Đề tài Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ban học của học sinh THPT

Từ xưa đến nay giáo dục luôn song hành với những bước phát triển của thời đại, mục tiêu giáo dục luôn gắn liền với mục tiêu thời đại. Trong thời đại ngày nay khi nước ta đang có những bước tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập cùng thế giới (tháng 1 năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO ), thì mục tiêu quan trọng cấp thiết của ngành giáo dục là đào tạo ra đội ngũ lao động có trình độ cao đáp ứng cho nhu cầu của xã hội, đào tạo ra những con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp Nhưng cho đến nay, nền giáo dục Việt Nam vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề bất cập bắt đầu từ việc xây dựng chương trình học, nội dung, phương pháp giảng dạy, đội ngũ cán bộ giáo viên và hậu quả tất yếu của nền giáo dục chưa hiệu quả đó là sản phẩm của nền giáo dục (chất lượng lao động) còn có một khoảng cách khá xa so với tiêu chuẩn chung của toàn thế giới nhất là so với các nước trong khu vực. Theo đánh giá của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), chất lượng lao động của Việt Nam chỉ đạt 29,6% so với tiêu chuẩn của Quốc tế(100%) trong khi đó Philippin đạt 49,7%, Trung Quốc 52,5%, Singapo đạt 70,2% .Qua đó ta có thể thấy rằng nền giáo dục Việt Nam đang bị tụt hậu so với nền giáo dục của thế giới và khu vực. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2006 Việt Nam xếp hàng chót trong khu vực Châu Á về số người học đại học. Nếu xét trong độ tuổi từ 20-24 chỉ có 10% học đến đại học so với thế giới là 15%, Thái Lan là 41%, Hàn Quốc là 89%. Tỷ lệ 167 sinh viên/ 1 vạn dân của nước ta hiện nay là quá thấp trong khu vực

doc27 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ban học của học sinh THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Tên đề tài: “Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ban học của học sinh THPT” Lý do chọn đề tài Từ xưa đến nay giáo dục luôn song hành với những bước phát triển của thời đại, mục tiêu giáo dục luôn gắn liền với mục tiêu thời đại. Trong thời đại ngày nay khi nước ta đang có những bước tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập cùng thế giới (tháng 1 năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO), thì mục tiêu quan trọng cấp thiết của ngành giáo dục là đào tạo ra đội ngũ lao động có trình độ cao đáp ứng cho nhu cầu của xã hội, đào tạo ra những con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp Nhưng cho đến nay, nền giáo dục Việt Nam vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề bất cập bắt đầu từ việc xây dựng chương trình học, nội dung, phương pháp giảng dạy, đội ngũ cán bộ giáo viên… và hậu quả tất yếu của nền giáo dục chưa hiệu quả đó là sản phẩm của nền giáo dục (chất lượng lao động) còn có một khoảng cách khá xa so với tiêu chuẩn chung của toàn thế giới nhất là so với các nước trong khu vực. Theo đánh giá của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), chất lượng lao động của Việt Nam chỉ đạt 29,6% so với tiêu chuẩn của Quốc tế(100%) trong khi đó Philippin đạt 49,7%, Trung Quốc 52,5%, Singapo đạt 70,2% .Qua đó ta có thể thấy rằng nền giáo dục Việt Nam đang bị tụt hậu so với nền giáo dục của thế giới và khu vực. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2006 Việt Nam xếp hàng chót trong khu vực Châu Á về số người học đại học. Nếu xét trong độ tuổi từ 20-24 chỉ có 10% học đến đại học so với thế giới là 15%, Thái Lan là 41%, Hàn Quốc là 89%. Tỷ lệ 167 sinh viên/ 1 vạn dân của nước ta hiện nay là quá thấp trong khu vực. Thực trạng này của nền giáo dục đã sớm được phát hiện và nền giáo dục nước ta cũng đã và đang tiến hành nhiều lần đổi mới cải cách giáo dục để đưa chất lượng nền giáo dục tiến lên. Có nhiều biện pháp đã được đưa vào thực hiện như: cải cách chương trình SGK ở phổ thông, đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường, chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục....Chương trình phân ban được triển khai đại trà ở THPT năm học 2006-2007 cũng là một trong những cố gắng của ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam, định hướng tương lai cho nền giáo dục nước nhà nhưng cho đến nay nó vẫn bộc lộ khá nhiều bất cập. Là những nhà giáo trong tương lai, chúng tôi cũng rất quan tâm và có một số những băn khoăn thắc mắc xung quanh vấn đề này. Đó là: 1. Cho đến nay ngành giáo dục nước ta đã tiến hành khá nhiều lần phân ban nhưng chưa có lần nào phát huy được hiệu quả của nó, cứ phân ban rồi lại bỏ. Điều này tác động không tốt đến nền giáo dục nước nhà. Do vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu xem chương trình phân ban hiện nay đã thực sự phù hợp với học sinh chưa? Nó có tác động như thế nào đến quá trình học tập của học sinh? 2. Khi chương trình phân ban được thực hiện đại trà có một thực trang tại hầu hết các trường Phổ thông đó là phần lớn học sinh chọn ban cơ bản và ban Tự nhiên còn ban KHXH-NV không có hoặc có rất ít học sinh lựa chọn. Theo thống kê của Bộ Giáo dục- Đào tạo với trên 1,1 triệu học sinh lớp 10 trong năm 2006- 2007 ở 64 tỉnh, thành phố thì ban KHXH- NV chiếm 6,47%, ban KH cơ bản 72.76%. ban KH Tự nhiên chiếm 19,77%. Riêng tại TP Hồ Chí Minh 1% học sinh học Ban KHXH. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến sự chênh lệch này? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn phân ban của học sinh THPT Trong đề tài này, chúng tôi không có tham vọng có thể đưa ra được những cải cách mới cho nền giáo dục Việt Nam nhưng rất mong rằng thông qua đề tài này bước đầu chúng tôi có thể tìm thấy câu trả lời cho những băn khoăn thắc mắc của mình. Thiết nghĩ nó cũng rất hữu ích cho công việc của chúng tôi sau này. Là những người giáo viên tương lai chúng tôi có thể biết được mình cần chuẩn bị những gì cho việc dạy học phân ban và xa hơn là dạy học tự chọn sau này. Ngoài ra, khi hiểu được các yếu tố tác động đến sự lựa chọn ban học của học sinh thì chúng tôi có thể định hướng cho học sinh giúp các em có những lựa chọn đúng đắn vì việc lựa chọn ban học là một bước ngoặt khá quan trọng quyết định đến việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của các em. Lịch sử nghiên cứu đề tài Giai đoạn THPT là giai đoạn quan trọng đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của các em sau này vì vậy công tác hướng nghiệp trong bậc THPT đã được ngành giáo dục chú trọng từ rất lâu. Đã có rất nhiều bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học, nhiều cuốn sách viết về giáo dục Hướng nghiệp cho học sinh THPT. Từ năm học 2006-2007, khi Bộ Giáo dục Đào tạo thực hiện chủ trương phân ban trên diện rộng thì sự lựa chọn ban học của học sinh khi bước vào đầu lớp 10 cũng trở nên rất quan trọng. Nó là tiền đề cho việc lựa chọn khối thi và lựa chọn nghề nghiệp của các em sau này. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được chú trọng nghiên cứu. Mọi người mới chỉ tập trung thảo luận xem chương trình phân ban đã phù hợp chưa? Nó bất cập ở điểm nào? Các trường thực hiện phân ban ra sao? Chứ chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về tác động của một số yếu tố trong việc lựa chọn ban và chọn nghề của học sinh THPT. Trong Hội nghị khoa học sinh viên lần thứ VI (năm 2007) của Khoa Sư Phạm- Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã có một đề tài nghiên cứu về chương trình phân ban của các bạn K50 SP Hoá nhưng mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá bước đầu về chương trình phân ban chứ chưa đặt nó trong mối tương quan tác động đến tâm lý của học sinh khi chọn ban. Trong đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi muốn một cái nhìn sâu sắc hơn về một số yếu tố tác động đến việc chọn ban học của học sinh THPT nhưng chúng tôi cũng không bỏ qua những kiến thức tương đối sâu sắc về chương trình phân ban. 4. Đối tượng nghiên cứu Là một số yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ban học của học sinh THPT ngoài ra còn nghiên cứu, tìm hiểu về chương trình phân ban hiện nay. Nhưng do thời gian có hạn, chúng tôi mới chỉ tiến hành khảo sát tại một số lớp 10 và 11 trường THPT Nhân Chính – Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các loại sách, tạp chí có nội dung liên quan đến phân ban và tâm lý học sinh THPT sau đó tiến hành tổng hợp phân tích tài liệu. Phương pháp điều tra thống kê: xây dựng mẫu phiếu điều tra gồm 14 câu hỏi có nội dung về : các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến việc lựa chọn ban học của học sinh THPT ; việc có hay không thi đại học sau khi tốt nghiệp THPT; về thế mạnh của học tập của học sinh…sau đó phát cho học sinh trường THPT Nhân Chính để trưng cầu ý kiến của các em. Cuối cùng, tổng hợp số liệu điều tra, rút ra nhận xét đánh giá. Phương pháp quan sát : thu thập thông tin thông qua những quan sát nghi chép mọi yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Trong báo cáo này chúng tôi quan sát một buổi học ngoại khoá của các em học sinh về lựa chọn nghề nghiệp PHẦN NỘI DUNG CHÍNH Vài nét về phân ban 1. Khái quát chung về phân ban: Khái niệm phân ban: - “Phân ban” được thực hiện trong quá trình dạy học ở cấp THPT. Khi thực hiện phân ban những học sinh có năng lực, sở thích nhu cầu, điều kiện học tập tương đối giống nhau được tổ chức thành nhóm học theo cùng một chương trình. Mỗi nhóm học sinh như vậy gọi là một ban. Tuỳ theo số lượng học sinh mà mỗi ban có thể chia thành một lớp. Ví dụ những học sinh có cùng khả năng nhu cầu sở thích về lĩnh về toán và khoa học tự nhiên có thể học ở ban KHTN, những học sinh có cùng khả năng sở thích về lĩnh vực khoa học xã hội có thể tham gia ban KHXH và NV. 1.2 Phân biệt khái niệm Phân ban với các khái niệm: Phân hoá, Phân luồng và dạy học tự chọn : + Dạy học phân hoá là quan điểm dạy học đòi hỏi phải tiến hành hoạt động dạy học dựa vào những khác biệt về năng lực, sở thích, nguyện vọng, các điều kiện học tập….nhằm phát triển tốt nhất cho người học, đảm bảo công bằng giáo dục. + Phân luồng được thực hiện sau cấp THCS và THPT nhằm tạo ra những cơ hội cho học sinh tiếp tục học tập hoặc làm việc sau cấp THCS có những luồng như: tiếp tục học THPT, học trung cấp chuyên nghiệp, học nghề, tham gia làm việc tại các cơ sở lao động sản xuất…. + Dạy học tự chọn được thực hiện trong quá trình dạy học ở các cấp học. Nếu Phân ban hướng đến các nhóm học sinh với khả năng, sở thích, nhu cầu điều kiện học tập tương đối giống nhau thì Dạy học tự chọn hướng đến từng cá nhân học sinh. Dạy học tự chọn cho phép mỗi học sinh, ngoài việc học theo chương trình chung còn có thể học một chuơng trình học với các môn học khác nhau, hoặc có thể học các chủ đề khác nhau trong một môn học. Như vậy, ta thấy rằng: các hình thức học tập này đều là những hình thức học tập tiên tiến phát huy tối đa khả năng của người học, tạo cho người học điều kiện học tập tốt nhất. Hiện nay, các hình thức dạy học này đã và đang được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng để nâng cao chất lượng giáo dục nhưng nó đòi hỏi điều kiện cơ sở vật chất cao và đội ngũ giáo viên trình độ cao mà những điều kiện này hiện nay chúng ta chưa thể đáp ứng ngay được. 2. Lịch sử phân ban ở nước ta: - Phân ban ra đời từ khoảng Thế kỷ XVIII ở nhiều nước Châu Âu, sau đó hình thức này càng được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi ở các nước Châu Âu và các nước thuộc địa chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Pháp. 2.1 Trước cách mạng Tháng Tám 1945 Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, phân ban THPT đã có từ thời Pháp thuộc. Năm 1906, với cải cách của Toàn quyền Paul Beau bậc trung học được chia làm hai: trung học đệ nhất cấp và trung học đệ nhị cấp, trong đó trung học đệ nhị cấp được phân làm hai ban là Ban văn học và Ban khoa học. Hình thức phân ban này nhằm đào tạo ra những nhân viên phục vụ cho nền thông trị của Pháp. Năm 1917, Toàn quyền Albert Saurraut  lại tiến hành cải cách giáo dục lần hai, vẫn chia giáo dục trung học làm hai ban Cao đẳng Tiểu học và Trung học nhưng không phân ban. 2.2 Sau cách mạng Tháng Tám 1945 Sau cách mạng Tháng Tám 1945, ta tiếp quản nền giáo dục của Pháp. Hệ thống giáo dục Phổ thông được sửa đổi thành hệ 11 năm trong đó bậc Trung học được chia làm 3 ban: ban Toán- Lý-Hoá, ban Lý- Hoá- Sinh, ban Văn-Sử-Địa. Năm 1950, ta tiến hành cải cách giáo dục lần thứ nhất chia làm 3 cấp học: Cấp I, CấpII, Cấp III không phân ban. Từ 1954 đến 1975, khi đất nước bị chia cắt, ở miền Nam vẫn duy trì chương trình phân ban gồm 4 ban: mỗi ban có 3 môn chính: ban khoa học thực nghiệm- Ban A gồm Sinh-Hoá-Lý, ban toán- ban B gồm Toán-Lý-Hoá, ban Ngôn ngữ hiện đại- ban C gồm Văn-Sử-Địa-Ngoại ngữ và ban Cổ ngữ gồm Hán Nôm-Văn-Ngoại ngữ. Đến năm 1981-1982, Bộ Giáo dục bỏ chương trình phân ban cũ và cả nước thống nhất chương trình Phổ thông 12 năm không phân ban. Năm 1993- 1994, phân ban lại tiếp tục được thực hiện, lần này Bộ Giáo dục Đào tạo chỉ chia thành 3 ban: Ban A(KHTN), Ban B (KHTN-KT), Ban C (KHXH) thực hiện ở 214 trường với gần 2000 học sinh (chiếm gần 20% tổng số trường toàn quốc) Nhưng trong quá trình thực hiện rất ít học sinh chọn ban B lại thêm nhiều rắc rối trong thi cử năm 1998 nên Bộ quyết định dừng tuyển sinh lớp 10 chuyên ban. Thủ tướng đã có chỉ thị số 30 về việc điều chỉnh chủ trương phân ban ở PTTH và đào tạo 2 giai đoạn ở đại học. Năm 2003-2004, một chương trình phân ban THPT mới lại được thí điểm tại 48 trường THPT thuộc 11 tỉnh, thành phố với 2 ban KHTN (ban A) và KHXH(ban C) và dự kiến 2005-2006 sẽ triển khai đại trà chương trình này. Nhưng sau 2 năm thí điểm chương trình phân ban đã bộc lộ nhiều khuyết điểm. Cụ thể là số học sinh vào ban KHXH rất thấp(23,3%) nhiều trường chỉ có 10% học sinh học ban C và có tới 60% học sinh không đủ trình độ học ban A lẫn ban C nhưng không biết chọn chương trình nào khác để học. Trước tình hình đó, tại hội nghị giao ban giám đốc Sở giáo dục-đào tạo năm 2005 diễn ra tại Hà Nội từ ngày 23- 24/3/2005, Ban chỉ đạo về chuơng trình phân ban đã đưa ra 3 phương án: + Phương án 1: thực hiện phân thành hai ban từ lớp 10 gồm 2 ban (KHTN, KHXH-NV) như hiện nay và có điều chỉnh kế hoạch giảng dạy của 2 ban, điều chỉnh số tiết học tự chọn. + Phương án 2: thực hiện phân 4 ban ở lớp 12. Theo đó, học sinh lớp 10 và 11 cùng học theo chương trình chuẩn gồm 12 môn và các hoạt động giáo dục kết hợp với chủ đề tự chọn. Đến lớp 12, học sinh được chọn 1 trong 4 ban: KHTN I- ban A với các môn nâng cao Toán, Lý, Hoá; KHTN II- ban B với các môn nâng cao Toán, Hoá, Sinh; KHXH-NV- ban C với các môn nâng cao Văn, Sử, Địa; ban Tổng hợp- ban D với các môn nâng cao Toán, Ngoại ngữ, Văn + Phương án 3: phân ban sớm và sâu dần ở cuối cấp. Theo đó, học sinh lớp 11 và 12 được phân thành 2 ban như đang thí điểm (KHTN, KHXH). Lớp 12 phân thành 4 ban (KHTN I, KHTN II, KHXH I, KHXH II). Mức độ phân hoá ở một số môn lớp 12 sâu hơn nhiều so với phân ban thí điểm, so với phương án 1,2 được đề xuất ở trên. Mỗi phương án trên đều có những ưu điểm, thuận lợi cũng như những hạn chế khó khăn khi thực hiện trong đó phương án 3 phân ban sớm và sâu dần ở cuối cấp được nhiều người lựa chọn vì phương án này bắt đầu từ lớp 10 sâu dần ở lớp cuối cấp vừa tránh đột ngột cho học sinh, chuẩn bị tốt hơn cho thi CĐ, ĐH đồng thời nó đảm bảo sự ổn định và kế thừa được những gì đã chuẩn bị cho thí điểm ở lớp 10,11. Năm học 2006-2007, chương trình phân ban được đưa vào thực hiện đại trà với nội dung phân ban như sau: học sinh học phân ban ngay từ lớp 10 với 3 ban: KHTN học theo chương trình nâng cao của 4 môn Toán, Lý, Hoá, Sinh và chương trình chuẩn của các môn còn lại; KHXH học theo chương trình nâng cao của 4 môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ và chương trình chuẩn của các môn còn lại; KH Cơ bản học sinh sử dụng thời lượng dạy học tự chọn 4 tiết/ tuần để học theo chương trình và sách giáo khoa nâng cao của một số môn có nội dung nâng cao Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ và học chủ đề tự chọn thuộc một số môn học. Các môn còn lại học SGK biên soạn theo chương trình chuẩn. Thực trạng lựa chọn ban học hiện nay Khi chương trình phân ban được đưa vào thực hiện đại trà thì có một thực tế đang diễn ra ở nhiều trường phổ thông trong toàn quốc đó là số học sinh chọn ban KHXH rất ít thậm chí không có, còn số học sinh chọn ban KH Cơ bản là khá cao. Có thể dẫn ra đây một vài số liệu thống kê như sau: Đơn vị %  KHTN  KHXH  KHCB    KHTN  KHXH  KHCB   Cả nước  19,77  6,47  73,76   Cả nước      Hà Nội  29  10  51   Hà Nội  30  8  62   Tp HCM  21,9  4,51  75   Tp HCM  23,2  3  73,8   Hà Nam  24  11  65   Hà Nam  20  4  85,9   Cà Mau  9,5  4,51  85,99   Cà Mau  11  7,3  81,7   Trên đây là số liệu về sự lựa chọn ban học của học sinh THPT qua 2 năm thực hiện phân ban đại trà. Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy tỷ lệ lựa chọn giữa các ban rất chênh lệch nhau. Ban cơ bản được lựa chọn nhiều hơn cả (chiếm tỷ lệ cao nhất) còn ban KHXH có ít sự lựa chọn nhất. Điều đáng chú ý là tỷ lệ chênh lệch nhau giữa hai ban này rất lớn 73,76/6,7(năm 2006-2007). Trên địa bàn Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh hầu hết các trường THPT đều không có ban KHXH vì số học sinh lựa chọn không đủ để thành lập một lớp. Đây là một bất cập mà hiện nay chúng ta chưa giải quyết được. Hiện nay đang có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề phân ban nhưng hầu hết đều chưa đánh giá cao chương trình phân ban hiện nay (từ ban học chưa hợp lý, chưa phong phú đến chương trình học quá nặng, phương pháp giảng dạy chưa hiệu quả, cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu của học sinh và giáo viên….) Nhìn chung, đây là một vấn đề đang được xã hội quan tâm và là một vấn đề còn gây nên nhiều tranh cãi. Khái quát chung về tâm lý học sinh THPT Yếu tố tâm lý lứa tuổi cũng có tác động rất lớn đến sự lựa chọn ban học của học sinh THPT. Để thấy được sự tác động này trước hết ta đi tìm hiểu một số đặc điểm tâm lý lứa tuổi THPT. Học sinh THPT là học sinh lứa tuổi từ 15-18. Đặc điểm nổi bật nhất của thời kỳ này là các em đã đạt đến sự trưởng thành về mặt cơ thể, có sức lực dồi dào và hệ thần kinh khoẻ mạnh. Chính sự phát triển khá hoàn thiện về mặt thể chất ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý giai đoạn này. Đặc điểm về nhận thức và sự hình thành thế giới quan Nhận thức của các em đã khác về chất so với tuổi thiếu niên, ví dụ như khi nhìn nhận một sự vật hiện tượng các em không chỉ dừng lại ở đánh giá bề ngoài mà đã có những nhận xét về bản chất bên trong của sự vật hiện tượng. Ở giai đoạn này cảm giác và tri giác đã đạt đến mức độ tinh nhạy, tư duy logic, tư duy lý luận phát triển cao, các em đã biết xâu chuỗi các sự kiện để đưa ra kết luận cuối cùng. Giai đoạn này là giai đoạn quyết định sự hình thành thế giới quan, do sự phát triển tương đối cao về mặt nhân cách những nguyên tắc chuẩn mực đã có từ trước được đưa vào hệ thống toàn vẹn. Sự hình thành thế giới quan trong giai đoạn này quy định tính tích cực về nhận thức. Hoạt động chủ đạo của các em vẫn là hoạt động học tập, sự phát triển về mặt nhận thức giúp cho quá trình lĩnh hội tri thức tốt hơn, các em chủ động hơn trong việc tìm tòi khám phá tri thức mới. Học sinh THPT đã có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan vận động: mắt nhìn- tai nghe- tay viết- óc suy nghĩ; khả năng quan sát tốt theo một kế hoạch chung. Ngoài ra, các em đã có những khám phá hiểu biết về thế giới xung quanh và từ đó có thể xây dựng lên quan điểm của riêng mình, các em muốn sống tích cực vì xã hội. Về tính cách và đời sống tình cảm Các em ở giai đoạn này luôn có xu hướng thoát khỏi những sự ràng buộc, muốn hoà nhập vào cuộc sống tập thể, luôn muốn tìm hiểu khám phá cái mới và muốn khẳng định “cái tôi” của bản thân, khẳng định vị trí xã hội của mình với các bạn cùng trang lứa. Đời sống tình cảm của các em cũng phong phú hơn trước rất nhiều bao gồm cả tình bạn và tình yêu……các quan hệ xã hội được mở rộng, kỹ năng giao tiếp xã hội của các em ngày càng được hoàn thiện thông qua các mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp. Các em có nhiều bạn hơn không chỉ bạn cùng học trên lớp mà còn nhiều bạn khác lớp và chịu ảnh hưởng rất lớn từ bạn bè. Hầu hết các em thích trò chuyện tâm sự với bạn bè hơn là đối với cha mẹ và người thân trong gia đình. Lứa tuổi này ngoài tình bạn đã xuất hiện tình yêu , đây hầu hết là những rung động đầu đời trong sáng vô tư. Tình yêu ở lứa tuổi này là một hiện tượng hoàn toàn khách quan và thể hiện sự hoàn thiện về mặt tâm sinh lý của cá em. Tuy nhiên, các em còn nông nổi và thiếu hiểu biết chưa xác định được đó đã là tình yêu đích thực chưa? Vì vậy cần có sự quan tâm giúp đỡ của cha mẹ, thầy cô… 3. Vấn đề định hướng nghề nghiệp Các em học sinh lứa tuổi này rất quan tâm đến việc lựa chọn cho mình một nghề nào đó phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân. Việc chọn nghề đối với học sinh THPT có ý nghĩa nghiêm túc, trực tiếp và cấp bách. Như Mác đã nói “ Cân nhắc cẩn thận vấn đề này là trách nhiệm đầu tiên của một thanh niên bước vào đời mà không muốn coi việc quan trọng nhất của mình là ngẫu nhiên”. Học sinh THPT đã bắt đầu hiểu rõ ràng rằng cuộc sống tương lai của bản thân phụ thuộc vào chỗ các em có biết lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn không? “ dù chàng thanh niên là người nhẹ dạ và vô tư thì thì việc lựa chọn nghề nghiệp vẫn là mối quan tâm chính và thường xuyên của anh ta” Và để lựa chọn được một nghề phù hợp cho bản thân thì trước hết các em phải lựa chọn được thế mạnh của mình trong học tập, có thái độ học tập đúng đắn lĩnh hội được tri thức nhân loại vì trong bất kỳ lĩnh vực nào tri thức hiểu biết và kỹ năng cũng là những tiêu chí hàng đầu. Nhưng thực tế học sinh THPT hiện nay vẫn còn rất thiếu hiểu biết về các nghề nghiệp trong tương lai, thiếu hiểu biết về những thuộc tính của nghề và những yêu cầu mà nghề đưa ra để có những lựa chọn hợp lý về môn học cách học trong quá trình học tập nên dễ mắc phải những sai lầm trong việc lựa chọn môn học có thể phát huy tối đa khả năng của bản thân. Vì vậy, chúng ta phải có sự định hướng cho học sinh trong việc lựa chọn môn học ban học ngay từ đầu khi các em mới bước vào lớp 10. Như vậy, ta thấy rằng
Tài liệu liên quan