Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa và ý nghĩa của tư tưởng đó

Dân tộc là một sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. C.Mác, Ăngghen và Lênin đã có những quan điểm cơ bản có tính phương pháp luận về vấn đề dân tộc. Trước dân tộc có những hình thức cộng đồng như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc,. nhưng khi chủ nghĩa tư bản ra đời thì dân tộc mới xuất hiện theo đúng ý nghĩa của nó.

docx29 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4126 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa và ý nghĩa của tư tưởng đó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang Đặt vấn đề ............................................................................................................. Nội dung ................................................................................................................. Chương 1: Vấn đề dân tộc thuộc địa.......................................................... Quan điểm của Mác-Ăngghen và Lênin về vấn đề dân tộc ........................... Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa ........................................................... Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giải phóng phong kiến................... Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc............................................. Độc lập dân tộc nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc ....................................... Cách tiếp cận từ quyền con người............................................................ Nội dung của độc lập dân tộc................................................................... Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của dân tộc......................................... Chương 2: Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp ...................... Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.............................................................................................. Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội................................................................................................ Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp...................................... Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác............................................................................................................. Chương 3: Ý nghĩa của tư tuởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc .................. Ý nghĩa của tư tưởng đối với cách mạng dân tộc Việt Nam............................ Ý nghĩa của đối với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong nước... Con đường của Hồ Chí Minh so với các vị tiền bối................................. Ý nghĩa đối với phong trào cách mạng thế giới................................................ Vận dụng tư tưởng trong công cuộc đổi mới hiện nay..................................... Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...................... Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp....................................................................... Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.............. Kết luận.. ................................................................................................................ Tham khảo ............................................................................................................ 2 2 2 2 3 3 4 5 5 6 10 12 12 15 20 22 23 23 23 25 26 27 27 27 28 29 29 ĐẶT VẤN ĐỀ Dân tộc là một sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. C.Mác, Ăngghen và Lênin đã có những quan điểm cơ bản có tính phương pháp luận về vấn đề dân tộc. Trước dân tộc có những hình thức cộng đồng như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc,... nhưng khi chủ nghĩa tư bản ra đời thì dân tộc mới xuất hiện theo đúng ý nghĩa của nó. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc thì xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. Ở giai đoạn này vấn đề dân tộc thuộc địa phát triển gay gắt đòi hỏi được giải quyết. Lê-nin cho rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội và cách mạng vô sản trên cơ sở không còn áp bức giai cấp và áp bức dân tộc mới tạo điều kiện giải phóng cho các dân tộc thuộc địa, giúp cho các dân tộc thuộc địa quyền dân tộc, quyền tự quyết và các quyền thiêng liêng khác. C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin đã nêu lên những quan điểm cơ bản về vấn đề dân tộc tạo cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược sách lược của các Đảng cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa, nhưng từ thực tiển cách mạng vô sản ở châu Âu, các ông vẩn tập trung nhiều vào vấn đề giai cấp. Điều kiện những năm đầu thế kỉ XX trở đi đặt ra yêu cầu cần vânh dụng sáng tạo lý luận Mác-Lênin cho phù hợp với thực tiễn ở các nước thuộc địa; chính Hồ Chí Minh đã đáp ứng yêu đó. Trên cơ sở những quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc, Hồ Chí Minh đã căn cứ vào tình hình thực tiển ở Việt Nam và các thuộc địa khác Người đã xây dựng nên một hệ thống về vấn đề dân tộc- là vấn đề dân tộc thuộc địa, giải phóng dân tộc thuộc địa. Hệ thống luận điểm này của Hồ Chí Minh có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiển lớn. NỘI DUNG. CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ DÂN TỘC THUỘC ĐỊA. Quan điểm của Mác-Ăngghen-Lênin về vấn đề dân tộc. Dân tộc là một vấn đề rộng lớn bao gồm những vấn đề về kinh tế, chính trị, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hóa giữa các dân tộc các nhóm dân tộc và bộ tộc. Dân tộc là cộng đông người ổn định hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, quốc ngữ chung, nền kinh tế thống nhất có truyền thống văn hóa truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước. Quan điểm của chủ nghĩa Mác: Dân tộc là một sản phẩm của lịch sử. Mác-Ăngghen đã đặt nền tảng lý luận cho việc giải quyết dân tộc một cách khoa học. C.Mác và Ăngghen đã có những quan điểm cơ bản có tính phương pháp luận để nhận thức và giải quyết vấn đề nguồn gốc, bản chất, những quan điểm cơ bản, thái độ của giai cấp công nhân và Đảng của giai cấp công nhân đối với vấn đề dân tộc. Lênin đã phát triển quan điểm về dân tộc thành hệ thống quan điểm lý luận toàn diện và sâu sắc, tạo cơ sở cho cương lĩnh, đường lối, chính sách dân tộc của các Đảng cộng sản về vấn đề dân tộc. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng. Các dân tộc có quyền tự quyết trong việc lựa chọn chế độ chính trị, xu hướng phát triển đi lên. Đoàn kết giai cấp công nhân, những người lao động chính quốc và thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc, khắc phục tâm lý dân tộc nước lớn, kỳ thị dân tộc, tự ti dân tộc. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa. Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là vấn đề dân tộc nói chung mà là vấn đề dân tộc thuộc địa. Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập. Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh không bàn về vấn đề dân tộc nói chung. Xuất phát từ nhu cầu khách quan của dân tộc Việt Nam, đặc điểm của thời đại, Người dành sự quan tâm đến các dân tộc thuộc địa, vạch ra thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ ách thống trị, áp bức, bóc lột người nước ngoài, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập. Hồ Chí Minh viết nhiều tác phẩm như : Tâm địa thực dân, Bình đẳng, Vực thẳm thuộc địa, Công cuộc khai hóa giết người...., tố cáo chủ nghĩa thực dân, vạch trần cái gọi là “khai hóa văn minh”của chúng. Người viết: Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột chết người, chủ nghĩa tư bản thưc dân luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lí tưởng: Bác ái, Bình đẳng,... Trong những bài có tiêu đề Đông Dương và nhiều bài khác, Người lên án mạnh mẽ chế độ cai trị hà khắc, sự bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông Dương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục Người chỉ rõ sự đối kháng giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc thực dân là mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa, đó là mâu thuẫn không thể điều hòa được. Nếu như C.Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Hồ Chí Minh tập trung bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. C.Mác và Lênin bàn nhiều về đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa, thì Hồ Chí Minh bàn nhiều về đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc. Để giải phóng dân tộc, cần xác định một con đường phát triển của dân tộc, vì phương hướng phát triển dân tộc quy định những yêu cầu và nội dung trước mắt của cuộc đấu tranh giành độc lập. Mỗi phương hương phát triển gắn liền với một hệ tư tưởng và một giai cấp nhất định. Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và lịch sử nhân loại, Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng phá triển của dân tộc trong thời đại mới là chủ nghĩa xã hội. Hoạch định con đường phát triển của dân tộc thuộc địa là một vấn đề hết sức mới mẻ. Từ một nước thuộc địa đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải quan nhiều giai đoạn chiến lược khác nhau.Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh viết:” Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Con đường đó kết hợp cả nội dung dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; xét về thực chất chính là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. “Đi tới xã hội cộng sản” là hướng phát triển lâu dài. Nó quy định mọi vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, tiến hành các cuộc cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến cho triệt để. Con đường đó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa. Đó cũng là nét độc đáo, khác biệt với con đường phát triển của các dân tộc đã phát triển lên chủ nghĩa tư bản ở phương Tây. Độc lập dân tộc nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc. Vấn đề dân tộc trong tư tương Hồ Chí Minh có nội dung cốt lõi là vấn đề độc lập dân tộc. Người tiếp cận vấn đề dân tộc từ những tư tưởng từ hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ rồi đúc kết thành những hệ thống luận điểm về độc lập dân tộc. Cách tiếp cận từ quyền con người. Hồ Chí Minh tiếp cận quyền dân tộc từ quyền con người được thiết lập từ giá trị cách mạng thế giới mang lại. Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người hoàn toàn khác với các học giả tư sản và những nhà tư tưởng hay triết học của nhân loại. Cách tiếp cận của Người hoàn toàn mới mẻ và sâu sắc. Người xuất phát từ đặc điểm của thời đại và con người hiện thực để xem xét và giải quyết vấn đề con người. Với cách xem xét đó thì quyền con người ở Việt Nam chỉ có thể được giải quyết thông qua một cuộc cách mạng hiện thực. Nhận thức về quyền con người của Hồ Chí Minh là sự kế thừa những giá trị tư tưởng trong hai bản Tuyên ngôn Độc lập của cách mạng Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng pháp năm 1791. Trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ khẳng định: “ Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” . Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp khẳng định: ““Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.Như vậy, từ quyền con người mà thành tựu các cuộc cách mạng Pháp Mỹ mang lại, Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cao thành quyền dân tộc, Người khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Từ lý luận về quyền con người mà hai cuộc cách mạng Pháp và Mỹ xác lập, trở thành giá trị phổ biến, khi lý luận xâm nhập vào thực tiễn, cụ thể là thực tiễn cảu cách mạng Việt Nam đã hinh thành một khái niệm mơi đó là quyền dân tộc. Hồ Chí Minh nâng cao quyền con người lên thành quyền dân tộc là hợp với lẽ tự nhiên, vì quyền con người nằm trong quyền dân tộc, vi phạm quyền dân tộc điều đó cũng có nghĩa là vi phạm quyền con người. Điều này nó trái với chân lý đã được khẳng định trong Tuyên ngôn của cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp. Với cách tiếp cận này Hồ Chí Minh đã đặt quyền con người vào trong quyền dân tộc, một bộ phận trong quyền dân tộc, muốn giải phóng con người thì phải giải phóng dân tộc, vì không thể có tự do cho mỗi con người, nếu dân tộc đó còn nô lệ, mất độc lập tự do; không thể có tự do hạnh phúc cho mỗi con người nếu dân tộc còn nghèo nàn lạc hậu. Nội dung của độc lập dân tộc. Vấn đề dân tộc mà Hồ Chí Minh đề cập là vấn đề dân tộc thuộc địa, được đặt ra ở thế kỉ XX, khi cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân bước vào thời kỳ mới dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Là người dân mất nước, nhiều lần được chứng kiến tội ác dã man của chủ nghĩa thực dân đối với đồng bào mình và nhân dân các dân tộc bị áp bức trên thế giới, Hồ Chí Minh thấy rõ một dân tộc không có quyền bình đẳng chủ yếu là do dân tộc đó mất độc lập. Vì vậy, theo Người, các dân tộc thuộc địa muốn có quyền bình đẳng thực sự phải tự đứng lên đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn cho dân tộc mình. Độc lập dân tộc là làm cho dân tộc ấy thoát khỏi ách áp bức bóc lột của giặc ngoại xâm, phải là một nền độc lập thật sự chứ không phải là nền độc lập giả hiệu. Theo Hồ Chí Minh, phải là độc lập thật sự và độc lập hoàn toàn, tức là, dân tộc đó phải có đầy đủ chủ quyền về chính trị, kinh tế, an ninh,... và toàn vẹn lãnh thổ, chứ không phải là chiếc bánh vẽ mà bọn thực dân, đế quốc bố thí. Độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, theo Người, phải được hiểu một cách đơn giản: nước Việt Nam là của người Việt Nam, mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam phải do người Việt Nam tự giải quyết. Và giá trị đích thực của độc lập dân tộc phải được thể hiện bằng quyền tự do hạnh phúc của nhân dân, mà theo Người, độc lập dân tộc là đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Tư tưởng độc lập dân tộc, khát vọng độc lập dân tộc của Người được thể hiện ở tinh thần “thà hy sinh tất cả”, “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn” và vượt lên tất cả là tinh thần “Không có gì quí hơn độc lập tự do”. Độc lập dân tộc là nguồn sức mạnh vô tận của cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc là yêu cầu nóng bỏng của mọi người dân mất nước. Sự nô dịch của chủ nghĩa đế quốc làm quần chúng nhân dân căm phẫn đến tột độ. Nhân dân ta, thế hệ nối tiếp thế hệ, quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Tinh thần ấy đã “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Nền độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn của một dân tộc theo Hồ Chí Minh phải được thể hiện đầy đủ ở những nội dung chủ yếu sau đây: Độc lập tự do là quyền tự nhiên, thiêng liêng, vô cùng quý giá và bất khả xâm phạm của dân tộc. Hồ Chí Minh đã từng viết: “Trên đời nghìn vạn điều cay đắng Cay đắng chi bằng mất tự do”. Độc lập của Tổ Quốc, tự do của nhân dân là thiêng liêng nhất. Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Người đã từng nói: “ Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi mong muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng đã được các nước đồng minh thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất thừa nhận, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Người gửi tới hội nghị Véc-xây bản yêu sách gồm tám điểm, đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh xác định mục tiêu “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, “làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập”. Đây là cương lĩnh đầu tiên của Đảng, một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, có tư tưởng cốt lõi là độc lập, tự do cho dân tộc. Tháng 5-1941, Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng nêu cao vấn đề giải phóng dân tộc. Tháng 6/1941 Người viết thư kính cáo đồng bào, chỉ rõ : “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”. Người chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, ra báo Việt Nam độc lập, ban bố mười chính sách của Việt Minh, trong đó mục tiêu đầu tiên là “Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền”. Tháng 8-1945, khi thời cơ cách mạng chín muồi, Người khẳng định quyết tâm: “Dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập dân tộc”. Cách mạng tháng Tám thành công Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc tuyên ngôn độc lập, long trọng khẳng định trước toàn thế giới: “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”. Độc lập dân tộc phải thống nhất với sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Trong các thư và điện văn gửi tới Liên hợp quốc và Chính phủ các nước trong thời gian sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố: “...Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc, độc lập cho đất nước”. Cuộc kháng chiến toàn quốc chốn thực dân Pháp bùng nổ, thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc, Người ra lời kêu gọi vang dội núi sông: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Khi đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh phá miền Bắc với quy mô và cường độ ngày càng ác liệt Hồ Chí Minh nêu một chân lý có giá trị cho mọi thời đại: “ Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Dân tộc đó phải được độc lập về các mặt : chính trị, kinh tế, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ; trong đó trước hết và quan trọng nhất là độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn về chính trị. Mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia do dân tộc đó tự quyết định. Người khẳng định: Nước Việt Nam là của người Việt Nam, do dân tộc Việt Nam quyết định, nhân dân Việt Nam không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Véc-xây bản yêu sách gồm tám điểm: Ân xá cho tất cả chính trị phạm bản xứ. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách ban bố cho người bản xứ cũng được đảm bảo về pháp lí như người Âu Châu, xóa bỏ hoàn toàn và triệt để các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố và áp bức đối với bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam. Quyền tự do báo chí và ngôn luận. Quyền tự do lập hội và hội họp. Quyền tự do xuất dương và đi du lịch nước ngoài. Quyền tự do giáo dục và thành lập các trường kỹ thuật chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ học. Thay các chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại đại biểu Pháp được giúp nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ. Bản yêu sách chưa đề cập đến vấn đề tự trị hay là vấn đề dân tộc mà tập trung vào hai nội dung cơ bản: + Đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như đối với người châu âu. Cụ thể là phải xóa bỏ các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố, đàn áp bô phận trung thực nhất trong nhân dân tức là những người yêu nước; phải xóa bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh và thay thế băng chế độ ra các đạo luật. + Đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, đó là các quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, tự do lập hội tự do cư trú,... Bản yêu sách đấy không được bọn đế quốc chấp nhận. Người đã kết luận và cũng là bài học: “Muốn giải phóng dân tộc, không thể bị động trông chờ từ sự giúp đỡ bên ngoài mà trước hết phải dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình”. Nền độc lập thực sự hoàn toàn, theo Hồ Chí Minh còn phải được thể hiện ở ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Suốt đời Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn tột bậc là “làm sao cho nước ta được hoàn độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Người nói: “Chúng ta đã hy sinh, đã giành được độc lập, dân chỉ thấy giá trị của độc lập khi ăn đủ no, mặc đủ ấm”. Tư tưởng này thể hiện tính nhân văn cao cả và triệt để cách mạng của Hồ Chí Minh. Độc lập, tự do là mục tiêu chiến đấu là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, đồng thời cũng là ng
Tài liệu liên quan