Đề tài Trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh tại nhà máy sản xuất bao bì huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ

Tạo ra của cải vật chất và giá trị, trong lao động sáng tạo tinh thần phục vụ chính mình là một hoạt động tất yếu rong đời sống con người. Con người không thể thiếu lao động sản xuất và con người đã thúc đẩy sản xuất phát triển , ngược lại lao động sản xuất chỉ có thể thực hiện được nhờ con người và sản xuất giúp cho đời sống con người được nâng cao. Đất nước ta đã bước sang đổi mới kinh tế một cách toàn diện, trong đó công nghiệp và mũi nhọn trong chiến lược phát triển cùng với sự phát triển công nghiệp nói chung. Để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân. Song để có thể tạo ra được của cải vật chất phục vụ cho chính mình và làm giàu cho đất nước đã có rất nhiều công được thành lập sau khi có luật doanh nghiệp vào năm 1999. Trên cơ sở những kiến thức đã học của luật kinh tế em đã tìm hiểu về Trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh- tình hình kinh doanh từ khi thành lập về cơ cấu tổ chức của nhà máy sản xuất bao bì huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ.

doc12 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh tại nhà máy sản xuất bao bì huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Tạo ra của cải vật chất và giá trị, trong lao động sáng tạo tinh thần phục vụ chính mình là một hoạt động tất yếu rong đời sống con người. Con người không thể thiếu lao động sản xuất và con người đã thúc đẩy sản xuất phát triển , ngược lại lao động sản xuất chỉ có thể thực hiện được nhờ con người và sản xuất giúp cho đời sống con người được nâng cao. Đất nước ta đã bước sang đổi mới kinh tế một cách toàn diện, trong đó công nghiệp và mũi nhọn trong chiến lược phát triển cùng với sự phát triển công nghiệp nói chung. Để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân. Song để có thể tạo ra được của cải vật chất phục vụ cho chính mình và làm giàu cho đất nước đã có rất nhiều công được thành lập sau khi có luật doanh nghiệp vào năm 1999. Trên cơ sở những kiến thức đã học của luật kinh tế em đã tìm hiểu về Trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh- tình hình kinh doanh từ khi thành lập về cơ cấu tổ chức của nhà máy sản xuất bao bì huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ. Trong quá trình viết có lẽ còn nhiều hạn chế em rất mong được sự giúp đỡ của khoa để bài viết của em được hoàn thành tốt hơn. PHẦNNỘIDUNG I. Trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiện như sau: 1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo uỷ quyền nộp đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Nghịđịnh này taị Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thành viên sáng lập, cổđông sáng lập, chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơđăng ký kinh doanh. Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh khong được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm bất kỳ giấy tờ nào khác ngoaì hồ sơ quy định tại Điều 12 Nghịđịnh này đối với từng loại hình doanh nghiệp. 2.Khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải trao giấp biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ, không chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra sau đăng ký kinh doanh. 3.Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu cóđủ các điều kiện sau đây. a. Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh b.Tên doanh nghiệp được đặt đúng theo quy định tại Chương 3 Nghịđịnh này. c.Hồ sơđăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Doanh nghiệp d.Nộp đủ lệ phíđăng ký kinh doanh theo quy định. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được khắc dấu và có quyền sử dụng con dấu của mình. 4. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp được đặt không đúng theo quy định, thì Phòng đăng ký kinh doang cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ. Thông báo phải nêu rõ nội dung cần sửa đổi và cách thức sửa đổi. Quá thời hạn nói trên màkhông có thông báo, thì tên của doanh nghiệp coi nhưđược chấp nhận, hồ sơđăng ký kinh doanh được coi là hợp lệ. 5. Nếu sau mười lăm ngày, kể từ ngày nộp hồ sơđăn ký kinh doanh, mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, nơi tiếp nhận hồ sơđăng ký kinh doanh. Sau thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nộp đơn khiếu nại, mà không nhận được trả lời của Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại lên Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc kiện ra Toà hành chính cấp tỉnh nơi nộp hồ sơđăng ký kinh doanh thưo quy định của pháp luật. 6. Kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh mà không càn phải xin phép bất cứ cơ quan nhà nước nào, trừ trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải cóđiều kiện. 7. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, Trung tâm thông tin doanh nghiệp, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật cùng cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. 8. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc. II. Tình hình sản xuất kinh doanh Hoà chung với sựđổi mới của đất nước về các vấn đề như cải cách hành chính, cải cách cơ cấu tổ chức, cơ cấu quản lý kinh tế, nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy đất nước theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoáđất nước, đầu năm 1999 nhà máy sản xuất bao bì thuộc huyện Lâm thao- tỉnh Phú thọđược thành lập. Đây cũng là những năm đầu tiên với những tiền đề cho mô hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm bao bìđểđóng gói nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng trong nước, các cơ sở hoạch toán độc lập, nhà máy có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp. Với diện tích mặt bằng rộng, nhà xưởng lớn thuận tiện cho sản xuất công nghiệp tiện giao thông. Cùng với các thiết bị hiện có, nhà máy đảm bảo hầu hết các khâu của quá trình sản xuất bao bì, đội ngũ công nhân tay nghề cao giàu kinh nghiệm ngay từ khi bắt đầu thành lập phương châm hành động của nhà máy là “Chủđộng tìm người mua để bán hàng và tìm nơi có nhu cầu để ký hợp đồng sản xuất”. Đầu năm 2000 là năm tiếp tục đổi mới cơ chế, đổi mới cơ cấu và phương thức quản lý kinh doanh, phương thức tiếp thị tăng cường tìm kiếm khả năng liên doanh, đa dạng hoá sản phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác hết tiềm năng sẵn có của nhà máy theo phương châm “Thoáng hơn, nhanh hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn”. Trải qua một năm phấn đấu lãnh đạo nhà máy đã rút ra được những bài học kinh nghiệm về: Công tác điều hành sản xuất Công tác kỹ thuật đổi mới công nghệ Công tác kinh doanh tiếp thị Công tác quản lý kinh tế Đểổn định sản xuất tăng doanh thu, ngay từđầu năm 2000 nhà máy đã có nhiều cố gắng trong sự thay đổi phương thức phục vụ khách hàng đồng thời luôn luôn khảo sát thị trường nhằm tìm hiểu về thị hiếu của khách. Trong hai năm 2001-2002, công ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh ký thêm nhiều hợp đồng đa dạng hoá sản phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì mới bắt đầu tham gia thành lập cho nên nhà máy vẫn còn nhiều khó khăn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Hiện nay tình trạng máy móc chưa thểđáp ứng ngay cho nhu cầu sản xuất. Trong những năm tới, mục tiêu của nhà máy vẫn tiếp tục đổi mới công nghệ, đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao hơn đáp ứng yêu cầu của thị trường ngày càng cao, nâng cao năng xuất lao động. III. Cơ cấu tổ chức của nhà máy Đứng đầu bộ máy tổ chức nhà máy là ban giám đốc và 2 phó giám đốc, một trợ lý giám đốc và bộ phận văn phòng giúp việc cho ban giám đốc. Ngoài ra còn có một số ngành ban khác, các phân xưởng sản xuất, các phòng ban kỹ thuật được chia làm 3 khối: + Khối kỹ thuật: - Phòng công nghệ trung tâm: Làm nhiệm vụ thiết kế bản vẽ, hướng công nghệ sản xuất định mức và dự trữ nguyên vật liệu. - Phòng điều độ sản xuất: Căn cứ vào công nghệở các xưởng hiện cóđể phân công tổ chức và theo dõi sản xuất cho hợp lý. Giải quyết tác nghiệp chuyển giao công nghệ theo dõi sản xuất. - Phòng KCS: Làđơn vị chuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm qua từng khâu trong quá trình snả xuất cho tới khi sản xuất hoàn thành và nhập kho. - Phòng nghiên cứu và phát triển luôn đi sâu và nâng cấp tiêu chuẩn hoá sản phẩm, đưa tựđộng hoá vào các sản phẩm máy công cụ. + Khối nghiệp vụ: - Phòng kế toán thống kê tài chính theo dõi tình hình hoạt động của nhà máy, quản lý vốn bằng tiền, thực hiện các chếđộ hoạch toán theo quy định Nhà nước và nhà máy cung cấp các thông tin phục vụ cho việc ra quyết định của ban giám đốc. Đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ quản lý kho tàng, vốn và tài sản. - Phòng vật tư cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. - Phòng giao dịch thương mại thay mặt cho giám đốc nhà máy trực tiếp giao dịch với khách hàng, dự thảo chi phí các hợp đồng trình giám đốc phê duyệt. + Khối đời sống: Gồm phòng quản trịđời sống, phòng y tế và phòng bảo vệ. Trong bộ máy tổ chức của nhà máy gồm 9 phòng ban, 5 phân xưởng nhỏ hỗ trợ, mỗi phòng ban và mỗi phân phân xưởng đều có chức năng riêng biệt như: Khối đời sống chuyên chăm lo vềđời sống sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm chịu trách nhiệm kiểm tra từng khâu sản xuất cho tới khi nhập kho thành phẩm. Nói chung, mỗi phòng ban chức năng, phân xưởng tách rời nhau nhưng khi hợp lại nó là một tổ chức, một dây truyền sản xuất. Mỗi phòng ban là công cụ giúp cho công nhân viên của nhà máy lao động có chất lượng đồng thời đểđánh giá hiệu quả của hệ thống bảo đảm chất lượng của mình. Với mô hình quản lý theo hướng tập chung đã giúp cho nhà máy nâng cao hiệu quả của việc phối hợp giữa các bộ phận chức năng vàđơn vị sản xuất. Qúa trình thông tin nhanh, kiểm tra cóđịnh hướng, phân công giải quyết công việc kịp thời, điều đó tạo điều kiện nhanh chóng tháo gỡ trở ngại và những khó khăn trong công tác sản xuất kinh doanh và quan hệ hợp tác làm ăn. Trong thời gian qua công ty đã có những sửa đổi trong cơ cấu quản lýđể hoàn thiện hơn, bắt kịp xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá.Đặc biệt phát huy tối đa hoá khả năng của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kết luận Qua tìm hiểu và nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức của nhà máy sản suất bao bì huyện Lâm thao – tỉnh Phú thọ nhờđó em đã hiêu sâu sắc hơn về kiến thức đã học về bộ môn Luật kinh tế. Đó là trước khi thành lập doanh nghiệp đó phải có những trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh vàđược sự chấp nhận của nơi tham gia hoạt động sản xuất. Đồng thời em cang hiểu rõđược những khó khăn của một doanh nghiệp đứng trước nền kinh tế thị trường cóđịnh hướng xã hôị chủ nghĩa. Với sự hiểu biết có hạn nên em không thể trình bày một cách kỹ lưỡng, toàn diện về thực trạng của nhà máy sản xuất bao bì. Em rất mong được sự giúp đỡ của khoa để bài viết của em được hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn Sv: Nguyễn Thuý Hà Mục lục Lời nói đầu ………………………………………………………1 I.Trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh…………………………2 II.Tình hình sản xuất kinh doanh ……………..………………….4 III.Cơ cấu tổ chức của nhà máy ………………………………….6 Kết luận ……………………………………………………….....9 TRƯỜNGĐẠIHỌCQUẢNLÝ&KINHDOANH HÀNỘI KHOALUẬT Đềtài: TRÌNHTỰVÀTHỦTỤCĐĂNGKÝKINHDOANHTẠINHÀMÁYSẢNXUẤTBAOBÌHUYỆN LÂMTHAO – TỈNH PHÚTHỌ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thuý Hà Lớp : 7A11 Mã sinh viên : 2002A586 Hà nội - 2004