Đề tài Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ra đời chậm so với các nước trong cùng khu vực và thế giới, song nó đang thể hiện đầy đủ đúng bản chất của một thị trường, là nơi mà các chủ thể kinh doanh huy động vốn nhanh nhất và hiệu quả nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh kịp thời, thông qua việc phát hành các loại chứng khoán. Ngoài ra, TTCK còn thể hiện là nơi hội tụ đầy đủ các chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của nền kinh tế của một quốc gia thông qua các chỉ số chứng khoán. Bài viết này nhằm tìm hiểu sự hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam.

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 4578 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Lê Đình Huy[1] Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ra đời chậm so với các nước trong cùng khu vực và thế giới, song  nó đang thể hiện đầy đủ đúng bản chất của một thị trường, là nơi mà các chủ thể kinh doanh huy động vốn nhanh nhất và hiệu quả nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh kịp thời, thông qua việc phát hành các loại chứng khoán. Ngoài ra, TTCK còn thể hiện là nơi hội tụ đầy đủ các chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của nền kinh tế của một quốc gia thông qua các chỉ số chứng khoán. Bài viết này nhằm tìm hiểu sự hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam. 1. Thị trường chứng khoán TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính, là nơi diễn ra quá trình phát hành, mua bán các chứng khoán, là nơi cung ứng các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động của nền kinh tế.  Có thể nói, TTCK là thị trường mang tính tự do nhất trong các loại thị trường, ở đó  không có sự độc đoán can thiệp của Chính phủ, giá cả thì do cung cầu quyết định. 2. Khái quát sự hình thành TTCK Việt Nam Ngày 11/7/1998 Chính phủ đã ký nghị định số số 42/CP ban hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán chính thức Việt Nam ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam được hình thành và phát triển với việc thành lập Ủy ban chứng khoán Nhà nước với 2 Trung tâm giao dịch chứng khoán (nay là sở giao dịch chứng khoán): - Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (TTGDCKTPHCM- HOSE) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QD-TTg ngày 11/7/ 1998 khai trương ngày 20/7/2000 với phiên giao dịch đầu tiên ngày 27/7/2000. - Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) Thành lập ngày 11/7/1998 phiên đấu giá đầu tiên ngày 8/3/2005 phiên giao dịch thứ cấp đầu tiên ngày 14/7/2008 3. Sự phát triển TTCK Việt Nam. TTCK Việt Nam từ khi ra đời cho tới nay đã chải qua các giai đoạn phát triển thăng trầm sóng gió cùng với sự biến động của nề kinh tế trong nước lúc tăng, lúc giảm. Có thể điểm qua những chặng đường TTCK Việt Nam đã đi qua như sau: - Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn chập chững biết đi của TTCK Việt Nam. TTCK Việt Nam ra đời bằng việc đưa vào vận hành TTGDCK TP.HCM ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) của hai công ty, số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch.           Từ lúc thành lập cho đến 2005, TTCK luôn ở trong trạng thái gà gật, loại trừ cơn sốt vào năm 2001 (khi chỉ số Vn-Index cao nhất đạt 571.04 điểm vào 6 tháng đầu năm còn 6 tháng cuối năm thì các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số Vn-Index sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001. Lượng vốn đầu tư vào TTCK củng giảm theo, do yếu tốt tâm lý của các nhà đầu tư.           Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK HN) chính thức đi vào hoạt động thì TTCK dần tỉnh ngủ, khi xuất hiện tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng). TTCK giai đoạn này dường như không thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng, diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động lớn để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân. Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2005, tổng giá trị TTCK Việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69% tổng thu nhập quốc nội (GDP), TTCK hiện có 4.500 tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, thu hút 28.300 tài khoản giao dịch. - Năm 2006: Năm 2006 được coi là cột mốc đánh dấu một diện mạo hoàn toàn mới của TTCKVN, hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: HOSE, HASTC và thị trường OTC với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 TTCK Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-ba-buê, sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng "hút hồn" các nhà đầu tư trong và ngoài nước, số lượng các nhà đầu tư mới tham gia thị trường ngày càng đông, tính đến cuối tháng 12- 2006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở, trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2006 TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, chỉ số Vn-Index tại sàn giao dịch TP. Hồ Chí Minh (HOSE) tăng 144%, tại sàn giao dịch Hà Nội (HASTC) tăng 152,4% chỉ số VN-Index cuối năm tăng 2,5 lần so đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP) giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm khoảng 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường, hàng ngày có khoảng 80-100 công ty có cổ phiếu giao dịch. Trên thị trường phi tập trung (OTC), tổng khối lượng giao dịch gấp khoảng 6 lần so với khối lượng giao dịch trên HASTC. Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm 2005 đã lên tới 193 công ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10.000 gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trước. Trong vòng một năm, chỉ số Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên 800 điểm cuối 2006. Năm 2006, kỷ lục mới của VN-Index được xác lập ở mốc 809,86 điểm với HASTC-Index chạm mốc 260 điểm. Tính đến phiên 29/12/2006, TTGDCK TP.HCM đã có sự góp mặt của 106 cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ và 367 trái phiếu với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là trên 72 nghìn tỷ đồng. Còn tại TTGDCK Hà Nội số lượng chứng khoán tham gia đã lên đến 87 cổ phiếu và 91 trái phiếu với tổng mức đăng ký giao dịch theo mệnh giá đạt 29 nghìn tỷ đồng. - Năm  2007: Năm TTCK Việt Nam bùng nổ. Ngày 01/01/2007 Luật Chứng khoán mới đi vào hoạt động chính thức đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường chỉ số Vn-Index đạt đỉnh 1.170,67 điểm, HASTC-Index chạm mốc 459,36 điểm, chỉ số Vn-Index của cả 2 sàn giao dịch đều có biên độ giao động mạnh. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, Vn-Index đạt 927,02 điểm, HASTC-Index dừng ở mức 323,55 điểm. Tính đến ngày 28/12/2007, SGDCK TP.HCM đã thực hiện được 248 phiên giao dịch với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 tỷ chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 224.000 tỷ đồng, gấp 2 lần khối lượng và 2,8 lần giá trị giao dịch so với năm 2006. Bình quân mỗi phiên giao dịch có 9,2 triệu chứng khoán được chuyển nhượng tương đương với 980 tỷ đồng.           TTGDCK Hà Nội thực hiện thành công 248 phiên giao dịch, với tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 616,3 triệu chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 63.859 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần về khối lượng và 15,8 lần về giá trị giao dịch so với năm 2006. Quy mô giao dịch tăng trưởng mạnh khi mức giao dịch bình quân năm 2007 đạt 255 tỷ đồng/phiên trong khi năm 2006 chỉ đạt 19 tỷ đồng/phiên. TTCKVN bùng nổ phát triển mạnh nhất vào đầu tháng 3/2007 Vn-Index đã đạt mức đỉnh là 1.170,67 điểm sau 7 năm hoạt động và HASTC-Index thiết lập mức đỉnh 459,36 điểm sau 2 năm hoạt động đây là giai đoạn thị trường đạt mức tăng trưởng với tốc độ lớn nhất khi đạt mức tăng 126% trong vòng 3 tháng giao dịch, tổng giá trị vốn hóa của thị trường lên đến con số 398.000 tỷ đồng. So với tổng giá trị vốn hóa cả năm 2007 là 492.900 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4/5. . Từ Tháng 4/2007 đến đầu Tháng 9/2007 sự trầm lắng của cả 2 sàn HOSE và HASTC, tất cả các yếu tố của thị trường đều giảm sút nghiêm trọng. Vn-Index chỉ trong vòng 1 tháng giao dịch đã rơi xuống mức 905,53 điểm (24/04/2007), HASTC-Index trở về mốc 321,44 điểm đã tác động mạnh đến tâm lý của các nhà đầu tư, làm cho thị trường nhanh chóng trở lại trạng thái mất cân bằng và liên tục sụt giảm mạnh trong những tháng kế tiếp tính đến đầu tháng 8, thị trường xác lập mức đáy 883,9 điểm của Vn-Index (6/8/2007) và 247,37 điểm của HASTC-Index (23/08/2007 Giá trị giao dịch bình quân của khối NĐTNN chỉ đạt 170 tỷ đồng/phiên, giảm tới 52% so với giai đoạn đầu năm.           - Năm 2008: TTCK Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh. Năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, đặc biệt là các DN quy mô lớn và việc bán bớt CP Nhà nước trong các DN đã CPH, chưa kể hàng loạt ngân hàng, Công ty chứng khoán, Doanh nghiệp... phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng thị trường CK có nguy cơ thừa "hàng". Khởi động đầu năm tại mức điểm 921,07, Vn-Index đã mất đi gần 60% giá trị và trở thành một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trong nửa đầu năm 2008. Sự gia tăng lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp từ phía ngân hàng đối với các khoản đầu tư vào TTCK đã làm cho nguồn vốn đầu tư vào TTCK giảm mạnh. Nhằm mục đích ngăn chặn đà suy giảm của thị trường, các cơ quan điều hành bắt đầu đưa ra những chủ trương và biện pháp hỗ trợ: - UBCKNN thu hẹp biên độ giao dịch - SCIC tham gia mua vào cổ phiếu - NHTM được vận động ngừng giải chấp. - Tổ chức niêm yết được khuyến khích mua vào cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, phần lớn các biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn, và thị trường tiếp tục sụt giảm, cơn bão giải chấp cổ phiếu không ngừng tác động tới tâm lý các nhà đầu tư. Trong 103 phiên giao dịch của giai đoạn này, có tới 71 phiên giao dịch Vn-Index giảm điểm. Đỉnh điểm là chuỗi 34 phiên  giao dịch Vn-Index giảm điểm liên tiếp từ giữa tháng 04 đến đầu tháng 06/2008. Sau 103 phiên giao dịch,Vn-Index giảm mất 550,52 điểm- tương đương 59,77%. Bình quân trong mỗi phiên, toàn thị trường có 8,02 triệu CP&CCQ được chuyển nhượng, tương đương khoảng 482 tỷ đồng, nhóm cổ phiếu chịu nhiều tác động nhiều nhất là nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng, công nghệ và công nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp BĐS). - Vào những tháng cuối năm do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên thị trường lại tiếp tục sụt giảm Vn-Index giảm điểm mạnh, thậm chí đã phá vỡ đáy thiết lập được trong giai đoạn đầu của năm 2008, 3 tháng cuối năm Vn-Index mất 223,48 điểm, tương đương 41,45%. Khối lượng giao dịch trung bình đạt 15,82 triệu CP&CCQ, tương đương 497,58 tỷ đồng/phiên. Trong 86 phiên giao dịch tại HOSE, thì có 49 phiên Vn-Index mất điểm tạo đáy mới là 286,85 điểm vào ngày 10/12/2008. - Năm 2009: TTCK phát triển thăng chầm cũng giựa trên tiến trình hồi phục phát triển của nền kinh tế, theo thống kê của công ty chứng khoán cổ phần phố Wall (WSS) TTCK trong năm 2009 có thể phân ra 4 giai đoạn lớn đáng chú ý. + Giai đoạn I: Suy thoái và tạo đáy (từ tháng 1- 2) Nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khung hoảng kinh tế toàn cầu thể hiên rõ nhất ở tiêu dùng suy giả, sản xuất đình đốn kim nghạch xuất khẩu bị thu hẹp, vốn đầu tư nước ngoài ít đi... tăng trưởng GDP quý I/2009 đạt 3.1%.TTCK vì thế tiếp tục đổ dốc theo su hướng giảm dài hạn của năm 2008 tạo đáy ở 235 điểm vào cuối táng 2/2009           + Giai đoạn II: tăng trưởng đợt 1 (tháng 3- 7) Bước sang tháng 3 chính Phủ Việt Nam bắt đầu thực hiện gói kích thích kinh tế, chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng thông qua gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất 4% cũng như chính sách giảm thuế đối với Doanh nghiệp. Kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi và chính thức thoát đáy từ quý II/2009 với tốc độ tăng trưởng GDP là 3.9% TTCK tháng 3-4 tăng nhẹ và chậm, sau đó tăng tốc mạnh từ tháng 5 xác lập 525 điểm vào giữa tháng 6 sau đó thị trường điều chỉnh giảm dần trong tháng 7. + Giai đoan III tăng trưởng đợt 2 (tháng 8-10) Gói kích thích vẫn tiếp tục phát huy các Doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội vốn thấp, nguyên liệu đầu vào giá rẽ cung như chính sách thuế nên đạt được tốc độ tăng trưởng cao. GDP tính chung 3 quý đầu năm 2006 đạ 4.6% đây là cơ sở khá vững để TTCK tiếp tục tăng trưởng đợt 2, giá lần 2 đẩy mạnh với những kỹ lục được thiết lậpveef giá trị và khối lượng giao dịch trên 100 triệu đơn vị tương ứng mỗi phiên đạt 5000- 6000 tỷ đồng.           + Giai đoạn phát triển thận trọng . Chính sách kích thích phát huy được tác dụng nhưng cũng đã tạo ra các tác động lớn trong nền kinh tế tiềm ẩn một số nguy cơ tác dụng đế sự tăng trưởng tín dụng của 10 tháng đầu năm 2009 trên 33% tăng trưởng quá mức cần thiết chỉ số ICOR năm 2009 bằng 8 đây củng là mứa cao nhất từ trước tới nay. Có nghĩa là mức đầu tư thấp tiềm ẩn nguy cơ cho nềnf kính tế nguy cơ tái lạm phát cho năm 2010 khuyến khích các Doanh nghiệp nhập khẩu sang vay tiền đồng để đầu tư ngoại tệ điều này sẽ gây sốt tiền đồng và thị trường vàng. Chính sách tài khóa đã khiến ngân sách Nhà nước lâm vào tình trạng thâm hụt có thể lên tới 6.5% GDP của năm, cụ thể Ngân sách nhà nước đã bất ngờ nâng lải suất cơ bản lên 7%- 8% trong năm 2009, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân thương mại đều tăng lên tới 10 % đỉnh cao là 11%. Những yếu tố này cũng đã ảnh hưởng lớn đến luồng tiền đầu tư vào TTCK và yếu tố tâm lý của nhà đầu tư đã làm cho chỉ số chứng khoán giảm tính từ đỉnh cao Vn-Index  đã mất khoảng 31% về số điểm.   - TTCK năm 2010: TTCK đầu năm 2010 đang diễn biến tốt Chứng khoán đầu năm đang khởi động bằng những tiến hiệu tích cực tâm lý của các nhà đầu tư lạc quan hơn, dòng tiền chảy vào TTCK đầu năm củng cởi mở hơn năm 2009. tổng các phiên giao dịch gần đây đạt xắp sĩ 4000 tỷ đồng tăng gấp đôi so với các phiên cuối năm 2009, nổ lực bình ổn tỷ giá của ngân hàng Nhà nước đầu năm sẽ là nhân tố thu hút nhà đầu tư mới dòng tiền mới trong và ngoài nước đổ vào thị trường.           Trong quý I/2010 các chính sách tài khóa của nhà nước vẫn đang tiếp tục ảnh hưởng tới TTCK trong nước, Chỉ số Vn- Index đang có xu hướng tăng đạt 512,6 điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 12/1, chỉ số HNX Index kết thúc phiên giao dịch cùng ngày đạt 177,03 điểm, UCOR 51,8 điểm kết thúc tuần giao dịch từ 08/03/2010 đến 12/03/2010, trên sàn HOSE có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Nếu so với phiên cuối tuần trước, chỉ số VN-Index tăng 18,12 điểm (+3,53%) sau khi đóng cửa ngày 12/03/2010 tại mức 531,51 điểm. Tổng khối lượng giao dịch báo giá cả tuần đạt 274.232.590 đơn vị, tăng 40,34% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 11.988,38 tỷ đồng, tăng 48,36%.Sàn Hà Nội cũng có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số HNX-Index đạt mức 173,45 điểm, tăng 3,29 điểm (+1,93%) so với tuần trước đó. Tổng khối lượng giao dịch báo giá cả tuần đạt 155.616.004 đơn vị, tăng 14,20% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 5.327,67 tỷ đồng, tăng 14,42%. xét về trung hạn Vn-Index có thể hoàn toàn vượt  mức kháng cự hiện tại là 545 điểm trong những tháng tới, theo một số trung tâm dự báoVSD "Định Giá Việt Nam" TTCK cuối năm sẽ rất sôi động có thể kháng cự đạt 630- 660 điểm vào cuối năm 2010.  Tài liệu tham khảo: 1. Tạp chí tài chính quý IV 2007 III IV 2008- I,III, IV, năm 2009. 2. Giáo trình Thị trường chứng khoán xuất bản Đại học Thương Mại- PGSTS ĐINH VĂN SƠN- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN. 3. Giáo trình thị trường tài chính. NXB GIAO THÔNG VẬN TẢI- PGSTS LÊ VĂN TỀ- THS HUỲNH HƯƠNG THẢO 4. Tài liệu từ các website: - Trung tâm lưu ký chứng khoán www.vsd.org.vn. - Uỷ ban chứng khoán nhà nước: www.ssc.gov.vn - Sở GDCK TP.HCM www.hsx.vn - Website khác như: www.chungkhoan360.vn; www.sanotc.com...  [1] Sinh viên lớp TC1.2
Tài liệu liên quan