Đề tài Tìm hiểu về cổ vật thuộc một thời kì nào đó phân tích và nhận xét.

Đồ gốm xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam - theo tài liệu hiện nay nó xuất hiện từ nền văn hóa Bắc Sơn, một nền văn hóa đầu thời đá mới có niên đại trên dưới 1 vạn năm.Ở Việt Nam( khoảng thế kỉ thứ II – III sau công nguyên) đã xuất hiện đồ bán sứ, đồ sứ ngà và một ít men xanh, men nâu mang nhiều ảnh hưởng của đồ gốm Trung Hoa. Tuy nhiên nó vẫn mang nhiều nét riêng biệt địa phương tạo điều kiện cho gốm sứ Việt Nam phát triển rực rỡ nhất vào thời Trần. Đồ gốm với mô típ hình hoa sen cách điệu hết sứ đa dạng, tráng những men hết sức tốt và đẹp: men nâu, men ngọc, men trắng ngà với hoa văn trang nhã; hoa lá, chim, thú, người hoặc khắc chim hoặc chạm trổ, chạm lộng, thuần phác mà sống động thanh thoát chứ không rậm, rườm. Cùng những phát hiện quan trọng trong các dấu tích kiến trúc, một số lượng lớn đồ gốm bán sứ là những vật dụng hàng ngày trong Hoàng cung qua nhiều thời kì cũng được tìm thấy. Những khám phá này thực sự mở ra một cánh cửa cho việc nghiên cứu về gốm Thăng Long và gốm trong Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại .

doc6 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu về cổ vật thuộc một thời kì nào đó phân tích và nhận xét., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Tìm hiểu về cổ vật thuộc một thời kì nào đó phân tích và nhận xét. Bài làm Cổ vật là một nguồn sử liệu vật chất nó phản ánh một cách tương đối toàn diện mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa và cả phần nào đó đời sống chính trị của xã hội và mọi tầng lớp dân cư. Đồng thời cổ vật còn có giá trị cung cấp thêm tri thức giúp ta hiểu sâu sắc hơn, toàn diện hơn, phong phú hơn về những sự kiện hay quá trình lịch sử đã được đề cập tới trong các tài liệu. Từ việc tìm hiểu về cổ vật tôi lấy sử liệu là gốm trong hoàng thành Thăng Long tiêu biểu cho thời kì này là Gốm thời Trần.  Cuối thời đá cũ - cách ngày nay vài vạn năm, người ta đã biết dùng đất sét để nặn tượng người và động vật. Có khi họ đã nung các tượng đó trong lửa, nhưng cuộc sống đi săn hái lượm, du cư khiến con người chưa biết và chưa chế tạo đồ đựng bằng đất nung - tức Đồ gốm.  Bình sành (thời Trần) Đồ gốm xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam - theo tài liệu hiện nay nó xuất hiện từ nền văn hóa Bắc Sơn, một nền văn hóa đầu thời đá mới có niên đại trên dưới 1 vạn năm.Ở Việt Nam( khoảng thế kỉ thứ II – III sau công nguyên) đã xuất hiện đồ bán sứ, đồ sứ ngà và một ít men xanh, men nâu mang nhiều ảnh hưởng của đồ gốm Trung Hoa. Tuy nhiên nó vẫn mang nhiều nét riêng biệt địa phương tạo điều kiện cho gốm sứ Việt Nam phát triển rực rỡ nhất vào thời Trần. Đồ gốm với mô típ hình hoa sen cách điệu hết sứ đa dạng, tráng những men hết sức tốt và đẹp: men nâu, men ngọc, men trắng ngà với hoa văn trang nhã; hoa lá, chim, thú, người hoặc khắc chim hoặc chạm trổ, chạm lộng, thuần phác mà sống động thanh thoát chứ không rậm, rườm. Cùng những phát hiện quan trọng trong các dấu tích kiến trúc, một số lượng lớn đồ gốm bán sứ là những vật dụng hàng ngày trong Hoàng cung qua nhiều thời kì cũng được tìm thấy. Những khám phá này thực sự mở ra một cánh cửa cho việc nghiên cứu về gốm Thăng Long và gốm trong Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại .  Do phát triển kế thừa trực tiếp từ gốm thời Lý, nên các loại gốm thời Trần cơ bản có phong cách giống với gốm thời Lý cả về hình dáng, màu men và hoa văn trang trí. Cũng chính vì đặc thù này nên việc phân tách giữa gốm thời Lý và gốm thời Trần là điều không phải dễ dàng. Tuy nhiên, dựa vào một số kết quả nghiên cứu kỹ thuật tạo chân đế, hiện nay bước đầu đã có thể phân biệt được sự khác nhau giữa gốm Lý và gốm Trần. Nhìn chung, kỹ thuật tạo chân đế của gốm thời Trần thường không được làm kỹ như gốm thời Lý. Về hoa văn trang trí cũng vậy, gốm thời Trần không tinh xảo và cầu kỳ như gốm thời Lý. Đặc biệt đối với gốm men đặc sắc, bên cạnh loại gốm trang trí hoa văn khắc chìm, thời Trần còn phổ biến loại gốm có hoa văn in khuôn trong. Dường như đây là loại hoa văn rất phát triển ở thời Trần và nó có sự phong phú, đa dạng hơn nhiều về hình mẫu so với gốm thời Lý. Gốm thời Trần tìm được khá nhiều trong các hố khai quật và thường được tìm thấy cùng với những đồ gốm trang trí kiến trúc cùng thời. Gốm thời kỳ này có rất nhiều loại, gồm các dòng gốm: men trắng, men ngọc, men xanh lục, men nâu, hoa nâu.  Chậu hoa nâu trang trí chim và hoa sen, thời Trần. Cao 14,5cm; ĐKM 35m   Nét mới riêng biệt và rất đáng lưu ý về gốm thời Trần là sự xuất hiện dòng gốm hoa lam. Loại gốm này được tìm thấy khá nhiều trong các hố khai quật và phổ biến là bát, đĩa vẽ cành hoa cúc màu nâu sắt và xanh cobalt giống như những đồ gốm đã được xuất khẩu sang Đông Nam Á, Trung Đông và Nhật Bản vào khoảng giữa thế kỷ XIV.  Ngay từ khi mới ra đời ở Thăng Long, gốm hoa nâu đã xuất trình một kỹ thuật riêng khá đặc thù: Gốm được làm bằng bàn xoay,với các kỹ thuật vuốt(áp dụng khi làm bát đĩa), dải cuộn kết hợp vuốt(áp dụng khi làm lọ, bình, liễn ,thạp), cũng có loại đổ khuôn (áp dụng với bát đĩa in hoa văn nổi) gốm hoa nâu được nung trong bao nung.Những đồ gốm như bát đĩa nhỏ trong lòng có dấu ấn của con kê 4-5 mấu,người ta dùng các con kê có mấu nhọn để chồng gốm, một số đĩa to,dày thì úp hai miệng hoặc hai đế vào nhau. Kỹ thuật cạo xương gốm khi mới phủ men nền để tạo đồ án trang trí , sau đó dùng bút lông vẽ hoa văn màu nâu trên phần được cạo ấy. Điều đó đưa đến một khoảng chênh sắc, giữa men nền - màu trắng ngà với hoa văn màu nâu đỏ.  Đa số sản phẩm gốm hoa nâu còn lại đến nay là liễn, thạp, âu, với kích thước khá lớn. Ngoài ra còn có ấm, bát, đĩa, và một số tượng nhỏ tô nâu mang hình động vật như vẹt, sư tử, nghê, voi... Phần lớn hoa văn là các hình hình học: răng lược, ô vuông, nan thúng, tổ ong, quả trám, đường chỉ chìm hay nổi, làn sóng... Cũng đã có một vài mẫu hoa văn lá, hết sức đơn giản, không chứa nội dung chủ đề rõ rệt.  Các hoạ tiết trên gốm hoa nâu thể hiện những chủ đề thân thuộc với người Việt như: Hoa lá: thường trang trí hoa sen có 4-6 cánh nhìn gần giống hoa chanh hay hoa thị, hoa mẫu đơn, hoa dây kết hợp hoa sen, hoa dây kết hợp dấu hỏi chấm (?), sen hay cúc cách điệu, sen kết hợp sừng tê bắt chéo, hoa hồng( cành và lá giống hoa hồng nhưng hoa lại giống hoa sen,loại hoa 6 cánh giống hoa dâm bụt,6 cánh hoa tròn xếp thành nhiều lớp). Chim: Thường có ở phần dưới thân liễn hay thạp, hình chim giống với chim khách, công, gà trống. Được mô tả ở tư thế động. Có thể xem qua những cổ vật đã được tìm thấy như: Chiếc thạp hoa nâu có nắp tìm thấy ở Thanh Hoá(Hoa nâu trang trí trên thân thạp theo hình tròn của thân, lá hình dấu hỏi tô nâu sen lẫn lá nhọn đầu,khoảng dưới là chim khách đang lò dò bước đi,một loạt chim khác mỏ nhọn, mặt ngước lên trên, đuôi cong hình lá, hai chân đang sải bước, một con chim cổ dài như con cò, mỏ há rộng ,cúi xuống như đang bắt mồi. Chiếc liễn hiện đang ở Bảo tàng Thăng Long thân vẽ 5 con công trong các tư thế động: con cúi đầu tìm mồi,con nghển cổ nhìn trời, con ngoảnh phía sau, con nhìn phía trước, con lại đang say sưa với 3 con cá cặp ở mỏ. Chậu hoa nâu trang trí chim và hoa sen thời Trần   Đĩa đài lớn men xanh ngọc nhạt thời Trần    Hình người: Đặc điểm khác biệt lớn nhất của loại gốm hoa nâu thời Trần là hình người được trang trí khắc chìm dưới men,tô mảng đậm, đều đang ở trạng thái động như: đấu giáo, cưỡi ngựa phi nước đại, nâng hoa sen, ngước mặt lên trời, đang múa... Bên cạnh đó còn có hoa văn trang trí như: Cá, tôm, Hình thú, Hình mây trời và sóng nước. Cùng với nhiều loại hình: Thạp gốm, Liễn gốm: Rất phong phú về kiểu dáng và cách trang trí, Ấm, Bát, Đĩa, Âu, Chậu mộc mạc với nhiều loại khác nhau.  Liễn gốm men( thời Trần) Nói chung, gốm hoa nâu đã khẳng định sự vượt trội so với nhiều dòng gốm khác cùng thời( như Thái lan, Nhật Bản...), mang đậm nét tinh tế và ý thức tự cường dân tộc của Người Việt thời Trần.      Những mảnh đáy bát đĩa vẽ cành hoa cúc bằng màu xanh coba It, thời Trần  Chồng đĩa lớn vẽ cành hoa cúc màu nâu sắt, thời Trần   Từ nghệ thuật tạo hoa văn và kỹ thuật tạo tác gốm đầy sáng tạo của cư dân Đại Việt đã mang lại tính bản địa độc đáo của gốm hoa nâu thời Lý - Trần. Vì thế chúng ta phải gánh vác trách nhiệm và bảo tồn, phát huy rồi chuyển giao lại cho các thế hệ mai sau với trách nhiệm cao cả của một nhà Văn hóa học tương lai là phải gìn giữ bảo tồn một di sản văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam.
Tài liệu liên quan