Đề tài Tìm hiểu một số phần mềm kế toán đang được sử dụng tại Việt Nam

Có thể nói trong số các phần mềm ứng dụng tại Việt Nam, phần mềm kế toán là sản phẩm phổ dụng nhất. Hầu hết các doanh nghiệp khi bắt tay vào ứng dụng tin học đều khởi đầu bằng việc sử dụng phần mềm kế toán. Chưa có một thống kê đầy đủ nhưng ước tính ở Việt Nam hiện có hơn 130 nhà cung cấp phần mềm kế toán. Mỗi nhà cung cấp thường có từ một đến vài sản phẩm phần mềm kế toán khác nhau phù hợp với nhu cầu và quy mô của mỗi tổ chức, doanh nghiệp.So sánh với các lĩnh vực phần mềm khác, có thể thấy số lượng phần mềm kế toán là đông đảo nhất.

doc56 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2833 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số phần mềm kế toán đang được sử dụng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU MỘT SỐ PHẦN MỀM KẾ TOÁN ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM Lời mở đầu Có thể nói trong số các phần mềm ứng dụng tại Việt Nam, phần mềm kế toán là sản phẩm phổ dụng nhất. Hầu hết các doanh nghiệp khi bắt tay vào ứng dụng tin học đều khởi đầu bằng việc sử dụng phần mềm kế toán. Chưa có một thống kê đầy đủ nhưng ước tính ở Việt Nam hiện có hơn 130 nhà cung cấp phần mềm kế toán. Mỗi nhà cung cấp thường có từ một đến vài sản phẩm phần mềm kế toán khác nhau phù hợp với nhu cầu và quy mô của mỗi tổ chức, doanh nghiệp.So sánh với các lĩnh vực phần mềm khác, có thể thấy số lượng phần mềm kế toán là đông đảo nhất. Số lượng phần mềm kế toán nhiều đến chóng mặt như vậy phần nào đã khiến khách hàng trở nên phân vân, bởi họ phải lựa chọn giữa một "rừng" các sản phẩm phần mềm kế toán, để tìm ra sản phẩm nào phù hợp nhất cho công việc của họ. Với quy mô của đề tài này tôi không có tham vọng để giới thiệu ngay với các bạn phần mềm kế toán nào là tốt nhất nhưng sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về một số phần mềm kế toán đang được sử dụng tại việt nam,giỳp cho các bạn có cơ sở để lựa chọn cho mình phần mềm kế toán hữu ích nhất cho công việc. Nội dung của đề tài gồm : Phần I: Thực trạng sử dụng phần mềm kế toán tại Việt Nam 1. Ngành công nghiệp phầ n mềm Việt Nam 2. Thực trạng sử dụng phần mềm kế toán Phần II: Các phần mềm kế toán đang được sử dụng tại Việt Nam 1. Phần mềm kế toán Bravo 2. Phần mềm kế toán Esoft Financials 3. Phần mềm kế toán Fast Accounting 2006.f 4. Phần mềm kế toán Misa SME 7.5 Phần I Thực trạng ứng dụng phần mềm kế toán tại Việt Nam 1. Ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam: con đường phía trước. Ngay từ những năm 90 Chính phủ đã đề ra mục tiêu đưa ngành công nghiệp phần mềm trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn và để thực hiện mục tiêu đó, Chính phủ đó cú một số chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp này. Song trên thực tế cho đến nay kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra cũn khỏ xa vời. Nhìn toàn cảnh bức tranh của ngành công nghệ thông tin Việt Nam thì mảng sáng tập trung chủ yếu ở kinh doanh thiết bị phần cứng, cung cấp giải pháp, thiết kế mạng... còn kinh doanh và thiết kế phần mềm lại rất khiêm tốn. Doanh thu phần mềm của cả nước năm 2001 ước đạt 21 triệu USD. Tuy nhiên số doanh thu này cũng chỉ chiếm khoảng từ 10-15% tổng doanh thu của hoạt động tin học. Nhìn chung có thể đưa ra một đánh giá khái quát về ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam bằng hai chữ khiêm tốn. Khiêm tốn từ số lượng doanh nghiệp, quy mô hoạt động, cho đến nguồn lực lao động, phạm vi và thị trường kinh doanh... Theo số liệu thống kê mới đây nhất Việt Nam có hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin có kinh doanh phần mềm và gần 100 tổ chức gồm các trung tâm tin học, viện nghiên cứu có tham gia cung cấp phần mềm. Đa số các công ty có kinh doanh phần mềm có tuổi đời rất trẻ, có 65,8% công ty được thành lập từ năm 1996 trở lại đõy. Chớnh vì vậy các công ty đó còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mới mẻ này. Không chỉ thiếu về kinh nghiệm mà còn yếu cả về nguồn lực (vốn, con người). Có đến 86% trong tổng số các công ty TNHH, công ty tư nhân hoặc công ty cổ phần. Công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 8,8%, thuộc sở hữu Nhà nước còn ít hơn: 5,1%. Vì đa phần thuộc sở hữu tư nhân nên nguồn vốn hoạt động còn nhiều hạn chế. Nguồn lực con người cũng đang là vấn đề nan giải của các công ty phần mềm hiện nay. Lao động trong các công ty phần mềm vừa ít, vừa thiếu kinh nghiệm. Trung bình một công ty chỉ có khoảng 30 lao động, cá biệt có hai công ty có số nhân viên đông nhất là công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) có 927 nhân viên, Công ty đầu tư phát triển công nghệ (FPT) có 750 nhân viên. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia sản xuất phần mềm, các lập trình viên Việt Nam còn thiếu về kinh nghiệm, yếu về kỹ năng lập trình và kiến thức chuyên môn liên quan đến các lĩnh vực ứng dụng phần mềm và đặc biệt là yếu về trình độ tiếng Anh. Đa số nhân viên lập trình chỉ có kinh nghiệm làm phần mềm từ 3 đến 5 năm. Trong khi đó để cú cỏc hợp đồng gia công phần mềm có tính cạnh tranh cao, công ty phần mềm phải có những lập trình viên có trên dưới 10 năm kinh nghiệm làm việc, có khả năng viết dự án khả thi, giỏi về kỹ thuật để thuyết phục khách hàng khi tham gia đấu thầu. Đây là một trong những trở ngại chính trong quá trình phát triển công nghệ phần mềm Việt Nam. Chính vì vậy, hiện nay nhiều doanh nghiệp phần mềm của ta mới chỉ giải được các bài toán đơn giản, sản xuất những phần mềm phổ thông chứ chưa giải quyết được những phần mềm phức tạp và chuyên dụng. Số liệu từ cuộc khảo sát của Hội tin học TP.HCM cũng cho thấy, các doanh nghiệp không hoàn toàn chuyên môn hoá phần mềm mà thường kinh doanh cả phần cứng, cung cấp giải pháp, thiết kế mạng... Vì vậy hoạt động kinh doanh phần mềm trong nội bộ mỗi doanh nghiệp cũng thường bị tranh chấp nguồn lực với các hoạt động khác. Bên cạnh đó, sự tập trung sản xuất và cung ứng quá mức vào một số sản phẩm phần mềm đã dẫn đến tình trạng trùng lặp trong sản xuất và cung cấp các sản phẩm phần mềm giữa các doanh nghiệp, làm cho hiện tượng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Hiện tại có khoảng 80 loại sản phẩm phần mềm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau chủ yếu là kế toán, xây dựng cơ bản, ngân hàng, tài chính, bưu chính viễn thông, quản lý nhân sự, quản trị văn phòng... Trong đó, các phần mềm kế toán, quản lý công ty được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành. Cụ thể, có 83,3% số doanh nghiệp cung cấp phần mềm quản lý cho khách hàng, 55,6% tham gia cung cấp phần mềm kế toán, 66,7% cung cấp sản phẩm phần mềm quản trị văn phòng. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm phần mềm Việt Nam mới thực sự là điều đáng nói tới. Tính tiện dụng và khả năng thích ứng với các điều kiện sử dụng thực tế của các phần mềm trong nước còn nhiều hạn chế. Khi sử dụng phần mềm phát sinh khá nhiều trục trặc, trong khi dịch vụ sau bán hàng trong cung ứng phần mềm còn rất yếu cả về số lượng và chất lượng. Phần lớn phần mềm là các sản phẩm nhỏ, lẻ, đơn giản chứ chưa có các phần mềm hệ thống lớn với các giải pháp tổng thể. Trên thị trường phần mềm trong nước, chưa thực sự tồn tại một phần mềm nào đủ sức cạnh tranh về cả chất lượng và dịch vụ khách hàng với các phần mềm nhập khẩu. Hơn thế nữa, vấn đề vi phạm bản quyền ở Việt Nam được thống kê là cao nhất thế giới. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của công nghiệp phần mềm. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thị trường phần mềm hiện tại của Việt Nam còn rất khiêm tốn nhưng trong tương lai gần với nhu cầu tin học hoá ở mọi ngành, mọi nghề và trước sức ép cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý hành chính các cấp sẽ phải tăng cường ứng dụng tin học vào hoạt động của mình. Trước hết đó là các ngành viễn thông, hàng không, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dầu khí... Hiện tại theo nghiên cứu của Hội Tin học TP.HCM thị trường phần mềm và dịch vụ trong khu vực ứng dụng cho doanh nghiệp đã chiếm 30,83%, cho khu vực quản lý Nhà nước chiếm 21,4%... 2. Thực trạng sử dụng phần mềm kế toán Như chúng ta đã biết một trong số các phần mềm được sử dụng nhiều nhất và chiếm thị phần lớn nhất trong ngành công nghiệp phần mềm tại việt Nam là phần mềm kế toán. Các doanh nghiệp quy mô dù lớn hay nhỏ đều lựa chọn cho mình một phần mềm kế toán . Với số liệu thống kế không đầy đủ thỡ cú khoảng 130 nhà cung cấp phần mềm kế toán. Như vậy có thể thấy sự phong phú của các phần mềm kế toán. Nhưng để có thể lựa chọn được cho mình một phần mềm kế toán phù hợp với quy mô của doanh nghiệp sẽ không phải là vấn đề đơn giản. Hiện nay trên thị trường ngoài các phần mềm kế toán do các công ty chuyên viết phần mềm của Việt Nam viết thỡ cũn cú một số phần mềm kế toán có nguồn gốc từ Mỹ như Solomon, Sun System, Exact Software, Peachtree Accounting… Tuy nhiên phần mềm kế toán Việt Nam vẫn được lựa chọn nhiều hơn các phần mềm nước ngoài. Nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là giá thành. Do tận dụng nguồn nhân lực trong nước và áp dụng các chương trình ít phức tạp nên giá thành của các phần mềm Việt nam thấp hơn phần mềm quục tế rất nhiều. Giá chỉ giao động từ vài trăm đến vài nghìn USD. Đõy chớnh là ưu điểm cạnh tranh lớn nhất giúp phần mềm kế toán Việt nam dành được thị trường trong nước. Bên cạnh đấy do giá thành không cao nờn cỏc doanh nghiệp có thể đặt hàng để có một phần mềm phù hợp nhất với hế thống quản lý của doanh nghiệp. Nguyên nhân thứ hai là giao diện.Phần mềm kế toán Việt Nam sản xuất ra nhằm mục đích cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam là chính, vì thế giao diện và tài liệu hướng dẫn sử dụng đều bằng tiếng Việt thuận lợi cho việc khai thác thông tin và sử dụng. Các phần mềm chuyên nghiệp sản xuất trong nước được xây dựng dựa trên hệ thống kế toán Việt Nam nên hoàn toàn phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Các thay đổi thường xuyên của Bộ tài chính trong hệ thống tài khoản, hạch toán, hệ thống báo cáo cũng được cập nhật nhanh hơn so với các phần mềm nước ngoài. Nguyên nhân thứ ba là bảo trì. Công việc bảo hành, bảo trì nhanh chóng, kịp thời. Do các chuyên viên viết phần mềm và các nhân viên chuyển giao phần mềm đều là người Việt Nam và ở Việt Nam nên khoảng cách địa lý không tạo ra chi phí lớn cho việc bảo hành, bảo trì. Mặt khác, giá nhân công ở Việt Nam rẻ hơn nhiều so với các chi phí cho người nước ngoài mỗi khi cần các chuyên viên kinh nghiệm nên việc bảo hành, bảo trì cũng tốn chi phí ít hơn. Phần II Giới thiệu một số phần mềm kế toán đang được sử dụng tại Việt Nam 1. Phần mềm kế toán Bravo 1.1 Giới thiệu chung về công ty Bravo Công ty Cổ phần Phần mềm Kế toán – BRAVO (Accounting Software Company, Tên viết tắt BRAVO) được thành lập vào năm 1999 bởi những người tâm huyết trong việc tin học hóa công tác tài chính kế toán. Bravo là công ty chuyờn sõu trong lĩnh vực sản xuất phần mềm và cung cấp các giải pháp về hệ thống Quản trị - tài chính - kế toán. Họ mong muốn trở thành nhà cung cấp các sản phẩm phần mềm chất lượng cao cho những doanh nghiệp tại Việt nam. Công ty hội tụ đội ngũ chuyên gia đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực phần mềm Quản trị - tài chính - kế toán. Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao nhất cho khách hàng tại thị trường phần mềm ở Việt nam, nên công ty luôn luôn cải tiến sản phẩm bằng việc áp dụng các công nghệ tiên tiến kết hợp với kinh nghiệm ứng dụng triển khai phần mềm tại khách hàng. Quan điểm của BRAVO Khách hàng là người đánh giá trung thực và khách quan nhất về các sản phẩm phần mềm nói chung do vậy việc thỏa mãn một cách tốt nhất các nhu cầu về phần mềm để phục vụ sản xuất kinh doanh của họ là tiêu thức được đặt ra hàng đầu với Bravo. Một phần mềm tốt không những phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mà còn phải là một sản phẩm tuân thủ các qui định chung của chế độ, ứng dụng tốt trong thực tế, có nhiều tiện ích, thao tác dễ dàng, giao diện thân thiện ... làm cho khách hàng gắn bó như là bạn đường trong quá trình công tác. Mỗi thành viên trong công ty BRAVO là một nhân tố mắt xích tạo nên sức mạnh và thành công của công ty. Do vậy công ty luôn mong muốn tập hợp được những thành viên (mắt xích) có tinh thần làm việc tập thể, có sức sáng tạo cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc. Để tạo được niềm tin và lòng hăng say trong công việc của các thành viên trong công ty, ngoài các giá trị tinh thần đích thực công ty còn không ngừng phấn đấu nâng cao đời sống vật chất của các thành viên trong công ty. Các mục tiêu cụ thể đó được thể hiện rõ nét trong các qui định, qui chế và các chính sách định hướng về nhân sự của công ty Cam kết về chất lượng của BRAVO: Việc cung cấp các phầm mềm và dịch vụ hoàn hảo nhất cho khách hàng còn được thể hiện rõ qua quyết tâm của từng bộ phận và các thành viên trong công ty cũng như các cam kết chung của công ty đối với khách hàng đó là: Mỗi thành viên của công ty phải đứng về phía khách hàng, coi lợi ích của khách hàng chính là lợi ích của công ty. Luôn cung cấp cho khách hàng những phần mềm và dịch vụ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Luôn xây dựng và cải tiến chất lượng song song với việc áp dụng công nghệ mới vào phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. 1.2 Giới thiệu về sản phẩm của Bravo 1.2.1 Giới thiệu chung về sản phẩm của BRAVO BRAVO là một hệ thống các sản phẩm được thiết kế theo tư tưởng hệ thống mở “sẵn sàng mở rộng và update cho tương lai”. Với các sản phẩm phần mềm của BRAVO, tính mềm dẻo, linh hoạt không chỉ thể hiện rõ bằng việc dễ dàng hiệu chỉnh phần mềm để đáp ứng nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp mà còn sẵn sàng cho các yêu cầu của sự phát triển trong tương lai và những biến động khách quan của chính sách, chế độ kế toán tài chính của nhà nước. Hệ thống chương trình được thiết kế mở còn có mục đích dễ dàng bổ sung, hiệu chỉnh các chức năng cho phù hợp với yêu cầu đa dạng của thực tế. Sản phẩm: Phần mềm Quản trị - Tài chính - Kế toán (BRAVO) Với hệ thống quản trị tài chính, công ty BRAVO đã sáng tạo ra sản phẩm “Phần mềm quản trị tài chính BRAVO”. Phần mềm BRAVO là phần mềm kế toán, quản trị được thiết kế và viết theo quy định của Bộ Tài chính cùng với các chuẩn mực kế toán. Với phần mềm BRAVO thì người sử dụng chỉ cần cập nhật các số liệu đầu vào còn chương trình sẽ tự động tính toán và lờn cỏc sổ sách, báo cáo theo yêu cầu. Chức năng của chương trình là theo dõi các chứng từ đầu vào (Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hoá đơn bán hàng, Phiếu thanh toán,...). Dựa trên các chứng từ đó chương trình sẽ lờn cỏc báo cáo về Quản trị - Tài chính - Kế toán. a) Những đặc điểm nổi bật của Phần mềm Quản trị - Tài chính - Kế toán (BRAVO) Công nghệ tiên tiến : hệ thống chương trình được thiết kế và xây dựng dựa trên công nghệ tiên tiến về lập trình xây dựng và cơ sở dữ liệu bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau: Cơ sở dữ liệu SQL Server 2000 được sử dụng cùng với hệ thống được thiết kế theo mô hình 3 lớp cho phép làm việc tốt với khối lượng dữ liệu lớn (500Mb trở lên) Phần mềm kế toán sản xuất: tính giá thành chi tiết cho từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm theo nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau. Phân tích giá thành theo khoản mục và yếu tố. Hỗ trợ quản lý vật tư với số lượng lớn. Chức năng Theo vết (Trace): cho phép truy cập từ báo cáo Tổng hợp (Bảng cân đối tài khoản) --> Chi tiết (Sổ chi tiết) --> Chứng từ nghiệp vụ phát sinh. Từ hóa đơn truy ngược lại các chứng từ thanh toán. Chất lượng chuyên nghiệp: Lập trình theo các quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ và toàn diện làm cho BRAVO là sản phẩm ổn định và có độ tin cậy cao. Có quy trình để khách hàng có thể kiểm soát chất lượng đào tạo sử dụng phần mềm. Phần mềm kế toán quản trị: công cụ trợ giúp các nhà quản lý phân tích và đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời, hiệu quả. Quản lý đa cấp, nhiều chiều, xem xét thông tin trên nhiều giác độ để giúp nhà quản lý có được cái nhìn tổng thể. Tính toàn diện: tuân thủ các quy định về chế độ kế toán. Đầy đủ các phân hệ phù hợp với các phần hành kế toán trong doanh nghiệp. Chạy mạng đa người dùng, bảo mật và phân quyền chi tiết với từng người sử dụng đến từng chức năng, thao tác. Tính xác thực: Hệ thống phần mềm được thiết kế chi tiết các màn hình nhập liệu riêng, phù hợp với từng nghiệp vụ cụ thể, quản lý phân quyền và định nghĩa đến từng chứng từ, báo cáo linh động, mềm dẻo khai báo năm tài chính (không bắt buộc phải đầu từ ngày 1 tháng 1) Hệ thống mở: mềm dẻo, linh hoạt để có thể điều chỉnh không chỉ phù hợp với yêu cầu hiện tại của doanh nghiệp mà còn sẵn sàng cho các yêu cầu của sự phát triển trong tương lai và sự biến động khách quan của chính sách, chế độ kế toán tài chính của nhà nước. b) Các phân hệ của Phần mềm Quản trị - Tài chính - Kế toán (BRAVO) *  Vốn bằng tiền * Mua hàng – Phải trả * Bán hàng – Phải thu * Hàng tồn kho * Quản lý tài sản * Chi phí giá thành * Kế toán tổng hợp * Hệ thống c) Thế mạnh của Phần mềm Quản trị - Tài chính – Kế toán (BRAVO) Triển khai đáp ứng ngay tức thời các thay đổi cụ thể của khách hàng Hệ thống tra cứu các danh mục của chương trình rất tiện ích và nhanh chóng Thao tác sử dụng chương trình dễ dàng. Tính giá thành toàn diện Việc tính giá thành và phõn tớch chi phí luôn là một công việc nặng nhọc, khó khăn, dễ gây nhầm lẫn và mất nhiều công sức. Khi mà doanh nghiệp mở rộng sản xuất thì khối lượng tính toán tăng theo cấp số nhân. Điều này khó lòng mà giải quyết được bằng cách tăng số lượng nhân viên kế toán hoặc kéo dài thời gian làm việc. Vấn đề này chỉ có thể giải quyết triệt để khi mà tăng được hiệu suất làm việc của kế toán. Việc áp dụng các phần mềm kế toán giá thành sẽ làm cho bộ phận kế toán trở nên  hiệu quả hơn nhiều. Với phần mềm BRAVO, nhân viên kế toán có thể tính giá thành chi tiết cho từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm theo nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau, như trực tiếp, hệ số, định mức, phân bước và phân tích giá thành theo khoản mục và yếu tố. 1.2.2 Chi tiết về các phân hệ của phần mềm kế toán Bravo a) Vốn bằng tiền Theo dõi thu chi tiền mặt tức thời tại quỹ tiền mặt và tiền gửi tại các ngân hàng theo từng loại tiền VND, USD, EUR,... Lập và in phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi bằng máy vi tính. Thanh toán cho các hóa đơn mua hàng, thu tiền bán hàng, cấn trừ công nợ. Dễ dàng theo dõi, quản lý thông qua nhiều hình thức sổ sách kế toán tuỳ chọn. In sổ nhật ký thu, nhật ký chi, sổ quỹ, lưu chuyển tiền tệ,… Với Tính năng “Chứng từ thực hiện” để nhập nhanh số liệu và in ra chứng từ đảm bảo tiến độ thu chi, sau đó chứng từ sẽ được bổ sung thêm thông tin chi tiết nhằm phục vụ các nghiệp vụ khác mà không ảnh hưởng đến chứng từ gốc đã in ra. b) Mua hàng và phải trả cho người bán Quản lý hàng nhập mua theo từng mặt hàng và nhà cung cấp,đồng thời theo dõi công nợ với người bán, người vận chuyển cũng như đối chiếu với việc thanh toán công nợ theo từng hóa đơn, lô hàng, hợp đồng, hạn thanh toán. đồng thời theo dõi công nợ với người bán, người vận chuyển cũng như đối chiếu với việc thanh toán công nợ theo từng hóa đơn, lô hàng, hợp đồng, hạn thanh toán. Tính và phân bổ chi phí mua hàng theo từng lần mua để có được giá vốn chính xác phục vụ phân hệ quản lý hàng tồn kho.Theo dõi thuế nhập khẩu và thuế GTGT đầu vào trên hóa đơn mua hàng... Theo dõi thuế nhập khẩu và thuế GTGT đầu vào trên hóa đơn mua hàng... Các hệ thống được module hoá mới có thể đảm bỏo tớnh khả biến để không chỉ phù hợp với hiện tại mà còn đón đầu được tương lai c) Bán hàng và phải thu của người mua Quản lý hàng bán bắt đầu từ việc lập và in hoá đơn trên máy tính. Khai báo tự động tính và định khoản thuế GTGT đầu ra cũng như chiết khấu bán hàng, giảm giá, khuyến mại theo nhiều cách khác nhau. Cho phép quản lý và hạch toán thuận lợi hàng bán trả lại. Chọn hoá đơn để tự động lấy giá vốn khi nhập hàng bán bị trả lại.Quản lý công nợ phải thu của khách hàng theo hạn thanh toỏn.Bỏo cỏo bán hàng, Phân tích bán hàng đa dạng và có thể tuỳ chọn theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo ngày, cách thức bán hàng, kết quả bán hàng theo từng bộ phận, nhân viên bỏn hàng...Bỏo cỏo công nợ phải thu theo hạn thanh toán của từng đối tượng, Hóa đơn bán hàng, Tổng hợp phát sinh của đối tượng theo tài khoản... Quản lý công nợ phải thu của khách hàng theo hạn thanh toán. Báo cáo bán hàng, Phân tích bán hàng đa dạng và có thể tuỳ chọn theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo ngày, cách thức bán hàng, kết quả bán hàng theo từng bộ phận, nhân viên bán hàng... Báo cáo công nợ phải thu theo hạn thanh toán của từng đối tượng, Hóa đơn bán hàng, Tổng hợp phát sinh của đối tượng theo tài khoản... BRAVO có giải pháp cho việc bán hàng trực tiếp (Point of sales) như siêu thị, nhà sách và sử dụng mã vạch để nhập số liệu. Sau đó số liệu được truyền thẳng vào cơ sở dữ liệu trung tâm để kế toán kiểm tra hạch toán tài khoản, khách hàng, đồng thời chuyển vào sổ cái. Các hệ thống được module hoá mới có thể đảm bỏo tớnh khả biến để không chỉ phù hợp với hiện tại mà còn đón đầu được tương lai. d) Quản lý Hàng tồn kho Quản lý nhập xuất tồn kho