Đề tài Tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội

Điện ảnh là môn nghệ thuật tổng hợp có sức thu hút kì lạ đối với công chúng. Và lực lượng khán giả đông đảo của điện ảnh là sinh viên. Họ có những thị hiếu điện ảnh khác nhau, có người thích xem bộ phim này, nhưng có người lại thích xem bộ phim khác. Thị hiếu điện ảnh của họ góp phần làm phong phú, đa dạng thêm thị hiếu điện ảnh của công chúng. Bởi vậy, khi nắm bắt được thị hiếu điện ảnh của sinh viên sẽ giúp cho các nhà điện ảnh hiểu rõ hơn về một bộ phận đông đảo của khán giả để đáp ứng kịp thời. Sinh viên là những ngườì đang chuẩn bị kiến thức và kinh nghiệm để bước vào lao động nghề nghiệp. Họ có mong muốn làm giàu vốn sống, vốn văn hoá, nghệ thuật và tự hoàn thiện mình. Họ đã tìm ra phương thức hữu hiệu để thoả mãn là điện ảnh. Môn nghệ thuật thứ bảy này từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của họ. Điện ảnh đem lại cho sinh viên những giây phút thoải mái, lý thú, thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Điện ảnh còn giúp cho sinh viên nhận biết và hiểu cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Không những thế, điện ảnh đã khơi dậy những gì tốt đẹp trong tâm hồn họ, hướng tới chân thiện mỹ, đến một cái đẹp hoàn thiện. Nghiên cứu thị hiếu điện ảnh của sinh viên nhằm thoả mãn nhu cầu của họ. Trong thời kì đổi mới, chăm lo đào tạo những trí thức tương lai cho xã hội đã được Đảng và nhà nước quan tâm vì họ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh vấn đề giáo dục thẩm mỹ, giáo dục văn hoá, nghệ thuật: “Các ngành văn hoá giáo dục Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các ngành có liên quan cần phối hợp chặt chẽ đẩy mạnh vấn đề giáo dục thẩm mỹ, giáo dục văn hoá, nghệ thuật trong các trường học”. Bên cạnh những thị hiếu lành mạnh, trong sinh viên cũng tồn tại những thị hiếu không lành mạnh. Tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh viên giúp cho các nhà quản lý văn hoá, nhà trường và các ngành liên quan có giải pháp định hướng giáo dục nhằm nâng cao thị hiếu của họ.

doc64 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Thị hiếu 1.2. Thị hiếu điện ảnh Chương 2: THỰC TRẠNG THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI 2.1. Khái quát về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của sinh viên một số trường đại học và cơ sở điện ảnh tại Hà Nội 2.2. Thực trạng thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội 2.3. Nguyên nhân tác động đến thị hiếu điện ảnh của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI 3.1. Thị hiếu điện ảnh của sinh viên qua dư luận 3.2. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội KẾT LUẬN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Điện ảnh là môn nghệ thuật tổng hợp có sức thu hút kì lạ đối với công chúng. Và lực lượng khán giả đông đảo của điện ảnh là sinh viên. Họ có những thị hiếu điện ảnh khác nhau, có người thích xem bộ phim này, nhưng có người lại thích xem bộ phim khác. Thị hiếu điện ảnh của họ góp phần làm phong phú, đa dạng thêm thị hiếu điện ảnh của công chúng. Bởi vậy, khi nắm bắt được thị hiếu điện ảnh của sinh viên sẽ giúp cho các nhà điện ảnh hiểu rõ hơn về một bộ phận đông đảo của khán giả để đáp ứng kịp thời. Sinh viên là những ngườì đang chuẩn bị kiến thức và kinh nghiệm để bước vào lao động nghề nghiệp. Họ có mong muốn làm giàu vốn sống, vốn văn hoá, nghệ thuật và tự hoàn thiện mình. Họ đã tìm ra phương thức hữu hiệu để thoả mãn là điện ảnh. Môn nghệ thuật thứ bảy này từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của họ. Điện ảnh đem lại cho sinh viên những giây phút thoải mái, lý thú, thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Điện ảnh còn giúp cho sinh viên nhận biết và hiểu cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Không những thế, điện ảnh đã khơi dậy những gì tốt đẹp trong tâm hồn họ, hướng tới chân thiện mỹ, đến một cái đẹp hoàn thiện. Nghiên cứu thị hiếu điện ảnh của sinh viên nhằm thoả mãn nhu cầu của họ. Trong thời kì đổi mới, chăm lo đào tạo những trí thức tương lai cho xã hội đã được Đảng và nhà nước quan tâm vì họ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh vấn đề giáo dục thẩm mỹ, giáo dục văn hoá, nghệ thuật: “Các ngành văn hoá giáo dục Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các ngành có liên quan cần phối hợp chặt chẽ đẩy mạnh vấn đề giáo dục thẩm mỹ, giáo dục văn hoá, nghệ thuật trong các trường học”. Bên cạnh những thị hiếu lành mạnh, trong sinh viên cũng tồn tại những thị hiếu không lành mạnh. Tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh viên giúp cho các nhà quản lý văn hoá, nhà trường và các ngành liên quan có giải pháp định hướng giáo dục nhằm nâng cao thị hiếu của họ. Thị hiếu điện ảnh của công chúng nói chung và của sinh viên nói riêng luôn thay đổi nhất là dưới tác động của hội nhập. Nếu không nhận thức được sự thay đổi nhanh chóng đó sẽ không đáp ứng được nhu cầu của họ. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội” làm khoá luận tốt nghiệp cử nhân Quản lý văn hoá. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về thị hiếu điện ảnh thì đã có rất nhiều công trình, nhiều bài báo như: luận án phó TS của Nguyễn Văn Thủ với đề tài “Nhu cầu điện ảnh của công chúng Việt Nam hiện nay”, “Khán giả điện ảnh Việt Nam, nhu cầu và thị hiếu” của Phòng nghiên cứu khán giả điện ảnh – Fafilm Việt Nam, “Về nhu cầu và thị hiếu điện ảnh của công chúng” ở An Giang của Hoàng Trần Doãn, “Nhu cầu và thị hiếu khán giả điện ảnh” - Đặng Minh Liên… Nhìn chung các công trình này đều đi vào khảo sát trên diện rộng. Còn nghiên cứu thị hiếu điện ảnh của sinh viên lại rất ít, chủ yếu chỉ dưới dạng các bài báo. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài đi vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội để rút ra những biện pháp nhằm nâng cao thị hiếu cho sinh viên. Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu về thị hiếu điện ảnh của sinh viên. Với dự hạn hẹp của thời gian nghiên cứu, người viết chỉ xin nghiên cứu đề tài ở 4 trường đại học tại Hà Nội (2 trường thuộc khối xã hội và hai trường thuộc khối tự nhiên) là: Đại học Văn hoá Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội. 4. Nhiệm vụ của khoá luận - Tìm hiểu thực trạng thị hiếu điện ảnh của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội. - Nêu nguyên nhân thị hiếu điện ảnh của sinh viên - Đóng góp một số giải pháp nhằm nâng cao thị hiếu điện ảnh của sinh viên 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu Điều tra bảng hỏi Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp quan sát Phương pháp xử lý số liệu 6. Cấu trúc của khoá luận Ngoài mở đầu, kết thúc, khoá luận gồm các chương: Chương 1: Một số khái niệm cơ bản Chương 2: Thực trạng thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội Chương 3: Một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội. Chương 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. THỊ HIẾU Theo ngôn ngữ La Tinh ở phương Tây và ngôn ngữ phương Đông thì thị hiếu chính là Gustus đều chỉ sự ham muốn sự thích thú chung, do giác quan mang lại chứ không chỉ là sự thích thú riêng do giác quan nào đó của con người. Người ta thích ăn món ăn Trung Quốc, thích hút thuốc lá mùi vị Thổ Nhĩ Kỳ, thích ngửi nước hoa Pháp…đều liên quan đến thị hiếu của con người. Do vậy thị hiếu là một khái niệm chỉ sự thích thú của con người khi tiếp xúc với đối tượng thông qua các giác quan. Tuy nhiên chung quanh vấn đề thị hiếu có rất nhiều cách phát biểu khác nhau. Nhưng nói chung đều xoay quanh hai ý kiến. Một là, trong khái niệm thị hiếu có chỉ sự thích thú cá nhân hay không hay là sự thích thú của con người nói chung. Hai là, khái niệm thị hiếu có bao chứa kiểu thích thú, kiểu ưa thích không. Tác giả Đỗ Huy cho rằng: “Thị hiếu là khả năng lựa chọn phổ biến của con người, là sở thích trong mọi lĩnh vực của cá nhân và tập thể” [10, tr. 177]. Theo tác giả, thị hiếu là sự yêu thích của đa số công chúng chứ không phải của một cá nhân cụ thể. Còn ý kiến thứ hai, tác giả Trần Độ trong cuốn “Thoả mãn nhu cầu văn hoá và nâng cao thị hiếu nghệ thuật” lại bày tỏ rằng: “Thị hiếu là kiểu ưa thích nào đó, kiểu ưa thích này thường bộc lộ ngay lập tức, nó biểu thị toàn bộ khả năng đánh giá, cảm xúc của chủ thể” [6, tr. 21]. Sở dĩ kiểu ưa thích này bộc lộ ngay lập tức vì khả năng đánh giá, xúc động của ta bao giờ cũng thể hiện trước một đối tượng thẩm mỹ và tạo ra một sự ưa thích ngay lập tức theo một kiểu nào đó. Chẳng hạn như khi đứng trước một bức tượng (đối tượng thẩm mỹ) thị hiếu (tức là kiểu ưa thích) của ta lập tức sẽ xuất hiện ngay. Ta sẽ thấy ngay một trạng thái thích thú, khoái cảm hay thờ ơ thậm chí khó chịu…Với định nghĩa này ông đã phủ nhận thị hiếu cá nhân bởi cách lựa chọn, cách ưa thích của mỗi cá nhân không thể xác lập thành một kiểu. Kiểu là do nhiều sự vật có thuộc tính giống nhau tạo nên. Do đó nhiều cá nhân cùng thích một tác phẩm nào đó mới có ý nghĩa kiểu ưa thích. Còn nếu mỗi cá nhân có thị hiếu của riêng mình thì chúng ta có thể gọi là sở thích cá nhân mà thôi. Khái niệm thị hiếu trong đời sống cũng như trong khoa học đều bao hàm sự ưa thích của một cá nhân hay một nhóm cá nhân về một quyển sách hay một bức tranh nào đó. Thị hiếu tuy gắn với tình cảm cá nhân nhưng biểu thị các kiểu ưa thích khác nhau. Bởi vậy, người viết xin lấy một khái niệm rất đơn giản nhưng lại khá bao quát của TS Hoàng Trần Doãn để chúng ta cùng sử dụng trong cuốn khoá luận này: “Thị hiếu là biểu hiện sự yêu thích của cá nhân và xã hội trong một khoảng thời gian nào đó đối với vật chất hay tinh thần. Thị hiếu thay đổi theo sự thay đổi của cá nhân và xã hội trong khoảng thời gian khác nhau” [5, tr. 26] . Thị hiếu được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động để thoả mãn nhu cầu của cá nhân cũng như của xã hội. Trong cuốn “Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học”, B.Ph.Lômô đã viết như sau: “Nhưng các đối tượng của nhiều nhu cầu và phương pháp thoả mãn chúng được xã hội tạo nên trong lịch sử phát triển của chúng ở mọi người, cá nhân, cộng đồng đã hoàn thành và phát triển thị hiếu và sở thích nhất định” [14, tr.320]. Như thế thị hiếu được hình thành trong một thời gian dài, tồn tại như một phẩm chất văn hoá của chủ thể trong hoạt động thoả mãn nhu cầu. Trong thành phần của thị hiếu có trình độ văn hoá, trình độ học vấn truyền thống cùng nhiều yếu tố khác. Thị hiếu trở thành đối tượng nghiên cứu như một khái niệm căn bản gắn liền với sự tiêu dùng cá nhân, xã hội và làm thoả nhu cầu của chủ thể. Thị hiếu được hình thành xuất phát từ sở thích. Sở thích là ý thích riêng của mỗi cá nhân đối với đối tượng nào đó tương đối ổn định và lâu dài. Những sở thích này cùng với mong muốn thoả mãn nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy hoạt động thoả mãn nhu cầu của chủ thể. Nhu cầu được thoả mãn sẽ được củng cố và phát triển sở thích, tạo ra các sở thích mới ở chủ thể. Lúc này sở thích là cơ chế để hình thành nhu cầu. Trong bất cứ hoạt động nào của con người hay xã hội cũng thuộc sự yêu thích khác nhau của cá nhân với đối tượng. Sở thích nào được hình thành và tồn tại trong chủ thể một cách lâu dài, chi phối việc hình thành hoạt động và thoả mãn nhu cầu thì được gọi là thị hiếu. Trong thị hiếu cần phân biệt thị hiếu thấp và thị hiếu cao, thị hiếu không lành mạnh và thị hiếu lành mạnh. Trước hết cần phân biệt thị hiếu thấp (hay thị hiếu kém phát triển) và thị hiếu cao (thị hiếu phát triển). Thị hiếu thấp là loại thị hiếu thô kệch, do chưa được nâng cao trình độ thẩm mỹ, chưa biết phân biệt cái nào là đẹp, cái nào là không đẹp. Vì thế ở những người mà thị hiếu thấp thường thích những cái không đẹp vì tưởng rằng nó đẹp. Những cái ấy đối với người có thị hiếu hơn lại thấy nó lố bịch, cầu kỳ và buồn cười. Thị hiếu thấp là thị hiếu của những người chưa được tiếp xúc với nhiều cái đẹp thực sự vì thế nó thô sơ, kệch cợm. Ngược lại thị hiếu cao (hay thị hiếu phát triển) là thị hiếu của những người có học vấn, có trình độ kiến thức cao, thực sự tiếp xúc nhiều với cái đẹp. Ở những người này, thị hiếu tinh tế hơn, sâu sắc hơn nhất là ở những người được giáo dục thẩm mỹ. Thị hiếu cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ kiến thức, trong đó kiến thức về ngôn ngữ các loại hình nghệ thuật là yếu tố rất quan trọng. Bởi vì nếu thưỏng thức nghệ thuật mà không hiểu ngôn ngữ nghệ thuật thì không thể thưởng thức được. Khi nói tới thị hiếu lành mạnh và thị hiếu không lành mạnh lại đề cập tới một vấn đề khác. Thị hiếu không lành mạnh có hai loại ở mức cao là thị hiếu độc hại, ở mức thấp là thị hiếu xấu. Sở dĩ có sự phân biệt như vậy vì có tác phẩm xuất phát từ thị hiếu độc hại, tức là xuất phát từ âm mưu chính trị độc hại, nó có thể mang sự độc hại đến cho khán giả. Thế nhưng cũng có tác phẩm xuất phát từ thị hiếu xấu nhưng tác hại của nó khó nhận thấy hơn nó bị chen lẫn với những yếu tố nghệ thuật thực sự…nó cũng thuộc về loại không lành mạnh. Loại thị hiếu không lành mạnh (độc hại và xấu) này tác động xấu đến sự phát triển tinh thần và nhân cách của con ngưòi. Còn thị hiếu lành mạnh là loại thị hiếu tốt không chỉ đảm bảo cho nhân cách phát triển toàn diện mà con giúp cho chủ thể hưởng thụ, đánh giá đúng đắn, trọn vẹn các đối tượng thẩm mỹ mà còn tạo ra nhiều giá trị thẩm mỹ cao đẹp. 1.2. THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH 1.2.1. Điện ảnh Theo luật Điện ảnh, năm 2006 quy định: “Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết hợp với âm thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phổ biến đến công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật” [15, tr.8]. Điện ảnh ra đời trên cơ sở những phát minh khoa học kỹ thuật và trong mỗi bước phát triển của nó như đều gắn liền với những tiến bộ, những phương tiện mới của kỹ thuật hiện đại. Chẳng bao nhiêu lâu sau khi ra đời điện ảnh đã có một sự vượt thoát kỳ diệu lên trên một kỹ nghệ thông thường, ra khỏi sự ràng buộc của phương tiện kỹ thuật để tồn tại như một ngành nghệ thuật. Điện ảnh đã tổng hợp được được tinh tuý của các bộ môn nghệ thuật khác như văn học, sân khấu, hội hoạ, âm nhạc…đã gắn kết sức mạnh của các loại hình nghệ thuật đó bằng sức mạnh của các phương tiện. Nhờ đó mà nó có khả năng truyền cảm mạnh mẽ, cuốn hút sự ưa thích của nhiều người. Điện ảnh sử dụng ngôn ngữ riêng của mình, đó là ngôn ngữ đặc biệt tổng hợp được tạo ra bởi hình ảnh, động tác của máy quay, ánh sáng, phục trang và bối cảnh, âm thanh, dựng phim, thời gian, không gian, lời thoại và những phương pháp bổ sung dẫn truyện…Tính đặc biệt của nó không chỉ thể hiện ở việc nó được tạo ra mà còn ở chỗ người ta cảm nhận nó. M.Martin viết về ngôn ngữ đặc biệt này như sau: “Người ta cảm nhận nó không chỉ bằng tai bằng mắt mà còn bằng cảm xúc và bằng trái tim” [18, tr.36]. Tính tổng hợp của điện ảnh còn bao hàm sự tổng hợp những cái hay nhất, cảm xúc tốt nhất của những người trong nhóm làm phim khi cùng nhau sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật của mình. Điện ảnh là loại hình nghệ thuật mang tính chân thực cao. Vì sự phong phú của thể loại có trong điện ảnh như: phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình mà tính chân thực của điện ảnh rất cao. Phim tài liệu là thể loại mang tính báo chí và được thể hiện theo nguyên tắc chân thực nghĩa là nó được sáng tác và biểu hiện trên cơ sở các sự kiện có thực đã và đang xảy ra. Phim truyện lại được thể hiện và sáng tác theo nguyên tắc khúc triết nghĩa là sự việc đã xảy ra (hoặc chưa xảy ra) được các tác giả sắp xếp thành chuỗi liên quan qua đó câu chuyện kể về các số phận của các nhân vật. Và người xem coi những biểu hiện trên phim là phản ánh đời sống thực, họ tin vào những gì xảy ra trong phim, đôi khi còn vận dụng nó vào trong đời sống của mình. Điện ảnh là loại hình có tính hấp dẫn. Điện ảnh cho phép người ta đọc sách bằng hình ảnh, với sự hỗ trợ của âm thanh cuộc sống (tiếng động, âm nhạc, ngôn ngữ của con người). Hiệu quả của việc đọc sách này tăng lên nhiều lần vì những hiện tượng văn học đã trở nên cụ thể trước mắt người xem với sự sống động, linh hoạt giúp cho họ cảm nhận chúng một cách rõ ràng. Với cách diễn xuất của diễn viên, cách ghi hình sinh động, linh hoạt và cách hỗ trợ tối đa âm thanh, ánh sáng mà người nghe có thể cảm nhận được đầy đủ các vấn đề của xã hội, của con người được đề cập trong tác phẩm. Hơn thế con người có thể tìm thấy mình, những người thân, những người xung quanh mình trong đó. Điện ảnh đã được hàng triệu người trên thế giới hào hứng chào đón. Trong lịch sử phát triển của mình điện ảnh đã chứng tỏ tính ưu việt của một bộ môn nghệ thuật tổng hợp có tác động mạnh mẽ đến tinh thần của quần chúng người xem. Chưa có một bộ môn nghệ thuật nào lại có tính phổ cập đến vậy, đồng thời lại đa năng đến như thế. Nó có khả năng hình thành quan điểm và thị hiếu của người xem. Trong cuộc sống con người thường xây dựng cho mình cách ứng xử theo một khuôn mẫu nhất định. Những khuôn mẫu này được tìm thấy ở hình ảnh cụ thể của người cha, người mẹ, người thầy, người anh hay thần tượng của mình…Và điện ảnh giới thiệu với họ những khuôn mẫu điển hình như thể bằng hình tượng nghệ thuật, theo ngôn ngữ của điện ảnh. Điện ảnh đã tác động đến trí tuệ, tâm hồn, mang đến cho người xem những hiểu biết mới, những tình cảm mới góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội, hành vi theo lý tưởng của thời đại. Điện ảnh xây dựng nên hình tượng, hình mẫu mà người xem thường tìm thấy ở đó thần tượng, mầu người cho mình bắt chước. Điện ảnh mang đến cho con người những khuôn mẫu ứng xử dưới dạng những hình ảnh cụ thể như cuộc đời với những khả năng nhận thức, phản ánh như thế. Điện ảnh là phương tiện của trí tuệ, làm giầu sự hiểu biết của con người, một hình thức hoạt động, nâng cao dân trí, một hình thái đặc thù nhận thức xã hội, không những thế điện ảnh còn thức tỉnh những nhu cầu tiềm ẩn, sâu xa của con người. Do thế V.I Lenin đã nói rằng: “…đối với chúng ta trong các loại hình nghệ thuật, điện ảnh la nghệ thuật quan trọng bậc nhất vì tính rộng rãi của nó…” [11, tr.272]. 1.2.2. Thị hiếu điện ảnh “Thị hiếu điện ảnh là biểu hiện mức độ yêu thích điện ảnh của chủ thể. Nó còn là khuynh hướng, kết quả lựa chọn nhu cầu điện ảnh và cũng là biểu hiện năng lực thưởng thức điện ảnh của chủ thể” [5, tr.78]. Thông thường tính hấp dẫn của tác phẩm điện ảnh tỷ lệ thuận với tác động gây khoái cảm của nó với chủ thể. Có hai mâu thuẫn như sau: thứ nhất là tác phẩm hay nhưng chủ thể lại không thích, thứ hai là tác phẩm không hay nhưng chủ thể lại thích. Có thể giải thích sự tồn tại của các trạng thái này bởi sự tham gia của thị hiếu vào việc thưởng thức các tác phẩm của chủ thể. Thị hiếu góp phần vào việc định hướng cho hoạt động của chủ thể, tạo cho chủ thể những trạng thái, tình cảm yêu thích hay ngược lại. Trong nghệ thuật cũng như trong điện ảnh, thị hiếu hiện diện như một thành phần không thể thiếu để quyết định xu hướng hoạt động thoả mãn nhu cầu điện ảnh của người sáng tác cũng như công chúng khán giả. Thị hiếu điện ảnh đề cập như một thành phần tham gia vào nhu cầu điện ảnh. Thị hiếu điện ảnh thúc đẩy quá trình tiếp xúc giữa chủ thể thẩm mỹ (công chúng) và đối tượng thẩm mỹ (tác phẩm điện ảnh). Trong khi thưởng thức, đánh giá một tác phẩm điện ảnh, khán giả nảy sinh sở thích hay không thích một yếu tố nào đó trong phim. Và họ có nhu cầu tìm hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm đó hay tác phẩm khác. Thí dụ như khi xem bộ phim “Cánh đồng hoang” một khán giả rất ấn tượng cảnh cuối phim khi người vợ trẻ ôm đứa con và bắn rơi máy bay để trả thù cho chồng. Và vị khán giả đó nảy sinh mong muốn tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật quay của phim. Ở đây chúng ta cần phân biệt hai khái niệm nhu cầu điện ảnh và thị hiếu điện ảnh. “Nếu nhu cầu điện ảnh là động cơ thúc đẩy con người hành động để lĩnh hội, thưởng thức và sáng tạo ra các giá trị điện ảnh thì thị hiếu điện ảnh lại là khả năng thẩm thấu, đánh giá của con người với các giá trị đó” [5, tr.46]. Nhu cầu điện ảnh thôi thúc sự tìm kiếm, kích thích tính tích cực của con người vượt qua trở ngại, khắc phục điều kiện và hoàn cảnh đến với tác phẩm điện ảnh thì thị hiếu là cánh cửa đón con người vào với thế giới điện ảnh. Nhu cầu điện ảnh là những thuộc tính tiềm ẩn bên trong vốn có của con người, còn thị hiếu điện ảnh được dần dần hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn của họ. Tuy có sự phân biệt nhưng nhu cầu điện ảnh và thị hiếu điện ảnh lại có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu nhu cầu điện ảnh là cơ sở để nảy sinh thị hiếu điện ảnh thì thị hiếu điện ảnh lại là một dạng động cơ của nhu cầu điện ảnh. Sở thích cá nhân là biểu hiện cụ thể của thị hiếu điện ảnh. Ở trình độ nào đó nó đơn thuần là “thích” hay “không thích”. Trong quá trình thực tiễn, thị hiếu thẩm mỹ nói chung trong đó có thị hiếu điện ảnh dần dần được nâng lên và con người có những phản ứng nội tâm phong phú, sâu sắc, nhạy bén có khả năng phát hiện, đánh giá những giá trị sâu lắng, tinh tế của tác phẩm, có khả năng tiếp thu những cái mới lạ…Lúc này không chỉ còn đơn thuần là thích hay không thích mà nhờ có thị hiếu chủ thể có thể lý giải rõ ràng “tại sao thích” hay “tại sao không thích”. Đối với mỗi người thì thói quen thị hiếu được hình thành lâu dài thể hiện tính cách của cá nhân. Sức mạnh thói quen nhất là thói quen thị hiếu được củng cố về mặt tình cảm trong tính cách cá nhân là rất lớn. Sở thích cá nhân nhưng diễn ra liên tục và lâu dài đến một mức độ nhất định là biểu hiện ổn định của nhu cầu điện ảnh. Sự ưa thích đó là cơ sở cho sự lựa chọn tích cực hoạt động điện ảnh của công chúng. Thị hiếu điện ảnh là khuynh hướng và cũng là kết quả lựa chọn nhu cầu điện ảnh, không những thế nó còn biểu hiện năng lực thưởng thức điện ảnh của cá nhân. 1.3. THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN 1.3.1. Sinh viên Trong từ điển Tiếng Việt có nêu: “Sinh viên là những người học ở trường đại học” [22, tr. 750]. Tức là sinh viên là những người đang học tập và nắm lấy chuyên môn ở trong các trường học đại học, cao đẳng. Kon I.X
Tài liệu liên quan