Đề tài Ước lượng phần bù rủi ro cho thị trường và áp dụng đối với các cổ phiếu Ngành vận tải trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Tài sản tài chính là loại tài sản mang tính rủi ro cao do thị trường tài chính chứa đựng các yếu tố bất định và ngẫu nhiên. Rủi ro phát sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá của các tài sản tài chính và từ đó ảnh hưởng đến giá trị của công ty. Việc đánh giá rủi ro và xác định giá của các loại tài sản tài chính là rất quan trọng trong hoạt động đầu tư tài chính. Thị trường Việt Nam nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng đang trong quá trình phát triển, việc xác định được giá trị của các tài sản tài chính như các cổ phiếu, trái phiếu . trên thị trường và rủi ro khi đầu tư và nắm giữ các tài sản này, rủi ro của cả hệ thống thị trường là rất có ý nghĩa đối với công tác phát hành, quản lý và đầu tư. Chính vì vậy, có thể thấy việc đưa các mô hình tính toán để xác định phần bù rủi ro cho các chứng khoán là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu như trên, nhưng để xác định được phần bù rủi ro cho toàn thị trường chứng khoán Việt Nam là một công việc vô cùng khó khăn đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian. Tuy nhiên, do khả năng có hạn nên em chỉ xin chọn tính toán đối với một Ngành của thị trường chứng khoán Việt Nam vì thế em đã chọn đề tài “Ước lượng phần bù rủi ro cho thị trường và áp dụng đối với các cổ phiếu Ngành vận tải trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Trong chuyên đề thực tập này, ngoài phần giới thiệu, phần kết luận và phần phụ lục chuyên đề gồm ba chương :  Chương I: Các mô hình xác định phần bù rủi ro – nêu khái quát về phần bù rủi ro, hệ số Beta, mô hình đánh giá rủi ro  Chương II: Ước lượng phần bù rủi ro cho cổ phiếu Ngành vận tải trên TTCK Việt Nam - sử dụng thông tin về các công ty của Ngành vận tải là giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường và áp dụng tính toán bằng các mô hình đã nêu  Chương III: Đánh giá việc áp dụng các mô hình trên – Trình bày về những tồn tại trong quá trình thực tế áp dụng mô hình và xem xét tính hiệu quả của các mô hình đánh giá rủi ro. Mặc dù đã rất cố gắng, tuy nhiên do trình độ còn rất hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp phê bình từ các thầy cô cũng như các bạn sinh viên để em có thể rút kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện hơn nữa vấn đề nghiên cứu này.

doc68 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ước lượng phần bù rủi ro cho thị trường và áp dụng đối với các cổ phiếu Ngành vận tải trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - PHẦN GIỚI THIỆU Tài sản tài chính là loại tài sản mang tính rủi ro cao do thị trường tài chính chứa đựng các yếu tố bất định và ngẫu nhiên. Rủi ro phát sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá của các tài sản tài chính và từ đó ảnh hưởng đến giá trị của công ty. Việc đánh giá rủi ro và xác định giá của các loại tài sản tài chính là rất quan trọng trong hoạt động đầu tư tài chính. Thị trường Việt Nam nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng đang trong quá trình phát triển, việc xác định được giá trị của các tài sản tài chính như các cổ phiếu, trái phiếu ... trên thị trường và rủi ro khi đầu tư và nắm giữ các tài sản này, rủi ro của cả hệ thống thị trường là rất có ý nghĩa đối với công tác phát hành, quản lý và đầu tư. Chính vì vậy, có thể thấy việc đưa các mô hình tính toán để xác định phần bù rủi ro cho các chứng khoán là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu như trên, nhưng để xác định được phần bù rủi ro cho toàn thị trường chứng khoán Việt Nam là một công việc vô cùng khó khăn đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian. Tuy nhiên, do khả năng có hạn nên em chỉ xin chọn tính toán đối với một Ngành của thị trường chứng khoán Việt Nam vì thế em đã chọn đề tài “Ước lượng phần bù rủi ro cho thị trường và áp dụng đối với các cổ phiếu Ngành vận tải trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Trong chuyên đề thực tập này, ngoài phần giới thiệu, phần kết luận và phần phụ lục chuyên đề gồm ba chương : Chương I: Các mô hình xác định phần bù rủi ro – nêu khái quát về phần bù rủi ro, hệ số Beta, mô hình đánh giá rủi ro Chương II: Ước lượng phần bù rủi ro cho cổ phiếu Ngành vận tải trên TTCK Việt Nam - sử dụng thông tin về các công ty của Ngành vận tải là giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường và áp dụng tính toán bằng các mô hình đã nêu Chương III: Đánh giá việc áp dụng các mô hình trên – Trình bày về những tồn tại trong quá trình thực tế áp dụng mô hình và xem xét tính hiệu quả của các mô hình đánh giá rủi ro. Mặc dù đã rất cố gắng, tuy nhiên do trình độ còn rất hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp phê bình từ các thầy cô cũng như các bạn sinh viên để em có thể rút kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện hơn nữa vấn đề nghiên cứu này. Trong quá trình học tập tại “Khoa Toán Kinh Tế” cũng như quá trình thực tập tại “Uỷ ban chứng khoán Nhà nước”, em đã được sự giúp đỡ hết sức tận tình của thầy cô và các anh chị đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện trong học tập cũng như trong công việc, em xin chân thành cảm ơn ! Và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy NGÔ VĂN THỨ - Khoa Toán Kinh Tế đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành tốt được chuyên đề thực tập của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ! B - PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CÁC MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH PHẦN BÙ RỦI RO I. Khái quát về phần bù rủi ro và các phương pháp xác định 1. Khái niệm về phần bù rủi ro Thu nhập và rủi ro là yếu tố rất quan trọng trong tài chính. Các nhà đầu tư đều muốn có thu nhập cao nhưng lại muốn có mức rủi ro tối thiểu, hoặc không có rủi ro. Tuy nhiên, để đạt được điều này rất khó vì ai cũng biết là có một mối quan hệ tồn tại đương nhiên giữa thu nhập và rủi ro: “Rủi ro càng lớn thì thu nhập kỳ vọng càng cao và ngược lại rủi ro càng thấp thì mức thu nhập hứa hẹn khiêm tốn. Như vậy mục tiêu hợp lý là đạt được thu nhập cao hơn tại cùng một mức độ rủi ro. Khi đầu tư vào các tài sản tài chính, các nhà đầu tư luôn có phương châm giảm thiểu rủi ro bằng cách “không bỏ trứng vào cùng một giỏ”. Đa dạng hoá danh mục đầu tư nhằm cắt giảm rủi ro ở đây có nghĩa là kết hợp đầu tư vào nhiều loại chứng khoán mà các chứng khoán này không có tương quan cùng chiều với nhau một cách hoàn hảo (cùng biến động giá lên hoặc xuống) nhờ vậy biến động giảm lợi nhuận của chứng khoán này có thể được bù đắp bằng biến động tăng lợi suất của chứng khoán khác. Chúng ta chia rủi ro của danh mục đầu tư ra làm hai loại: - Rủi ro hệ thống (Systematic risk) - rủi ro hệ thống là yếu tố do thị trường gây ra làm ảnh hưởng đến tất cả các chứng khoán có mặt trên thị trường. Nó chính là rủi ro chung cho tất cả các loại chứng khoán, do đó không thể tránh khỏi bằng việc đa dạng hoá danh mục đầu tư. - Rủi ro phi hệ thống (UnSystematic risk) - rủi ro xuất phát từ chính công ty phát hành chứng khoán đó, do vậy nó có thể được tránh bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư. Tổng rủi ro = Rủi ro hệ thống + Rủi ro phi hệ thống Rủi ro phi hệ thống chỉ ảnh hưởng đến một công ty hay một ngành náo đó. Chẳng hạn, việc đối thủ cạnh tranh phát minh ra một sản phẩm mới hoặc thay đổi công nghệ mới. Việc này chỉ ảnh hưởng đến lợi nhận của một công ty hay một ngành nào đó chứ không ảnh hưởng đến toàn thị trường. Loại rủi ro phi toàn hệ thống có thể cắt giảm được bằng chiến lược đa dạng hoá danh mục của nhà đầu tư. Bằng các tính toán từ các số liệu lịch sử, người ta chứng minh rằng trong cùng một quãng thời gian quan sát, khi tăng số lượng chứng khoán cấu thành của một danh mục đầu tư thì mức biến động thu nhập của danh mục đầu tư giảm xuống và đạt đến một mức giới hạn không thể giảm xuống được nữa. Từ đây người ta đưa ra kết luận là rủi ro hệ thống (rủi ro thị trường) là loại rủi ro mà các nhà đầu tư phải chấp nhận. Như vậy khi các nhà đầu tư nắm giữ các danh mục đầu tư đa dạng hoá tốt thì rủi ro duy nhất họ phải chịu chính là rủi ro hệ thống. Và họ chấp nhận đối mặt với rủi ro hệ thống này thì họ mong muốn nhận được phần bù rủi ro. Khi chúng ta có một khoản tiền thay vì việc lựa chọn các cơ hội đầu tư hàm chứa rủi ro, chúng ta sẽ gửi khoản tiền đó vào ngân hàng và sau mỗi tháng, mỗi năm chúng ta sẽ nhận được khoản lãi dựa theo lãi suất định sẵn của ngân hàng đó. Một cách khác, cũng ta có thể đầu tư vào trái phiếu chính phủ và hưởng lãi suất cố định chắc chắn hàng năm. Những khoản tiết kiệm hay đầu tư vào trái phiếu chính phủ được coi là hầu như không có rủi ro và lãi suất của khoản đầu tư này được gọi là “lãi suất phi rủi ro, ký hiệu là Rf”. Với một tài sản hay một danh mục bất kỳ trên thị trường thì phần chênh lệch giữa lợi suất kỳ vọng của danh mục hay tài sản đó với lãi suất phi rủi ro Rf được gọi là “Phần bù rủi ro”. Và phần chênh lệch giữa lợi nhuận kỳ vọng của thị trường Rm và với lãi suất phi rủi ro Rf được gọi là “Phần bù rủi ro thị trường” . 2. Phương pháp xác định phần bù rủi ro Đánh giá phần bù rủi ro cho các cổ phiếu thông qua phương pháp tiếp cận thị trường là: - Phương pháp xác định phần bù rủi ro trên thị trường dựa theo mô hình định giá tài sản vốn CAPM (capital asset pricing model). - Phương pháp xác định hệ số beta (β) dựa trên mô hình chỉ số đơn hay mô hình chỉ số thị trường (single index model). II. Mô hình định giá tài sản vốn CAPM Mô hình định giá tài sản vốn CAPM là mô hình mô tả mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro. Trong mô hình này, lợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán bằng lợi nhuận phi rủi ro (risk free) cộng với một khoản bù đắp rủi ro của chứng khoán đó. Mặc dù còn có một số mô hình khác nỗ lực giải thích động thái thị trường nhưng mô hình CAPM là mô hình đơn giản về mặt khái niệm và có khả năng ứng dụng sát với thực tiễn. Cũng như bất kỳ mô hình nào khác, mô hình này cũng chỉ là một sự đơn giản hoá hiện thực nhưng nó vẫn cho phép chúng ta rút ra những ứng dụng hữu ích. Sự phát triển của mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) đã giúp cho việc xác định mức độ rủi ro mà các nhà đầu tư trên thị trường có thể chấp nhận được. 1. Các giả thiết của mô hình Mô hình CAPM được xây dựng với các giả thiết liên quan đến nhà đầu tư, đối với thị trường và các tài sản trên thị trường. 1.1. Các giả thiết về nhà đầu tư * Các nhà đầu tư e ngại rủi ro * Các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư là những người chấp nhận giá trên trị trường tài chính. Họ cạnh tranh hoàn hảo hay nói cách khác giá tài sản trên thị trường tài chính là biến ngoại sinh đối với nhà đầu tư. * Các nhà đầu tư đồng nhất với nhau trong dự tính về lợi suất của các tài sản. 1.2. Các giả thiết đối với thị trường và các tài sản trên thị trường * Các tài sản trên thị trường với số lượng cố định trong thời gian chúng ta xem xét và các tài sản có thể chia nhỏ tuỳ ý, tất cả các tài sản đều được giao dịch trên thị trường. * Lợi suất của các tài sản là các biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn. * Trên thị trường có tài sản phi rủi ro và các nhà đầu tư có thể vay hoặc cho vay các tài sản phi rủi ro với lãi suất phi rủi ro và số lượng không hạn chế. * Các thị trường tài chính là thị trường hoàn hảo theo nghĩa sau: + Mọi thông tin liên quan đến thị trường đối với các nhà đầu tư đều có thể tiếp cận được. + Không có các hạn chế, quy định rằng buộc về khối lượng các loại tài sản giao dịch cũng như việc bán khống các loại tài sản. + Không có cách chi phí liên quan đến việc giao dịch tài sản, không để cập đến thuế, thuế môi giới, phí giao dịch. 2. Các danh mục và các biểu diễn hình học của mô hình CAPM 2.1. Danh mục thị trường và tính hiệu quả của danh mục thị trường Giả sử trên thị trường có N loại tài sản rủi ro. Lợi suất của mỗi tài sản r~ N(,) i= Ta ký hiệu = Cov(r,r) với i,j =1,2,…,N là hiệp phương sai của lợi suất tài sản i với lợi suất của tài sản j. Ma trận hiệp phương sai của N lợi suất(tài sản) V= Trong đó : là phương sai của lợi suất của tài sản i. : V là ma trận đối xứng xác định dương nên tồn tại ma trận nghịch đảo V là ma trận đối xứng và cùng có tính xác định dương. * Thiết lập danh mục thị trường: Gọi V là giá trị thị trường của tài sản rủi ro(i) Như vậy là tổng giá trị thị trường của tất cả tài sản rủi ro có trên thị trường. Xây dựng trọng số W= (i=1,2,….,N). Ta có: (i=1,…..,N). Danh mục thị trường(M)=( W,W,……,W). Trong đó W là tỷ trọng tài sản rủi ro i (i=1,…..,N)trong danh mục thị trường (M). * Tính hiệu quả của danh mục thị truờng (M) Trạng thái cân bằng của thị trường là trạng thái cân bằng giữa cung tài sản và cầu tài sản. Giả sử có K nhà đầu tư. Nhà đầu tư k có hàm lợi ích Uk tương ứng với danh mục đầu tư Pk. Do nhà mục tiêu của nhà đầu tư là tối đa hoá lợi ích kỳ vọng nên Pk nằm trên biên hiệu quả. Ký hiệu: w là tỷ trọng nhà đầu tư vào T (là danh mục được xác định bằng tiếp tuyến xuất phát từ R tiếp xúc với biên hiệu quả). (1-w) là tỷ trọng nhà đầu tư k đầu tư vào danh mục phi rủi ro F (là danh mục chỉ có tài sản phi rủi ro). Danh mục T (t,t,….,t), tỷ trọng nhà đầu tư k đầu tư vào tài sản rủi ro i là: w*t (i= k=) V: là giá trị thị trường của tất cả tài sản của nhà đầu tư k V: là giá trị thị trường của tài sản i do nhà đầu tư k nắm giữ V=w*t*V i= k= Mức cung tài sản i trên thị trường: V Mức cầu tài sản i trên thị trường: Suy ra khi thị trường cân bằng: V= i= Lập luận tương tự đối với tài sản phi rủi ro V= Mặt khác ta có w== = =t w =t; vậy suy ra M Danh mục thị trường trùng với danh mục tiếp tuyến,T là danh mục hiệu quả suy ra M là danh mục hiệu quả. + Tại Pk đầu tư một phần vào danh mục tài sản phi rủi ro (F) một phần vào danh mục (T). + Tại Qk nhà đầu tư đi vay thêm để đầu tư E(R) (R) T Qk Pk L L L F=R Như vậy trong điều kiện mọi cá nhân đều đầu tư phần nào của cải của họ vào danh mục hiệu quả, thì danh mục thị trường phải hiệu quả, vì thứ nhất thị trường đơn giản là tổng của các danh mục cá nhân và thứ hai mọi danh mục cá nhân đều hiệu quả. 2.2. Đường thị trường vốn (CML) Đường thị trường vốn(CML) được minh hoạ qua đồ thị như sau. E(Ri)= R+ Trong đó : E(r) : là lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu i R : là lợi suất phi rủi ro trên thị trường. E(RM) : là lợi suất kỳ vọng của thị trường (RM) : Rủi ro của thị trường (Ri) : Rủi ro của tài sản i E(rj) E(rm) R M CML (rj) (rm) Hình trên là đồ thị của đường thị trường vốn. Hệ số góc là tỷ lệ đánh đổi giữa lợi suất của danh mục và rủi ro của danh mục còn gọi là giá của rủi ro. Nghĩa là khi mức độ rủi ro tăng lên 1% thì nhà đầu tư đòi hỏi gia tăng trong lợi suât kỳ vọng là (%). 2.3. Đường thị trường chứng khoán (SML)_ biểu diễn hình học của mô hình CAPM E(ri) E(rm) R M SML Hình trên là đồ thị của đường thị trường chứng khoán Trong điều kiện cân bằng thị trường, nếu danh mục là danh mục hiệu quả thì danh mục đó phải được định giá sao cho (P) nằm trên thị trường vốn. Q là một danh mục bất kỳ: - r = (-r) - r : chênh lệch lợi suất của danh mục Q - r: chênh lệch lợi suất của danh mục thị trường. r : lợi suất của tài sản phi rủi ro. Với tài sản (i) ta có : - r = (- r) Ký hiệu: = Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) -r =(-r) Hay = r+(-r) : Lợi suất mong muốn của nhà đầu tư khi đầu tư vào tài sản (i) (-rf) : Phần bù rủi ro cho việc nhà đầu tư chọn tài sản (i) để đầu tư. Nhận xét : SML được coi là một tiêu chí chuẩn mực để đánh giá một phương án đầu tư. Với việc chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định đối với một phương án đầu tư, SML cho chúng ta biết lợi nhuận thu được của phương án đầu tư đó là bao nhiêu mới có thể bù đắp được rủi ro mà các nhà đầu tư phải gánh chịu. Xuất phát từ đường SML, tất cả các chứng khoán nếu được định giá chính xác nhất phải nhất thiết nằm trên đường SML. Với những điểm nằm phía dưới hoặc phía trên đường SML đều biểu hiện tình trạng giá không phản ánh đúng với giá trị cân bằng trên thị trường. Nếu là điểm nằm phía trên đường SML, chứng khoán đó được định giá thấp hơn giá trị thực của chúng. Trong trường hợp này các nhà đầu tư nên mua loại chứng khoán này. Ngược lại nếu điểm đó nằm dưới đường SML, không nên mua loại chứng khoán này vì giá của chúng cao hơn giá trị thực. 2.4. Mối quan hệ giữa CML và SML Nếu P là danh mục hiệu quả ta có phương trình : Lợi suất trung bình của danh mục P : Độ dao động của lợi suất của danh mục P : Phần bù rủi ro của danh mục thị trường Một danh mục Q hoặc một tài sản i bất kỳ đều có giá ở trên thi trường và giá của chúng được xác định theo phương trình sau: : Lợi suất trung bình của danh mục Q : Lợi suất trung bình của tài sản i ; đo lường độ rủi ro của tài sản i hoặc danh mục Q CML SML M 1 Danh mục hiệu quả : Danh mục phi hiệu quả : Đối với tài sản hoặc danh mục dù là hiệu quả hoặc không hiệu quả tuy nhiên các tài sản hoặc danh mục được mua bán trên thị trường nên nó có giá của nó. Để xác định được ta tính lợi suất của danh mục hoặc tài sản, nếu ta sử dụng mô hình CAPM ta có thể xác định được vị trí tương đối của nó trên đường SML 2.5. Hệ số beta (β) Như chúng ta đã biết, khi các nhà đầu tư thiết lập một danh mục đa dạng hoá đầu tư, rủi ro phi hệ thống là loại đầu tư không đựơc thị trường trả giá. Nói các khác thì thị trường chỉ chấp nhận mang lại thu nhập cao hơn cho tài sản có mức rủi ro thị trường lớn hơn chư không phải mức tổng rủi ro lớn hơn. Do đó, vấn đề đặt ra là để xác định mức thu nhập mong đợi của đầu tư vào một tài sản người ta cần đo lưòng mức rủi ro thị trường của tài sản đó mức mà thị trường trả giá cho nó. Hệ số Bêta là hệ số đo lường mức rủi ro thị trường này của từng tài sản cũng như của từng danh mục. Các chuyên gia tài chính cho rằng các tài sản khác nhau mang trên mình mức rủi ro không đa dạng hoá được khác nhau phụ thuộc vào sự biến động của chúng so với sự biến động của toàn thể thị trường. Hệ số Bêta là hệ số đo lường sự biến động trong lợi suất của một tài sản so với sự biến động của lợi suất toàn thể thị trường trong từng thời kỳ. Theo định nghĩa trong từ điển tài chính Collins thì: “Hệ số bêta: một đại đo lường sự phản ứng của lợi suất kỳ vọng của một chứng khoán tài chính riêng biệt, có liên quan tới những biến động trong lợi suất kỳ vọng trung bình của các chứng khoán còn lại trên thị trường. Hệ số Beta cũng được xem như là một yếu tố đòn bẩy đối với lợi nhuận của tài sản tài chính. Khi phần bù rủi ro thị trường (R-R) thay đổi 1% thì lợi nhuận kỳ vọng của tài sản tài chính thay đổi β%. Trên thị trường đầu tư , hệ số Beta được tính toán và sử dụng rất rộng rãi trong việc tạo ra các quyết định đầu tư và đánh giá hoạt động của các nhà quản lý đầu tư, trong phân tích cũng như hoạch định chiến lược đầu tư. Do hệ số Beta là hệ số đo lường mức độ rủi ro, khi xác định được hệ số Beta của công ty mình, các nhà quản lý đồng thời ước lượng được rủi ro mà công ty mình đành gánh chịu, trên cơ sở đó họ có thể đưa ra những đối sách hợp lý trong chiến lược phát triển của công ty. Trên một thị trường tài chính chuyên nghiệp, nơi mà việc đầu tư vào các tài sản tài chính được thực hiện theo các danh mục và được quản lý bởi các nhà quản lý đầu tư, hệ số Beta là một trong những cơ sở quan trọng để các nhà quản lý lựa chọn tài sản vào danh mục của mình. Với hệ số Beta, thước đo về mức độ thành công trong hoạt động đầu tư và quản lý được đo lường và thể hiện rõ ràng hơn. Như vậy chúng ta có thể thấy hệ số Beta có vai trò rất quan trọng không chỉ trong đánh giá cổ phiếu, tài sản tài chính của công ty trên thị trường cũng như trong các hoạt động đầu tư, mà còn cả trên thị trường ngoại hối. Một thị trường phát triển cần phải có những danh mục công bố Beta của các tài sản trên thị trường. Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy bêta, càng lớn thì phần bù rủi ro càng lớn hay tài sản càng có mức độ rủi ro cao. * Nếu 1 thì khi thị trường thay đổi thì tài sản (i) thay đổi cùng xu hướng với xu hướng của thị trường nhưng độ biến động là mạnh hơn. Tài sản được đánh giá là năng động (Aggressive). * Nếu < 1 tài sản được đáng giá là thụ động (Defensive). 3. Các đặc tính của CAPM 3.1. Phương trình biểu diễn CAPM E(r) = r + * Trong đó : E(r) : là lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu i r : là lợi suất phi rủi ro trên thị trường. E(r) : là lợi suất kỳ vọng của thị trường. : là thước đo về mức độ rủi ro của tài sản Dạng ngẫu nhiên của mô hình : ri = rf + β(rm – rf) + εi Với : E(εi) = 0; Cov(rm , εi ) = 0 3.2. Các đặc tính CAPM có một số đặc tính quan trọng. Thứ nhất, trong cân bằng, mọi tài sản phải được định giá sao cho doanh lợi kỳ vọng đã điều chỉnh rủi ro của nó nằm chính xác trên đường thị trường chứng khoán (SML). Nhà đầu tư luôn có thể đa dạng hoá mọi rủi ro ngoại trừ hiệp phương sai của một tài sản với danh mục thị trường mà thôi. Nói các khác, họ có thể đa dạng hoá mọi rủi ro trừ rủi ro của tổng thể nền kinh tế vốn không thể tránh khỏi ( không thể đa dạng hoá được). Hệ quả là, rủi ro duy nhất nhà đầu tư phải trả một phần bù để tránh đi là rủi ro hiệp phương sai. Tổng rủi ro hệ thống là kết quả phép đo hiệp phương sai tài sản đó với nền kinh tế, và rủi ro phi hệ thống vốn độc lập với nền kinh tế. Vấn đề đặt ra ở đây là ta không thể so sánh phương sai của một tài sản đơn lẻ với phương sai của một danh mục được đa dạng hoá tốt. Phương sai của danh mục sẽ gần như luôn nhỏ hơn. Phép đo chính xác cho một tài sản đơn lẻ là hệ số Beta, là hiệp phương sai của nó với thị trường chia cho phương sai của thị trường. Một tính chất quan trọng khác của CAPM là phép đo rủi ro cho một tài sản đơn lẻ là cộng tuyến tính khi tài sản được đưa vào danh mục. Ví dụ nếu ta đưa a% của cải của ta vào tài sản X với rủi ro hệ thông BetaX, và b% vào tài sản Y , với rủi ro hệ thông là BetaY, thì Bbeta của danh mục tạo lên đơn giản là trung bình gia quyền của Beta các tài Phương sai của doanh lợi một danh mục là: Var(= Có thể viết lại là: ta hiểu wCOV(R,R) chính là rủi ro chứng khoán i trong danh mục P. Tuy nhiên, sự thay đổi biên của đóng góp của tài sản i vài rủi ro của danh mục đơn giản là COV(RR). Do vậy, hiệp phương sai là định nghĩa đúng đắn về rủi ro vì nó đo lường sự thay đổi trong rủi ro danh mục khi ta thay đổi trọng số của một số tài sản trong danh mục. Mặc dù việc sử dụng rủi ro hệ thống và rủi ro không thể đa dạng hoá có cùng nghĩa như rủi ro hiệp phương sai, chúng có đôi chút khác nhau. Chúng đều bắt nguồn cùng từ việc có thể đa dạng hoá mà không mất chi phí và sự tồn tại của một danh mục thị trường lớn. Định nghĩa về rủi ro hiệp phương sai thì lại không phải vậy . Nó tiếp tục có nghĩa ngay cả khi khái niệm về danh mục thị trường chỉ chứa một tài sản mà thôi. 4. Ứng dụng của mô hình CAPM 4.1. Phân tích rủi ro của tài sản, danh mục Ta có mô hình hồi quy đơn Trong đó : Tổng rủi ro
Tài liệu liên quan