Đề tài Tiến trình thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Cách đây 10 - 15 năm một hoạt động nào đó mang tính chất quốc tế, hay khu vực diễn ra tại nước ta đã trở thành sự kiện bất ngờ, lạ lẫm đối với người dân Việt Nam thì ngày nay, qua báo chí, truyền thanh truyền hình hàng ngày chúng ta có thể thấy các tổ chức quốc tế, khu vực, các hoạt động văn hoá thể thao, chính trị, đặc biệt là kinh tế diễn ra tại Việt Nam. Chính trị ngoại giao có sự kiện: Tổng thống Mỹ Biclintơn và gia đình đến Việt Nam vào tháng 4 - 2001 (bây giờ là cựu tổng thống). Văn hoá thể thao có: Liên hoan quốc tế tại Việt Nam, thể thao Việt Nam quen thuộc với các huy chương vàng, bạc ngang tầm với khu vực quốc tế. năm 2002 Seagame 22 diễn ra tại nước ta. Nổi bật nhất là kinh tế: Các Hội nghị khu vực, quốc tế tại Việt Nam, đó là hội nghị EMM - 3 và ASM - 33, Việt Nam là thành viên của ASEAN, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ ký kết. Đồng thời nhìn ra thế giới ta cũng có thể thấy các quốc gia ngày càng gần nhau hơn: ta có ASEAN 10 thành viên đầy đủ, các quốc gia Châu Âu hình thành đồng tiền chung ERO. Trung Quốc gia nhập WTO,. toàn cầu hoá hay hội nhập quốc tế không còn xa lạ với chúng ta nữa. Và hơn bao giờ hết, bài toán hội nhập kinh tế quốc tế đã làm đau đầu không chỉ Chính phủ mà đối với mỗi một doanh nghiệp, mỗi một chủ thể tham gia vào nền kinh tế nước ta. Chúng ta không thể không hội nhập kinh tế quốc tế nhưng chung ta hội nhập như thế nào, chúng ta đang có những thuận lợi và phải khắc phục khó khăn nào để hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế. Đảng và Nhà nước ta đã và đang từng bước đề ra phù hợp đúng đắn cho vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 1997 Luật Đầu tư nước ngoài ra đời cũng thể hiển chủ trương của Đảng được xác định qua đại hội VIII (1996) "đẩy nhanh quốc tế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới". Đại hội Đảng (4/2001) vừa qua cũng đã xác định bối cảnh quốc tế trong giai đoạn 2000 - 2010, đó là "Toàn cầy hoá kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước. vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế" cũng chính vì vậy Đại hội Đảng IX cũng khẳng định quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế: "Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế". Như vậy ta có thể thấy nghiên cứu vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay đã trở thành mối quan tâm chung của tất cả mọi người, những người mà trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào nền kinh tế quốc dân. Là một sinh viên kinh tế tôi không dám đưa ra một cách nhìn tổng quát đầy đủ, sâu sắc về vấn đề chủ nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đây mới chỉ là cách nhìn còn mang nhiều ý kiến chủ quan, một kiến thức còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo.

doc42 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiến trình thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan