Đề tài Tích hợp một số kiến thức toán học trong dạy học sinh học 12 – Trung học phổ thông (phần Di truyền học và Sinh thái học)

Toán học là một môn khoa học cơ sở, là tiền đề của các môn khoa học khác. Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian, các phép biến đổi. Nói một cách khác, đó là môn học về hình và số. Theo quan điểm chính thống nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng, định nghĩa từ các tiền đề bằng cách sử dụng logic học và kí hiệu toán học. Các quan điểm khác của nó được mô tả trong triết học toán. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là ngôn ngữ của vũ trụ. Hiện nay lý thuyết toán học đã được tích hợp vào nhiều môn học nhằm góp phần nâng cao tính chính xác , khoa học, giúp học sinh dễ tiếp thu, tăng khả năng tư duy lôgic. Việc sử dụng toán học trong dạy học hiện nay đang trở thành xu thế phổ biến. Nội dung kiến thức sinh học 12 trung học phổ thông, đặc biệt là phần tính quy luật của hiện tượng di truyền và phần sinh thái học mang tính lôgic cao, nếu sử dụng được các kiến thức toán học vào phần này thì sẽ giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức một cách dễ dàng hơn, hiểu bài nhanh hơn. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, phát huy tính chủ động tích cực của học sinh, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Tích hợp một số kiến thức toán học trong dạy học sinh học 12 – Trung học phổ thông (Phần Di truyền học và Sinh thái học)”

pdf19 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tích hợp một số kiến thức toán học trong dạy học sinh học 12 – Trung học phổ thông (phần Di truyền học và Sinh thái học), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tích hợp một số kiến thức toán học trong dạy học sinh học 12 – Trung học phổ thông (phần Di truyền học và Sinh thái học) Vũ Thuý Lan Trường Đại học Giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Lí luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thế Hưng Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận vấn đề dạy học theo hướng tích hợp. Nghiên cứu tổng quan về quan điểm dạy học tích hợp. Phân tích nội dung kiến thức và chương trình Sinh học THPT đặc biệt là chương trình Sinh học lớp 12 và những nội dung kiến thức có thể tích hợp kiến thức toán học. Thiết kế và tổ chức dạy học một số bài trong chương trình Sinh học 12 theo hướng tích hợp Toán học. Tiến hành thực nghiệm sư phạm. Keywords: Sinh học; Di truyền học; Sinh thái học; Phương pháp giảng dạy Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toán học là một môn khoa học cơ sở, là tiền đề của các môn khoa học khác. Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian, các phép biến đổi. Nói một cách khác, đó là môn học về hình và số. Theo quan điểm chính thống nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng, định nghĩa từ các tiền đề bằng cách sử dụng logic học và kí hiệu toán học. Các quan điểm khác của nó được mô tả trong triết học toán. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là ngôn ngữ của vũ trụ. Hiện nay lý thuyết toán học đã được tích hợp vào nhiều môn học nhằm góp phần nâng cao tính chính xác, khoa học, giúp học sinh dễ tiếp thu, tăng khả năng tư duy lôgic. Việc sử dụng toán học trong dạy học hiện nay đang trở thành xu thế phổ biến. Nội dung kiến thức sinh học 12 trung học phổ thông, đặc biệt là phần tính quy luật của hiện tượng di truyền và phần sinh thái học mang tính lôgic cao, nếu sử dụng được các kiến thức toán học vào phần này thì sẽ giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức một cách dễ dàng hơn, hiểu bài nhanh hơn. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, phát huy tính chủ động tích cực của học sinh, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Tích hợp một số kiến thức toán học trong dạy học sinh học 12 – Trung học phổ thông (Phần Di truyền học và Sinh thái học)” 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Tích hợp toán học trong dạy học phần Di truyền học và Sinh thái học (Sinh học 12) nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực chủ động của người học. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chương trình, nội dung sách giáo khoa Sinh học 12. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học chương trình Sinh học 12. 4. Giả thuyết nghiên cứu Các kiến thức toán học được tích hợp trong dạy học Sinh học 12 giúp người học hiểu rõ bản chất của các vấn đề sinh học, phát huy được hứng thú học tập và nâng cao chất lượng dạy học. 5. Phạm vi nghiên cứu Dạy học tích hợp Toán học trong phần Di truyền học và Sinh thái học (Sinh học 12). 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận vấn đề dạy học theo hƣớng tích hợp 6.2. Nghiên cứu tổng quan về quan điểm dạy học tích hợp 6.3. Phân tích nội dung kiến thức và chƣơng trình Sinh học THPT đặc biệt là chƣơng trình Sinh học lớp 12 và những nội dung kiến thức có thể tích hợp kiến thức toán học 6.4.Thiết kế và tổ chức dạy học một số bài trong chƣơng trình Sinh học 12 theo hƣớng tích hợp Toán học 6.5. Thực nghiệm sƣ phạm 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận 7.2. Phƣơng pháp điều tra thực trạng. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trùnh bày trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học tích hợp Chương 2: Tích hợp kiến thức toán học trong dạy học sinh học lớp 12 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP 1.1. Cơ sở lý luận của dạy học tích hợp 1.1.1. Khái niệm dạy học tích hợp 3 Theo Xavier Roegiers, “Sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Như vậy, sư phạm tích hợp nhằm làm cho quá trình học tập có ý nghĩa”. Theo Phạm Văn Lập, “Tích hợp có nghĩa là những kiến thức, kỹ năng học được ở môn học này, phần này của môn học được sử dụng như những công cụ để nghiên cứu học tập trong môn học khác, trong các phần khác của cùng một môn học. Thí dụ, toán học được sử dụng như một công cụ đắc lực trong nghiên cứu sinh học. Tin học được sử dụng như một công cụ để mô hình hóa các quá trình sinh học v.v” 1.1.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp - Dạy học tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa. - Dạy học tích hợp giúp phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. - Dạy học tích hợp quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể. - Ngoài ra, dạy học tích hợp còn giúp người học xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. 1.1.3. Các quan điểm tích hợp trong dạy học. - Quan điểm “đơn môn”: có thể xây dựng chương trình học tập theo hệ thống của mỗi môn học riêng biệt. Các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ. - Quan điểm “đa môn”: thực chất là những tình huống, những “đề tài” được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau, nghĩa là theo những môn học khác nhau. - Quan điểm “liên môn”: trong dạy học những tình huống chỉ có thể được tiếp cận hợp lý qua sự soi sáng của nhiều môn học. - Quan điểm “xuyên môn”: có thể phát triển những kỹ năng mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống. 1.1.4. Vai trò của tích hợp trong dạy học Dạy học tích hợp giúp HS trở thành người tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp cho phép rút ngắn được thời gian dạy học, đồng thời tăng cường được khối lượng và chất lượng thong tin. 1.2. Cơ sở thực tiễn của dạy học tích hợp Ở nước ta, có một số nhà giáo dục đã và đang vận dụng quan điểm tích hợp vào việc dạy học ở trường phổ thông với nhiều công trình tiêu biểu có hiệu quả. Một trong những nguyên tắc chỉ đạo khi xây dựng chương trình và sách giáo khoa theo hướng tích hợp là: chương trình và sách giáo khoa phổ thông phải là công trình khoa học sư phạm trong đó phải lựa chọn được các nội dung cơ bản, phổ thông, cập nhật được các tiến 4 bộ mới của khoa học công nghệ của kinh tế - xã hội, gần gũi với đời sống và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh trong từng giai đoạn học tập, gắn bó với thực tế phát triển của đất nước, tích hợp nhiều mặt giáo dục trong từng nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động thực hành, vận dụng theo năng lực từng đối tượng học sinh. Một số định hướng dạy học Sinh học theo quan điểm tích hợp Dạy học Sinh học theo quan điểm tích hợp là cần thiết Một số định hướng dạy học Sinh học theo hướng tích hợp CHƢƠNG 2 TÍCH HỢP KIẾN THỨC TOÁN HỌC TRONG DẠY HỌC SINH HỌC LỚP 12 2.1. Phân tích chƣơng trình Sinh học lớp 12 Chương trình sinh học 12 được xây dựng trên quan điểm hệ thống, là tiếp tục chương trình sinh học 11. Sinh học 11 đã nghiên cứu thế giới sống ở cấp độ cơ thể, sinh học 12 tiếp tục thế giới sống ở cấp độ cao hơn: cấp quần thể, quần xã và hệ sinh thái. 2.2. Tích hợp Toán học trong dạy học Sinh học lớp 12 Quy trình dạy học tích hợp Xác định mục đích tích hợp Tìm các nội dung tích hợp Xác định mức độ tích hợp Tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp đã xác định. Nội dung và khả năng tích hợp một số kiến thức toán học vào dạy học Sinh học lớp 12. Trong giới hạn của luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu khả năng tích hợp các kiến thức toán học vào phần Di truyền học và Sinh thái học của chương trình Sinh học lớp 12. Ví dụ 1: Tích hợp toán học trong dạy học nội dung “Gen, mã di truyền và sự tự nhân đôi của ADN” * Mục đích tích hợp: Giúp HS hiểu rõ bản chất cấu tạo của gen, qua cách tích hợp kiến thức toán học HS khắc sâu hơn kiến thức. * Tổ chức dạy học: Để HS hiểu sâu sắc phần này GV có thể cho HS làm bài tập sau: BT: Một đoạn gen có tổng số Nu là 3000, số Nu loại A gấp đôi số Nu loại G. Hãy tính: a. Số Nu từng loại của gen 5 b. Số liên kết hidro trong gen c. Số liên kết hoá trị của gen d. Hãy tính chiều dài và khối lƣợng của đoạn gen này đ. Nếu gen này thực hiện quá trình nhân đôi 3 lần thì số Nu từng loại môi trƣờng nội bào cung cấp là bao nhiêu? GV tổ chức dạy học giúp HS giải bài tập dựa vào các công thức toán học mà GV đã hướng dẫn. * Ý nghĩa của việc tích hợp: Thông qua việc sử dụng công thức, HS được rèn luyện kỹ năng tư duy (phân tích, tổng hợp) qua đó HS có hứng thú với bài học thông qua việc xác định được ý nghĩa thực tiễn của nội dung kiến thức trong bài dạy Ví dụ 2: Tích hợp toán xác suất thống kê trong dạy nội dung: “Quy luật Menđen” * Mục đích tích hợp Đối với các bài tập di truyền theo qui luật phân li và phân li độc lập của Menđen thì việc áp dụng các qui tắc xác suất có thể tính được các tỷ lệ cho bất cứ phép lai nào. Thông qua một số bài tập cụ thể mang tính nghiên cứu, HS vừa có hứng thú học tập vừa được rèn luyện năng lực nghiên cứu khoa học. * Tổ chức dạy học Sau khi nhắc lại các công thức tính xác suất có thể áp dụng, GV đưa ra một số bài tập để HS áp dụng vào tính toán như sau: Bài tập có tích hợp qui tắc nhân xác suất Bài tập 1: Trong phép lai giữa 2 vẹt thuần chủng đƣợc thế hệ F1 dị hợp có kiểu gen là Cc. Tính xác suất để một vẹt F2 có kiểu gen cc? GV hướng dẫn HS giải bài tập: Cơ thể có kiểu gen Cc thì xác suất để trứng (hoặc tinh trùng) mang alen c là ½. Như vậy, theo qui tắc nhân xác suất thì xác suất để xuất hiện cơ thể mang kiểu gen cc là . Kết quả này được minh hoạ trong bảng sau: Bảng 2.2: Xác suất xuất hiện các kiểu gen trong phép lai một cặp gen dị hợp ♀ ♂ 1/2C 1/2c 1/2C 1/4CC 1/4Cc 1/2c 1/4Cc 1/4cc 6 Sau khi giải bài tập, GV đưa ra một số câu hỏi giúp HS hiểu sâu và nắm chắc kiến thức: - Điều kiện để vẹt có kiểu cc được sinh ra là gi? (Để sinh được một vẹt có kiểu gen cc thì cả trứng và tinh trùng đều phải mang alen c) - Xác suất cho xuất hiện vẹt có kiểu gen cc khi lai hai cơ thể có kiểu gen Cc là bao nhiêu? ( Xác suất để một trứng có alen c là 1/2, xác suất để một tinh trùng có alen c là 1/2. Theo quy tắc nhân, xác suất để hai alen c đều xuất hiện trong sự thụ tinh là 1/4. Bài tập 2: Khi thực hiện phép lai giữa hai cơ thể có kiểu gen AaBbCc. Xác suất để con sinh ra từ phép lai này đồng hợp lặn đối với cả 3 gen (aabbcc)? Ta có thể giải bài tập bằng cách lập một bảng punnett với 64 tổ hợp giao tử của bố mẹ, nhưng đó là một công việc mất nhiều thời gian và dễ nhầm lẫn. GV yêu cầu HS tự suy luận và đưa ra lời giải. Sau đó GV chữa: Vì mỗi cặp alen tập hợp theo cách độc lập với nhau, ta có thể xem sự lai ba này như ba sự lai đơn riêng rẽ: Aa Aa, xác suất xuất hiện cá thể con aa là 1/4 Bb Bb, xác suất xuất hiện cá thể con bb là 1/4 Cc Cc, xác suất xuất hiện cá thể con cc là 1/4 Sự phân ly của mỗi cặp alen nằm trên các nhiễm sắc thể là một sự kiện độc lập nên ta có thể áp dụng quy tắc nhân để tính xác suất cho cá thể con aabbcc khi lai hai cá thể có kiểu gen AaBbCc như sau: AaBbCc  AaBbCc  (Aa  Aa)(Bb  Bb)(Cc  Cc)  1/4aa 1/4bb 1/4cc=1/64 *Ý nghĩa tích hợp: - Nếu ta biết các kiểu gen của cha mẹ, ta có thể xác định được xác suất cho xuất hiện kiẻu gen bất kì trong số các con. - Áp dụng các quy tắc xác suất vào sự phân ly và tập hợp độc lập, ta có thể giải những vấn đề di truyền phức tạp hơn. - Đối với các phép lai giữa các cơ thể dị hợp nhiều cặp gen, việc áp dụng các qui tắc xác suất sẽ rút ngắn thời gian giải bài tập. Tiết kiệm được thời gian lập bảng punnett với rất nhiều các tổ hợp giao tử của bố mẹ dễ gây nhầm lẫn. 7 Bài tập 3: Ở ruồi, tính trạng cánh cong (D) là trội đối với tính trạng cánh thẳng (d) nhƣng ruồi cánh cong đồng hợp tử bị chết ngay trong trứng. Thân màu đen (e) là tính trạng lặn đối với tính trạng thân màu xám (E). Đời con sẽ có kiểu hình nhƣ thế nào nếu lai hai ruồi dị hợp về hai gen này? Biết gen qui định tính trạng hình dạng cánh và mầu thân nằm trên các NST khác nhau. GV hướng dẫn HS giải bài tập bằng cách sử dụng qui tắc nhân xác suất. GV yêu cầu HS viết sơ đồ lai. Sơ đồ lai: DdEe X DdEe GT: DE, De, dE, de DE, De, dE, de Vì các gen nằm trên các NST khác nhau nên ta có thể phân tích sơ đồ lai dưới dạng các nhân tử như sau: DdEe  DdEe  (Dd  Dd)(Ee  Ee)  (1/4DD: 1/4Dd: 1/4dd)(1/4EE: 1/2Ee: 1/4ee) GV hướng dẫn HS sử dụng nguyên tắc nhân xác suất: (1/4) DD ..chết (1/2) Dd (3/4) E-3/8 cánh cong, xám (1/4) ee1/8 cánh cong, đen (1/4) dd (3/4) E-3/16 cánh thẳng, xám (1/4) ee....1/16 cánh thẳng, đen. Ta có tỉ lệ các con ruồi sau phép lai là: 6 ruồi cánh cong, thân xám 2ruồi cánh cong, thân đen 3ruồi cánh thẳng, thân xám 1ruồi cánh thẳng, thân đen. GV đưa câu hỏi: Tại sao tổng tỉ lệ các kiểu hình của ruồi sinh ra không bằng 1? (Vì chúng ta chỉ tính tỉ lệ những con ruồi còn sống, 12/16 con ruồi còn sống, 4/16 con ruồi cánh cong đồng hợp tử bị chết) Bài tập có tích hợp qui tắc cộng xác suất *Mục đích tích hợp: Giúp HS hiểu rõ cơ chế của sự phân ly của các alen trong quá trình tạo giao tử và thụ tinh. *Tổ chức dạy học: GV tổ chức dạy học bằng cách cho HS giải các bài tập sau: 8 Bài tập 1: Khi lai hai cơ thể cha, mẹ có kiểu gen Bb. Hãy tính xác suất để thế hệ con có kiểu gen dị hợp tử Bb? Bảng 2.3: Xác suất các kiểu gen từ phép lai Bb  Bb. ♀ ♂ 1/2 B 1/2 b 1/2 B 1/4 BB 1/4 Bb 1/2 b 1/4 Bb 1/4 bb GV hướng dẫn HS: Khi truyền 1 alen trội và 1 alen lặn từ các cha mẹ dị hợp tử cho con thì có hai cách để một alen trội và một alen lặn từ các cha mẹ dị hợp có thể kết hợp trong các con: B từ cha, b từ mẹ hay ngược lại. Xác suất để con nhận B từ cha và b từ mẹ là Xác suất để con nhận b từ cha và B từ mẹ là: Áp dụng quy tắc cộng để tính xác suất 1 sự kiện xảy ra theo cách luân phiên ta có kết quả 1/4 +1/4=1/2 (Bảng 2.3). *Ý nghĩa tích hợp: Giúp HS có những hướng giải bài tập nhanh chóng và chính xác. Rèn luyện kỹ năng tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Bài tập 2: Một cặp vợ chồng sinh 3 ngƣời con thì xác suất để có hai con trai, một con gái là bao nhiêu? Đặt p là xác suất để xuất hiện một con trai ở một lần sinh. q là xác suất để có một con gái ở một lần sinh (q=1-p). Vì ở bất kì lần sinh nào, xác suất để có trai hoặc gái luôn bằng nhau nên p=q=1/2 Có 8 tổ hợp về giới tính (trai và gái) có thể xảy ra trong số 3 đứa con sẽ sinh ra: 1 tổ hợp cho 3 trai; 3 tổ hợp cho 2 trai, 1 gái; 3 tổ hợp cho 1 trai, 2 gái; 1 tổ hợp cho 3 gái (xem bảng 2.4) Tổng cộng các xác suất của 8 tổ hợp ấy phải bằng 1 p 3 +3p 2 q+3pq 2 +q 3 =1 Xác suất để có 2 con trai và 1 con gái là: 3p2q= 3 (1/2)2 1/2=3/8 Bảng 2.4: Phân bố nhị thức về giới tính của các đứa con trong một gia đình (T: trai; G: gái) Các trường Thứ tự sinh Xác suất Tổng 9 hợp L lần1 L lần2 l lần3 3 trai T T T p = p 3 =(1/2) 3 =1/8 1/8 2 trai, 1 gái T T G p =p 2 q=(1/2) 3 =1/8 p =p 2 q=(1/2) 3 =1/8 q =p 2 q=(1/2) 3 =1/8 1/8+1/8+1/8 =3/8 T G T G T T 1 trai, 2 gái G G T q =pq 2 =(1/2) 3 =1/8 q =pq 2 =(1/2) 3 =1/8 p =pq 2 =(1/2) 3 =1/8 1/8+1/8+1/8 =3/8 G T G T G G 3 gái G G G q = q 3 =(1/2) 3 =1/8 1/8 Tổng 1 Như vậy, xác suất để trong 3 người con có 2 con trai và một con gái là 3/8. *Ý nghĩa tích hợp: Giúp HS có những hướng giải bài tập nhanh chóng và chính xác. Rèn luyện kỹ năng tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Ví dụ 3: Tích hợp toán học để tính số kiểu gen trong quần thể lƣỡng bội, một gen có n alen và xác định số kiểu gen có thể có, số kiểu gen đồng hợp, dị hợp. * Mục đích tích hợp Việc tích hợp toán học trong phần này giúp HS nhanh chóng tính toán được số kiểu gen hình thành mà không cần viết sơ đồ lai mặc dù gen đó có rất nhiều alen. Đối với gen có 2 hoặc 3 alen, việc xác định số kiểu gen và viết được các kiểu gen là tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, trong quần thể, một gen có thể có rất nhiều alen. Kiểu gen là sự sắp xếp các alen (không quan tâm đến thứ tự). Vì vậy, ta có thể áp dụng công thức tổ hợp để xác định số kiểu gen trong quần thể. *Tổ chức dạy học GV tổ chức dạy học thông qua việc giải bài tập 10 Bài tập 1 : Gen quy định tính trạng nhóm máu ngƣời có 3 alen IA, IB, IO. Mỗi kiểu gen có hai alen, nếu hai alen giống nhau thì là kiểu gen đồng hợp, nếu hai alen khác nhau thì là kiểu gen dị hợp. Xác định số kiểu gen đồng hợp và số kiểu gen dị hợp có thể có. Giải: Kiểu gen đồng hợp gồm 2 alen giống nhau hoàn toàn, nên: Số kiểu gen đồng hợp tạo thành là 3: IAIA, IBIB, IOIO. Kiểu gen dị hợp là kiểu gen được hình thành từ 2 alen không giống nhau. Số kiểu gen dị hợp tạo thành từ 3 alen là số cách sắp xếp 2alen khác nhau trong 3 alen I A , I B , I 0. Ta áp dụng công thức chỉnh hợp chập 2 của 3: C 2 3 = !2!1 !3  = 3 . Đó là: IAIB, IAIO, IBIO. Sau khi giải song bài tập trên GV yêu cầu HS khái quát hoá công thức tính số kiểu gen đồng hợp và dị hợp trong trường hợp một gen có n alen. HS dễ dàng đưa ra được công thức tính số kiểu gen như sau: Đối với gen có n alen thì sẽ có: - n kiểu gen đồng hợp - C 2 n = !2)!2( ! n n kiểu gen dị hợp. Vậy trong quần thể một gen có n alen sẽ có nhiều nhất số kiểu gen là:n + C 2 n Bài tập 2: Giả sử có 3 gen qui định tính trạng, mỗi gen có hai alen là A và a, B và b, C và c. Hãy xác định số kiểu gen có thể có, số kiểu gen đồng hơp, số kiểu gen dị hợp. GV hướng dẫn: Mỗi gen có 2 alen sẽ tạo ra được 3 tổ hợp alen. Theo qui tắc nhân, ta có số kiểu gen có thể tạo thành là 3  3  3=33=27. Một gen có 2 alen sẽ tạo được 2 tổ hơp alen đồng hợp. Theo qui tắc nhân, số kiểu gen đồng hợp tạo thành từ 3 gen là 23=8 kiểu gen. Số kiểu gen dị hợp tạo thành là 27-8=19 kiểu gen. Ví dụ 4: Xác định tỉ lệ kiểu hình của F2 trong quy luật tƣơng tác cộng gộp các gen không alen dựa vào nhị thức Newton. *Mục đích tích hợp: Trong quy luật tương tác gen, có những tính trạng do nhiều gen quy định. Việc xác định tỷ lệ kiểu hình của các thế hệ sau thường dựa vào tỷ lệ kiểu gen, nhưng với những tính trạng do nhiều gen quy định việc xác định được tỷ lệ kiểu gen là rất khó khăn, rất mất thời gian và dễ gây 11 nhầm lẫn với người học. Việc tích hợp sử dụng nhị thức Newton vào bài toán này sẽ mang lại hiệu quả to lớn, giúp HS rút ngắn thời gian giải bài tập, mang lại kết quả nhanh chóng và chính xác. *Tổ chức dạy học GV tổ chức dạy học bằng cách cho HS giải bài tập. Trong kiểu gen, cứ có mặt một alen trội thì cây sẽ cao thêm 10cm, tính trạng chiều cao do 4 gen không alen quy định. Khi cho cây thấp nhất có chiều cao là 80cm lai với cây cao nhất thì tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F2 sẽ nhƣ thế nào? Gọi 4 cặp gen không alen quy định chiều cao của cây là Aa, Bb, Cc, Dd. Cây cao nhất có kiểu gen là AABBCCDD, cây thấp nhất có kiểu gen là aabbccdd. Cây thấp nhất lai với cây cao nhất được F1: aabbccdd × AABBCCDD F1: AaBbCcDd F1 × F1: AaBbCcDd × AaBbCcDd Kiểu gen AaBbCcDd có thể viết dưới dạng A1a1A2a2A3a3A4a4 Gọi A là số gen trội, a là số gen lặn có trong kiểu gen. Bằng cách khai triển nhị thức Newton (A + a) 4 ta sẽ có tỉ lệ kiểu hình ở F2: (A + a) 4 = 1A 4 + 4A 3 a + 6A 2 a 2 + 4Aa 3 + 1a 4 1 cây cao 120cm : 4 cây cao 110cm : 6 cây cao 100cm : 4 cây cao 90cm : 1 cây cao 80cm Hoặc có thể sử dụng tam giác Pascal, ta sẽ có kết quả tương tự: 1 1 (A+a) 2 : 1 2 1 (A+a) 3 : 1 3 3 1 (A+a) 4 : 1 4 6 4 1 Ý nghĩa tích hợp: Mặc dù có thể có sự tương tác giữa nhiều cặp gen không alen để quy định tính trạng nhưng chúng ta vẫn có thể dễ dàng viết được kiểu hình của F2 mà