Đề tài Tìm hiểu kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam

Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu những sự lựa chọn mà các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và toàn xã hội đưa ra khi trong thực tế họ không thể có mọi thứ như mong muốn. Theo truyền thống, kinh tế học được chia thành hai nhánh chính: Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô. Đối với sinh viên thuộc khối kinh tế, đây là các môn học cơ sở, cung cấp khung lí thuyết cho các môn định hướng ngành và kinh tế ngành. Khóa học về kinh tế học nói chung và kinh tế học vĩ mô nói riêng sẽ giúp bạn hiểu những lực lượng chủ yếu định hình thế giới của chúng ta. 10 nguyên lí về kinh tế học 1. Con người phải đối mặt với sự đánh đổi. 2. Chi phí của 1 thứ là cái bạn phải từ bỏ để có được thứ đó. 3. Con người phản ứng lại các kích thích. 4. Con người hợp lí suy nghĩ tại điểm cận biên. 5. Thị trường luôn là phương thức tốt để tổ chức các hoạt động kinh tế. 6. Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được các kết cục của thị trường. 7. Mức sống của mỗi nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của chính nước đó. 8. Thương mại sẽ làm cho mọi người đều có lợi. 9. Lạm phát sẽ tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền. 10. Xã hội luôn phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa làm phát và thất nghiệp

doc34 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam MỤC LỤC Nội dung yêu cầu I. Lời mở đầu Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu những sự lựa chọn mà các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và toàn xã hội đưa ra khi trong thực tế họ không thể có mọi thứ như mong muốn. Theo truyền thống, kinh tế học được chia thành hai nhánh chính: Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô. Đối với sinh viên thuộc khối kinh tế, đây là các môn học cơ sở, cung cấp khung lí thuyết cho các môn định hướng ngành và kinh tế ngành. Khóa học về kinh tế học nói chung và kinh tế học vĩ mô nói riêng sẽ giúp bạn hiểu những lực lượng chủ yếu định hình thế giới của chúng ta. 10 nguyên lí về kinh tế học 1. Con người phải đối mặt với sự đánh đổi. 2. Chi phí của 1 thứ là cái bạn phải từ bỏ để có được thứ đó. 3. Con người phản ứng lại các kích thích. 4. Con người hợp lí suy nghĩ tại điểm cận biên. 5. Thị trường luôn là phương thức tốt để tổ chức các hoạt động kinh tế. 6. Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được các kết cục của thị trường. 7. Mức sống của mỗi nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của chính nước đó. 8. Thương mại sẽ làm cho mọi người đều có lợi. 9. Lạm phát sẽ tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền. 10. Xã hội luôn phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa làm phát và thất nghiệp. II. Nội dung chính Chương 1: Nền kinh tế Việt Nam với chỉ tiêu xuất nhập khẩu. a. Giới thiệu môn học, vị trí môn học trong chương trình học đại học. Các vấn đề kinh tế xuất hiện do chúng ta mong muốn nhiều hơn so với cái mà chúng ta có thể nhận được. Chúng ta muốn một thế giới an toàn và hòa bình. Chúng ta muốn có không khí trong lành và nguồn nước sạch. Chúng ta muốn sống lâu và khỏe. Chúng ta muốn có các trường đại học, cao đẳng và phổ thông chất lượng cao. Chúng ta muốn sống trong các căn hộ rộng rãi và đầy đủ tiện nghi. Chúng ta muốn có thời gian để thưởng thức âm nhạc, điện ảnh, chơi thể thao, đọc truyện, đi du lịch, giao lưu với bạn bè, … Việc quản lí nguồn lực của xã hội có ý nghĩa quan trọng vì nguồn lực có tính khan hiếm. Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức sử dụng các nguồn lực khan hiếm nhằm thỏa mãn các nhu cầu không có giới hạn của chúng ta một cách tốt nhất có thể. Chi phí cơ hội của việc thực hiện một hành động là phương án thay thế tốt nhất, hay có giá trị nhất, mà bạn phải từ bỏ để thực hiện hành động đó. Kinh tế học vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học, nghiên cứu về cách ứng xử nói chung của mọi thành phần kinh tế, cùng với kết quả cộng hưởng của các quyết định cá nhân trong nền kinh tế đó. Loại hình này tương phản với kinh tế học vi mô chỉ nghiên cứu về cách ứng xử kinh tế của cá nhân người tiêu dùng, nhà máy, hoặc một loại hình công nghiệp nào đó. Những vấn đề then chốt được kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao gồm mức sản xuất, thất nghiệp, mức giá chung và cán cân thương mại của một nền kinh tế. Phân tích kinh tế học vĩ mô hướng vào giải đáp các câu hỏi như: Điều gì quyết định giá trị hiện tại của các biến số này? Điều gì quy định những thay đổi của các biến số này trong ngắn hạn và dài hạn? Thực chất chúng ta khảo sát mỗi biến số này trong những khoảng thời gian khác nhau: hiện tại, ngắn hạn và dài hạn. Mỗi khoảng thời gian đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các mô hình thích hợp để tìm ra các nhân tố quyết định các biến kinh tế vĩ mô này. Một trong những thước đo quan trọng nhất về thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia là tổng sản phẩm trong nước (GDP). GDP đo lường tổng sản lượng và tổng thu nhập của một quốc gia. Phần lớn các nước trên thế giới đều có tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Các nhà kinh tế vĩ mô tìm cách giải thích sự tăng trưởng này. Nguồn gốc của tăng trưởng nhanh hơn các nước khác? Liệu chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế dài hạn của một nền kinh tế hay không? Mặc dù tăng trưởng kinh tế là một hiện tượng phổ biến trong dài hạn, nhưng sự tăng trưởng này có thể không ổn định giữa các năm. Trên thực tế, GDP có thể giảm trong một số thời kì. Những biến động ngắn hạn của GDP được gọi là chu kì kinh doanh. Hiểu biết về chu kì kinh doanh là một mục tiêu chính của kinh tế học vĩ mô. Tại sao các chu kì kinh doanh lại xuất hiện? Các lực lượng kinh tế nào gây ra sự suy giảm tạm thời trong mức sản xuất, các lực lượng nào làm cho nền kinh tế phục hồi? Phải chăng các chu kì kinh doanh gây ra bởi các sự kiện không dự tính được hay chúng bắt nguồn từ các lực lượng nội tại có thể dự tính trước được? Liệu chính sách của chính phủ có thể sử dụng để làm dịu bớt hay triệt tiêu những biến động ngắn hạn trong nền kinh tế hay không? Đây là những vấn đề lớn đã được đưa ra và ít nhất cũng đã được giải đáp một phần bởi kinh tế học vĩ mô hiện đại. Tỷ lệ thất nghiệp, một thước đo cơ bản về cơ hội tìm việc làm và hiện trạng của thị trường lao động, cho chũng ta một thước đo khác về hoạt động của nền kinh tế. Sự biến động ngắn hạn của tỉ lệ thất nghiệp liên quan đến những dao động theo chu kì kinh doanh. Những thời kì sản lượng giảm thường đi kèm với tăng thất nghiệp và ngược lại. Một mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản đối với mọi quốc gia là đảm bảo trạng tahí đầy đủ việc làm, sao cho mọi lao động sẵn sàng và có khả năng làm việc tại mức tiền lương hiện hành đều có việc làm. Biến số then chốt thứ ba mà cá nhà kinh tế vĩ mô đề cập đến là lạm phát. Lạm phát là hiện tượng phổ biến trên toàn thế giới trong những thập kỉ gần đây. Vấn đề đặt ra là điều gì quyết định tỉ lệ lạm phát dài hạn và những dao động ngắn hạn của lạm phát trong một nền kinh tế? Sự thay đổi tỉ lệ lạm phát có liên quan như thé nào đến chu kì kinh doanh? Lạm phát có tác động đến nền kinh tế như thế nào và phải chăng ngân hàng trung ương nên theo đuổi mục tiêu lạm phát bằng không? Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, tất cả các nước trên thế giới đều điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế qua, làm cho việc trao đổi hàng hóa, luân chuyển các yếu tố sản xuất như vốn, lao động và kĩ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, một vấn đề được kinh tế học vĩ mô hiện đại quan tâm nghiên cứu là cán cân thương mại. Tầm quan trọng của cán cân thương mại là gì điều gì quyết định sự biến động của nó trong ngắn hạn và dài hạn? Để hiểu cán cân thương mại vấn đề then chốt cần nhận thức là mất cân bằng thương mại liên quan chặt chẽ với dòng chu chuyển vốn quốc tế. Nhìn chung, khi một nước nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ thế giới bên ngoài so với xuất khẩu, nước đó cần phải trang trải cho phần nhập khẩu dôi ra đó bằng cách vay tiền từ thế giới bên ngoài, hoặc phải giảm lượng tài sản quốc tế hiện nắm giữ. Ngược lại, khi xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, thì nước đó sẽ tích tụ thêm tài sản của thế giới bên ngoài. Như vậy, nghiên cứu về mất cân bằng thương mại liên quan chặt chẽ với việc xem xét tại sao các công dân một nước lại đi vay hoặc cho vay các công dân nước khác vay tiền. Cũng như các lĩnh vực nghiên cứu khác, kinh tế học nói chung và kinh tế học vĩ mô nói riêng có những cách nói và tư duy riêng. Điều cần thiết là phải học được các thuật ngữ của kinh tế học bởi vì nắm dược các thuật ngữ này sẽ giúp cho bạn trao đổi với những người khác về các vấn đề kinh tế một cách chính xác. Việc nghiên cứu kinh tế học có một đóng góp rát lớn vào nhận thức của bạn về thế giới và nhiều vấn đề xã hội của nó. Tiếp cận nghiên cứu với một tư duy mở sẽ giúp bạn hiểu được các sự kiện mà bạn chưa từng biết trước đó. b. Giới thiệu chung về nền kinh tế Việt Nam sau thời kì đổi mới đến nay. Trong hai thập niên qua, kể từ khi áp dụng những chính sách cải cách kinh tế toàn diện với nội dung cốt lõi là tự do hóa, ổn định hóa, thay đổi thẻ chế, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở cửa ra nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận về tăng trưởng kinh tế. Từ chỗ hầu như không có tăng trưởng, thì ngay sau đổi mới, trong giai đoạn 1986-1990, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và phát triển, tuy tốc độ chưa cao. Trong nửa đầu những năm 1990, nền kinh tế liên tục tăng tốc. Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh cao nhất vào năm 1995 (9,54%), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã bị sút giảm và xuống mức đáy vào năm 1999 (1999: 4,77%), chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực. Bắt đầu từ năm 2000, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã liên tục cao lên. Với đà tăng trưởng bình quân hàng năm 7,3% như trong suốt giai đoạn từ năm 1990 đến nay, thì tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam sẽ gấp đôi sau khoảng 1 thập kỉ. Năm 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Tỉ lệ 2.8 3.6 6.4.9 4.9 5.1 5.8 8.7 8.1 8.8 9.54 9.3 Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tỉ lệ 8.2 5.8 4.8 6.8 6.9 7 7.3 7.7 7.5 8.2 8.5 Ngay sau khi thực hiện Đổi mới, nước ta đã phải vấp phải một thách thức lớn: nền kinh tế bị mất ổn định nghiêm trọng. Giá cả hàng hóa và dịch vụ bắt đầu tăng tốc. Giai đoạn 1986-1988 là những năm lạm phát phi mã, tỉ lệ lạm phát tăng lên 3 con số (1986: 774,7%; 1987: 360.4%; 1988: 374.4%) với những hậu quả khôn lường: triệt tiêu động lực tiết kiệm và đầu tư, làm đình trệ sự phát triển lực lượng sản xuất, thất nghiệp tăng nhanh, đời sống của đại bộ phận dân cư – đặc biệt là những người làm việc trong bộ máy nhà nước bị suy giảm nghiêm trọng. Năm 1989, với chương trình ổn định mà nội dung chủ yếu là áp dụng chính sách lãi suất thực dương, Việt Nam đã thành công trong việc chặn đứng siêu lạm phát. Song, kết quả này đã không bền vững: lạm phát cao đã quay trở lại trong hai năm sau đó vì thâm hụt ngân sách được duy trì ở mức thấp và đặc biệt đã không tài trợ bằng phát hành tiền; lãi suất thực dương liên tục được cải cách kinh tế và chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã đưa đến những thành công đáng khích lệ: lạm phát được kiểm soát và kinh tế tăng trưởng cao. Tuy nhiên từ năm 1999, nước ta lại phải đối mặt với một thách thức mới: lạm phát quá thấp đi dùng với đà tăng trưởng kinh tế chậm lại. Với chủ trương kích cầu kịp thời, nền kinh tế nước ta dần dần khởi sắc với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao. Bước sang năm 2004, lạm phát đột ngột tăng tốc trở thành mối quan tâm chung cho sự phát triển kinh tế ở nước ta: chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,5%. Đây là mức tăng giá cao nhất trong 9 năm qua và cũng là năm đầu tiên kể từ năm 1999 tỉ lệ lạm phát vượt ngưỡng do Quốc hội đề ra là 5%. Điều này hoàn toàn nằm ngoài dự kiến của các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế và của mọi người dân. Năm 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Tỉ lệ 774.7 360.4 374.4 95.8 36 81.8 37.7 8.4 9.5 16.9 5.7 Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tỉ lệ 3.2 7.7 4.2 -1.7 -4 4 3.2 7.7 8 7 12.6 Thực hiên đường lối đổi mới và chính sách đa phương, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, trong những năm qua Việt Nam đã tích cực thúc đẩy quá trình chủ động hội nhập nền kinh tế đất nước vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Việc mở rộng đối tác và thị trường cùng với những thuận lợi do hội nhập kinh tế quốc tế đưa lại, đặc biệt là những thuận lợi do hội nhập kinh tế quốc tế đưa lại, đặc biệt là những ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan, hàng hóa Việt Nam có điều kiện thâm nhập vào thị trường thế giới, đồng thời người tiêu dùng Việt Nam có thêm sự lựa chọn hàng hóa đến từ nhiều quốc gia trên thế giới với chất lượng cao hơn và giá rẻ hơn. Bất chấp những khó khăn bỡ ngỡ trong môi trường kinh tế mới, thương mại Việt Nam đã phát triển một cách vững chắc trong quá trình hội nhập. Xét về tổng thể, cả kim ngạch xuất khẩu lẫn nhập khẩu đều liên tục tăng. Xuất khẩu năm 2004 đạt 26,0 tỉ USD gấp 15 lần năm 1990. Trong thời kì 1990-2001, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tăng 11,5 lần từ 2,75 tỉ USD lên 31,5 tỉ USD. Nhưng, nhìn chung Việt Nam thường có thâm hụt thương mại. Thâm hụt thương mại đã liên tục gia tăng trong những năm vừa qua và được tài trợ bằng nguồn vốn nước ngoài, tạo ra các khoản nợ nước ngoài ngày càng lớn.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đã liên tục tăng (2003 đạt gần 3,2 tỷ USD, 2004 đạt trên 4,5 tỷ USD, 2005 đạt trên 6,8 tỷ USD, 2006 đạt trên 12 tỷ USD, 2007 đạt 21,3 tỷ USD, 7 tháng 2008 đạt 45,3 tỷ USD). Xuất khẩu tăng liên tục với tốc độ cao; tỷ lệ xuất khẩu so với GDP liên tục tăng, đến năm 2007 đã đạt 68,2%. Dự trữ ngoại hối tăng khá (nếu cuối năm 2002 đạt chưa được 3,7 tỷ USD, thì đến cuối 2007 đã lên đến 21 tỷ USD). GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái tăng nhanh (nếu năm 1995 mới đạt 289 USD, năm 2002 mới đạt 440 USD, thì đến năm 2007 đã đạt 835 USD). Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam quý I tăng thấp so với cùng kỳ mấy năm trước, quý II còn tăng thấp hơn, tính chung 6 tháng chỉ tăng 6,5% và cả năm phải có sự phấn đấu quyết liệt mới có thể đạt được mục tiêu tăng 7%. Tốc độ tăng giá tiêu dùng cao trong năm 2007 (12,63%), tiếp tục tăng cao trong những tháng đầu năm 2008: sau 8 tháng (tức là tháng 8/2008 so với tháng 12/2007) đã tăng tới 21,65%; tính theo năm (tức là tháng 8/2008 so với tháng 8/2007) đã tăng tới 28,32%, bình quân 8 tháng 2008 so với cùng kỳ năm trước đã tăng trên 22,14%. Tính thanh khoản của một số ngân hàng gặp khó khăn… Giá USD tháng 8/2008 so với tháng 12/2007 đã tăng 3,71%. Nhập siêu 8 tháng 2008 đã lên đến 15,97 tỷ USD, cao hơn mức kỷ lục 14,2 tỷ USD trong cả năm 2007… Đứng trước tình hình trên, Đảng, Nhà nước đã sớm đề ra mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng bền vững. Ngân hàng Nhà nước từ giữa năm 2007 đã đưa ra nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ. Tăng dự trữ bắt buộc từ 5 lên 10% và sau đó đưa tiếp lên 11%. Khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán không vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng, sau đó sửa thành 20% vốn điều lệ theo hướng thắt chặt hơn. Khống chế tốc độ tăng dư nợ tín dụng cả năm không vượt quá 30%. Sớm có biện pháp để dập tắt cơn sốt giá USD trên thị trường tự do; đưa biên độ giao dịch mua bán USD từ ± 1% lên ± 2%… Đặc biệt đã 2 lần đưa lãi suất cơ bản từ 8,75% lên 12% và từ 12% lên 14%… Đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu… Kết quả, tốc độ tăng giá tiêu dùng đã có xu hướng giảm trong vài tháng nay, tính bình quân hai tháng qua chỉ còn tăng 1,36%/tháng, thấp hơn lãi suất huy động tính theo kỳ hạn năm hiện nay. Tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại được cải thiện. Mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm để tạo điều kiện cho sản xuất, xuất khẩu. Nhập siêu giảm dần và ở mức dưới 1 tỷ USD từ tháng 6; cán cân thanh toán tổng thể được bảo đảm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh cả về vốn đăng ký và vốn thực .. c. Giới thiệu về xuất nhập khẩu, nêu rõ vai trò và tấm quan trọng của XNK. Cho đến nay phân tích của chúng ta bỏ qua vai trò quan trọng của thương mại quốc tế. Điều này có thể chấp nhận được đối với một nền kinh tế tương đối đóng cửa – một nền kinh tế ít tham gia vào thương mại quốc tế, nhưng không thích hợp với một nền kinh tế tương đối mở cửa. Độ mở cửa một nền kinh tế thường được tính bằng tỉ trọng của tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP. Nền kinh tế Việt Nam tương đối mở cửa với tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 127% GDP năm 2004. Thương mại quốc tế có ảnh hưởng quan trọng đến thu nhập quốc dân. Xuất khẩu mở rộng thị trường cho các nhà sản xuất trong nước, trong khi nhập khẩu lại thu hẹp thị trường cho hàng hóa của các nhà sản xuất trong nước. Do đó, xuất khẩu và nhập khẩu ảnh hưởng đến đường tổng chi tiêu theo những cách khác nhau. Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại. Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar, triệu Dollar hay tỷ Dollar) và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v...) Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao. Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu giảm đi. Mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu của một quốc gia được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Vai trò của nhập khẩu Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước. Nhập khẩu để bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu về những hàng hóa mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Hai mặt nhập khẩu bổ sung và nhập khẩu thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân, trong đó cân đối trực tiếp ba yếu tố của sản xuất: Công cụ lao dộng, đối tượng lao động và lao động. Với cách tác động đó, ngoại thương được coi như một phương pháp sản xuất gián tiếp. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của nhập khẩu được thể hiện ở khía các khía cạnh sau đây: 1. Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu, kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đất nước Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền kinh tế một cách cơ bản từ lao động thủ công sang lao động bằng cơ khí ngày càng hiện đại hơn. Kinh tế Việt Nam từ trước đến nay cơ bản xuất phát từ một nền sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định đến năm 2010 tỉ trọng nông nghiệp chiếm 16 – 17%; Công nghiệp chiếm 40 – 41% và Dịch vụ chiếm 42 – 43%. Để thực hiện được chỉ tiêu này nhập khẩu có vai trò rất quan trọng trong việc nhập khẩu công nghệ mới trang bị cho các ngành kinh tế như điện và điện tử, công nghiệpđóng tàu, chế biến dầu khí, chế biến nông sản… từ đó sẽ hướng các ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. 2. Nhập khẩu giúp bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định Một nền kinh tế muốn phát triển tốt cần đảm bảo sự cân đối theo những tỉ lệ nhất định như: Cân đối giẵ khu vực 1 và khu vực 2; giữa tích lũy và tiêu dùng; giữa hàng hóa và lượng tiền trong lưu thông; giữa xuất khẩu với nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế. Nhập khẩu có tác động rất tích cực thông qua việc cung cấp các điều kiện đầu vào làm cho sản xuất phát triển, mặt khác tạo điều kiện để các quốc gia chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tận hưởng được những lợi thế từ thị trường thế giới và khắc phục những mặt mất cân bằng thúc đẩy kinh tế quốc dân phát triển. 3. Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân Nhập khẩu có vai trò làm thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, mà trong nứoc không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ như thuốc chữa bệnh, đồ điện gia dụng, lương thực, thực phẩm,… Đảm bảo đầu vào cho sản xuất, khôi phục lại những ngành nghề cũ, mở ra những ngành nghề mới tạo nhiều việc làm ổn định cho người lao động, từ đó tăng khả năng thanh toán. Mặt khác nhập khẩu còn trực tiếp góp phần xây dựng những ngành ngềh sản xuất hàng tiêu dùng, làm cho cả số lượng lẫn chủng loại hàng hóa tiêu dùng tăng, khả năng lựa chọn của người dân sẽ được loại hàng hóa tiêu dùng tăng, khả năng lựa chọn của người dấn sẽ được mở rộng, đời sống ngày càng tăng lên. 4. Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu Sự tác động này thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang và kém phát triển, vì khả năng sản xuất của các quốc gia
Tài liệu liên quan