Đề tài Tính toán thiết kế hệ dẫn động thuỷ lực các cơ cấu của thiết bị lò đốt phế thải bệnh viện dựa trên công nghệ lò đốt của áo

Ngày nay với sự bùng nổ dân số toàn cầu , lượng phế thải do con người thải ra ngày càng nhiều . Vấn đề xử lý lượng rác thải ngày càng nhiều sao cho có hiệu quả và đảm bảo vệ sinh môi trường là vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đặc , biệt là những nguồn phế thải độc hại mà phế thải y tế là một trong những nguồn phế thải độc hại có nguy cơ lây nhiễm cao. Xử lý phế thải y tế theo phương pháp đốt là một trong những phương pháp có hiệu quả cao , đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường . Đây là phương pháp được nhiều nước trên thế giới áp dụng rộng rãi . Nhưng đối với Việt Nam đây là một phương pháp xử lý còn mới . Trong đợt làm đồ án tốt nghiệp này em được giao nhiệm vụ: Tính toán thiết kế hệ dẫn động thuỷ lực các cơ cấu của thiết bị lò đốt phế thải bệnh viện dựa trên công nghệ lò đốt của áo. Đây là một công nghệ mà hiện nay đang được áp dụng rất rộng rãi ở các nước đang phát triển như nước ta. Trước yêu cầu thực tế đó, việc nghiên cứu chế tạo một số bộ phận tiến tới toàn bộ thiết bị của lò nhằm giảm giá thành là một thách thức đối với các kỹ sư cơ khí. Đây là đề tài còn mới , nhưng trong quá trình thực hiện em đã được PGS – TS Đỗ Xuân Đinh , TS Vũ Công Hoè và các thầy giáo trong bộ môn cở cơ khí đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đúng thời hạn đồ án tốt nghiệp này . Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đồ án này không tránh khỏi nhiều thiếu sót , em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện và mang tính khả thi cao.

doc75 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính toán thiết kế hệ dẫn động thuỷ lực các cơ cấu của thiết bị lò đốt phế thải bệnh viện dựa trên công nghệ lò đốt của áo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tính toán thiết kế hệ dẫn động thuỷ lực các cơ cấu của thiết bị lò đốt phế thải bệnh viện dựa trên công nghệ lò đốt của áo MỤC LỤC. Trang Chương 1: Tổng quan về xử lý phế thải công nghiệp , đặc biệt phế thải bệnh viện trên thế giới và Việt Nam ................... 1 1. Tổng quan về xủ lý phế thải trên thế giới ................... 1 2. Giới thiệu tổng quan về quá trình thu gom và xử lý phế thải y tế trên thế giới và Việt Nam. ................... 3 Chương 2 : Đặc tính kỹ thuật của lò đốt ................... 8 1 . Đặc tính kỹ thuật của lò đốt ................... 8 2 . Hệ thống dẫn động các cơ cấu lò đốt ................... 9 3. Quy trình vận hành lò đốt và quá trình đốt ................... 10 3.1 Quy trình vận hành lò đốt và quá trình đốt ................... 10 3.2 Quy trình đốt và xử lý tro xỷ sau khi đốt ................... 12 Chương 3 : Nguyênl ý làm việc và các kích thước cơ bản của lò đốt phế thải bệnh viện .................. 14 1. Cơ cấu nâng thùng phế thải lò đốt .................. 14 1.1 Sơ đồ nguyên lý làm việc và kích thước cơ cấu nâng thùng .................. 14 1.2. Khảo sát lực tác dụng lên cơ cấu theo phương pháp hoạ đồ .................. 17 1.3. Tính toán kích thước tay đòn nâng thùng .................. 19 1.4. Tinh toán chọn ổ lăn 2 gối CC .................. 23 2. Tính toán kích thước cơ cấu kẹp thùng .................. 24 3. Tính toán cơ cấu nâng cửa lò .................. 31 3.1. Nguyên lý làm việc .................. 32 3.2. Tính toán lực tác dụng lên đầu pít tông .................. 32 3.3. Tính chọn cáp và puly .................. 34 3.4. Tính toán kích thước chốt tạii khớp liên kết .................. 36 4. Nguyên lý làm việc, kích thước cơ cấu đẩy phế thải rắn. .................. 37 4.1. Nguyên lý làm việc. .................. 37 4.2. Kích thước cơ bản của cơ cấu. .................. 37 4.3. Tính lực tác dụng lên cơ cấu đẩy rác. .................. 38 5. Nguyên lý làm việc cơ cấu đẩy tro. .................. 38 5.1. Nguyên lý làm việc. .................. 38 5.2. Tính lượng nước cần thiết để làm mát tấm đẩy tro. .................. 40 Chương 4 : Thiết kế hệ thống thủy lực dẫn động các cơ cấu .................. 45 1.1. Sơ đồ truyền động và cách bố trí các phần tử thủy lực. .................. 45 2.1.Tính chọn các xylanh thủy lực. .................. 45 2.2. Tính chọn động cơ dẫn động cho bơm. .................. 55 2.3. Tính toán thiết kế bộ truyền đai. .................. 57 2.4. Tính chọn đường ống dẫn dầu thuỷ lực. .................. 59 2.5. Chọn dầu thuỷ lực .................. 61 Chương 5: Điều khiển hệ truyền động thuỷ lực và các thiết bị. .................. 62 1.1. Sơ đồ mô tả quy trình vận hành lò đốt. .................. 62 1.2. Thuyết minh sơ đồ mạch điện . .................. 63 1.3. Tính chọn các khí cụ điện cho mạch động lực và mạch điều khiển . .................. 64 2. Phương án điều khiển điện tử. .................. 67 2.1. Sơ đồ quá trình làm việc của mạch điều khiển. .................. 67 2.2. Thuyết minh quá trình làm việc mạch điều khiển. .................. 68 Kết luận .................. 69 Tài liệu tham khảo .................. 70 LỜI NÓI ĐẦU. Ngày nay với sự bùng nổ dân số toàn cầu , lượng phế thải do con người thải ra ngày càng nhiều . Vấn đề xử lý lượng rác thải ngày càng nhiều sao cho có hiệu quả và đảm bảo vệ sinh môi trường là vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đặc , biệt là những nguồn phế thải độc hại mà phế thải y tế là một trong những nguồn phế thải độc hại có nguy cơ lây nhiễm cao. Xử lý phế thải y tế theo phương pháp đốt là một trong những phương pháp có hiệu quả cao , đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường . Đây là phương pháp được nhiều nước trên thế giới áp dụng rộng rãi . Nhưng đối với Việt Nam đây là một phương pháp xử lý còn mới . Trong đợt làm đồ án tốt nghiệp này em được giao nhiệm vụ: Tính toán thiết kế hệ dẫn động thuỷ lực các cơ cấu của thiết bị lò đốt phế thải bệnh viện dựa trên công nghệ lò đốt của áo. Đây là một công nghệ mà hiện nay đang được áp dụng rất rộng rãi ở các nước đang phát triển như nước ta. Trước yêu cầu thực tế đó, việc nghiên cứu chế tạo một số bộ phận tiến tới toàn bộ thiết bị của lò nhằm giảm giá thành là một thách thức đối với các kỹ sư cơ khí. Đây là đề tài còn mới , nhưng trong quá trình thực hiện em đã được PGS – TS Đỗ Xuân Đinh , TS Vũ Công Hoè và các thầy giáo trong bộ môn cở cơ khí đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đúng thời hạn đồ án tốt nghiệp này . Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đồ án này không tránh khỏi nhiều thiếu sót , em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện và mang tính khả thi cao. Em xin chân thành cảm ơn. Hà nội , ngày 10 / 6 / 2002. Sinh viên thực hiện Vò Thu Trang. Chương I : TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ PHẾ THẢI CÔNG NGHIỆP, ĐẶC BIỆT PHẾ THẢI BỆNH VIỆN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT Nam. I, Tổng quan về tình hình xử lý phế thải trên thế giới: Ngày nay với sự bùng nổ dân số thế giới toàn cầu, số lượng người ngày càng tăng lên, cùng với sự phát triển về khoa học kỹ thuật, đời sống con người cũng ngày càng tăng, các nhu cầu của con người cũng được ngày càng đáp ứng đầy đủ và đi kèm theo nó cũng xuất hiện nhiều vấn đề mà con người cần phải giải quyết. Một trong những vấn đề đó là tìm ra những cách thức xử lý lượng phế thải ngày càng nhiều góp phânf giữ gìn cho môi trường trong sạch Hiện nay tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng cho mình các phương pháp xử lý rác thải sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế và đặc điểm của nước mình. Và đạt được hiệu quả cao trong xử lý còng nh­ áp dụng từng cách xử lý cho từng loại rác phù hợp, người ta chia phế thải thành 2 loại: phế thải hữu cơ và phế thải vô cơ. các loại phế thải chứa prôtêin và các hợp chất hữu cơ( xác động vật, phân gia xúc và người, các chất thải của ngành công nghiệp thực phẩm, các loại chai lọ chựa chứa thành phần hữu cơ…). Phế thải vô cơ là các phế thải vô cơ nh­ gạch, ngói và các loại phế thải khác. I-1, Các phương pháp xử lý rác thải: I-1.1. Phương pháp chôn lấp: Phương pháp chôn lấp là một trong những phương pháp xử lý đã có từ khá lâu đời, phương pháp này hiện nay vẫn là một trong những phương pháp phổ biến và chủ yếu ở các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có lãnh thổ rộng lớn, chậm phát triển. Nội dung của phương pháp này là rác thải của người dân được thải ra và công ty vệ sinh môi trường sẽ có một bộ phận đi thu gom rác cùng các bộ phận chuyên dùng. Rác au khi được thu gom sẽ được các xe thu gom này đưa đến nơi chôn lấp, nơi chôn lấp là một nơi được bố trí xa nơi dân cư, nó có thể là một hố đào sẵn, hoặc có khi cũng làcả một thung lũng có sẵn, rác sẽ đưa xuống hố và chôn lấp. Ưu, nhược điểm: Phương pháp chôn lấp có ưu điểm là đơn giản, chi phí cho việc xử lý phế thải thấp, Ýt tốn kém nhưng nó lại có những nhược điểm sau: phải tốn diện tích đất cho việc chôn lấp. _ Nhược điểm: là nó dễ gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm. Để khắc phục nhược điểm này, hố trước khi đưa phế thải xuống đã được họ đổ lót một lớp cát, sau đó lót giấy bóng lên trên, sau đó mới đưa phế thải xuống chôn lấp. I-1.2. Phương pháp tái chế: Ngày nay với nguồn cung cấp vật liệu phục vụ cho công việc sản xuất ngày càng khan hiếm, trong khi lượng phế thải ngày càng nhiều lên và người ta đã ra phương pháp tận dụng nguồn nguyên liệu còn lại trong rác thải đã được tái chế phục vụ cho sản xuất. Rác thải sau khi được thải ra người ta tiến hành phân loại để đưa vào xử lý, phế thải thường sử dụng trong phương pháp tái chế là các loại phế thải công nghiệp. Đứng đầu thế giới trong việc ứng dụng phương pháp này là Nhật Bản. Nhật là một nước có trình độ kinh tế kỹ thuật phát triển cao vào loại nhất nhì thế giới nhưng nước Nhật cũng là một đất nước nhỏ bé, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, nếu không muốn nói là không có. Vì thế người Nhật tận dụng triệt để lượng phế thải công nghiệp vào việc tái chế làm nguyên liệu sản xuất. Phế thải được thu gom đưa đến các nhà máy tái chế, sau khi tái chế phế thải còn lại được đem đi chôn. _ Ưu, nhược điểm của phương pháp tái chế phế thải: Tận dụng được nguồn nguyên liệu dư thừa, làm giảm đến mức tối thiểu rác thải ra sau khi tái chế. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế và về mặt môi trường mà nó cũng làm giảm đáng kể mức ô nhiễm, làm giảm diện tích đất dùng cho chôn lấp… _ Nhược điểm: phương pháp này đòi hỏi tốn kém chi phí cho việc đầu tư thiết bị xử lý, nó chỉ phù hợp với những nền kinh tế phát triển cao. I-1.3. Phương pháp vi sinh: Phương pháp vi sinh hay còn gọi là phương pháp lên men yếm khí. Phương pháp thường được áp dụng với phế thải gồm prôtêin nh­ phân các loại gia súc, các phế thải của ngành công nghiệp thực phẩm.. Phế thải sau khi thu gom sẽ được đưa đến các bể chứa kín. ở đây quá trình lên men và phân hủy nhờ các vi sinh vật, sản phẩm của quá trình là các hợp chất hyđrô cácbon, chủ yếu là các khí mêtan sẽ được đưa đến các nơi cần sử dụng. Đây là các phương pháp thường được ứng dụng nhiều ở nông thôn, trang trại nơi lượng phân gia súc dồi dào, úc và Niu-di-lân là 2 nước dẫn đầu thế giới về phương pháp này. Ưu điểm của phương pháp nàylà đảm bảo được vệ sinh môi trường, tận dụng được nguồn nguyên liệu bổ xung. Nhược điểm: vốn đầu tư ban đầu tương đối cao. I-1.4. Phương pháp đốt: Đốt là phương pháp xử lý rác thải mới ra đời. Phương pháp đốt được dùng chủ yếu để xử lý các loại phế thải có nguy cơ lây nhiễm cao, độc hại nh­ các loại phế thải bệnh viện, tất cả các loại phế thải về y tế. Hiện nay trên thế giới đều áp dụng phương pháp này, rác thải bệnh viện sẽ được thu gom bằng các xe chuyên dùng rồi được đưa đến các lò đốt để xử lý, sau khi qua xử lý lượng tro còn lại sẽ được đem đi chôn lấp. II) Giới thiệu tổng quan về quá trình thu gomvà xử lý phế thải y tế trên thế giới và Việt Nam: II-1. Phân loại phế thải bệnh viện: Phế thải bệnh viện được chia làm bốn nhóm chính sau: 1) Nhóm A : bao gồm các loại phế thải gây nhiễm như các bộ phận cắt bỏ của cơ thể, dịch của cơ thể, chất bài tiết, bông băng, gạc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, quần áo, găng tay có nhiễm bẩn, nhiễm trùng, các bệnh phẩm, mẫu nuôi cấy, mẫu xét nghiệm và các vật phẩm lây nhiễm, nhiễm trùng khác. 2) Nhóm B : gồm bơm kim tiêm, dao mổ, kẹp, kéo đã qua sử dụng, các loại chai lọ, hộp mảnh thủy tinh, can nhựa, các mảnh xương gẫy vỡ. 3) Nhóm C: gồm các thuốc bị hỏng, thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc thuốc còn thừa, thuốc độc đối với tế bào vắc xin, huyết thanh, hoá chất, thuốc thử. 4) Nhóm D: là loại phế thải được thải ra có thể ở dạng lỏng, rắn, khí. Dạng rắn: gồm các lọ nhỏ, thùng can đựng, bơm kim tiêm, dụng cụ thủy tinh, Giấy thấm, giẻ lau sàn có dính chất phóng xạ, phân của bệnh nhân được điều trị và chẩn đoán bằng phóng xạ. Dạng lỏng: gồm các loại dung dịch trong chẩn đoán và điều trị còn thừa, nước tiểu của bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp phóng xạ. Dạng khí: ứng dụng làm sàn của khí Kr95, Xe115, khí thoát ra từ các kho chứa đặc biệt nhất là từ các kho chứa Radium, khí hơi từ các lò đốt. II-2. Quá trình thu gom phế thải: Sau khi phế thải y tế được phân làm 4 loại trên thì tùy từng loại phế thải sẽ được đem thu gom vào các loại túi khác nhau nh­ các loại bao túi chất dẻo màu vàng, chai lọ, can nhựa, hộp giấy cáctông… Sau đó các loại phế thải này sẽ được cho vào thùng và đưa đến các lò đốt của bệnh viện hoặc được chuyên chở bằng các xe chuyên dùng chở đến các lò đốt tập trung. II-3. Các phương pháp xử lý phế thải bệnh viện: Hiện nay đang tồn tại 2 phương pháp xử lý phổ biến, là phương pháp tẩy uế, phương pháp đốt. II-3.1. Phương pháp tẩy uế: Phế thải truyền nhiễm( từ các phòng cách ly phải được tẩy uế trược khi thải bỏ để tránh phân tán vi sinh vật gây bệnh ra môi trường. Có thể tẩy uế bằng phương pháp hoá học, nhiệt hay chiếu xạ. Nếu tẩy uế thực hiện đảm bảo thì sau khi tẩy uế hầu hết các phế thải bệnh việncó thể vận chuyển như những phế thải thông thường khác. những phế thải từ những khoa phòng cách ly không tẩy uế vẫn xem là nguy hiểm và được chuyển đi phân loại sau tẩy uế. Trong quá trình tẩy uế các tiêu chuẩn làm sạch và vệ sinh luôn kuôn được đưa lên hàng đầu. II-3.2. Xử lý phế thải theo phương pháp đốt: Đối với phế thải y tế thì xử lý bằng phương pháp đốt cháy là phương pháp an toàn và hiệu quả. Trong phế thải y tế cần phải đốt có hàm lượng chất cháy khá lớn, nhiệt trị của chất thải cũng khá cao. Khi bị đốt cháy trong các buồng đốt, nhiệt lượng này được sử dụng làm bay hơi nước trong phế thải và nâng cao nhiệt lượng buồng đốt cũng như nhiệt lượng khói thải. Buồng đốt được chia làm 2 buồng, buông đốt cấp 1 được duy trì một nhiệt độ từ 900-9500C để xử lý các chất độc hại đioxin và Fuham trong khói thải, buồng đốt cấp 2 được bố trí hệ thống nhiên liệu bổ xung. ở buồng đốt này nhiệt độ có thể lên tới 12000C, thời gian lưu khói thải khoảng 2 giây, nhờ đó bụi và các chất khí độc hại trong khói thải nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường. So với phương pháp tẩy uế, phương pháp đốt có những ưu điểm sau: + An toàn về sinh học khi xử lý. + Không gây ô nhiễm trong quá trình xử lý rác thải. + Giải quyết được vấn đề thẩm mỹ và tâm lý đối với cộng đồng dân cư sống xung quanh bệnh viện. + Không đòi hỏi diện tích mặt bằng rộng, có thể kết hợp với các hiện trạng quy hoạch của các bệnh viện. + Giảm thể tích phế thải còn lại khoảng 5 – 15% nên diện tích chôn lấp không đáng kể. Với những ưu điểm trên, việc xử lý rác thải y tế tại chỗ bằng lò đốt là một trong những xu hướng tất yếu được áp dụng nhiều trên thế giới cũng như ở Việt Nam nhằm giải quyết các nguồn phế thải gây ô nhiễm và độc hại một cách chủ động và hợp lý. Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều đã áp dụng phương pháp này để xử lý phế thải bệnh viện. Dẫn đầu trong lĩnh vực này là Nhật Bản, do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, đất đai khan hiếm nên đốt là một trong những phương pháp rất được ưu tiên, hơn 30% lượng phế thải của Nhật mà chủ yếu là phế thải y tế, độc hại được xử lý theo phương pháp này. Còn ở Việt Nam, từ trước đến nay phế thải y tế rất Ýt được quan tâm, hầu hết rác thải chỉ được xử lý qua và đem chôn lấp gây ô nhiễm môi trường và tăng nguy cơ ô nhiễm cao. Tuy nhiên gần đây chính phủ và bộ y tế đã có kế hoạch cho việc xử lý phế thải y tế cho cả nước. Dự kiến trong tương lai sẽ trang bị lò đốt cho tất cả các bệnh viện lớn ở hầu hết các tỉnh thành. Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh đã đi đầu trong cả nước về vấn đề này, thành phố đã trích một phần ngân sách nhập khẩu lò đốt công suất vừa của áo để tiến hành xử lý phế thải y tế cho toàn bộ các bệnh viện nằm trên địa bàn. CHƯƠNG 2: ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA LÒ ĐỐT. 1. Đặc tính kỹ thuật của lò đốt. Đặc tính kỹ thuật của lò đốt được viết dựa trên đặc tính kỹ thuật lò đốt công suất vừa do áo chế tạo hiện đang được vận hành ở công ty xử lý phế thải môi trường đô thị ở Tây Mỗ, đây là lò đốt có công suất cũng như nguyên lý làmviệc của các thiết bị tương đương với lò thiết kế. Lò đốt có nhiệt độ buông đốt cao, có biện pháp điều chỉnh nhiệt độ, lượng cấp không khí, cấp nhiên liệu đốt bổ xung, lượng phế thải cấp vào. lò có buồng đốt cấp 1 và 2, công suất đốt 450- 470 kg/h, đốt theo mẻ, phế thải đốt là phế thải bệnh viện, kể cả bệnh phẩm, nhựa, cao su. + Quy trình nạp liệu: để đạt hiệu quả cao trong quá trình đốt phế thải rắn thì việc nạp phế thải vào cần phải được cân trước khi đưa vào lò. Phế thải được nạp vào lò theo mẻ một cách định kỳ. ở đây mỗi mẻ 12 phút ,khối lượng mỗi mẻ đốt là 90 kg + lò đốt có chiều cao 2,8m không kể ống khói, chiều rộng cao 2m, chiều dài 3,9m, phần ống khói cơ bản cao 4,5 m, tuỳ theo nơi lắp đặt có thể kéo dài thêm ống khói cho phù hợp với điều kiện môi trường. Khi đó cần chú ý đến neo giữ ống khói, phía cửa lò cần có diện tích đủ lớn để vận hành thuận tiện. + Tường lò kết cấu thành 2 lớp: Gạch chịu lửa đặc biệt dày 110mm và bông thủy tinh cách nhiệt dày 100mm, toàn bộ vật liệu chịu lửa phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, gạch chịu lửa phải chịu được nhiệt độ khoảng 15000C. + Trần nóc được làm từ vật liệu cách nhiệt đúc nguyên khối dày 200mm. + Cửa lò để cung cấp phế thải và thải xỉ. Đây là loại cửa sập, có độ bền cao, được bọc vật liệu cách nhiệt, chiều dày cửa là 310 mm và cao 1000 mm chiều rộng 1500 mm. Trong buồng thứ cấp có lắp một đầu lỗ 150mm để làm sạch buồng. + ống khói chế tạo bằng thép dày 4mm, gạch chịu lửa có đường kính trong, đường kính ngoài. Vách ống khói phần cơ bản được xây bằng vật liệu chịu lửa dày 50mm. + Đỉnh ống khói lắp một bộ dập tàn lửa 3 lớp lưới bằng thép không rỉ cao tối thiểu 450 mm với 4 thanh đỡ bằng thép. + Lò đốt gồm 2 buồng đốt: sơ cấp và thứ cấp, các buông đốt có quạt gió, động cơ có rơ-le quá tải va một hệ thống đánh lửa cùng hệ thống đảm bảo an toàn. Các buồng đốt, rơ-le thời gian và rơ-le nhiệt được đấu nối trước với nhau, chỉ chừa một đầu cắm một pha với điện áp 220V. Các ống cách điện và ống nối được đặt trên các giá đỡ và được kẹp chặt. Rơ - le nhiệt được đặt trong hộp bằng thép. Mỗi rơle thời gian kiểm soát thời gian cháy, rơle nhiệt kiểm soát chế độ nhiệt hay điều chỉnh chế độ phun dầu. + Buồng đốt sơ cấp có công suất 12000-20000 kcal/h. buồng đốt này được kiểm sát bằng rơle thời gian chia độ 0-1 giờ đặt trong hộp bảo vệ. Để đảm bảo an toàn cũng nh­ là hiệu quả đốt, thì buồng đốt chỉ hoạt động khi cửa lò được đóng. + lò đốt thứ cấp có công suất khoảng . Buồng đốt này được kiểm soát bằng bản lề cảm biến có thể điều chỉnh được, có khả năng kiểm soát nhiệt tăng ở buồng đốt thứ cấp và giảm ở buồng đốt sơ cấp. Để đảm bảo kiểm soát tối đa mức ô nhiễm, buồng đốt này sẽ tiếp tục hoạt động sau khi buồng đốt sơ cấp ngừng đốt cho đến khi nhiệt trong buồng sơ cấp giảm tới nhiệt độ đặt trước. Hệ thống cấp nhiệt: Năng lượng cung cấp nhiệt cho lò đốt là dầu hoả, dầu từ binh qua bơm và phân phối đến các vòi đốt, ở lò thiết kế ta bố trí 3 vòi phun với khoảng cách giữa các vòi là 450mm, hệ thống cung cấp khí vào lò cũng có nguyên lý làm việc giống hệ thống cung cấp dầu. Để đạt hiệu quả cháy tối ưu cũng nh­ hiệu suất đốt phế thải cao. ở 2 hệ thống phun dầu và cấp khí sẽ được trang bị hệ thống điều khiển chế độ nhiệt, cấp khí tự động đảm bảo chế độ hoạt động của hệ thống vòi phun và cấp khí làm việc phù hợp với từng chế độ đốt, hệ thống này có nhiệm vụ Ên định thời gian, tự động điều chỉnh chế độ nhiệt. 2. Hệ thống dẫn động các cơ cấu lò đốt: Hiện nay có 2 phương án, phương án dẫn động thủy lực và phương án dẫn động cơ khí. việc lựa chọn phương án nào phụ thuộc vào kết cấu và điều kiện làm việc cụ thể của lò cũng nh­ ưu nhược điểm của từng phương án. 2.2.1 Ưu nhược điểm của phương án dẫn động thủy lực: ưu điểm: + Có khả nămg điều chỉnh vô cấp và tự động điều chỉnh vận tốc chuyển động của bộ phận làm việc trong các máy ngay cả khi máy đang làm việc. + Truyền được công suất lớn. + Cho phép đảo chiều cơ cấu làm việc một cách dễ dàng. + Có thể đảm bảo máy làm việc ổn định, không phụ thuộc vào tải trọng bên ngoài. + Do chất lỏng làm việc chủ yếu là dầu nên các chi tiết được bôi trơn. + Truyền động êm, Ýt tiếng ồn. + Độ nhạy, độ chính xác cao có khả năng truyền chuyển động giữa các chi tiết ở khoảng cách lớn. Nhược điểm : Do các chi tiết làm việc ở áp suất cao nên khó làm kín , giá thành của bộ truyền thuỷ lực tương đối cao. Trên cơ sở đặc tính kỹ thuật của lò đốt , cũng nh­ quy trình vận hành và xử lý phế thải ta lựa chọn phương án dẫn động thuỷ lực. 2.2.2 Ưu nhược điểm của phương án dẫn động cơ khí : Ưu điểm : _ Có tỷ số truyền lớn. _ Có khả năng tự hãm. _ Kích thước các bộ truyền nhỏ gọn. Nhược điểm : _ Hiệu suất thấp , nhiệt sinh nhiều nên thường dùng các biện pháp làm nguội. _ Thường dùng vật liệu làm giảm ma sát tương đối đắt. Căn cứ vào quy trình công nghệ xử lý phế thải , cũng như kích thước của lò đốt ta lựa chọn phương án dẫn động thuỷ lực . 3. Quy trình vận hành lò đốt và quá trình đốt: