Đề tài Tình hình xuất khẩu hàng song, mây, tre trong những năm qua ở công ty xuất nhập khẩu mây tre Bộ Thương Mại

Trong nghị quyết lần thứ 7 của Trung Ương Đảng ( tháng 7 năm 1994) có đặt vấn đề “ xây dựng một nền kinh tế mở hướng mạnh về xuất khẩu .” Quan điểm xây dựng một nền kinh tế mở của Đảng đã phù hợp với qui luật hình thành một nền kinh tế thị trường ở nước ta, là động lực tác động tích cực đến hoạt động của các ngành, các thành phần kinh tế, đặc biệt là các tổ chức kinh doanh, xuất nhập khẩu. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang nỗ lực cố gắng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, thông qua chính sách kinh tế mở cửa nhằm đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế, góp phần làm giảm tỉ lệ lạm phát, nâng cao đời sống nhân dân. Trong một vài năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta đã đạt được ở mức khá cao so với khu vực và thế giới. Đạt được kết quả đó, có một phần đóng góp của các tổ chức đơn vị kinh doanh thương mại quốc tế (kinh doanh xuất nhập khẩu) góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Công ty xuất nhập khẩu mây tre, Bộ Thương Mại (gọi tắt là Barotex) ra đời từ năm 1971. Gần 30 năm hình thành và phát triển, công ty đã đóng góp tích cực vào hoạt động xuất nhập khẩu chung của cả nước. Từ khi ra đời cho đến nay công ty không ngừng củng cố và phát triển về cả mặt chất và mặt lượng, ngày đầu thành lập công ty chỉ có hơn 20 cán bộ và bộ đội chuyển ngành có trình độ nghiệp vụ đối ngoại non yếu, tình hình sản xuất hàng xuất nhập khẩu mấy tre ở các địa phương thì manh mún, phân tán, cơ cấu hàng hoá thì nhỏ bé, không ổn định, thị trường xuất khẩu thì chủ yếu là Liên Xô cũ và các nước trong phe Xã hội chủ nghĩa. Đến nay, công ty đã có một đội ngũ cán bộ hầu hết có trình độ đại học (chiếm trên 90% cán bộ nhân viên khối kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu) và với đội ngũ công nhân có tay nghề khá, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đa dạng, phong phú, thị trường xuất khẩu đã được mở rộng, sản phẩm song, mây, tre của công ty đã có mặt ở khắp các châu lục trên thế giới. Những đặc điểm kinh tế, chính trị trong và ngoài nước những năm gần đây, đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng song mây tre xuất khẩu. Với hàng loạt các sự kiện diễn ra liên tiếp trong thời gian gần đây: Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam, và lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ, Việt Nam ra nhập khối ASEAN v.v. và nhất là với chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, đã giúp cho ngành kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và ngành xuất khẩu mây tre nói riêng có điều kiện xâm nhập vào thị trường mới, mở ra tiềm năng mới trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngành song mây tre xuất khẩu ở Việt Nam.

doc27 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình xuất khẩu hàng song, mây, tre trong những năm qua ở công ty xuất nhập khẩu mây tre Bộ Thương Mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình hình xuất khẩu hàng song, mây, tre trong những năm qua ở công ty xuất nhập khẩu mây tre Bộ Thương Mại LỜI NÓI ĐẦU Trong nghị quyết lần thứ 7 của Trung Ương Đảng ( tháng 7 năm 1994) có đặt vấn đề “ xây dựng một nền kinh tế mở hướng mạnh về xuất khẩu ...” Quan điểm xây dựng một nền kinh tế mở của Đảng đã phù hợp với qui luật hình thành một nền kinh tế thị trường ở nước ta, là động lực tác động tích cực đến hoạt động của các ngành, các thành phần kinh tế, đặc biệt là các tổ chức kinh doanh, xuất nhập khẩu. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang nỗ lực cố gắng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, thông qua chính sách kinh tế mở cửa nhằm đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế, góp phần làm giảm tỉ lệ lạm phát, nâng cao đời sống nhân dân. Trong một vài năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta đã đạt được ở mức khá cao so với khu vực và thế giới. Đạt được kết quả đó, có một phần đóng góp của các tổ chức đơn vị kinh doanh thương mại quốc tế (kinh doanh xuất nhập khẩu) góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Công ty xuất nhập khẩu mây tre, Bộ Thương Mại (gọi tắt là Barotex) ra đời từ năm 1971. Gần 30 năm hình thành và phát triển, công ty đã đóng góp tích cực vào hoạt động xuất nhập khẩu chung của cả nước. Từ khi ra đời cho đến nay công ty không ngừng củng cố và phát triển về cả mặt chất và mặt lượng, ngày đầu thành lập công ty chỉ có hơn 20 cán bộ và bộ đội chuyển ngành có trình độ nghiệp vụ đối ngoại non yếu, tình hình sản xuất hàng xuất nhập khẩu mấy tre ở các địa phương thì manh mún, phân tán, cơ cấu hàng hoá thì nhỏ bé, không ổn định, thị trường xuất khẩu thì chủ yếu là Liên Xô cũ và các nước trong phe Xã hội chủ nghĩa... Đến nay, công ty đã có một đội ngũ cán bộ hầu hết có trình độ đại học (chiếm trên 90% cán bộ nhân viên khối kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu) và với đội ngũ công nhân có tay nghề khá, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đa dạng, phong phú, thị trường xuất khẩu đã được mở rộng, sản phẩm song, mây, tre của công ty đã có mặt ở khắp các châu lục trên thế giới. Những đặc điểm kinh tế, chính trị trong và ngoài nước những năm gần đây, đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng song mây tre xuất khẩu. Với hàng loạt các sự kiện diễn ra liên tiếp trong thời gian gần đây: Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam, và lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ, Việt Nam ra nhập khối ASEAN v.v... và nhất là với chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, đã giúp cho ngành kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và ngành xuất khẩu mây tre nói riêng có điều kiện xâm nhập vào thị trường mới, mở ra tiềm năng mới trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngành song mây tre xuất khẩu ở Việt Nam. PHẦN 1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG SONG, MÂY, TRE TRONG NHỮNG NĂM QUA Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU MÂY TRE BỘ THƯƠNG MẠI 1.1 Vài nét khái quát về công ty 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Vì là nghề “cha truyền con nối” nên chỉ những người con trai trong gia đình mới được dậy bí quyết nghề nghiệp. Năm tháng trôi qua những bí quyết này được truyền ra ngoài và ngành mây tre theo đó cũng ngày càng lan rộng. Ban đầu chỉ là những tỉnh kế cận như Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam v.v... rồi sau đó lan dần ra tất cả các tỉnh miền Bắc. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, sản xuất và chế biến hàng song mây tre không còn là độc quyền của miền Bắc nữa. Dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân miền Bắc, đội ngũ nghệ nhân của các tỉnh miền Nam và miền Trung đã phát triển nhanh chóng ngành nghề mây tre ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Sông Bé, Thành phố Hồ Chí Minh v.v... Trước năm 1954 hàng mây tre chủ yếu được sản xuất để sử dụng ở trong nước, từ năm 1956 hàng mây tre của Việt Nam đã được thị trường nước ngoài biết đến. Lúc đầu hoạt động xuất khẩu còn do một bộ phận nhỏ của công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm đảm nhận với kim ngạch Ýt ỏi chỉ vào khoảng 200.000 Rúp và Đôla mỗi năm. Từ năm 1960 bộ phận này được tách riêng thành phòng mây tre trực thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, với kim ngạch tăng dần lên 400.000 Rúp và Đôla. Đến năm 1970 đạt 700.000 Rúp và Đô la. Trước tình hình đó tháng 4/1971, Tổng công ty xuÊt nhập khẩu mây tre (tên giao dịch là Barotex) được thành lập với giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 1.16.1.032/GP. Đến năm 1995, căn cứ quyết định số 108 TM /TCCB Tổng công ty xuất nhập khẩu mây tre đổi tên là công ty xuất nhập khẩu mây tre (gọi tắt là Barotex). Trải qua 27 năm với những biến đổi lớn lao của đất nước, Tổng công ty xuất nhập khẩu mây tre đã không ngừng củng cố và phát triển. Được tách ra từ Tổng công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, tổ chức bộ máy lúc đầu của công ty xuất nhập khẩu mây tre còn hết sức nhỏ bé. Văn phòng của công ty chỉ có 4 phòng ban và một chi nhánh giao nhận tại Hải Phòng. Cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn, đội ngũ cán bộ nhân viên vừa yếu lại vừa thiếu. Với 26 cán bộ từ bộ đội chuyển ngành hoặc từ các ngành khác chuyển sang, số cán bộ có trình độ Đại học, trình độ ngoại ngữ hiểu biết nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại rất Ýt. Trong thời kỳ 5 năm đầu tiên, Tổng công ty chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức sản xuất, củng cố bộ máy tổ chức sản xuất. ĐÕn năm 1975 kim ngạch xuất khẩu đã tăng 2,22 lần so với năm đầu thành lập. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước đã thống nhất thì phạm vi hoạt động của công ty đã được mở rộng hơn, tuy có nhiều thuận lợi nhưng khó khăn cũng không Ýt. Đất nước bắt tay vào khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, các cơ sở sản xuất hàng mây tre xuất khẩu ở phía Nam hầu như chưa có gì. Để nhanh chóng mở rộng ngành hàng phát triển trong toàn quốc, công ty đã lần lượt thành lập các chi nhánh đại diện của mình ở các thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, để khôi phục và phát triển ngành hàng mây tre xuất khẩu ở đây. Nhờ đó, sau một thời gian ngắn đã khai thác thêm được nguồn hàng, mặt hàng cho xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre so với năm 1971 đã tăng gấp 8 lần. So víi 5 năm thời kỳ đầu mới thành lập, thì tổng kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre 5 năm 1976 -1980 đã tăng gấp 3,8 lần. Kết thúc năm 1990 Tổng công ty đã thực hiện đạt 106% kế hoạch được giao, kim ngạch xuất khẩu bằng 28 lần so với năm 1971 và tăng gấp 1,7 lần sản phẩm với năm 1985. Trong 5 năm (1986 -1990) kim ngạch xuất khẩu đã tăng 1,5 lần so với thời kỳ 1981 -1985. Thời kỳ 1991 - 1995. Vào đầu những năm 90 khi các nước Đông Âu và Liên Xô cũ trong tình trạng khủng hoảng về chính trị, kinh tế, xã hội thì thị trường khu vực 1 (là thị trường chủ yếu của Tổng công ty gồm các nước Đông Âu và Liên Xô) giảm sút một cách đột biến thì hoạt động của Tổng công ty vẫn được giữ vững. Một mặt Tổng công ty đã năng động, linh hoạt vận dụng các phương thức để nâng cao uy tín và duy trì các thị trường truyền thống, mặt khác tìm cách nghiên cứu để thâm nhập thị trường mới, cho nên thị trường nước ngoài của Tổng công ty đã được mở rộng. Trong quan hệ quốc tế, trước đây chủ yếu là khu vực 1, đến cuối năm 1995 Tổng công ty đã có quan hệ với hơn 200 hãng kinh doanh và tổ chức thương gia quốc tế thuộc 45 nước khác nhau trên thế giới. Chính vì vậy, đến cuối năm 1995 kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty đã đạt 24, 2 triệu Rúp - Đôla. Trong đó xuất khẩu đạt 11,91 triệu, nhập khẩu đạt 11,29 triệu, tăng 10% so với kế hoạch mà Bộ thương mại giao cho. Từ năm 1996 đến nay, để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và đặc biệt là tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Từ cuối năm 1995 công ty đã đưa vào hoạt động xí nghiệp giầy thể thao ở Gia Lâm, tạo ra công ăn việc làm cho hơn 1.000 lao động, chủ yếu là người địa phương. Trong khi đó cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vẫn đảm bảo, tỷ trọng hàng chuyên doanh, thủ công mỹ nghệ là chủ lực, ngoài ra còn mở rộng và phát triển thêm mặt hàng nông sản xuất khẩu và một số Ýt hàng tiêu dùng. Đồng thời cũng trong thời gian này công ty đã thí điểm mở rộng tổ chức mô hình các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, củng cố các phòng chuyên doanh và trung tâm dịch vụ xuất nhập khẩu, giảm bít bộ máy và các cán bộ làm công việc gián tiếp. Tiếp tục thử nghiệm quy chế khoán trong kinh doanh nên đã phát huy được một số mặt tích cực, tăng được kim ngạch xuất nhập khẩu, phát huy được tính năng động của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Cho đến hết năm 1997 kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trong hai năm (1996 - 1997) đã đạt 63 triệu Rúp - USD. Đã mở rộng phát triển xuất khẩu sang 35 thị trường và nhập khẩu từ 22 thị trường thuộc hơn 50 quốc gia trên thế giới. Như vậy so với năm 1971, năm đầu thành lập công ty, với năm 1997 (sau 26 năm thành lập) thì kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng khoảng 30 lần, và với số cán bộ công nhân viên lúc đầu (năm 1971) là 26 người thì đến hết năm 1997 toàn công ty đã có 1.534 cán bộ công nhân viên với 4 xí nghiệp sản xuất, 3 chi nhánh và 15 phòng ban thuộc văn phòng công ty có trụ sở chính tại 37 Lý Thường Kiệt - Hà Nội với vốn điều lệ là 24.533.000.000 đồng trong đó: Vốn cố định: 8.653.000.0000 đồng Vốn lưu động: 15.880.000.000 đồng Có tài khoản tiền Việt và Ngoại tệ tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam. 1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Công ty xuất nhập khẩu mây tre là một doanh nghiệp nhà nước được phép hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu theo quyết định thành lập số 212 của Bộ thương mại ký ngày 20 tháng 8 năm 1985. Quyền hạn của công ty Được quyền ký kết hợp đồng kinh tế với tất cả các tổ chức và cá nhân trong nước và quốc tế; Được phép mở rộng văn phòng đại diện của mình ở tất cả các nước trên thế giới đã có thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam; Được quyền bổ nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên trong công ty; Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức công ty kinh doanh hạch toán độc lập, có con dấu công ty. Xuất phát từ quyền hạn chức năng, nhiệm vụ và qui mô hoạt động của mình, công ty xuất nhập khẩu mây tre đã xây dựng bộ máy quản lý của đơn vị như sau: 1.1.2.1 Ban giám đốc Gồm có: 1 giám đốc 2 phó giám đốc Công ty thực hiện chế độ một thủ trưởng, giám đốc có quan hệ trực tiÕp xuống các phòng ban theo quan hệ trực tuyến hai chiều, đồng thời các phòng ban còng quan hệ hai chiều với nhau và cũng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Ngoài ra giám đốc công ty còn kiêm phụ trách chi nhánh Barotex tại thành phố Hồ Chí Minh. Mét phó giám đốc công ty còn kiêm bí thư Đảng uỷ phụ trách xí nghiệp mây tre Kiêu Kị - Gia lâm - Hà Nội và 2 chi nhánh Barotex Hải Phòng và Đà Nẵng. Một phó giám đốc đặc trách công tác phụ trách xí nghiệp sản xuất giầy thể thao Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và các đơn vị trực thuộc. Phòng tổ chức Xây dựng và lựa chọn mô hình tổ chức lao động sao cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty với phương châm gọn nhẹ, hiệu quả và khoa học. Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng cán bộ, sử dụng cán bộ đúng năng lực, đúng chuyên môn, xây dựng kế hoạch tiền lương, tiền thưởng, lựa chọn phương thức trả lương ngoài ra còn làm công tác chính sách xã hội. Phòng hành chính bảo vệ Phong kế toán tài chính Phòng kế hoạch thị trường Phòng chuyên doanh 1 Phòng chuyên doanh 2 Phòng chuyên doanh 3 Các phòng tổng hợp 1,2,3,4 Ban kiến thiết cơ bản Trung tâm dịch vụ du lịch và kinh doanh xuất nhập khẩu Chi nhánh Barotex TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Barotex Đà Nẵng Chi nhánh Barotex Hải Phòng Xí nghiệp mây tre xuất khẩu Kiêu Kị Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu 1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và chế biến hàng song mây tre trong những năm qua Để thấy được tình hình xuất khẩu hàng song mây tre trong những năm qua và triển vọng xuất khẩu trong những năm tới, chúng ta phải đi sâu tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và chế biến hàng song mây tre. Để tạo ra hàng hoá xuất khẩu phải trải qua quá trình chế biến và sản xuất hàng hoá. Đây là quá trình quan trọng trong hoạt động xuất khẩu vì giá cả và chất lượng hàng hoá do sản xuất và chế biến quyết định. Sản xuất và chế biến hàng song mây tre ở nước ta từ trước đến nay vẫn mang tính chất thủ công, làm bằng tay là chính. 1.2.1 Những thuận lợi và khó khăn 1.2.1.1 Thuận lợi Ngoài những chính sách lớn của Đảng và nhà nước ưu tiên khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu (nhất là những ngành hàng sản xuất từ nguyên liệu trong nước như song mây tre, nứa lá ... ) như chính sách thuế, cho vay ưu đãi, ... thì trong sản xuất và chế biến hàng song mây tre có một số thuận lợi sau: Về lao động Nước ta là nước nông nghiệp, mới bắt đầu phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến nên người lao động còn dư thừa nhiều ở các vùng nông thôn. Người lao động Việt Nam vốn cần cù khéo léo và sáng tạo, đấy là những đặc điểm rất phù hợp với nghề thủ công. Ngoài ra nước ta còn có nhiều làng nghề, vùng nghề sản xuất chế biến hàng song mây tre có truyền thống lâu đời, có nhiều nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiệt huyết với nghề. Về nguyên liệu Nguyên liệu để sản xuất chế biến hàng song mây tre có hầu hết ở các địa phương trong cả nước. Từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây, từ miền xuôi đến miền ngược. Đây là một điều kiện rất thuận lợi để phát triển hàng song mây tre ở khắp mọi miền đất nước. Về công cụ sản xuất Công cụ dùng trong sản xuất chế biến hàng song mây tre hiện nay ở nước ta hầu hết là dụng cụ cầm tay, đơn giản dễ chế tạo, rẻ tiền. Ở đâu cũng có thể tự sản xuất, chế tạo lấy được. Về khí hậu Nước ta ở vào vùng khí hậu nhiệt đới nóng Èm, mùa hè có nắng nhiều, mùa rét khí hậu khô hanh nên cũng là một thuận lợi trong khai thác và chế biến hàng song, mây, tre. Ngoài những thuận lợi chính đã nêu ở trên, trong sản xuất và chế biến hàng song, mây, tre không cần vốn đầu tư lớn, diện tích dùng để sản xuất chế biến không cần rộng, không cần nhà xưởng lớn. Có thể sản xuất chế biến song mây tre ngay trong từng gia đình và có thể tận dụng cả thời gian nhàn rỗi, nghỉ ngơi giải trí để sản xuất ra sản phẩm. 1.2.1.2 Khó khăn Ngoài những thuận lợi vừa kể trên, trong sản xuất chế biến hàng song mây tre còn gặp nhiều khó khăn nữa như: Đội ngũ lao động của nước ta ở các vùng nghề nhiều nhưng chưa tinh thông, năng lực sáng tạo còn hạn chế, chưa được đào tạo cơ bản, chưa được đầu tư thích đáng về khoa học kỹ thuật, về công nghệ tiên tiến cho sản xuất chế biến hàng song mây tre. Trong khai thác chế biến còn dùng công cụ thô sơ, vì vậy dẫn đến năng suất rất thấp, chất lượng không cao. Ngoài ra khí hậu nhiệt đới ở nước ta, một mặt cũng gây không Ýt khó khăn cho việc sản xuất chế biến hàng song mây tre nhất là vào mùa xuân, độ Èm không khí rất cao làm cho công tác bảo quản rất khó khăn, sản phẩm dễ bị mốc ải biến mầu nếu như không có phương pháp và hình thức bảo quản thích hợp. 1.2.2 Tiềm năng nguyên liệu và tình hình sản xuất hàng song mây tre 1.2.2.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng song mây tre trên thế giới Một điều dễ nhận thấy là không phải nước nào, vùng nào trên thế giới cũng có được cây song, mây, tre và cũng không phải bất cứ nước nào, quốc gia nào có loại cây này đều có ngành song mây tre phát triển. Tình hình cung trên thị trường mây tre trên thế giới Trong nửa đầu thập niên 90, tình hình cung hàng mây tre trên thế giới hầu như không có biến động gì đáng kể. So với những năm 80, lượng cung trung bình những năm gần đây tăng lên rất chậm, hàng năm chỉ tăng trung bình vào khoảng 0,23%/ năm. Trong khi đó chỉ tiêu này của những năm 80 đạt tới 3% / năm. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng 1. Song điều chú ý về cung hàng mây tre trên thế giới là cơ cấu của các nước xuất khẩu mây tre nguyên liệu so với các nước xuất khẩu mây tre thành phẩm hoặc bán thành phẩm đang có thay đổi. Inđônêxia trước kia phần lớn là xuất khẩu song mây nguyên liệu cho Hông Công, Đài Loan, Trung Quốc ... Các nước này nhập khẩu nguyên liệu rồi tổ chức sản xuất ra thành phẩm như chiếu mây, bàn ghế ... rồi lại xuất khẩu sang các nước khác. Nhưng hiện nay Iđônêxia và một số nước khác đang có chính sách cấm xuất khẩu song, mây, tre dưới dạng nguyên liệu. Dự đoán trong tương lai, các nước trước kia xuất khẩu nguyên liệu sẽ chuyển sang xuất khẩu thành phẩm và bán thành phẩm để cung cấp cho thị trường thế giới. Một đặc điểm nữa là cung hàng mây tre là lượng cung ra thị trường luôn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu của các nước xuất khẩu, chủ yếu là các nước châu Á. Bảng 1 Kim ngạch trao đổi hàng năm trên thế giới giai đoạn 1985 - 1995 Năm Tổng kim ngạch trao đổi của thế giới (1.000 USD) Tỷ lệ tăng so với năm trước đó (%) 1985 20.303.223 1986 20.810.803 2,5 1987 21.372.694 2,7 1988 22.056.620 3,2 1989 22.828.601 3,5 1990 22.874.258 0,2 1991 22.920.006 0.2 1992 22.965.846 0,2 1993 23.020.964 0,24 1994 23.087.724 0,29 1995 23.173.148 0.37 Trên thế giới, buôn bán đồ dùng gia đình bằng song, mây, tre tăng từ 13,58 tỷ USD (năm 1990) lên 15,2 tỷ USD (năm 1995). Nước cung cấp khối lượng đồ dùng gia đình bằng song, mây, tre lớn trên thế giới hiện nay là Inđônêxia, Philipin, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Công. Tình hình cầu hàng mây tre trên thế giới Điểm qua kim ngạch trao đổi trên thị trường mây tre thế giới những năm gần đây (Bảng 1) ta sẽ thấy rõ điều đó. Ngoài mức tăng về số lượng, nhu cầu về hàng song, mây, tre cũng rất đa dạng, các sản phẩm có kiểu cách đơn điệu vẫn ở dạng thô như hiện nay không được người tiêu dùng ưa chuộng. Sở thích của họ là gọn nhẹ, bền, đẹp và tiện lợi trong sử dụng. Dự báo trong thời gian tới, những sản phẩm có độ tiện lợi cao sẽ có nhu cầu cao nhất. Đó là những sản phẩm: Đồ đạc nội thất trong nhà như giường, tủ, bàn ghế, v.v ... Được sản xuất theo từng bộ với các bộ phận tách rời mà người tiêu dùng có thể tự lắp ráp lấy. Trên thế giới buôn bán đồ dùng gia đình đã chiếm 75 - 80 % tổng lượng buôn bán hàng mây tre. Năm 1995, lượng này tăng lên 15,2 tỷ USD, tức là tăng 12% so với con sè 13,58 tỷ USD của năm 1994. Các nước xuất khẩu hàng mây tre chính trên thế giới Trên thế giới các nước xuất khẩu hàng song, mây, tre tập trung hầu hết ở châu Á, trong đó có 1 số các quốc gia đáng chú ý như: Inđonêxia, Malayxia, Singapo, Philipin, Ên Độ, Trung Quốc ... Giữa các nước này tỷ lệ thị trường chiếm giữ là khá đồng đều. Dưới đây là kim ngạch xuất khẩu hàng song, mây, tre ở một số nước trên thế giới, xếp theo thứ tự từ các nước xuất khẩu nhiều đến các nước xuất khẩu Ýt (bảng 2). Bảng 2 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng song, mây, tre trên thế giới (từ 1997 - 2000) , đơn vị 1.000 USD* Theo tµi liÖu vÒ hµng m©y tre cña Philipine TT Nước xuất khẩu 1997 1998 1999 2000 Kim ngạch Tỷ trọng 1 Inđônêxia 3.890.543 3.901.825 3.916.263 3.928.216 16,09 2 Malasia 3.568.254 3.578.597 3.591.838 3.601.574 15,48 3 Thái Lan 2.923.662 2.932.140 2.942.989 2.954.232 12,70 4 Philipine 2.647.410 2.655.093 2.664.911 2.676.942 11,51 5 Ên Độ 2.371.159 2.378.035 2.386.833 2.390.756 10,28 6 Trung Quốc 2.302.096 2.308.772 2.317.318 2.326.536 10,00 7 Đài Loan 1.657.509 1.662.315 1.668.467 1.672.861 7,19 8 Singapo 1.473.341 1.477.614 1.493.080 1.488.282 6,40 9 Hồng Công 1.289.173 1.292.912 1.297.695 1.301.216 5,59 10 Việt Nam 22.497 25.163 33.722 39.876 0,17 11 Các nước khác 897.817 900.421 903.754 873.760 3,75 12 Tổng 23.020.964 23.087.724 23.173.148 23.254.253 100% Từ bảng trên ta thấy có thể rót ra hai nhận xét: Thứ nhất : Tỷ lệ % kim ngạch của mỗi nước so với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới trong 5 năm qua gần như không đổi. Thứ hai: Kim ngạch xuất khẩu của mỗi nước tăng lên rất đÒu đặn, không hề có sự tăng giảm đột biến nào. Điều này chứng tỏ là cung mặt hàng này trên thế giới là rất ổn định. Tuy khá đồng đều về lượng kim ngạch, nhưng mỗi nước lại có đặc điểm riêng về nhóm hàng xuất khẩu của mình. Inđônêxia là nước có nguồn nguyên liệu dồi dào nhất, do đó lượng kim ngạch thu về chủ yếu là từ xuất khẩu nguyên liệu. Malaysia có giai đoạn phát triển của ngành công nghiệp chế biến song, mây, tre cũng tương tự như Inđônêxia chủ yếu đi lên từ xuất khẩu nguyên liệu và bán thành phẩm. Thái L
Tài liệu liên quan