Đề tài Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân theo pháp luật Việt Nam

Hai người nam nữ khi chưa bước vào hôn nhân, họ là những người có tài sản riêng, hoàn toàn tự do trong việc định đoạt tài sản của mình. Khi bước vào hôn nhân, điều đó đã khác. Trong thời kì hôn nhân, hai người phải ràng buộc với nhau bởi rất nhiều bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi. Lợi ích của họ vì thế đã hòa làm một để trở thành một thứ có tên là lợi ích gia đình. Thời trước, khi xác lập, thay đổi, chấm dứt một giao dịch, họ chỉ nhân danh lợi ích gia đình. Tài sản chung là thứ cần có để tạo điều kiện cho việc nhân danh lợi ích gia đình khi tham gia các giao dịch. Suy cho cùng, tài sản chung hay là tài sản riêng của vợ, chồng cũng phải được khai thác để nhằm bảo đảm cho sự tồn tại, duy trì và phát triển của gia đình. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, diện mạo của gia đình đã thay đổi đáng kể, chức năng kinh tế của gia đình đã chuyển từ sản xuất sang tiêu dùng. Cùng với điều đó việc mỗi người có đủ tài sản riêng để đặt cơ sở vật chất cho các hoạt động nghề nghiệp và các giao dịch do mình thực hiện không phụ thuộc nhiều vào người còn lại là rất cần thiết. Qui định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là một giải pháp cho vấn đề đó trong bối cảnh chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và Gia đình hiện nay là chế độ cộng đồng tạo sản. Trong thời gian gần đây, số lượng án phải giải quyết về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân trong cả nước đang có chiều hướng gia tăng: năm 2004 là 159 vụ, năm 2005 là 398 vụ, năm 2006 là 404 vụ, năm 2007 là 452 vụ[1]. Qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã cụ thể hơn so với Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 song vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần có quan điểm thống nhất về lí luận cũng như thực tiễn xét xử. Hơn nữa còn có một vấn đề là việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân thường được coi là đi kèm với những mâu thuẫn về tình cảm của vợ chồng, vì thế mọi người nghĩ chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là một việc không tốt. Điều đó cho thấy cần thiết phải có sự nghiên cứu sâu về vấn đề chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân của vợ chồng cũng như có giải pháp cho việc chia tài sản chung mà vẫn có thể giữ được hạnh phúc gia đình. Chính vì lí do đó mà người viết chọn đề tài “Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân” để nghiên cứu.

doc29 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1710 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân theo pháp luật Việt Nam (đê tài NCKH năm thứ 2) January 23, 2010 Lời mở đầu Hai người nam nữ khi chưa bước vào hôn nhân, họ là những người có tài sản riêng, hoàn toàn tự do trong việc định đoạt tài sản của mình. Khi bước vào hôn nhân, điều đó đã khác. Trong thời kì hôn nhân, hai người phải ràng buộc với nhau bởi rất nhiều bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi. Lợi ích của họ vì thế đã hòa làm một để trở thành một thứ có tên là lợi ích gia đình. Thời trước, khi xác lập, thay đổi, chấm dứt một giao dịch, họ chỉ nhân danh lợi ích gia đình. Tài sản chung là thứ cần có để tạo điều kiện cho việc nhân danh lợi ích gia đình khi tham gia các giao dịch. Suy cho cùng, tài sản chung hay là tài sản riêng của vợ, chồng cũng phải được khai thác để nhằm bảo đảm cho sự tồn tại, duy trì và phát triển của gia đình. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, diện mạo của gia đình đã thay đổi đáng kể, chức năng kinh tế của gia đình đã chuyển từ sản xuất sang tiêu dùng. Cùng với điều đó việc mỗi người có đủ tài sản riêng để đặt cơ sở vật chất cho các hoạt động nghề nghiệp và các giao dịch do mình thực hiện không phụ thuộc nhiều vào người còn lại là rất cần thiết. Qui định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là một giải pháp cho vấn đề đó trong bối cảnh chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và Gia đình hiện nay là chế độ cộng đồng tạo sản. Trong thời gian gần đây, số lượng án phải giải quyết về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân trong cả nước đang có chiều hướng gia tăng: năm 2004 là 159 vụ, năm 2005 là 398 vụ, năm 2006 là 404 vụ, năm 2007 là 452 vụ[1]. Qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã cụ thể hơn so với Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 song vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần có quan điểm thống nhất về lí luận cũng như thực tiễn xét xử. Hơn nữa còn có một vấn đề là việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân thường được coi là đi kèm với những mâu thuẫn về tình cảm của vợ chồng, vì thế mọi người nghĩ chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là một việc không tốt. Điều đó cho thấy cần thiết phải có sự nghiên cứu sâu về vấn đề chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân của vợ chồng cũng như có giải pháp cho việc chia tài sản chung mà vẫn có thể giữ được hạnh phúc gia đình. Chính vì lí do đó mà người viết chọn đề tài “Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân” để nghiên cứu. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết muốn đề cập, phân tích toàn bộ các qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và chứng minh được tính hợp pháp cũng như sự hợp lí của việc tồn tại một thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân với nội dung, hình thức và phạm vi phù hợp, kiến nghị về việc cụ thể hóa thỏa thuận này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng nó. Hiện tại, việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân được nhiều tác giả đề cập đến trong nhiều công trình, bài viết, tuy nhiên chỉ là đề cập tới nó như một phần của một vấn đề khác hoặc là chỉ đề cập tới một phần của nó. Việc thỏa thuận về tài sản của vợ chồng cũng được nhiều tác giả đề cập tới nhưng là đề cập dưới góc độ gắn nó với chế độ tài sản ước định và cho rằng nó không phù hợp với qui định pháp luật hiện hành. Việc phân tích toàn bộ các qui định pháp luật về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, tóm tắt về một số chế định tương tự trong pháp luật của các nước và chứng minh tính hợp pháp của một loại thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ là điểm mới của đề tài. Nội dung chính của đề tài được kết cấu thành 3 chương với 13 mục lớn. Cụ thể: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân; Chương 2: Qui định của pháp luật hiện hành về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân; Chương 3: Vấn đề thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, Ý NGHĨA 1.1.1. Các khái niệm cơ bản Thời kì hôn nhân Thời kì hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng. Theo pháp luật Việt Nam thì thời kì hôn nhân được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân[2]. Tuy nhiên từ các qui định của Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 có thể suy ra hai trường hợp đặc biệt mà thời kì hôn nhân được tính theo cách khác, đó là trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987 mà không đăng kí kết hôn, trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trong khoảng thời gian từ ngày 3/1/1987 đến ngày 1/1/2001 mà đăng kí kết hôn trong khoảng từ ngày 1/1/2001 đến ngày 1/1/2003 (thời kì hôn nhân được tính từ ngày quan hệ vợ chồng thực tế được xác lập đến ngày chấm dứt hôn nhân)[3] Tài sản chung Tài sản chung là tài sản thuộc sở hữu của nhiều chủ sở hữu. Tuy nhiên khái niệm tài sản chung được đề cập ở đây chỉ là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, tức là tài sản thuộc sở hữu của cả vợ và chồng mà với tài sản đó phần quyền sở hữu của mỗi người không được xác định. Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không được định nghĩa trong các văn bản pháp luật, có lẽ nhà làm luật cho rằng cụm từ chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân đã đủ để phản ánh khái niệm đó. Theo người viết có thể tạm định nghĩa: chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là việc chuyển một phần hoặc toàn bộ các tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng thành các tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng, hay sở hữu chung theo phần của vợ chồng. 1.1.2. Đặc điểm của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân Chế định chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân chỉ có thể tồn tại khi pháp luật ghi nhận quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng vì nếu không ghi nhận quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng thì vợ chồng sẽ không được bình đẳng trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản, mà mục đích của vợ chồng khi chia tài sản chung là để cho vợ hoặc chồng hoặc cả hai có thể tự do định đoạt với những tài sản được chia. Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân chỉ có thể thực hiện được trong thời kì hôn nhân, việc chia tài sản thuộc sở hữu chung của hai người chưa kết hôn hay chia tài sản của hai người đã li hôn đều không thể coi là chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân chỉ có thể thực hiện khi tồn tại khối tài sản chung vì nếu khối tài sản chung không thể tồn tại thì không có đối tượng để chia. Tuy nhiên một số trường hợp cũng có thể chia với khối tài sản chung chưa thuộc sở hữu của vợ chồng trong hiện tại nhưng sẽ phát sinh trong tương lai[4]. Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không làm chấm dứt hoàn toàn sở hữu chung của vợ chồng vì việc chia tài sản chung này không chỉ đơn thuần như việc chia tài sản chung thuộc các hình thức sở hữu chung như qui định của Bộ luật Dân sự[5], khối tài sản chung vẫn có thể còn tồn tại hoặc vẫn có thể xuất hiện (trong trường hợp không chia hết hoặc sau khi chia lại được thừa kế chung, tặng cho chung, hay vợ chồng khôi phục chế độ tài sản chung…) Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân hoàn toàn không làm ảnh hưởng tới quan hệ nhân thân của vợ chồng. Sau khi chia tài sản chung, quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại trước pháp luật, do đó vẫn tồn tại mọi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng như chung thủy yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng giữ gìn danh dự, nhân phẩm uy tín cho nhau, tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhau … điều này khác hẳn với chế định li thân ở một số nước. 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là một giải pháp để loại bỏ các mâu thuẫn giữa vợ chồng trong quản lí, sử dụng, định đoạt tài sản. Tài sản chung của vợ chồng theo qui định pháp luật phải được quản lí theo sự nhất trí của hai người, định đoạt theo sự thỏa thuận của hai người mà hai người thì không phải bao giờ cũng có thể nhất trí về cách quản lí của nhau, bằng lòng về cách định đoạt tài sản của nhau và như thế thì chắc chắn sẽ có mâu thuẫn phát sinh, mâu thuẫn đó khiến cho việc dịch chuyển tài sản bị chậm lại, có khi bị ngừng lại gây bất lợi cho kinh tế gia đình. Còn việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu cá nhân thì không cần có sự nhất trí, sự bằng lòng của nhau, chính vì vậy mà việc chia tài sản chung sẽ là một giải pháp để loại bỏ các mâu thuẫn trong quản lí, sử dụng và định đoạt tài sản. Việc chia tài sản chung là một giải pháp cho các cặp vợ chồng có tuổi vì lí do nào đó mà có mẫu thuẫn sâu sắc về tình cảm, nhưng lại không dám ra tòa li hôn do sợ điều tiếng của dư luận, sợ mất hòa khí gia đình, sợ con cái lo buồn, sợ hàng xóm chê cười. Qui định này tạo điều kiện cho họ được có tài sản riêng để sống độc lập, tránh đối mặt với các mâu thuẫn. Qui định về việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân đã đánh dấu sự chuyển mình theo thời đại của các qui định pháp luật về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng. Việt Nam trong một thời gian dài tồn tại dựa vào nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu nên tư duy của con người khó lòng thoát khỏi nguyên tắc của xã hội trồng lúa nước – đó là ổn định để tồn tại, đoàn kết để tồn tại, chính vì thế mà người ta thường lạ lẫm với việc rạch ròi về tài sản, nhất lại là tài sản của vợ chồng, nếu như cặp vợ chồng nào có sự độc lập về tài chính với nhau hay sự phân định “của anh, của tôi” thì thường bị người ta chê cười. Sang thời đại của công nghệ thông tin, của internet, của thẻ tín dụng, của toàn cầu hóa sự độc lập của mỗi cá nhân không thể bị bó buộc trong lối tư duy cũ đó nữa. Và con người thực sự cần sự độc lập hơn về tài chính để có thể tồn tại trong xã hội hiện đại. Việc chia tài sản trong chung trong thời kì hôn nhân như một giải pháp để dung hòa giữa truyền thống xưa và tư duy của ngày nay. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUA CÁC THỜI Như đã nói ở trên người Việt Nam tự ngàn xưa đã luôn coi trọng sự ổn định, với tư duy “an cư thì mới lạc nghiệp”, gia đình với người Việt Nam luôn được đặt lên hàng đầu, và sự phân chia tài sản trong thời kì hôn nhân trong cố luật là không thể có. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân trong pháp luật Việt Nam trước khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 có hiệu lực là không hề có. Tuy một số luật dưới thời Ngụy quyền, thời Pháp thuộc do ảnh hưởng của pháp luật phương Tây cũng qui định cho vợ chồng được thỏa thuận về tài sản trong hôn ước (lập trước khi kết hôn), nhưng hôn ước này thì lại bất di bất dịch nên việc chia tài sản chung không thể được thực hiện trong thời kì hôn nhân. Qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân lần đầu tiên xuất hiện trong pháp luật Việt Nam tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986. 1.2.1. Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 chế độ tài sản vợ chồng là chế độ tài sản pháp định, tài sản chung của vợ chồng “gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được cho chung”[6]. Luật không qui định rằng những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung thì cũng thuộc khối tài sản chung nhưng lại qui định “đối với tài sản mà vợ chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kì hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng”[7] và việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng được thực hiện theo qui định của Nghị định số 45-HĐBT ngày 27/2/1991 về tổ chức và hoạt động của công chứng nhà nước[8]. Tài sản chung của vợ chồng chỉ có thể được chia trong thời kì hôn nhân khi có lí do chính đáng và có yêu cầu của một bên hoặc cả hai bên. Chỉ có một cách thức chia duy nhất là quyết định của tòa án. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 không dự liệu các lí do chính đáng nên việc đánh giá lí do chính đáng hoàn toàn phụ thuộc vào tòa án (Nghị quyết hướng dẫn Luật Hôn nhân và Gia đình có nêu một trường hợp được coi là lí do chính đáng đó là vợ chồng tính tình không hợp nhưng con cái đã lớn nên không muốn li hôn mà chỉ muốn ở riêng[9]) Nguyên tắc chia giống như chia tài sản trong một vụ li hôn[10]. Luật cũng không hề dự liệu về hậu quả pháp lí về tài sản sau khi chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và các văn bản dưới luật cũng không hướng dẫn vấn đề này. Vấn đề nhập lại tài sản riêng có được do chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân cũng không được qui định trong luật, mà luật cũng chỉ qui định về việc nhập hay không nhập các tài sản có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân[11]. Xuất phát từ tình hình năm 1986 đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới, nên mọi qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân chưa được cụ thể. Hơn nữa với tình hình thời đó thì không có một vụ án nào về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân nào được đưa ra xét xử sơ thẩm[12], trường hợp chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân mà được tòa án giải quyết (nếu có) cũng chỉ được coi là trường hợp đặc biệt ngoại lệ. 1.2.2. Chia tài sản chung trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 tài sản chung của vợ chồng bao gồm: “tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã bổ sung thêm một căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng đó là thỏa thuận của vợ chồng. Theo luật tài sản chung của vợ chồng cũng chỉ được chia khi có lí do chính đáng, luật dự liệu cụ thể hai trường hợp được coi là có lí do chính đáng đó là vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng. Luật cũng cho phép vợ chồng được thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản bên cạnh việc chia tài sản chung bằng quyết định của tòa án Luật đã dự liệu về hậu quả pháp lí của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, và theo qui định về tài sản chung thì vợ chồng cũng có thể nhập lại tài sản đã được chia vào khối tài sản chung theo căn cứ xác lập tài sản chung là thỏa thuận của vợ chồng. Vấn đề qui định của pháp luật về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân sẽ được làm rõ hơn ở chương 2. 1.3. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH TƯƠNG TỰ TRONG PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Do sự khác nhau về nền văn hóa và các điều kiện kinh tế, chính trị những hình thức có thể coi là chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân ở một số nước có sự khác nhau nhất định với Việt Nam. Sau đây xin được điểm qua một số hình thức tương tự chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. 1.3.1. Chế định chia tài sản vợ chồng trong thời kì hôn nhân theo Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan[13] Quyền sở hữu của vợ chồng ở Thái Lan được điều chỉnh bằng hai phương thức: theo hôn ước mà vợ chồng lập ra trước khi cưới và theo qui định của pháp luật khi vợ chồng không có hôn ước hoặc hôn ước đó không được công nhận. Theo qui định của pháp luật Thái Lan kể từ thời điểm kết hôn vợ chồng sẽ phát sinh quan hệ tài sản chung với những tài sản có nguồn gốc sau: Tài sản vợ chồng làm ra trong thời kì hôn nhân. Tài sản mà vợ chồng có được trong thời kì hôn nhân thông qua một di chúc hoặc tặng cho được làm bằng văn bản nếu trong các văn bản này tuyên bố rõ tài sản đó là tài sản chung. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng Ngoài ra trong trường hợp tài sản có nguồn gốc hợp pháp khác nhưng không chứng minh được nó là của riêng một bên vợ, chồng thì tài sản đó dược coi là tài sản chung[14]. Tài sản chung của vợ chồng chỉ có thể chia trong thời kì hôn nhân trong các trường hợp cụ thể sau: Một bên vợ hoặc chồng có nghĩa vụ tài sản riêng nhưng không có hoặc không đủ tài sản riêng để thực hiện, phải thực hiện bằng phần tài sản của mình trong khối tài sản chung[15] Một bên vợ hoặc chồng có hành vi vi phạm nghĩa vụ quản lí tài sản chung như: gây mất mát tài sản chung mà không có lí do chính đáng; lâm vào tình trạng nợ nần hoặc chịu những món nợ vượt quá 1/2 giá trị tài sản chung; cản trở vợ hoặc chồng mình trong việc quản lí tài sản chung mà không có lí do chính đáng[16]. Một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố phá sản.[17] Một bên vợ hoặc chồng bị tuyên mất năng lực hành vi và người kia bị coi là không thích hợp để làm người giám hộ và do đó bố hoặc của người đó hoặc một người ngoài được chỉ định làm người giám hộ thì người giám hộ đó sẽ trở thành người đồng quản lí tài sản chung với người kia. Trong trường hợp này, vợ hoặc chồng của người bị mất năng lực hành vi có quyền yêu cầu tòa án chia tài sản chung nếu có tình huống quan trọng gây nguy hại cho họ[18] Sau khi chia tài sản chung thì phần tài sản chia cho mỗi bên cợ chồng trở thành tài sản riêng của họ. Bất cứ tài sản nào mà vợ hoặc chồng có được sau khi chia sẽ là tài sản riêng của người đó và không được coi là tài sản chung. Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung trở thành tài sản riêng chia đều cho mỗi bên. Hoa lợi thu được từ tài sản riêng của người nào thuộc sở hữu của người đó[19]. Chế độ tài sản chung chỉ được tòa án cho phục hồi khi có yêu cầu của vợ, chồng và khi các lí do chia tài sản chung đã hết. 1.3.2. Một loại hậu hôn ước (postnuptial agreement) ở Hoa Kì[20] ở Hoa Kì chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản ước định, luật pháp chỉ can thiệp vào việc qui định tài sản của vợ chồng khi họ không lập hôn ước hay còn gọi là khế ước tiền hôn nhân (prenuptial agreement) và việc qui định về tài sản của vợ chồng ở mỗi bang lại có sự khác nhau. Tuy nhiên pháp luật Hoa Kì cũng cho phép các cặp vợ chồng được lập hậu hôn ước (postnuptial agreement) một loại khế ước được lập sau khi kết hôn nhưng trước khi li hôn để qui định về quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng. Có ba kiểu hậu hôn ước: Hậu hôn ước qui ước về tài sản của vợ chồng khi xảy ra cái chết của một người, như vậy thì người còn sống sẽ không phải nhận tài sản từ di chúc hay từ qui định của pháp luật về thừa kế. Hậu hôn ước qui ước về những tranh chấp khi li hôn và tránh việc phải theo sự phân xử của tòa án bằng việc qui định rõ về việc chia tài sản, về quyền nuôi con, về việc cấp dưỡng. Hậu hôn ước loại này được bao gồm với bản án li hôn của tòa án. Hậu hôn ước qui định về quyền lợi về tài sản trong thời kì hôn nhân bao gồm: qui định về việc giới hạn hay từ bỏ việc cấp dưỡng; đặt khối tài sản có được trong suốt thời kì hôn nhân trong tình trạng riêng biệt. Như vậy có thể nói kiểu hậu hôn ước thứ ba cũng là một hình thức chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, hậu hôn ước này phải được lập thành văn bản có chữ kí của cả hai vợ chồng, giá trị của hậu hôn ước chỉ được công nhận khi tài sản riêng của nhau được các bên biết rõ, không có sự hăm dọa, gian dối hay cưỡng bức trong việc lập hôn ước. Sau khi lập hậu hôn ước, chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ biệt sản. 1.3.3. Qui ước về tài sản trong luật Hôn nhân của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sửa đổi năm 2001)[21] Quyền sở hữu của vợ chồng ở Trung Quốc được điều chỉnh theo phương thức qui ước của vợ chồng song song với những qui định của pháp luật: Theo qui định của điều 17 Luật Hôn nhân của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sửa đổi năm 2001) thì: “Trong thời gian còn duy trì quan hệ hôn nhân những tài sản dưới đây thuộc về sở hữu chung của hai vợ chồng Lương, tiền thưởng Lợi nhuận từ sản xuất và kinh doanh Lợi nhuận từ quyền sở hữu tài sản trí thức Tài sản có được nhờ thừa kế, hiến tặng nhưng ngoài quy định tại điều 18 chương 3 của luật này Những tài sản khác mà cần thuộc về sở hữu chung. Đối với những tài sản thuộc sở hữu chung, hai vợ chồng bình đẳng về quyền xử lí”. Tuy nhiên Luật Hôn nhân (sửa đổi năm 200
Tài liệu liên quan