Đề tài Tổng quan tài chính của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng DRC

- Công ty Cao su Đà Nẵng trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt nam, tiền thân là một xưởng đắp vỏ xe ô tô được Tổng cục hóa chất Việt Nam tiếp quản và chính thức được thành lập vào tháng 12 năm 1975. - Công ty Cao su Đà Nẵng được thành lập lại theo Quyết định số 320/QĐ/TCNSĐT ngày 26/5/1993 của Bộ Công Nghiệp Nặng. - Ngày 10/10/2005 theo Quyết định số 3241/QĐ-TBCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Công ty Cao su Đà Nẵng được chuyển thành Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng. - Ngày 01/01/2006 Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ là: 92.475.000.000 đồng, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203000850 ngày 31/12/2005 do sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp. - Ngày 28/11/2006 Ủy ban chứng khoán Nhà Nước có Quyết định số 86/UBCK/GPNY về việc cấp giấy phép niêm yết cổ phiếu Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng tên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng cổ phiếu niêm yết là: 9.247.500 cổ phiếu với tổng giá trị là 92.475.000.000 đồng (Mệnh giá: 10.000.đồng/ 1 cổ phiếu) - Ngày 25/12/2006 Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có thông báo số 859/TTGDHCM/NY về việc niêm yết cổ phiếu Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng. Số lượng cổ phiếu niêm yết là: 9.247.500 cổ phiếu với tổng giá trị chứng khoán niêm yết: 92.475.000.000 đồng (Mệnh giá: 10.000.đồng/ 1 cổ phiếu). Ngày niêm yết có hiệu lực: 28/11/2006. Ngày chính thức giao dịch: 29/12/2006

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 3001 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan tài chính của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng DRC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng quan tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng DRC MỤC LỤC Trang Tổng quan về công ty 3 Giới thiệu về công ty 3 Lịch sử hình thành công ty 3 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh 4 Những thành tựu đạt được 4 Đánh giá năng lực ban lãnh đạo: 6 Phân tích ngành 7 Triển vọng ngành: 7 Tốc độ tăng trưởng: 7 Nguồn nguyên liệu : 7 Năng lực sản xuất: 7 Sự cạnh tranh : 9 Phân tích hoạt động kinh doanh 10 Lợi thế kinh tế 10 Chiến lược kinh doanh: 11 Rủi ro kinh doanh 11 Rủi ro do tác động kinh tế: 11 Rủi ro đặc thù 12 Rủi ro về pháp luật: 12 Rủi ro liên quan đến biến động giá cổ phiếu niêm yết 12 Rủi ro khác: 12 Phân tích tài chính 13 Các thông tin tài chính của công ty 13 Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty CP Cao su Đà Nẵng 15 So sánh với đối thủ cạnh tranh: 18 Phân tích dòng tiền của DRC: 21 Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư của DRC (nhóm chỉ số ROI) 26 Nhóm chỉ số hoạt động 26 Chỉ số Doanh thu/Tài sản và Doanh thu/VCP 26 Chỉ số EBIT/ Tài sản: 28 Nhóm tỷ số sinh lợi: 32 Chỉ số Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản - ROA: 32 Chỉ số Lợi nhuận ròng/ Vốn cổ phần – ROE 34 Kết luận: 36 MỤC LỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2-1: Các chỉ số đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty DRC 15 Bảng 3-1: So sánh một số chỉ tiêu cơ bản giữa DRC với Casumina 18 Bảng 5-1: Số liệu so sánh tỷ số Doanh thu/Tài sản và Doanh thu/VCP qua các năm 2005 – 2008 26 Bảng 5-2: So sánh hiệu suất sử dụng tài sản giữa DRC và Casumina qua các năm 06-08 27 Bảng 5-3: Số liệu so sánh chỉ số EBIT/ Tài sản qua các năm 2005 – 2008 28 Bảng 5-4: Thành phần cơ cấu vốn và chỉ số nợ của DRC qua cá năm 2006 – 2008 30 Bảng 5-5: Số liệu so sánh chỉ số ROA của DRC qua các năm 2005 – 2008 32 Bảng 5-6: Thành phần các loại chi phí của DRC qua các năm 2006 - 2008. 33 Bảng 5-5 : Số liệu so sánh chỉ số ROE của DRC qua các năm 2006 – 2008 34 MỤC LỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 4-1: Biến động các dòng tiền của DRC qua các năm 2006 – 2008 21 Biểu đồ 4-2: Dòng tiền thô của DRC qua các năm 2006 – 2008 22 Biểu đồ 4-3: Các thành phần chính của dòng tiền hoạt động kinh 22 Biểu đồ 4-4: Lợi nhuận ròng và dòng tiền HĐKD qua các năm 2006 – 2008 23 Biểu đồ 4-5: Thành phần chính dòng tiền đầu tư 24 Biểu đồ 4-6: Thành phần của dòng tiền tài trợ (tính trung bình cho các năm 2006 – 2008) 25 Biểu đồ 5-1: Tốc độ tăng trưởng Doanh thu và Tài sản của DRC qua các năm 06 – 08 27 Biểu đồ 5-2: Các thành phần trong khấu hao TSCĐ qua các năm 2006 – 2008 29 Biểu đồ 5-3: Giá trị các thành phần trong TSCĐ qua các năm 2006 - 2008 30 Biểu đồ 5-4: So sánh các thành phần trong cấu trúc vốn của DRC 31 Biểu đồ 5-5: Thành phần trong chi phí của DRC qua các năm 2006 – 2008 33 Biểu đồ 5-6: Tốc độ tăng trưởng Tổng tài sản và VCP của DRC qua các năm 06 – 08 35 MỤC LỤC CÁC PHỤ LỤC Trang Phụ lục 1: Phương pháp tính chỉ số đánh giá khái quát Bảng 2-1 37 Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán tổng hợp ba năm từ 2006 đến 2008 của DRC 39 Phụ lục 3: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm 06 đến 08 của DRC 41 Phụ lục 4: Bảng luân chuyển tiền tệ tổng hợp ba năm từ 2006 đến 2008 của DRC 42 Phụ lục 5: Lập các dòng tiền tổng hợp của DRC qua các năm 2006 đến 2008 43 Tổng quan về công ty Giới thiệu về công ty Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng Tên giao dịch Quốc tế: DANANG RUBBER JOINT – STOCK COMPANY Tên viết tắt: DRC Địa chỉ: Số 1 Lê Văn Hiến, TP. Đà Nẵng Điện thoại: 0511.3847408 Fax: 0511.3836195 Website: www.drc.com.vn Lịch sử hình thành công ty Công ty Cao su Đà Nẵng trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt nam, tiền thân là một xưởng đắp vỏ xe ô tô được Tổng cục hóa chất Việt Nam tiếp quản và chính thức được thành lập vào tháng 12 năm 1975. Công ty Cao su Đà Nẵng được thành lập lại theo Quyết định số 320/QĐ/TCNSĐT ngày 26/5/1993 của Bộ Công Nghiệp Nặng. Ngày 10/10/2005 theo Quyết định số 3241/QĐ-TBCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Công ty Cao su Đà Nẵng được chuyển thành Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng. Ngày 01/01/2006 Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ là: 92.475.000.000 đồng, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203000850 ngày 31/12/2005 do sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp. Ngày 28/11/2006 Ủy ban chứng khoán Nhà Nước có Quyết định số 86/UBCK/GPNY về việc cấp giấy phép niêm yết cổ phiếu Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng tên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng cổ phiếu niêm yết là: 9.247.500 cổ phiếu với tổng giá trị là 92.475.000.000 đồng (Mệnh giá: 10.000.đồng/ 1 cổ phiếu) Ngày 25/12/2006 Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có thông báo số 859/TTGDHCM/NY về việc niêm yết cổ phiếu Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng. Số lượng cổ phiếu niêm yết là: 9.247.500 cổ phiếu với tổng giá trị chứng khoán niêm yết: 92.475.000.000 đồng (Mệnh giá: 10.000.đồng/ 1 cổ phiếu). Ngày niêm yết có hiệu lực: 28/11/2006. Ngày chính thức giao dịch: 29/12/2006 Ngày 31/05/2007 Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có thông báo số 427/TTGDHCM-NY về việc niêm yết và giao dịch cổ phiếu phát hành thêm từ lợi nhuận được chia năm 2007 của Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng. Số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung là: 3.791.052 cổ phiếu với tổng giá trị chứng khoán niêm yết bổ sung: 37.910.520.000 đồng (Mệnh giá: 10.000.đồng/ 1 cổ phiếu). Ngày niêm yết có hiệu lực: 28/05/2007. Ngày chính thức giao dịch: 06/06/2007. Ngày 11/08/2008 Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có thông báo số 584/TB-SGDHCM về việc niêm yết và giao dịch cổ phiếu phát hành thêm từ lợi nhuận được chia trong năm 2008 của công ty CP Cao su Đà Nẵng. Số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung: 2.346.072 cổ phiếu với tổng giá trị chứng khoáng niêm yết bổ sung 23.460.720.000 đồng (Mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phiếu). ngày niêm yết có hiệu lực: 05/08/2008. Ngày chính thức giao dịch: 15/08/2008 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao su Chế tạo, lắp đặt thiết bị cho ngành công nghiệp cao su Kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp Sản phẩm chính: Săm, lốp xe đạp, xe máy, ô tô, các loại xe đặc chủng khác, sản phẩm cao su kỹ thuật. Những thành tựu đạt được Stt Thành tích Đơn vị cấp 1 Nhiều Huân chương Lao động Hạng Nhất, Hạng Nhì, Hạng Ba các năm 2000 và năm 2005 Nhà nước 2 Cờ dẫn đầu thi đua của Chính phủ liên tục các năm từ năm 1999 đến năm 2003 Chính phủ 3 Được người tiêu dùng bình chọn: “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục các năm từ năm 1998 đến 2006 Báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức bình chọn 4 10 năm liền được bầu là “Hàng Việt Nam được yêu thích nhất” Báo Đại Đoàn Kết tặng huy hiệu 10 năm 5 Giám đốc được công nhận là “Nhà Doanh nghiệp giỏi”, được trao tặng chân dung Bạch Thái Bưởi Bộ Công nghiệp 6 Giải thưởng chất lượng Việt Nam Tổng cục TC – ĐLCL 7 Nguyên Giám đốc Phan Trung Thu được phong tặng “Anh hùng lao động” Nhà nước 8 Đạt cúp Sen Vàng Việt Nam Bộ Công nghiệp 9 Huy chương vàng Lốp Ô tô, Lốp Xe đạp, Lốp xe máy DRC năm 2003 Bộ Công nghiệp 10 Giấy chứng nhận sản phẩm DRC phù hợp tiêu chuẩn Q. tế Bộ Công nghiệp 11 Nhiều cúp Vàng, Huy chương Vàng tại các triển lãm, hội chợ trong nước và Quốc tế từ năm 1997 đến 2005 Các tổ chức trong nước và nước ngoài 12 Cúp Vàng Đà Nẵng UBND TP. Đà Nẵng 13 Top 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam 2004 – 2005 Thời báo Kinh tế bình chọn 14 Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000 Quacert 15 Chứng nhận đạt Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) Quacert 16 Bằng khen của Bộ Thương Mại Lào – sản phẩm Việt Nam được yêu thích Bộ Thương Mại Lào 17 Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2004 Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam 18 Cúp Vàng Top ten Thương hiệu Việt năm 2005 và năm 2006 Bình chọn qua mạng Internet 19 Được chọn lốp ôtô là 01 trong 05 sản phẩm chủ lực của Tp. Đà Nẵng thời kỳ hội nhập UBND Tp. Đà Nẵng 20 Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2006 Hội Doanh nghiệp trẻ VN 21 Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phát triển sản phẩm và thương hiệu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế 22 Cờ thi đua xuất sắc năm 2007 của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt nam Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam 23 Cờ thi đua xuất sắc năm 2007 của Bộ Công Nghiệp Bộ Công Nghiệp 24 Thương hiệu Vàng năm 2007 Hiệp hội chống hàng giả - Bảo vệ thương hiệu 25 Cúp topten thương hiệu Việt hội nhập WTO Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam 26 Xác lập kỷ lục chiếc lốp ô tô lớn nhất Việt Nam Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam 27 Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế 28 Bằng khen có thành tích xuất sắc trong xây dựng, phát triển thương hiệu và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế 29 Hàng Việt Nam chất lượng cao 2008 Báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức bình chọn 30 Thương hiệu Chứng Khoán Uy Tín, Công Ty Cổ Phần Hàng Đầu Việt Nam 2008 Hiệp hội kinh doanh chứng khoánVN, Ủy ban chứng khoán Nhà nước và các đơn vị khác kết hợp bình chọn 31 Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2008 Báo điện tử Vietnamnet kết hợp CTCP báo cáo đánh giá VN 32 Đạt giải thưởng “Thương hiệu Chứng khoán Uy tín 2009” và danh hiệu “Top 50 doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam” Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan (Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp. HCM – www.hsc.com.vn) Đánh giá năng lực ban lãnh đạo: Một doanh nghiệp hàng đầu không thể tạo ra giá trị gia tăng nếu người lãnh đạo thiếu năng lực. do đó đánh giá năng lực ban quản trị là cần thiết khi muốn đầu tư vào một công ty. Đối với Công ty CP Cao su Đà Nẵng, Người đầu tàu là Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Chủ tịch Hội đồng quản trị và Ông Đinh Ngọc Đạm - Tổng Giám đốc. Ông Nguyễn Quốc Tuấn với kinh nghiệm nhiều năm từng qua các chức vụ chủ chốt như giám đốc, phó tổng giám đốc,… và hiện nay đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam. Đây là một cây đại thụ, gạo cội trong công tác lãnh đạo công ty lớn như Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam và Công ty CP Cao su Đà Nẵng. Ông Đinh Ngọc Đạm - Uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc. Gắn bó lâu năm với công ty từ khi công ty mới chỉ là công ty trực thuộc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam cho đến khi công ty được tách riêng thành công ty độc lập và sau đó được cổ phần hóa cho đến nay. Với sự am hiểu tường tận về công ty cùng trình độ chuyên môn cao (Kỹ sư Công nghệ Cao su được đào tạo tại Nga), Ông đã lèo lái công ty phát triển không ngừng và đưa ra thị trường ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu và đòi hỏi kỹ thuật cao không những của khách hàng trong nước mà cả trên trường quốc tế. Bên cạnh đó là hệ thống các “giúp việc viên” là các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng với trình độ chuyên môn cao (Thạc sĩ Kỹ thuật, Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Tài chính kế toán, …) cùng kinh nghiệm lâu năm cũng như bề dày lịch sử gắn bó với công ty; luôn bên cạnh và là những cánh tay đắc lực giúp sức cùng đưa công ty phát triển, đạt được những thành tựu to lớn như ngày nay. Phân tích ngành Triển vọng ngành: Nhu cầu về sản phẩm bằng cao su đang tăng nhanh. Hiện nay nhu cầu di chuyển bằng phương tiện giao thông bằng đường bộ ngày càng tăng, mật độ phương tiện giao thông ngày một tăng. Do vậy nhu cầu sử dụng săm lốp cho các phương tiện ngày càng cao. Vì vậy ngành sản xuất săm lốp có một cơ hội rất lớn để mở rộng và phát triển trong những năm sắp tới. Tốc độ tăng trưởng: Năm 2008, Bộ Công Thương đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng khá khiêm tốn so với năm 2007: sản lượng XK tăng 4%, trị giá tăng 12.4 - một con số khá khiêm tốn so với nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên dựa trên cơ sở sản xuất cao su năm 2007 (giảm tới 3% lượng so với kế hoạch) mới thấy việc thực hiện chỉ tiêu xuất trên xem ra không dễ dàng. Theo báo cáo của hiệp hội cao su Vệt Nam, cao su xuất khẩu chỉ chạm tới ngưỡng 760.000 tấn trong năm 2007 (giảm tới 3% về lượng so với kế hoạch), như vậy con số 780.000 tấn cao su đưa ra để phấn đấu đã không đạt được. Nguồn nguyên liệu : Trong tổng diện tích 500.000 ha trồng cây cao su ở nước ta tính đến năm 2007, có 63% diện tích đang ở độ tuổi canh tác. Dự kiến năm 2010, diện tích cây cao su đạt mức 700.000 ha. Phần lớn tập trung ở Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và một số khu vực tại Nam Trung Bộ Quỹ đất trồng mới cao su lại không còn nhiều. Các doanh nghiệp Việt nam để mở rộng sản xuất đã chuyển hướng sang trồng và khai thác tại Lào, Campuchia. Năng lực sản xuất: Là thành viên câu lạc bộ doanh thu 1.000 tỷ. Doanh ngiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á sản xuất thành công lốp ôtô đặc chủng siêu tải nặng công nghệ cao. Sản lượng sản xuất qua các năm: Nhóm sản phẩm 2005 2006 2007 Lốp xe đạp các loại 3.899.172 4.409.577 4.712.569 Săm XĐ các loại 2.847.492 3.319.439 3.024.038 Lốp xe máy các loại 468.004 578.247 748.622 Săm xe máy các loại 560.367 558.135 838.407 Lốp ôtô các loại 497.468 496.622 581.606 Săm ôtô các loại 277.098 286.871 440.289 Năng lực xuất khẩu: Giá trị xuất khẩu năm 2007 đạt 6,012 triệu USD, tăng 35.68% so với năm 2006. Thị trường xuất khẩu chính là Lào, Campuchia, Singapore … Nhân xét: Tình hình kinh doanh của công ty trong thới gian qua tăng khá ấn tượng thể hiện qua các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh đều tăng mạnh qua các năm: Giai đoạn 2005-2007, tốc độ tăng trưởng donah thu trung bình đạt trên 27%. Năm 2007, doanh thu thuần đạt 1,170 tỷ đồng và hoàn thành đạt mục tiêu gia nhập câu lạc bộ 1000 tỷ. Tuy nhiên giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu thuần, trung bình 90%, điều này làm cho tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần chỉ đạt 8,8%khá thấp so với trung bình ngành. Các năm qua DRC liên tục tăng vốn điều lệ để tài trợ cho nhu cầu mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh và giảm sự lệ thuộc vào nợ vay. Song đòn bẩy tài chính hiện tại của DRC là khá cao nên tiềm ẩn rủi ro tài chính. Quí I/2008, doanh thu DRC đạt 357,5 tỷ đồng ,tăng 14,1%so với quí IV/2007, lợi nhuận sau thuế đạt 22,1 tỷ đồng. Tình hình kinh doanh của công ty vẫn trên đà khả quan. So sánh các tỉ số tài chính với trung bình ngành: Chỉ tiêu DRC Trung bình ngành Tỷ số lợi nhuận ròng/DTT 6,1% 25,4% ROA 12,1% 17,6% ROE 34,0% 26,7% EPS (đồng) 5.933 - Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,7 2,0 Tỷ số nợ /Vốn chủ sở hữu 192% 75% P/E 5,9 9,6 P/B 2,3 2,5 Nhận xét: Chỉ tiêu sinh lời: Điểm nổi bật của DRC là chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận sinh lợi/vốn chủ sở hữu) cao đáng kể so với trung bình ngành. Nguyên nhân trong những năm qua, DRC luôn duy trì đòn bẩy tài chính cao và tình hình công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt. Song hiện chi phí hoạt động kinh doanh là khá cao nên các chỉ tiêu khác như tỷ suất LNR, ROA thấp hơn trung bình ngành. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo và tượng đương trung bình ngành. Xét về thị phần và doanh thu, DRC thuộc nhóm doanh thu hang đầu trong ngành. Xét về yếu tố thị trường, các chỉ số P/E và P/B hiện đã khá thấp so với trung bình ngành, điều này đang tạo nên sức hấp dẫn đối với cổ phiếu DRC. Sự cạnh tranh : Vị trí của công ty trong ngành : Công ty đứng thứ 5 toàn ngành hóa chất. Đứng thứ 2 tính chung cho thị phần sản xuất săm lốp ôtô, xe đạp, xe máy. Đứng thứ 1 tính riêng cho thị phần sản xuất săm lốp ôtô, máy kéo. Thị phần của công ty đạt khoảng 35%, trong khi đó hang thứ 2 chỉ chiếm 15%. Mạng lưới phân phối: hơn 35 đại lý được phân bố hợp lý và đều khắp trên 64 tỉnh thành trong cả nước. Đây được xem là một lợi thế riêng của DRC so với các đối thủ khác. Ngành sẽ gặp những thách thức rất lớn đó là Việt Nam gia nhập WTO, từ đó các loại săm lốp ngoại giá rẻ sẽ cạnh tranh rất gay gắt với hàng nội. Tuy nhiên, lợi thế của ngành là nguồn nguyên liệu dồi dào ở Việt Nam trong những năm sắp tới, sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành cao su trong tương lai. Kết luận chung: Về ngành cao su: cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng linh kiện, phụ tùng ôtô, xe máy gia tăng nên tiềm năng tăng trưởng của ngành là rất lớn. Về DRC nói riêng: kết quả hoạt động kinh doanh của DRC vẫn đang được duy trì tốt. Sắp tới, DRC sẽ không ngừng mở rộng qui mô hoạt động cả thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm. Đây là những điều kiện đảm bảo sự tăng trưởng dài hạn của công ty. Mặt hạn chế là việc DRC duy trì đòn bẩy tài chính khá cao nên tiềm ẩn rủi ro về tài chính bên cạnh việc tỷ suất lợi nhuận ròng khá thấp nên hiệu quả kinh doanh đạt dược là chưa cao. Xét trong dài hạn, cổ phiếu DRC có tiềm năng tăng trưởng cao. Phân tích hoạt động kinh doanh Lợi thế kinh tế Công ty CP Cao su Đà Nẵng có hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm DRC vững mạnh với hơn 75 đại lý được phân bổ hợp lý và đều khắp trên 64 tỉnh thành trong cả nước, các sản phẩm săm lốp ô tô của công ty cũng được xuất khẩu trực tiếp sang tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt tại các thị trường Lào, Campuchia và Singapore đã có nhà phân phối chính thức sản phẩm của công ty. Đây được xem như là một lợi thế riêng có, lợi thế kinh tế hẹp của công ty so với những đối thủ cạnh tranh khác. Công ty CP Cao su Đà Nẵng có lợi thế kinh tế rộng về thương hiệu tin dùng và sản phẩm chất lượng. Theo số liệu công bố của Báo Sài Gòn Tiếp Thị: tính đến tháng 06/2007, DRC là thương hiệu có thị phần săm lốp ô tô tải và lốp xe đạp lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, hầu hết các công trình trọng điểm của Quốc gia đều đưa vào sử dụng sản phẩm săm lốp ô tô của DRC như: Công trình thủy điện Sơn La, Thủy điện Bản Vẽ - Nghệ An, Sông Ba Hạ - Phú Yên, Bun cốp - Đắc lắc, Blây Krông - kon tum, Kanak - Gia lai, Sê na Máng 3 - Lào, công trình khai thác quặng bô xít ở Đắc nông và Lâm Đồng. Bên cạnh đó sản phẩm của Công ty đã được UBND Thành phố Đà Nẵng chọn là một trong năm sản phẩm chủ lực của Thành phố trong thời kỳ hội nhập. Được báo Sài Gòn tiếp thị trao danh hiệu 11 năm liền là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và báo Đại Đoàn Kết trao huy hiệu 10 năm “Hàng Việt Nam được ưa thích nhất”. Sản phẩm DRC đã được Trung ương Đoàn thanh niên, UB Quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế và Trung ương Hội các DN trẻ Vệt Nam trao giải trưởng “Sao Vàng Đất Việt năm 2006 và 2007”. Đặc biệt lốp ô tô đặc chủng quy cách 33.00-51 của Công ty đã được Guiness Việt Nam công nhận là: “Chiếc lốp ô tô lớn nhất Việt Nam”. Không những thế, Công ty CP Cao su Đà Nẵng còn là công ty đầu tiên ở Việt Nam sản xuất thành công lốp ôtô siêu tải phục vụ trong ngành vận chuyển khoáng sản, và các lốp dành cho xe trọng tải 80 và 110 tấn. Sản phẩm lốp ô tô đặc chủng của Công ty ngoài việc được dùng thay thế hàng nhập khẩu tại các đơn vị khai thác than, quặng và cảng biển Việt Nam, trong năm qua đã được xuất sang các nước Malaixia, Inđônêxia, myanma, Ấn độ, Pakistan, Nepal, Ai Cập, Các tiểu Vương quốc A rập, Thổ nhỉ kỳ… và đã được thị trường chấp nhận. Công suất thiết kế của dây chuyền lốp ô tô đặc chủng là 10.000 bộ/năm mới đưa vào hoạt động từ giữa năm 2006 thì trong năm 2007 Công ty đã sản xuất và tiêu thụ trên 13.000 bộ. Có thể nói rằng sản phẩm lốp ô tô đặc chủng đang tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập. Chiến lược kinh doanh: Chiên lược kinh doanh gồm 2 chiến lược quan trọng sau Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để tiếp tục giữ vững vai trò nhà sản xuất lốp xe hàng đầu ở Việt Nam Công ty tập trung vào công tác chuẩn bị đầu tư sản xuất lốp ôtô theo công nghệ radial với tính năng ưu việt hơn hẳn lốp bố nylon đang sản xuất về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Dự án đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm mới của Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng với hình thức đầu tư đồng bộ nhà máy sản xuất lốp radial công suất 600.000 lốp/năm trên diện tích 8 hec-ta trong khu đất đã thuê tại khu công nghiệp Liên chiểu. Kỳ vọng qua Dự án này lốp xe tải radial toàn thép thương hiệu DRC sẽ tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước. Nghiên cứu và sản xuất các sản
Tài liệu liên quan