Đề tài Tình hình quản lý hoạt động đầu tư tại sở giao dịch 1 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt nam, tiền thân của BIDV, được thành lập. Trải qua 48 năm xây dựng, trưởng thành, với 2 lần đổi tên, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, khẳng định vai trò chủ lực phục vụ đầu tư phát triển. Các danh hiệu và phần thưởng cao quí: Huân chương độc lập hạng I, Huân chương lao động hạng I, và đặc biệt Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới - là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước về những thành tích trong suốt 48 năm qua của BIDV.

doc41 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình quản lý hoạt động đầu tư tại sở giao dịch 1 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỞ GIAO DỊCH I_NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ&PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt nam, tiền thân của BIDV, được thành lập. Trải qua 48 năm xây dựng, trưởng thành, với 2 lần đổi tên, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, khẳng định vai trò chủ lực phục vụ đầu tư phát triển. Các danh hiệu và phần thưởng cao quí: Huân chương độc lập hạng I, Huân chương lao động hạng I, và đặc biệt Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới - là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước về những thành tích trong suốt 48 năm qua của BIDV. 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 1.1.1. Thời kỳ 1957-1980: Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - được thành lập trực thuộc Bộ Tài Chính với qui mô ban đầu nhỏ bé gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tê, xã hội. 1.1.2. Thời kỳ 1981- 1989: Ngày 26/4/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước. 1.1.3. Thời kỳ 1990 - nay: 1.1.3.1. Thời kỳ 1990- 1994: Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển. 1.1.3.2. Từ 1/1/1995: Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. 1.1.3.3. Thời kỳ 1996-nay: Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV sau năm 2005. Khẳng định vị trí, vai trò trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; được Nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. 1.2. Những kết quả chủ yếu đã đạt được Có thể tóm tắt những kết quả hoạt động của BIDV kể từ khi thành lập đến nay được thể hiện trên 9 mặt lớn như sau: 1.2.1. Phát triển tổ chức và hệ thống Từ ngày đầu thành lập, bộ máy tổ chức của ngân hàng mới chỉ có 8 chi nhánh với trên 200 CBCNV. Năm 1990 có 45 chi nhánh với 2000 cán bộ nhân viên. Đến nay, một mô hình Tổng công ty đã được hình thành, theo 5 khối: Ngân hàng thương mại nhà nước với 78 chi nhánh cấp 1, sở giao dịch tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước; khối công ty gồm 4 công ty độc lập (Công ty Chứng khoán, Công ty Cho thuê tài chính 1, Công ty cho thuê tài chính 2 và Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản); khối liên doanh (gồm Ngân hàng liên doanh VID-Public, Ngân hàng liên doanh Lào - Việt, Công ty liên doanh bảo hiểm Việt - úc); khối đơn vị sự nghiệp (gồm Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm đào tạo), và khối đầu tư. Cùng với sự phát triển về hệ thống, tổng số cán bộ công nhân viên đã lên tới trên 8.000 người trong đó trên 70% có trình độ đại học và trên đại học. Chỉ tiêu 1986 1990 1998 2000 2002 4/2005 Đơn vị thành viên 43 45 66 68 74 86 Số cán bộ công nhân viên 1.600 2.000 4.400 4.800 6.500 8.530 Ghi chú: Đơn vị thành viên bao gồm các chi nhánh cấp 1, các công ty trực thuộc, các trung tâm (chưa bao gồm các đơn vị liên doanh). 1.2.2. Phát triển quy mô hoạt động Sự lớn mạnh về qui mô hoạt động không chỉ được phản ánh ở các chỉ tiêu tổng tài sản, dư nợ tín dụng, vốn huy động... mà còn thể hiện ở sự gia tăng, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Từ một ngân hàng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ cấp phát, cho vay bằng nguồn vốn ngân sách theo kế hoạch nhà nước, từ năm 1990 và nhất là từ năm 1995, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đã thực sự hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại, tăng trưởng vượt bậc về qui mô hoạt động. Trong giai đoạn từ 1990 đến 2004, tổng tài sản tăng gần 28 lần. Đến 31/12/2004, tổng tài sản đạt 104.000 tỷ đồng. 1.2.3. Cấp phát vốn đầu tư phát triển (1957-1994) Trong suốt 37 năm (1957-1994) là ngân hàng duy nhất thực hiện nhiệm vụ cấp phát, cho vay, quản lý vốn kiến thiết cơ bản thuộc ngân sách cho các dự án với doanh số 137.278 tỷ VNĐ. Thông qua các nghiệp vụ thẩm định đầu tư, thanh tra, dự toán, quyết toán, kiểm tra khối lượng hoàn thành... Ngân hàng đã góp phần vào việc hạ thấp giá thành công trình, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Nhiều công trình phục vụ quốc phòng, phục hồi, phát triển kinh tế xã hội đã được hoàn thành trong giai đoạn khôi phục phát triển kinh tế (1958-1960) trong Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960-1964) và trong giai đoạn tập trung xây dựng Chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước (1965-1975), trong giai đoạn phát triển kinh tế sau khi thống nhất đất nước (1975 - 1986), và nhất là trong giai đoạn Đổi mới (1986-1994). 1.2.4. Tín dụng đầu tư phát triển (1990-1999) Từ 1990, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, Ngân hàng đã chủ động trong việc huy động vốn trung, dài hạn phục vụ cho vay các dự án, các công trình quan trọng. Kể từ thời điểm này, mọi công trình, dự án sản xuất kinh doanh có thu hồi vốn đều chuyển sang đi vay để đầu tư. Nguồn vốn của BIDV đã được đầu tư thông qua các chương trình lớn và nhiều lĩnh vực, công trình trọng điểm như ngành Điện lực, Bưu chính viễn thông, Dầu khí, cây công nghiệp như cao su, cà phê, bông và thuỷ sản, công nghiệp vật liệu xây dùng, xi măng, và vực dậy sản xuất chế biến sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bằng sự lựa chọn và thẩm định dự án BIDV đã góp phần vào sự thành công của chủ trương xoá bỏ bao cấp về vốn, nâng cao hiệu quả và trách nhiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. 1.2.5. Đổi mới phục vụ đầu tư phát triển (1995-nay) Trong suốt những năm đổi mới, nhất là giai đoạn chuyển hẳn sang kinh doanh (1995 - nay) BIDV nỗ lực không ngừng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước thông qua chương trình kích cầu, chương trình xuất khẩu, chương trình phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển Đồng bằng Sông Cửu long, chương trình phục vụ các khu công nghiệp, chương trình phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế Miền núi – Tây Nguyên… BIDV đã không ngừng khơi tăng nguồn vốn bằng việc mở rộng nhiều kênh huy động vốn: từ dân cư, doanh nghiệp; vay hợp vốn, vay tài trợ nhập khẩu từ nước ngoài; tham gia thị trường chứng khoán và phát hành trái phiếu; đảm bảo cân đối nguồn vốn trung dài hạn chiếm gần 40%. Trên cơ sở chủ động về nguồn vốn, BIDV đã đa dạng hoá hình thức cho vay nền kinh tế tập trung ở 5 hoạt động chính: Cho vay truyền thống với phương thức ngày càng đa dạng như cho vay đồng tài trợ, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh; Cho thuê tài chính phục vụ đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như cho thuê mua phương tiện vận tải, dây chuyền sản xuất, đầu tư phát triển công nghệ và trang bị máy móc...vv; Mua trái phiếu để đầu tư chuyển đổi và tham gia cổ phần trực tiếp trong các công ty; Cho vay thông qua hình thức đại lý uỷ thác giải ngân các nguồn vốn ODA và các nguồn vốn tài trợ khác phục vụ đầu tư phát triển; Thực hiện nghiệp vụ ngân hàng bán buôn cho Dự án tài chính nông thôn vay vốn của Ngân hàng thế giới. 1.2.6. Chuyển đổi cơ cấu dịch vụ Trong thời kỳ đổi mới, BIDV đã tăng thêm nhiều tiện ích, sản phẩm dịch vụ ngân hàng, xoá thế “độc canh tín dụng”. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, chuyển tiền, chi trả kiều hối, thanh toán thẻ séc, chuyển đổi mua bán ngoại tệ... tăng trưởng cả về qui mô, chất lượng dịch vụ. Các tiện ích dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng. Nhiều dịch vụ phi ngân hàng như bảo hiểm phi nhân thọ, cho thuê tài chính, chứng khoán... được phát triển, có hệ thống...Cơ cấu tài sản nợ - tài sản có được chuyển dịch theo hướng tích cực. 1.2.7. Phát triển Công nghệ Xác định công nghệ là điều kiện để phát triển một mô hình ngân hàng hiện đại, BIDV đã đầu tư nguồn lực phát triển lĩnh vực nàỵ. Bên cạnh việc kết nối mạng thanh toán với gần 200 đơn vị, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng swift-telex, kết nối mạng thanh toán song biên với một số ngân hàng bạn; trang bị đầy đủ hệ thống máy chủ, máy trạm và các chương trình thanh toán tập trung, hạch toán kế toán, thông tin ... phục vụ quản trị điều hành. Đặc biệt, với việc triển khai thành công dự án hiện đại hoá ngân hàng do WB tài trợ, đến hết quí I/2004, BIDV đã triển khai thành công dự án tại 69 BDS (Chi nhánh), mở rộng mạng lưới ATM lên hơn 200 máy tại tất cả các địa bàn trọng điểm trên cả nước. Nhiều sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin đã được áp dụng triển khai ở từng qui mô, cấp độ khác nhau: dịch vụ Homebanking, dịch vụ ATM, Phone banking, Mobile banking… 1.2.8. Phát triển nguồn nhân lực Cán bộ là yếu tố quyết định. Cùng với việc mở rộng mạng lưới đặt tại các vùng kinh tế trọng điểm là việc bổ sung và phát triển đội ngũ cán bộ. Đến hết quí I/2005, BIDV đã có trên 8.000 cán bộ, trong đó cán bộ trẻ chiếm 65%, có kiến thức, có tâm huyết gắn bó xây dựng ngành. Đội ngũ cán bộ của Ngân hàng luôn được chú trọng đào tạo và đào tạo lại để đáp ứng đòi hỏi công tác của giai đoạn mới. Công tác đào tạo được chú trọng trên cả 2 mặt: đào tạo kỹ năng nghiệp vụ và khả năng quản trị điều hành. Nhiều chương trình đào tạo được tổ chức bài bản, hệ thống (đào tạo sau đại học, đào tạo theo chuyên ngành...). Từ năm 1995, bình quân hàng năm có trên 2000 lượt cán bộ được tham gia các chương trình đào tạo do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam tổ chức. Các khoá đào tạo ở nước ngoài được duy trì thường xuyên… 1.2.9. Hợp tác cùng phát triển Trong suốt 48 năm qua, BIDV không ngừng nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của các ngân hàng bè bạn trong nước và quốc tế. Sự hợp tác trước hết là trong lĩnh vực đào tạo cán bộ, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác phát triển công nghệ, kỹ thuật, cùng chia sẻ những khó khăn. Đồng thời mở rộng quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau như vay vốn, tài trợ xuất - nhập khẩu, uỷ thác, thanh toán, bảo lãnh, và ngân hàng đại lý... Từ năm 1997, BIDV đã có quan hệ đại lý với 400 ngân hàng, đến nay đã lên đến trên 800 ngân hàng. Một trong những kết quả nổi bật đó là sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của Ngân hàng VID-Public (với Public Bank Berhad, Malaysia), Ngân hàng liên doanh Lào - Việt (Với Ngân hàng Ngoại thương Lào) và Công ty liên doanh Bảo hiểm Việt - úc (với Tập đoàn QBE Insurance, úc). Đặc biệt đánh giá cao sự đóng góp cho sự hợp tác giữa ngành ngân hàng hai nước Việt - Lào, trong đó Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt không chỉ là thành quả hợp tác của 2 ngân hàng góp vốn mà còn đánh dấu hoạt động của BIDV tại nước ngoài. Những nỗ lực và đóng góp của BIDV đã được Nhà nước CHDCND Lào ghi nhận và trao tặng Huân chương Lao động hạng hai và trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Ngân hàng liên doanh Lào - Việt. 2. Sơ đồ tổ chức của SGDI: BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ PHÒNG TIỀN TỆ KHO QUỸ PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG GIAO DỊCH I,II PHÒNG KIỂM TRA, KIỂM TOÁN NỘI BỘ PHÒNG KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG THẨM ĐỊNH&QUẢN LÝ TÍN DỤNG PHÒNG ĐIỆN TOÁN PHÒNG TÍN DỤNG I,II,III 3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban: 3.1. Phòng tín dụng 3.1.1. Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng: Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng: tiếp thị tất cả các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng (NH) (tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ khác) đối với khách hàng là doanh nghiệp (DN) theo đối tượng khách hàng được phân công cho trưởng phòng, trực tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng. Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến các ban, phòng liên quan để thực hiện theo chức năng. Phân tích doanh nghiệp, khách hàng theo quy trình, nghiệp vụ, đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay, tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên quan. Quyết định trong hạn mức được giao hoặc trình duyệt các khoản cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại. Quản lý hậu giải ngân (kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện vay vốn của khách hàng, giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay, thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững tình trạng của khách hàng. Thực hiện cho vay, thu nợ theo quy định. Xử lý, gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ (gốc, lãi) đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ. Duy trì và nâng cao chất lượng của nền khách hàng. Đề xuất hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng. Chăm sóc toàn diện khách hàng là doanh nghiệp, tiếp nhận yêu cầu về tất cả dịch vụ NH của khách hàng chuyển đến các phòng liên quan giải quyết nhằm thỏa mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng. Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòng thẩm định và quản lý tín dụng, tham gia xây dựng chính sách tín dụng. Lập các báo cáo về tín dụng theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc phân công. 3.1.2. Bộ phận tác nghiệp (gián tiếp): Nhân viên tác nghiệp làm nhiệm vụ quản lý khoản vay. Xem xét các chứng từ pháp lý về mở tài khoản của khách hàng và mở tài khoản tiền vay. Nắm được các dữ liệu về khoản cho vay và hạn mức. Thiết lập các thông tin khách hàng. Nhập các dữ liệu về các khoản cho vay vào hệ thống chương trình phần mềm ứng dụng. Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các giao dịch được nhập vào hệ thống chương trình ứng dụng của NH. Đảm bảo cơ sở dữ liệu về các khách hàng vay và các khoản vay trong hệ thống luôn chính xác, cập nhật. Xem xét định kỳ và áp dụng các quy trình hướng dẫn nội bộ về quản trị tác nghiệp các khoản cho vay. Thực hiện việc lưu giữ các hồ sơ tín dụng. Chuẩn bị các số liệu thống kê, các báo cáo về các khoản cho vay phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ của Sở Giao dịch (SGD) của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 3.2. Phòng thanh toán quốc tế Trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh, L/C đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thuơng mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. Mở các L/C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng. Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các NH nước ngoài. Đầu mối trong việc cung cấp dịch vụ thông tin đối ngoại. Lập báo cáo hoạt động nghiệp vụ theo quy định. Thực hiện công tác tiếp thị sản phẩm dịch vụ với khách hàng. 3.3. Phòng tiền tệ kho quỹ Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ, quản lý nghiệp vụ của chi nhánh, thu- chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý, quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện xuất nhập tiền mặt để đảm bảo thanh toán tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng. 3.4. Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức khác như sau: Thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng vay là tổ chức trên cơ sở hồ sơ được duyệt. Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội ngoại tệ của khách hàng. Thực hiện các giao dịch mua ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy định và chính sách kinh doanh ngoại tệ của giám đốc. Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với các khách hàng. Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng. 3.5. Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là cá nhân. Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt. Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội ngoại tệ của khách hàng. Thực hiện các giao dịch thu đổi và mua, bán ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng theo thẩm quyền được giám đốc giao. Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng cho khách hàng. Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng. Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng. 3.6. Phòng khách hàng, nguồn vốn đầu tư 3.6.1. Nhiệm vụ kế hoạch tổng hợp Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách Marketing, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn. Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh (5 năm, 3 năm và hàng năm), xây dựng chương trình hành động (năm, quý, tháng) để thực hiện kế hoạch kinh doanh của SGD. Tham mưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến an toàn trong hoạt động kinh doanh của SGD. Xây dựng và đề xuất các hạn mức phán quyết trong hoạt động nghiệp vụ tại SGD. Đầu mối tổng hợp, phân tích, báo cáo, đề xuất về các thông tin phản hồi của khách hàng. Tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro. Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của SGD, các hệ số NIM, ROA…trên cơ sở đó xây dựng chính sách giá cả cho các sản phẩm, dịch vụ. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. 3.6.2. Nhiệm vụ nguồn vốn kinh doanh Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn của SGD. Nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn. Thu thập thông tin, báo cáo đề xuất phản hồi về chính sách sản phẩm, biện pháp huy động vốn. Tham mưu, giúp Giám đốc chỉ đạo công tác huy động vốn tại SGD. Thực hiện các giao dịch mua- bán ngoại tệ với gồm: giao ngay (trừ mua giao ngay), kỳ hạn, quyền lựa chọn, SWAP theo quyết định và kế hoạch kinh doanh ngoại tệ của Giám đốc. 3.6.3. Thực hiện nhiệm vụ pháp chế, chế độ Hướng dẫn, phổ biến, lưu trữ các văn bản pháp quy, văn bản chế độ. Tham mưu tư vấn cho Giám đốc những vấn đề về pháp lý để SGD hoạt động đúng pháp luật nhất là những vấn đề pháp lý liên quan đến việc thành lập các đơn vị trực thuộc. Tham mưu tư vấn cho giám đốc, các phòng nghiệp vụ về việc soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng, những vấn đề giải quyết tố tụng, trực tiếp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của SGD. 3.6.4. Nhiệm vụ khác Thư ký ban giám đốc, thư ký hội đồng khoa học. Thư ký Hội đồng quản trị, quản lý tài sản nợ- tài sản có của SGD. 3.7. Phòng thẩm định và quản lý tín dụng Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh (trung, dài hạn) và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phòng tín dụng, tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phòng tín dụng. Thẩm định đề xuất về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng. Thẩm định đánh giá về tài sản đảm bảo nợ vay. Thư ký hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý rủi ro của SGD. Giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá phân loại, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp. Định kỳ kiểm soát phòng tín dụng trong việc giải ngân vốn vay và kiểm tra, theo dõi sử dụng vốn vay của khách hàng. Quản lý kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng khách hàng và của toàn bộ SGD. Kiểm soát, giám sát các khoản vượt hạn mức, việc trả nợ, giá trị các
Tài liệu liên quan