là tại Hải Phòng. Năm 1912, ba nhà máy hợp nhất thành “ Công ty dệt vải Đông Kinh”. Chín phủ thực dân Pháp thu được nhiều lợi nhuận nhờ việc kinh doanh độc quyền ngành này. Sau đại chiến thứ hai, ngành dệt may Việt Nam có những bước phát triển đáng kể. Vào thời gian đó, các doanh nghiệp ở miền Bắc nhập máy móc thiết bị dệt sợi từ Trung Quốc, Liên Xôvà các nứoc Đông Âu, trong khi đó các doanh nghiệp miền Nam nhập máy móc thiết bị từ các nước phương Tây để đẩy mạnh sản xuất hàng dệt may. Năm 1975 sau khi nước ta thống nhất, các công ty dệt may quy mô lớn của miền Nam được quốc hữu hóa và đưa vào hệ thống kinh doanh bao cấp. Ủy ban Kế Hoạch nhà nước giao chỉ tiêu sản xuất cho các doanh nghiệp dệt nhuộm, may nên hoạt động sản xuất lưu thông hoàn toàn dựa vào kế hoạch. Kế hoạc và việc sản xuất hàng dệt may được sản xuất theo quá trình: trước tiên. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước giao chỉ tiêu cho cácn doanh nghiệp may về kế hoạch sản xuất, lượng và giá. Các doanh nghiệp may căn cứ vào đó để tính số lượng nguyên vật liệu đầu vào rồi trình lên ban Ủy ban Kế hoạchvề các doanh nghiệp dệt có thể đáp ứng yêu cầu. Sau đó căn cứ vào các đề nghị này, Ủy ban Kế hoạch lại giao các chỉ tiêu sản lượng cho các doanh nghiệp dệt nhuộm ấn trình về giá và ngày giao hàng. Dụa vào giá cả và ngày giao hàng, các daonh nghiệp nhuộm lại tính lượng sợi cần thiết rồi trình lên ban Kế hoạch về nhà sản xuất sợi có thể đáp ứng yêu cầu. Cuối cùng, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước giao chỉ thị cho doanh nghiệp sợi sản xuất lượng sợi cần thiết như kế hoạch được trình bày ở trên. Trong nền kinh tế kế hoạch, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp dệt, nhuộm, may rất mật thiết. Các doanh nghiệp may tiến hành sản xuất theo thiết kế, số lượng và giá đã được Ủy ban Kế hoạch nhà nước quy định. Các doanh nghiệp này thường xuyên nắm bắt những thông tin như loại vải nào thì sản xuất ở doanh nghiệp nào và giữ mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp nhuộm. Đơn giá, mẫu mã,… của vải sử dụng ở các doanh nghiệp may do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước quy định, nhưng nhà cung cấp vải lại do các doanh nghiệp may trình lên Ủy ban Kế hoạch Nhà nước nên thực chất quyết định cuối cùng là do các doanh nghiệp này đưa ra.Đồng thời cá doanh nghiệp nhuộm cũng giữ mối quan hệ khăng khít với các doanh nghiệp dệt. Xét trên toàn ngành, mối quan hệ khăng khít cùng chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp được duy trì khá tốt.Tuynhiên, mối quan hệ khăng khít này đã có sự thay đổi lớn từ khi có Hiệp định thương mại gia công ủy thác được ký kết giữa chính phủ Liên Xô cũ và Chính phủ ViệtNam vào năm 1986. Theo hiệp định này, Chính phủ Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ Liên Xô để tiến hành sản xuất hàng may măcc tại các doanh nghiệp nhà nứớc, sau đó xuất khẩu trở lại Liên Xô.Quy định này đã làm giảm hẳn nhu cầu đối với các sản phẩm của các doanh nghiệp nhuộm và dệt trong nước và mối quan hệ mật thiết giữa các doanh nghiệp cũng bị rạn nứt. Viếc các doanh nghiệp dệt, nhuộm đầu tư vào ngành may đã đẩy nhanh rạn nứt này.Các nhà doanh nghiệp dệt nhuộm cùng hoạt động trong cả lĩnh vực may và để tồn tại họ cần nhận được những đơn đặt hàng gia công ủy thác từ Liên Xô. Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dệt, nhuộm, may từ mối quan hệ hợp tác đã trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau. Người ta cho rằng đó là nguyên nhân lịch sử chủ yếu cho sụ phân ngành trong ngành dệt may Việt Nam chưa phát triển. 2. Khái quát về ngành dệt may Viêt Nam hiện nay. Từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới, đặc biệt vào thập kỷ 90 của thế kỷ 20, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Vào đầu những năm 90, các nước Đông Á như Hàn Quốc, Đầi Loan, Nhập Bản trở thành những nước nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam, và từ năm 1993 khi hiệp định thương mại giữa EU và Việt Nam được ký kết, quy định hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may mặc sang EU thì xuất khẩu hàng dệt may tăng nhanh.Xem xét sự thay đổi tổng sản lượng hàng dệt may từ năm 1995 đến năm 1999 cho thấy, trong 5 năm tổng giá trị sản lượng tăng khoảng 57%, nhủ vậy tỷ lệ tăng trưởng thực tế bình quân khoảng 12%/năm. So với các ngành khác về lĩnh vực xuất khẩu, ngành dệt may cũng đã phát triển rất nhanh và được coi là ngành xuất khẩu mũi nhọn trong thập kỷ 90. Bảng 1 thể hiện sự thay đổi danh mục hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 1994-1998. Cho đến trứơc năm 94, kim ngạch xuất khẩu dầu thô, thủy sản vẫn cao hơn hàng dệt may, nhưng sang năm 1995 mặt hàng dệt may đã vượt lên mặt hàng thủy sản, tiếp đến vượt dầu thô vào năm1997 và đang chiếm giữ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu.Như vậy so với các ngành khác thì dệt may vẫn là ngành xuất khẩu chủ yếu có tốc độ tăng trưởng cao. Xét theo cơ cấu sở hữu, ngành dệt may Việt Nam gồm 3 bộ phân: (1) sở hữu nhà nước, (2) ngoài nhà nước, (3) vốn đầu tư nước ngoài.Từ năm 1995 đến năm 1999 vị trí giũa các khu vực sở hữu này cũng có những sự thay đổi đáng kể.Năm 1995, giá trị sản lượng của khu vực nhà nước đạt 4.532 tỷ đồng; khu ngoài nhà nước đạt 2.986 tỷ đồng, tức tương đương khoảng 2/3 khu vực nhà nước; còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.606 tỷ đồng, chỉ bằng 1.3 khu vực nhà nước. Bảng 1: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. 1994 1995 1996 1997 1998 Hàng dệt may 550 800 1.150 1.349 1.531 13.6% 14,7% 15,8% 14,7% 16,4% Dầu thô 866 1.024 1.346 1.413 1.232 21,4% 18,8% 18,6% 15,4% 13,2% Gạo 425 549 855 870 1.024 10.5% 10,1% 11,8% 9,5% 10,9% Thủy sản 551 620 661 781 818 13,6% 11,4% 9,1% 8,5% 8,7% Cà phê 95 495 337 491 594 2,3% 9,1% 4,6% 5,3% 6,3% Tổng cộng ( gồm cả các mặt hàng khác) 4.501 5.449 7.256 9.185 9.361 Nguồn: Lập từ The Economít Intelligence Unit Country Profile 2000 Chú thích : dòng trên: kim ngạch xuất khẩu( triệu USD); dòng dưới: tỷ lệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đến năm 1999, trong khi tổng già trị sản lượng của khu vực nhà nước đạt khoảng 5.973 tỷ đồng thì khu ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài đạt tương ứng 4.323 tỷ đồng và 4.103 tỷ đồng, thu hẹp khoảng cách so với khu vực nhà nước. 3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành dệt may VIệt Nam. 3.!. Các lĩnh vực trong ngành dệt may. Ngành công nghiệp dệt may được chia thành ba lĩnh vực dệt , nhuộm và may. 3.1.1. Lĩnh vực dệt sợi(sợi tự nhiên sợi hóa học). Hoạt động cụ thể của lĩnh vực này là sản xuất sợi và chỉ.Sợi có thể chia làm sợi tự nhiên và sợi hóa học.Sợi tự nhiên gồm sợi thực vật , sợi động vật,sợi khoáng vật còn sợi hóa học gồm sợi tái sinh sợi tổng hợp , sợi vô cơ. Sản xuất sợi tự nhiên có liên quan mật thiêt với lĩnh vực nông nghiệp, khoang sản. Sản xuất sợi hóa học thì lại liên quan nhiều tới lĩnh vực công nghiệp hóa học. Sợi tùy theo độ dài có thể chia làm sợi loại ngán và sợi loại dài.Sợi ngắn (Staple) la sợi có độ dài ngắn, được chế biếnthành chỉ, bao gồm nhiều loại sợi tự nhiên như bong, lông cừu, đay. Nhưng lụa la một loại sợi tự nhiên được xếp vào loại sợi dài (trừ tơ lụa đã dệt). Trái với sợi ngắn, loại sợi có nguyên liệu dài gọi là sợi dài(filament- sợi nhân tạo).Đặc trưng của sợi dài là không gồm sợi trong công đoạn làm chỉ. Rất nhiều sợi nhân tạo là sợi tổng hợp như là polieste, nilon hay sợi tái sinh như la leon, axetat. Nhưng cũng có khi người ta cắt ngắn các sợi dài như là polieste, nilon để làm sợi ngắn. Ví dụ như loại sợi pha giữa bong và polieste(T/C) được tổng hợp từ sợi dài nhân tạo và sợi bong ngắn.Trong gia công dệt có nhiều công đoạn quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của chỉ mà còn quyết định khả năng cung cấp. Trong ngành dệt may, đây là lĩnh vực cần ưu tiên tập trung vốn, đặc biệt lĩnh vực sản xuất sợi dài. Lĩnh vục này có tính quy mô nên đòi hỏi đầu tư cho thiết bị lớn hơn so với các lĩnh vực khác. 3.1.2. Lĩnh vực nhuộm: dệt vải, dệt kim. So với lĩnh vực dệt thì lĩnh vực này tốn niều nhân công hơnvà có đặc trưng về kỹ thuật và sản xuất đa dạng nhất. Trong sản xuất sợi tổng hợp để chế biến vải, lĩnh vực này cũng đòi hỏi đầu tư nhiều vốn để hoạt động mang tính quy mô về kinh tế. Nhưng đối với sợi tư nhiên như bông thì không liên quan nhiều tới quy mô, nhất là sản xuất dệt kim với quy mô nhỏ cũng có thẻ triển khai được. Ở đây ta gộp dệt vải và dệt kimvào lĩnh vực nhuộm. lĩnh vực nhuộm ngòai đặc điểm tập trung nhiều nhân lục so với lĩnh vực dệt còn có đặc điểm về tỏ chức sản suât mang tính quy mô hóa. Việc chuyên môn hóa được thực hiện thông qua các công đoạn nhuộm, hiêu chỉnh, gia công in và hoàn thiện sản phẩm. 3.1.3. Lĩnh vực may. Lĩnh vực may yêu cầu nhân lực ít nhất và tinh quy mô về kinh tế thấp nhất nên thu hút nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sản xuất trong lĩnh vực nàyđòi hỏi vốn đầu tư ban đầu nhỏ, không bị ứ đọng nên được đầu tư nhiều ở các nước đang phát triển. Nội dung hoạt động chủ yếu của lĩnh vực này là sản xuất hang dệt may với công đoạn: Cắt vải, may, hoàn thiện sản phẩm( giặt là). 3.2. Vốn và công nghệ sử dụng trong ngành dệt may. Ngành công nghiệp dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ, phát triển lên từ ngành dệt may truyền thống. Do đặc thù của ngành là thủ công nên cần nhiều lao động trong các khâu sản xuất, công nghệ cũng không đòi hỏi quá phức tạp. Nên có thể thấy, đầu tư vào ngành này không cần quá nhiều vốn. Hơn nữa ngành dệt may có một ưu thế là thu hồi vốn nhanh, suất đầu tư thấp, rất phù hợp với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3.3. Rủi ro thường gặp trong sản xuất và lưu thông hàng dệt may. Có rất nhiều rủi ro trong sản xuất và lưu thông hang dệt may. Những rủi ro đó phát sinh từ hai nguyên nhân chin là tính hay thay đổi của thị trường và việc thiếu trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp. Tính hay thay đổi của thị trường phát sinh do sự thay đổi thị hiếu nhanh chóng của người tiêu dùng về màu sắc, hất liệu kiểu dáng, mẫu mã. Bên cạnh đó, ngành dệt may với hình thức sản xuất lưu thông phức tạp và tốn thời gian nên thiếu thông tin trao đổi giúa các doanh nghiệp. Từ hai nguyên nhân này vấn đề điều tiết rủi ro phải được đặt lên thành vấn đề lớn đối với các công ty. Duới đây là một ví dụ về vấn đề điều phối rủi ro thường được áp dụng trong ngành dệt may. Việc tiêu thụ hàng dệt may chịu ảnh hưởng rất lớn của thời trang và thị hiếu của người tiêu dùng. Do vậy, các nhà điều phối dựa vào hoạt động marketing để tiến hành lập ké hoach sản xuất và thiết kế mẫu mã theo cácn có thể được thị trường chấp nhận. Nếu sản phẩm đó không phù hợp với thị trường thì sẽ không tiêu thụ được nên các nhà điều phối phải luôn lường được những rủi ro nay.Mặt khác, một số vấn đề kỹ thuật trong quá trình sản xuất nguyên phụ liệu thường làm phát sinh yêu cầu về lô hàng tối thiểu. Do đó, đối với các doanh nghiệp cung cấp như doanh nghiệp dệt, nguộm dể nhân được đơn đặt hàng từ các nhà điều phối phải yêu cầu các nhà điều phối mua toàn bộ số lượng tối thiểu với mức giá quy định trong hợp đồng. Do thiết kế của các nhà điều phối thường khác nhau, nói cách khác là việc sản xuất vải và các phụ liệ mang tính quan hệ đặc thù nên nếu yêu cầu này không được thỏa mãn thì các doang nghiệp sản xuất khó bán sản phẩm của mình cho các nhà điều phối khác. Như vậy, nếu các điều khỏan trong hợp đồng không chặt chẽ thì các doanh nghiệp cung cấp sẽ gặp nhiều khó khăn. Trên đây chỉ là một ví dụ về rủi ro phát sinh trong sản xuất dệt may. Để nâng cao giá trị gia tăng hàng dệt may cần giải quyết được vấn đề điều phối giữa các doanh nghiệp trong sản xuất và lưu thông. Nói cách khác , việc phân phối hợp lý các rủi ro phát sinh trong sản xuất và lưu thông hàng dệt may là chìa khóa quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng của ngành. PHẦN II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY VIỆT NAM 1. Thực trạng xuất khẩu của ngành may Việt Nam. 1.1. Về kim ngạch xuất khẩu. Theo hiệp hội dệt may Việt Nam, cả nước hiện có trên 1000 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng dệt may trong đó phần lớn là các doanh nghiệp chuyên ngành may. Trong 3 năm trở lại đây, ngành may có những bước phát triển đáng kể. Nếu năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành mới đạt 500 triệu sản phẩm thì đến năm 2003 tổng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 600 triệu sản phẩm. Kim ngạch xuất khẩu hàng may luôn giữ vị trí áp đảo trong cơ cấu xuất khẩu của ngành và chiếm khoảng 70% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may. 1.2. Về sản phẩm. Trong thời gian qua, ngành may Việt Nam đã đạt được một số kết qủ đáng khích lệ. Mặt hàng xuất khẩu đa dạng hơn trước như: sơ mi nam nữ, áo jacket. Áo khoác nam nư, quần jean, bộ quần áo nam nũ. Nhiều sản phẩm mới ra đời đặc biệt là một số mặt hàng chất lượng cao có tiêu chuẩn quốc tế như: sơ mi cao cấp, áo jacket, quần jeans. Nhiều sản phẩm đã khặng định được chỗ đứng trên một số thị trường khó tính như Pari, London, Amstecdam, Berlin, Tokyo, NewYork. Nhưng, điều kiện kỹ thuật và công nghệ còn hạn chế nên phần nhiều sản phẩm của ngành thuộc nhóm sản phẩm trung bình chất lượng còn ở mức khiêm tốn( mặc dù cũng có một số sản phẩm có chất lượng cao). Nhìn chung các doanh nghiệp may chưa đáp ứng được những yêu cầu đối với hàng may như mốt, mẫu mã, đường nét, chất liệu, màu sắc…của thị trường xuất khẩu. Sản phẩm của ngành có nhiều đặc điểm riêng biệt khiến thị hiếu khách hàng thay đổi nhanh chóng phụ thuộc vào mốt, thời vụ. Công nghệ sảm xuất thời trang lại khá đơn giản dễ bắt chước, vì vậy dù công tác mẫu mốt đã có những bướcphát triển đáng kể nhưng chủ yếu các doanh nghiệp vẫn sử dụng mẫu mốt của người thuê gia công. Do đó công tác sản phẩm thường phụ thuộc vào khách hàng. Tóm lại, xét về sản phẩm, tuy chất lượng và cơ cấu sản phẩm của ngành đa dạng và phong phú hơn trước song so với nhu cầu và thị hiếu khách hàng tì còn nhiều khoảng trống chưa đáp ứng được, nhất là đối vợi thị trường của các nước Tư Bản phát triển. Hàng may xuất khẩu của ngành chưa có nhãn mác thương mại riêng, đó là lí do làm giảm khả năng cạnh tranh của snr phẩm may trên thị trường xuất khẩu. 1.3. Về giá bán sản phẩm. Ngàng may có đặc điểm là có hàm lượng lao động cao, yêu cầu công nghệ không quá hiện đại mà phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của người lao động. Đặc điểm này làm cho ngành may được đánh giá là có tính phù hợp cao trong giai đoạn phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, cần cù sáng tạo, đặc biệt là giá lao động thấp hơn hẳn so với các nước trong hku vực đã tạo ra lợi thế cạnh tranh của sane phẩm may Việt Nam. Bảng 2: Tiền công lao động theo giờ ở một số nước. TT Nước Tiền công(USD/giờ) TT Nước Tiền công(USD/giờ) 1 2 3 4 5 6 7 8 Nhật Pháp Mỹ Anh Đài Loan Hàn Quốc Hồng kông Singapo 16,31 12,63 16,93 10,16 5 3,6 3,39 3,16 9 10 11 12 13 14 15 Malaixia Thái Lan Philipin Ấn Độ Trung Quốc Inđônêxia Việt Nam 0,95 0,87 0,67 0,54 0,34 0,23 0,18 Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam Tuy nhiên giá lao động rẻ chỉ là lợi thế nhất thời, không ổn định trong cạnh tranh. Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh, các qua trình sản xuất được tự dộng hóathì giá gia công rẻ không còn là thế mạnh như trước nữa. Mặt khác, phần lớn lượng nguyên vật liệu và đôi khi cả phụ liệu đầu vào của các doanh nghiệp may là nhập khẩu theo dạng tạm nhập tái xuất do khách hàng đặt gia công cung cấp. Cũng có nhiều khách hàng mua vải và phụ liệu của các doanh nghiệp Việt Nam để đưa đến các doanh nghiệp gia công, nhưng giá cả của nguyên phụ liệu sản xuât trong nước thường cao hơn giá nhập khẩu, mẫu mã lại nghèo nàn, kếm hấp dẫn, chất lượng các lô hàng thường không đồng đều, thủ tục mua bán phức tạp, tiến độ giao sai hợp đồng thương xuyên xải ra… Chính vì vậy các doanh nghiệp may thường xuyên nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, đẩy giá sản xuất và giá bán sản hàng may lên rất cao. Cho nên dù có lợi thế về giá nhân công như đã nói ở trên song mức giá của các doanh nghiệp may ViệtNam thường cao hơn giá sản phẩm cùng loại của các nước ASEAN. Ví dụ mức giá của TCT Dệt May Việt Nam thường cao hơn giá sản phảm cùng loại của các nước ASEAN từ 10-12%, cao hơn hàng Trung Quốc hơn 20%( số liệu năm 2001). Cũng do việc nhập khẩu đầu vàodẫn đến quá trình sản xuất của các doanh nghiệp khoong ổn định, phụ thuộc vào nhà cung cấp, việc thực hiện hợp đồng nhiều khi không theo tiến độ thời gian đã định trước, làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín của doanh nghiệp với bạn hàng. Ngoài ra, việc nhiều doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh phải vay vốn ngắn hạn để đầu tư phát triển và trả lãi xuất vay cao cũng làm giảm khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm may. Nói tóm lại , giá bán sản phẩm vẫn chưa phải là lợi thế cạnh tranh của hà may Việt Nam. 1.4. Hệ thống phân phối sản phẩm và các chính sách liên quan. “ Poscelin, một công ty Hồng Kông thương mang đến những hợp đồng gia công 2-3 triẹu áo jacket mỗi năm, nay gần như không còn làm ăn với ngành may Việt Nam nữa. Một khách hàng lón khác đến từ Israel, trước đây mua của Việt Nam đến 5 triệu áo sơ mi để xuất khẩu đi hàng chục nước trên thế giới, nay cũng cắt giảm đến nửa đơn đặt hàng ở Việt Nam để chuyển sang gia công ở Myanma…” Đây chỉ là một vài ví dụ mà Hiệp hội Dẹt May Việt Nam đã đưa ra để cho thấy nhiều khách hàng lớn của ngành may đang dần rời bỏ Việt Nam để tìm đến những nguồn cung ứng mới ở Trung Quốc, Bắc Mỹ, Đong Âu, Bắc Phi… Theo một số chuyên gia nghiên cức ngành dệt may thì ngành may Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân liên quan đến hệ thống phân phối và các chính sách của nhà nước. Hiện tại, hình thức phân phối sản phẩm của ngành may chủ yếu dựa trên phương thức gia công xuất khẩu trong đó các doanh nghiệp may Viẹt Nam hầu như không chịu rủi ro về việc tiêu thụ hàng hóa. Vai trò của các doanh nghiệp may Việt Nam trong quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩmcòn rất hạn chế nên tỷ lệ giá trị gia tăng được hưởng cũng rất thấp. Kênh lưu thông hàng may mặc còn chưa hoàn thiện, các doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường, tự mình phát triển thị trường tiêu thụ dẫn đến không hiệu quả và buộc phải dựa vào khách hàng nước ngoài. Trong khi đó, trước khi quyết định dặt gia công hay mua hàng may ở một nước nào, kh
Tài liệu liên quan