Đề tài Vài nét về thiền Phật giáo ở Việt Nam và vai trò của nó trong xã hội hiện đại

Với đặc điểm thuần lý, thực tiễn, công hiệu, không bạo động, không quá khích, khoan hồng và đại đồng, trên 2500 năm xuyên suốt lịch sử của nhân loại, trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, Phật giáo ngày càng phát triển gần gũi với mọi dân tộc, mọi xã hội. Sự linh động mềm dẻo không cứng nhắc của giáo lý Phật giáo hầu như rất dễ thích ứng với từng đặc điểm mang tính đặc trưng của các vùng văn hóa các dân tộc trên khắp thế giới. Phật giáo đã đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục tâm hồn mỗi con người, tạo dựng những tình cảm tốt đẹp theo suy nghĩ Chân - Thiện – Mĩ, giúp giải quyết những mâu thuẫn ngấm ngầm trong lòng mỗi con người từ đó xây dựng một xã hội an lạc hạnh phúc. Mục tiêu duy nhất, rõ ràng và thực tiễn của Phật giáo là chấm dứt sự khổ đau, mang lại hạnh phúc cho chúng sinh ở ngay trong cuộc sống hiện tại này. Tinh thần của mục tiêu ấy cũng được thể hiện rõ trong tinh thần của Thiền Phật giáo. Bởi Phật giáo giải thích nguyên nhân của sự khổ đau là do tham ái và vô minh của con người. Phật giáo hướng con người đến con đường giải thoát sự khổ đau từ chính trong bản thân mình theo bát chính đạo: Chính kiến (hiểu biết đúng đắn); Chính tư duy (tư tưởng đúng đắn, chân chính); Chính ngữ (nói những lời chân chính, không nói dối, phù phiếm gây hại đến người khác); Chính nghiệp (hành động chân chính); Chính mệnh (sinh sống chân chính); Chính tinh tiến (Là cố gắng chân chính); Chính niệm (Liên tục quán tưởng đến 3 phương diện Thân, Khẩu, Ý); Chính định (tập trung tâm ý vào một điểm). Bản chất của tám con đường này được thể hiện trọn vẹn trong Thiền Phật giáo thông qua con đường tu học giới - định - tuệ. Khi con người ý thức được giới, tức là thực hành chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, Phật giáo đã giáo dục con người lối sống đạo đức. Tu học định, chính là thực hành chính tinh tiến, chính niệm, chính định, mục tiêu chính là an tâm, ổn định tâm tán loạn, từ đó mới khởi được trí tuệ, diệt trừ vô minh – nguyên nhân của sự khổ. Tu học Tuệ trong bát chính đạo chính là chính kiến, chính tư duy.

doc111 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vài nét về thiền Phật giáo ở Việt Nam và vai trò của nó trong xã hội hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vài nét về thiền Phật giáo ở Việt Nam và vai trò của nó trong xã hội hiện đại MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Lịch sử nghiên cứu đề tài. Giới hạn nghiên cứu đề tài. Phương pháp nghiên cứu đề tài. CHƯƠNG 1. PHẬT GIÁO VÀ THIỀN Phật giáo. Thiền là gì Mục tiêu của Thiền. Đối tượng của Thiền. CHƯƠNG 2. THIỀN PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM Sự lan toả của Phật giáo Ấn Độ vào các nước Phương Đông: Bắc truyền và Nam truyền. Cội nguồn của các Thiền phái ở Việt Nam Thiền ở Trung Quốc. Thiền ở Nhật Bản. Thiền ở Việt Nam. Các dòng thiền sơ khởi Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền phái Vô Ngôn Thông Thiền phái Thảo Đường Thiền phái Việt Nam - Thiền phái Trúc Lâm Không ngừng tiếp thu tinh hoa các dòng thiền Thiền phái Lâm Tế và Tào Động Thiền phái Liễu Quán Nối liền mạng mạch Thiền phái Việt Nam Thiền viện Thường Chiếu của Hoà thượng Thích Thanh Từ Thiền viện Làng Mai (Pháp) của Hoà thượng Thích Nhất Hạnh CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA THIỀN TRONG ĐỜi SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI Ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Với đặc điểm thuần lý, thực tiễn, công hiệu, không bạo động, không quá khích, khoan hồng và đại đồng, trên 2500 năm xuyên suốt lịch sử của nhân loại, trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, Phật giáo ngày càng phát triển gần gũi với mọi dân tộc, mọi xã hội. Sự linh động mềm dẻo không cứng nhắc của giáo lý Phật giáo hầu như rất dễ thích ứng với từng đặc điểm mang tính đặc trưng của các vùng văn hóa các dân tộc trên khắp thế giới. Phật giáo đã đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục tâm hồn mỗi con người, tạo dựng những tình cảm tốt đẹp theo suy nghĩ Chân - Thiện – Mĩ, giúp giải quyết những mâu thuẫn ngấm ngầm trong lòng mỗi con người từ đó xây dựng một xã hội an lạc hạnh phúc. Mục tiêu duy nhất, rõ ràng và thực tiễn của Phật giáo là chấm dứt sự khổ đau, mang lại hạnh phúc cho chúng sinh ở ngay trong cuộc sống hiện tại này. Tinh thần của mục tiêu ấy cũng được thể hiện rõ trong tinh thần của Thiền Phật giáo. Bởi Phật giáo giải thích nguyên nhân của sự khổ đau là do tham ái và vô minh của con người. Phật giáo hướng con người đến con đường giải thoát sự khổ đau từ chính trong bản thân mình theo bát chính đạo: Chính kiến (hiểu biết đúng đắn); Chính tư duy (tư tưởng đúng đắn, chân chính); Chính ngữ (nói những lời chân chính, không nói dối, phù phiếm gây hại đến người khác); Chính nghiệp (hành động chân chính); Chính mệnh (sinh sống chân chính); Chính tinh tiến (Là cố gắng chân chính); Chính niệm (Liên tục quán tưởng đến 3 phương diện Thân, Khẩu, Ý); Chính định (tập trung tâm ý vào một điểm). Bản chất của tám con đường này được thể hiện trọn vẹn trong Thiền Phật giáo thông qua con đường tu học giới - định - tuệ. Khi con người ý thức được giới, tức là thực hành chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, Phật giáo đã giáo dục con người lối sống đạo đức. Tu học định, chính là thực hành chính tinh tiến, chính niệm, chính định, mục tiêu chính là an tâm, ổn định tâm tán loạn, từ đó mới khởi được trí tuệ, diệt trừ vô minh – nguyên nhân của sự khổ. Tu học Tuệ trong bát chính đạo chính là chính kiến, chính tư duy. Thiền là tịnh tâm, nuôi dưỡng tâm từ bi hỷ xả, để có cái nhìn sáng suốt về cuộc sống như nó vẫn đang tồn tại, phá bỏ mọi chấp trước khái niệm mà chúng ta đặt cho nó. Dạy con người hướng thiện, sống đạo đức chân chính, dạy con người tĩnh tâm để có những suy nghĩ đúng đắn, nhận thức thực tướng cuộc sống như nó vốn là thế (chân như), chính là tinh thần của Thiền và là mục đích cao cả duy nhất của Phật giáo đó là diệt trừ sự đau khổ để được giải thoát. Rõ ràng để thoát khỏi bể khổ đau Phật giáo không dạy con người cầu tìm một thế lực bên ngoài giúp đỡ mà Phật giáo dạy cho con người biết hạnh phúc và sự giải thoát đã có ngay trong chính mỗi con người. Để có cuộc sống an lạc hạnh phúc công việc của mỗi chúng ta chính là tu tâm tích đức, có cái nhìn thấu suốt về cuộc sống, con đường đơn giản mà huyền diệu đó chính là Thiền. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn to lớn này mà ngày nay trên khắp các châu lục ở mọi hoàn cảnh xã hội khác nhau, Thiền được mọi người thực hành rất phổ biến. Thiền không chỉ còn là một tông phái mang tính tôn giáo, mà đã trở thành một pháp môn thực tế, thực hành sâu rộng nhằm đạt được những hiệu quả về tâm lý và sức khoẻ. Ngay từ đầu công nguyên, Phật giáo đã có mặt tại Việt Nam. Cũng trong thời gian đó, thiền đã xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, vào khoảng thế kỷ thứ 3 và được truyền dạy bởi các vị Cao tăng đầu tiên như: Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương. Sau đó, Việt Nam đã tiếp nhận những dòng thiền từ Trung Quốc như Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Thiền phái Vô Ngôn Thông, Thiền phái Thảo Đường. Kết tụ những tinh hoa dân tộc, Việt Nam đã khái sáng thiền phái riêng của mình, đó là Thiền phái Trúc Lâm. Mạng mạch thiền vẫn luôn được ông cha ta duy trì và phát triển không ngừng. Mà ngày nay nhắc đến thiền Việt Nam chúng ta không thể không nhắc đến những đóng góp to lớn của Thiền viện Thường Chiếu của Hoà thương Thích Thanh Từ, và Thiền viện Làng Mai (Pháp) của Hoà thượng Thích Nhất Hạnh. Thiền Việt Nam đã có cả một quá trình lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, và đã đạt được rất nhiều thành tựu, chính vì vậy mà chúng tôi đã chọn đề tài “Vài nét về thiền Phật giáo ở Việt Nam và vai trò của nó trong xã hội hiện đại” để phân tích và giới thiệu. Lịch sử nghiên cứu đề tài Phật giáo là một trong ba tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn trên thế giới. Số tín đồ Phật giáo hiện nay rất đông (theo số liệu thống kê của “Bách khoa toàn thư Cơ đốc giáo thế giới” năm 1982, toàn thế giới có 295.570.780 tín đồ Phật giáo) và có mặt khắp nơi trên thế giới. Có vai trò rất lớn điều tiết mọi mẫu thuẫn ngấm ngầm trong mỗi con người ở xã hội hiện đại bằng những lời dạy, hướng dẫn con người tu tập tìm lại chính mình, có cuộc sống an lạc thanh tịnh nơi thân và tâm. Việc nghiên cứu về Phật giáo đã có cả một bề dày lịch sử, một kho tàng sách về kinh tạng, lý luận, con đường tu tập … đồ sộ. Các hướng tiếp cận để nghiên cứu Phật giáo ngày nay không chỉ hạn chế ở các tài liệu cổ Pali – Sanscrit, các bộ kinh cổ điển nữa mà đã có rất nhiều những cách tiếp cận khác nhau. Các học giả có thể nghiên cứu Phật giáo qua kết quả của các cuộc khai quật khảo cổ, nghiên cứu trực tiếp các đạo sư, thiền sư nổi tiếng - những chứng nhân sống về giáo lý và sự tu tập miệt mài về lý tưởng cao cả của đạo Phật. Chân giá trị vĩnh cửu của Phật giáo đã được khám phá và thể hiện ở nhiều khía cạnh nhiều lĩnh vực khác nhau và được ứng dụng ngay vào trong cuộc sống hiện tại ngay tại đây chứ không phải của thế giới nào khác. Trong dòng chảy nghiên cứu Phật giáo mạnh mẽ và sung sức ấy, nghiên cứu về Thiền Phật giáo đã trở thành một trào lưu nóng, phát triển rực rỡ. Lý thuyết của Thiền, tinh thần của Thiền dường như có mặt ở khắp mọi nơi trong các công trình nghiên cứu về Phật giáo. Không chỉ có những công trình nghiên cứu trực tiếp về Thiền như những tác phẩm: Thiền Căn Bản do Hoà Thượng Thích Thanh Từ soạn dịch; Thiền Đạo Tu Tập của tác giả Trương Trùng Cơ do Như Hạnh dịch, Thiền Sư Việt Nam do Hoà Thượng Thích Thanh Từ biên soạn… mà tất cả những tài liệu nghiên cứu về Phật giáo nói chung đều đề cập đến Thiền trong đó như những cuốn: Phật Giáo Thế Giới, Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận… Vì thiền là biểu hiện sinh động và rõ nét bản chất của Phật giáo. Gần đây bạn đọc Việt Nam còn được tiếp xúc với rất nhiều tác phẩm của Hoà Thượng Thích Nhất Hạnh mà trong đó thấm đẫm tinh thần thiền như: Thả Một Bè Lau, Tuổi Trẻ Lý Tưởng và Hạnh Phúc, Giận… Hay tập sách Phụng Hoàng Cảnh Sách và tập Phụng Hoàng Sách Tấn của Hoà Thượng Thích Thanh Từ. Ý thức rất rõ về tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhằm mục đích bảo tồn và lưu truyền phát triển mạch thiền của dân tộc, vì thế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu thiền được công bố. Nếu để phân loại các công trình nghiên cứu về thiền và tính chất của nó chúng ta có thể phân ra làm 3 loại, đó là: 2.1. Các công trình nghiên cứu của giới học giả nghiên cứu về Phật học. Trong các công trình luận giải về lịch sử Phật giáo, về đặc điểm Phật giáo, đã có mục viết về Thiền, ở nhiều góc độ và mục đích khác nhau. Như trong cuốn “Việt Nam Phật giáo sử luận I-II-III” của tác giả Nguyễn Lang, nhà xuất bản Văn học, năm 2000, trong Tập I, ở chương III, IV,VI,VII,XII,XIII,XIV tác giả đã đề cập về Thiền học Việt Nam, các phái Thiền, và các Thiền sư. Ở đây Thiền được nghiên cứu ở góc độ Lịch sử, được soi chiếu về sự hình thành và phát triển trong tấm gương lịch sử Phật giáo Việt Nam. Hay các bài viết mà Giáo Sư Minh Chi đã viết đăng trên các báo Nguyệt San về Phật giáo, đã đề cập đến những lợi ích của việc hành Thiền, đặc điểm của phương pháp tu thiền… Nói chung, Thiền được các nhà Phật học nghiên cứu ở góc độ lý luận, với cái nhìn Thiền trong Thiền tông – một tông phái của Phật giáo. Những công trình này có ý nghĩa rất lớn trong việc hệ thống lại các giáo lý, lịch sử hình thành và phát triển, hiện trạng hiện nay của tông phái đó nằm trong nền của sự phát triển Phật giáo nói chung. 2.2. Bên cạnh các công trình nghiên cứu về Thiền của giới học giả Phật học, thật thiếu sót khi chúng ta bỏ qua nguồn tài liệu vô cùng quý giá về Thiền của giới Tăng Ni Phật giáo. Thiền xuất hiện rất sớm ở Ấn Độ, khi được truyền sang Trung Quốc vào thế kỷ thứ VI, ở đây Thiền đã phát triển rực rỡ trở thành một tông phái (Thiền tông) sau đó được truyền rộng rãi sang Việt Nam (thế kỷ VII), Nhật Bản (thế kỷ XII). Như vậy nguồn mạch Thiền đã truyền đến Việt Nam từ rất sớm, và chúng ta không phải không có nguồn tài liệu về Thiền, trái lại rất phong phú như: Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục, Liệt Tổ Truyện, Nam Minh Thiền Lục, Thánh Đăng Thực Lục, Liệt Tổ Yếu Ngữ, Kế Đăng Lục, Tam Tổ Thực Lục, Thiền Uyển Tập Anh, … Tuy vậy, do nạn giặc ngoại xâm có sách còn sách mất, bị giặc đốt phá hoặc mang về nước, hiện nay số văn tự cổ viết về Thiền của ta còn không đáng kể, đa số đều đề cập đến phả hệ của các tông phái Thiền Việt Nam. Và gần đây nhất, năm 2004 nhà xuất bản Tôn Giáo đã tái bản lần thứ 4 cuốn Thiền Sư Việt Nam, của Hoà Thượng Thích Thanh Từ. Những tư liệu này đề cập đến các tông phái và các Thiền sư Việt Nam, phần nhiều mang tính lịch sử. Hiện nay, phong trào trấn hưng mạch Thiền học ở nước ta đã được dấy lên nhằm bảo tồn mạng mạch Thiền vốn đã có ở nước ta hơn 10 thế kỷ. Các Thiền sư nổi tiếng trong nền Phật học của nước ta không ngừng biên soạn viết sách về Thiền. Như cuốn Thiền Căn Bản – Đại Sư Trí Khải, Hoà Thượng Thích Thanh Từ soạn dịch, Thiền Đạo Tu Tập – Trương Trùng Cơ, cư sĩ Như Hạnh dịch… Thiền đã có trong tất cả các bài giảng dạy cho các Thiền sinh của mình tại Thiền viện Trúc Lâm của Hoà Thượng Thích Thanh Từ đã được đệ tử của Ngài soạn thành tác phẩm Phụng Hoàng Cảnh Sách và Phụng Hoang Sách Tấn. Hay trong một loạt sách mới xuất bản của Thiền sư Thích Nhất Hạnh như Giận, Thả Một Bè Lau, Cho Đất Nước Đi Lên, Tuổi Trẻ Lý Tưởng và Hạnh Phúc… đều phảng phất có tinh thần Thiền trong đó. Các công trình nghiên cứu về Thiền không chỉ giới hạn trong nguồn tài liệu sách vở mà còn được công bố rộng rãi trên các trang website bằng rất nhiều thứ tiếng như: buddhismtoday.com; thuvienhoasen.com; phattuvietnam.net; lieuquanhue.vn; quangduc.com; vanhoaphatgiao.com; thientongvietnam.huongsen.com … Tất cả các công trình này phần nhiều đề cập đến Thiền ở góc độ tôn giáo, Thiền mà họ đề cập đến là một thứ thiền cao siêu tu tập dẫn đến giác ngộ thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Đối tượng mà họ nhằm đến là giới tu sĩ Phật giáo, vì thế đại đa số dân chúng khi tiếp cận rất dễ bị nản lòng. Hoặc một số bài viết luận về Thiền, về đặc điểm, bản chất của Thiền lại không khái quát được toàn bộ về lý thuyết Thiền cho người mới lần đầu tiếp cận với Thiền, đọc bài viết ngắn đó của họ sẽ tiếp nhận lĩnh hội được ý tứ của người viết. 2.3. Ngoài dòng tài liệu nghiên cứu về Thiền một cách đầy đủ từ lịch sử hình thành, truyền thừa cho đến các nguyên tắc lý luận sâu xa của Thiền, còn có các tác phẩm nghiên cứu về Thiền theo hướng cắt lớp, luận về một vài đặc điểm nổi bật đặc trưng của Thiền. Vì Thiền có mặt trong mọi lĩnh vực đời sống văn hoá, nghệ thuật, ngay cả uống trà, múa gươm cũng có thể thành đạo, nên ta gọi là “trà đạo”, “kiếm đạo”. Bàn về lĩnh vực nghệ thuật Thiền có tác phẩm Thiền Thoại Thiền Hoạ (dịch: Tranh minh hoạ giai thoại thiền) của Hoà thượng Tinh Vân, Thích Tuệ Thông soạn dịch, Hay tác phẩm Chứng Đạo Ca của Thiền sư Huyền Giác, do Thiền sư Vĩnh Thạnh giải thích… Tóm lại, chúng ta có thể thấy việc nghiên cứu về Thiền nói chung và thiền ở Việt Nam nói riêng đã có cả một bề dầy lịch sử và khối lượng đồ sộ các công trình nghiên cứu đã được công bố. Chính vì thế, đã rất khó khăn cho chúng tôi khi triển khai nghiên cứu đề tài của mình. Khó khăn về việc lựa chọn nguồn tài liệu, khó khăn vì có thể bài viết của mình có sự trùng lặp với các tác phẩm nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên mọi khó khăn đã được tháo gỡ. Như chúng ta thấy các tác phẩm nghiên cứu trên đều đã rất hoàn chỉnh và công phu, luận về tận sâu gốc rễ của Thiền trên cả trục dài lịch sử và mặt cắt ngang của từng thời đại Thiền. Các công trình này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất to lớn. Song không phải ai cũng có thể lĩnh hội được những triết lý cao siêu đã được nêu trong các công trình ấy. Vì thế với phạm vi luận văn của mình, chúng tôi mong mỏi nêu lên được giá trị thực tiễn và khoa học của Thiền và truyền thống thiền học của cha ông ta mà ngày nay chúng ta cần phải bảo tồn và phát huy triệt để những tinh hoa của nó. Chúng tôi hy vọng với luận văn này có thể phần nào góp sức mình giới thiệu Thiền với đại đa số người dân, giúp trải rộng mạng mạch Thiền đến từng người, từng gia đình, để động viên họ thực tập Thiền, có một cuộc sống tu tập an lành và hạnh phúc. Giới hạn nghiên cứu đề tài Với đề tài của luận văn, chúng tôi mong muốn sẽ đem lại sự hiểu biết tổng quan bước đầu đối với những người chưa từng được tiếp xúc với Thiền, gieo vào dòng suy nghĩ bất tận của các bạn một tâm Thiền rất đời sống chứ không phải tâm Thiền triết học cao siêu khó tiếp cận, cũng không phải là phương pháp Thiền giác ngộ để thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Luận văn chỉ đề cập về Thiền ở góc độ dễ hiểu với mục đích giới thiệu những lợi ích của Thiền để người đọc có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Trên thế giới, suốt tiến trình lịch sử dài lâu đã hình thành rất nhiều hình thức hành thiền khác nhau. Có những hình thức thiền xuất phát từ tôn giáo, có những hình thức hành thiền không gắn với một tôn giáo nào. Thiền định có nhiều loại, nhiều thứ. Có thứ chính, thứ tà, có thứ sâu, thứ cạn, có thứ thiền của đạo Tiên, đạo Bà la môn, các lối thôi miên, có thứ thiền của phàm phu, có thứ thiền của Tiểu thừa, có thứ thiền của Ðại thừa… Thiền mà chúng tôi bàn luận ở đây là Thiền Phật giáo. Thiền Phật giáo này là di sản văn hoá tinh thần rất quý báu mà cha ông ta đã để lại đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau gìn giữ, phát huy và giữ liền mạng mạch để không bị ngắt quãng. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để việc nghiên cứu đề tài được thành công, chúng tôi đã sử dụng cùng một lúc rất nhiều phương pháp khác nhau. Về đề tài Thiền, đây không phải là lần đầu tiên được nghiên cứu, vì thế đã có rất nhiều tư liệu bài viết về Thiền ở nhiều góc độ khác nhau. Để làm được đề tài này, thao tác đầu tiên là chúng tôi phải trình bày giải thích về khái niệm Thiền. Trên các cứ liệu mà chúng tôi thu thập được từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích để trình bày một cách gần gũi dễ hiểu nhất về các khái niệm cũng như bản chất của Thiền và các mục đề có trong luận văn. Cũng từ khối tư liệu khổng lồ mà nhân loại đã nghiên cứu về đề tài Thiền ở nhiều góc độ sắc thái với những mục đích chính trị, tôn giáo, xã hội khác nhau, chúng tôi phải sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra các vấn đề, các luận điểm nhằm làm rõ vấn đề trong luận văn của chúng tôi. Đây cũng là một thao tác rất khó đối với chúng tôi vì nguồn tài liệu viết về Thiền rất nhiều, và vì mục đích rất khác nhau nên đôi khi có những nhận định trái ngược nhau. Mặc dù vậy chúng tôi vẫn bám sát những nguyên tắc của phương pháp tổng hợp để đưa ra những khái quát mang tính đúng đắn và phù hợp với các mục tiêu trong đề tài mà chúng tôi đề cập đến về Thiền. Sử dụng nguồn tài liệu sẵn có từ cổ tới kim về Thiền, chúng tôi không thể không sử dụng phương pháp phân tích lịch sử. Đây là phương pháp hết sức quan trọng để chứng minh cho bạn đọc về tính logic, trình tự nhằm giải thích nguyên nhân của các hiện tượng liên quan đến đề tài. Tất cả các hiện tượng và vấn đề mà chúng tôi nêu ra trong luận văn đều được phân tích và đánh giá kỹ lưỡng thông qua tiến trình hình thành và phát triển của vấn đề xuyên suốt dòng lịch sử. Như vậy mọi vấn đề được nêu ra trong luận văn mới được giải quyết một cách thấu đáo. Phương pháp so sánh cũng đã giúp ích chúng tôi rất nhiều trong quá trình nêu ra những điểm giống và khác nhau về hình thức cũng như bản chất của mỗi phái thiền khác nhau cũng như các hình thức tu tập Thiền khác nhau. Nhờ phương pháp này mà chúng tôi có thể giúp người đọc có thể lựa chọn phương pháp tu tập Thiền nào phù hợp nhất đối với mình khi phải đối diện với nhiều sự lựa chọn khác nhau. So sánh cũng là một phương pháp mà chúng tôi sử dụng để bản chất thực tướng của mỗi vẫn đề được lộ ra rõ nhất. Cuối cùng trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã phải thu thập và tiếp cận với rất nhiều nguồn thông tin và thống kê khác nhau. Chính vì thế chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê để các thông số mà chúng tôi sử dụng được chính xác, phục vụ tốt cho luận văn. Như vậy, thực hiện luận văn này chúng tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh và thống kê. Tuy việc sử dụng mỗi phương pháp này có khác nhau, nhưng tất cả các phương pháp đều hỗ trợ nhau nhằm giúp phân tích rồi tổng hợp so sánh để đưa ra những luận điểm nhằm giải quyết, làm sáng tỏ đề tài. CHƯƠNG 1. PHẬT GIÁO VÀ THIỀN 1. Phật giáo Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới, do Tất- Đạt- Đa Cồ- Đàm (Siddharttha Gautama) sáng lập vào khoảng giữa sau thế kỉ thứ 6 TCN - có tài liệu cho đó là vào năm 544 TCN. Sau khi tỉnh thức, giác ngộ được Pháp, nguyên lí của vạn vật ngài lấy danh hiệu là Phật-đà (buddha) nghĩa là người tỉnh thức hay người hiểu biết mà chúng ta vẫn thường gọi là Thích Ca Mâu Ni Phật. Trước khi đi vào nội dung của Phật giáo, chúng ta tìm hiểu sơ bộ về bối cảnh lịch sử xã hội Ấn Độ trước khi Phật giáo ra đời Về địa lý, phía Bắc của Ấn Độ là dãy Himalaya cao lớn và dài tạo nên một hàng rào cô lập các vùng bình nguyên của xứ này với các vùng còn lại. Để liên lạc với bên ngoài thì chỉ có con đường núi xuyên qua Afghanistan. Nền văn hóa chính ngự trị thời bấy giờ là văn hóa Vệ Đà (Veda). Văn hoá Vệ Đà nghiêng về thờ phụng nhiều thần thánh cũng như có các quan điểm thần bí về vũ trụ. Đạo này còn cho rằng tồn tại một bản chất của vạn vật, đó là Brahman (hay Phạm Thiên). Những sự phát triển về sau đã biến Vệ Đà thành một tôn giáo (đạo Bà La Môn), phân hoá xã hội thành bốn đẳng cấp gồm: (1) đẳng cấp tế tư (Bàlamôn) là người chỉ đạo đời sống tinh thần, có đặc quyền chính trị và xã hội, tầng lớp này được tôn là “Thần của nhân dân”; (2) đẳng cấp Sátđếlợi (Sattria) tức võ sĩ, quý tộc, người chấp hành quyền lực thế tục, được coi là người bảo hộ của nhân dân; (3) đẳng cấp Phệxá (Vaisia) bao gồm nông dân, thợ thủ công và thương nhân, là những người sản xuất và lưu thông của xã hội, nhưng phải gánh vác nghĩa vụ nộp thuế; (4) đẳng cấp Thủđàla (Suđra) là nô lệ và phải phục vụ cho ba đẳng cấp trên. Như vậy đẳng cấp Bà La Môn (tầng lớp tăng lữ) là giai cấp thống trị. Sự phân hoá này ngày càng sâu sắc. Việc giai cấp tăng lữ được đề cao và được hưởng mọi ưu đãi bổng lộc trong xã hội đã tạo điều kiện cho việc phân hoá thành phần này ra rất nhiều hướng triết lý hay hành đạo khác nhau và đôi khi chống chọi phản bác nhau. Trong thời gian Đức Phật ra đời, tôn giáo Veda cổ đã trở nên cứng nhắc và khuôn phé