Đề tài Vai trò của gia đình miền núi trong việc Giáo dục con cái

Gia đình là hạt nhân của xã hội, là nơi đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Trách nhiệm của cha mẹ không chỉ là sinh con, nuôi con mà còn phải giáo dục con trở thành người có nhân cách, có trí tuệ, có ích cho xã hội. Hơn thế nữa, việc chăm sóc dạy dỗ con cái nên người còn là một nhu cầu, một niềm hạnh phúc của các bậc cha mẹ. Trong gia đình tình thương đặc biệt sâu sắc của cha mẹ tạo nên một sức mạnh cảm hoá lớn mà nhà trường và xã hội không thể có được. Chính vì lẽ đó, công tác giáo dục gia đình chiếm một vị trí quan trọng mà các hình thức giáo dục khác không thể thay thế. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 ( khóa VIII ) đã đặt vấn đề gia đình ở một tầm quan trọng trong sự nghiệp phát trển của đất nước. Đảng ta đã khẳng định: Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi thì phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Hiện nay, xã hội ta đang phải đối mặt với những vấn đề đáng no ngại. đó là sự xuống cấp về đạo đức kéo theo hàng loạt các vấn đề khác nảy sinh như sự gia tăng về các vụ vi phạm pháp luật, trẻ em hư Các hiện tượng này xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu ở đây là do sự buông lỏng quản lý từ phía gia đình

doc32 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2363 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của gia đình miền núi trong việc Giáo dục con cái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÁO CÁO THỰC TẬP Đề tài: Vai trò của gia đình miền núi trong việc Giáo dục con cái ( Nghiên cứu trường hợp xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) Giáo viên hướng dẫn : TS. Trịnh Văn Tùng Sinh viên thực hiện : Đào Thị Băng Khoá học : K 48 Khoa : Xã hội học (tại chức) HÀ NỘI – 2007 Lời cảm ơn Để hoàn thành được Báo cáo đề tài: “Vai trò của gia đình miền núi trong việc giáo dục con cái của người dân tái định cư xã Tân Lập – Mộc Châu – Sơn La”, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo – Tiến sĩ Trịnh Văn Tùng – người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện báo cáo này. Ngoài ra, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể thầy cô giáo trong khoa Xã hội học, đặc biệt là cô chủ nhiệm Lê Băng Tâm, Thầy giáo – Tiến sĩ Nguyễn Quý Thanh, Thầy Hoàng Hinh , chính quyền địa phương và bà con nhân dân xã Tân Lập huyện Mộc Châu Sơn La, đã quan tâm hướng dẫn giúp đỡ để đoàn thực tập về khảo sát tại địa phương hoàn thành nhiệm vụ. Hà Nội , ngày 27 tháng 9 năm 2007 Sinh viên thực tập Đào Thị Băng PHẦN I. MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là hạt nhân của xã hội, là nơi đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Trách nhiệm của cha mẹ không chỉ là sinh con, nuôi con mà còn phải giáo dục con trở thành người có nhân cách, có trí tuệ, có ích cho xã hội. Hơn thế nữa, việc chăm sóc dạy dỗ con cái nên người còn là một nhu cầu, một niềm hạnh phúc của các bậc cha mẹ. Trong gia đình tình thương đặc biệt sâu sắc của cha mẹ tạo nên một sức mạnh cảm hoá lớn mà nhà trường và xã hội không thể có được. Chính vì lẽ đó, công tác giáo dục gia đình chiếm một vị trí quan trọng mà các hình thức giáo dục khác không thể thay thế. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 ( khóa VIII ) đã đặt vấn đề gia đình ở một tầm quan trọng trong sự nghiệp phát trển của đất nước. Đảng ta đã khẳng định: Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi thì phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Hiện nay, xã hội ta đang phải đối mặt với những vấn đề đáng no ngại. đó là sự xuống cấp về đạo đức kéo theo hàng loạt các vấn đề khác nảy sinh như sự gia tăng về các vụ vi phạm pháp luật, trẻ em hư… Các hiện tượng này xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu ở đây là do sự buông lỏng quản lý từ phía gia đình . Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi những chủ nhân tương lai phải là những con người tài đức vẹn toàn, bởi như Bác Hồ đã từng nói: “ Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức trở thành người vô dụng”. Do đó, để đáp ứng nhu cầu xã hội thì chúng ta không thể không nhắc đến vai trò đặc biệt quan trọng của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ, mà đặc biệt cần quan tâm hơn nữa là thế hệ trẻ vùng đồng bào miền núi còn gặp nhiều khó khăn . Đó cũng chính là lý do để chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Vai trò của gia đình miền núi trong việc giáo dục con cái tại xã Tân Lập huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La”. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2.1 Ý nghĩa khoa học Bằng phương pháp nghiên cứu của Xã hội học đề tài góp phần cung cấp thêm thông tin về vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái với tư cách là một thiết chế xã hội cơ bản. Tác giả chủ yếu vận dụng các khái niệm, lý thuyết của xã hội học và một số nghành khoa học xã hội khác nhằm nghiên cứu về vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Từ nghiên cứu, đề tài cũng góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận xã hội học về gia đình, xã hội học giáo dục. Những cố gắng về mặt lý thuyết trong đề tài nhằm giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về thực trạng giáo dục con cái trong các gia đình miền núi nói chung và vùng dân tái định cư Tân Lập nói riêng, qua đó cũng giúp chúng ta thấy được vai trò từ mỗi thành viên của gia đình trong việc giáo dục con cái. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái là một vấn đề mang tính xã hội rất lớn. Nghiên cứu giúp cho các thành viên trong gia đình nhận thức rõ chức năng, nhiệm vụ trong việc đảm nhận vai trò của mình, đặc biệt là các bậc cha mẹ. Qua việc tìm hiểu thực trạng vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái, chúng tôi đưa ra những kết luận và giải pháp giúp cho các nhà quản lý, các nhà làm công tác giáo dục xây dựng những chính sách phù hợp để khuyến khích các gia đình và xã hội tham gia tích cực vào “ sự nghiệp trồng người” của đất nước. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm tìm hiểu vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái ở miền núi hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục trong gia đình. Xuất phát từ mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Vai trò của gia đình miền núi trong việc giáo dục đạo đức - Vai trò của gia đình trong việc giáo dục tri thức Vai trò của gia đình trong việc giáo dục định hướng nghề nghiệp. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của gia đình miền núi trong việc giáo dục con cái Khách thể nghiên cứu Các gia đình, các cơ quan đoàn thể, các em học sinh xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Phạm vi thời gian : Từ ngày12/5 đến ngày 27 tháng 9 năm 2007. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn theo bảng hỏi 300 hộ gia đình thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Nội dung thể hiện các chỉ báo như tuổi, nghề nghiệp, mức sống, giới tính, số con, phương pháp giáo dục của gia đình, học vấn… Các kết quả điều tra bằng bảng hỏi được xử lý trên máy vi tính theo chương trình SPSS nhằm xác lập tính tương quan giữa các dữ liệu xã hội cần tìm hiểu. 5.2 Phương pháp quan sát Qua thực tế sinh hoạt và làm việc tại địa phương, chúng tôi quan sát thực tế cuộc sống của những người được phỏng vấn; quan sát hành vi, cử chỉ của họ để có được những nhận định chung nhất về điều kiện và hoàn cảnh sống của người dân trong địa bàn nghiên cứu. Qua đó thu thập thông tin liên quan tới mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 5.3 Phương pháp phỏng vấn sâu Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu đại diện 05 hộ gia đình tại xã Tân Lập. Nội dung của phỏng vấn là đi sâu tìm hiểu vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái ở miền núi của người dân tái định cư. Các kết quả nghiên cứu bằng phương pháp này làm sáng tỏ hơn những vấn đề mà phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi chưa khai thác hết. 5.4 Phương pháp phân tích tài liệu Tìm đọc các tư liệu liên quan đến giáo dục, gia đình… từ đó phân tích tài liệu. Xử lý tài liệu có liên quan theo yêu cầu của chủ đề nghiên cứu. 6. Giả thuyết nghiên cứu - Trong xã hội ngày nay, giáo dục gia đình là yếu tố rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ em. - Các bậc cha mẹ đều mong muốn con học cao tuy nhiên thời gian dành cho việc giáo dục con cái ngày càng ít đi. 7. Khung lý thuyết: PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận của đề tài: Chúng tôi dựa trên quan điểm của phép biện chứng duy vật lịch sử để nghiên cứu về gia đình với tư cách là “tế bào của xã hội”. Gia đình là một trong những môi trường quan trọng nhất của quá trình xã hội hoá con người. Một trong những chức năng cơ bản của gia đình là giáo dục trẻ em. Trong quá trình đó vai trò của cha mẹ là cực kỳ quan trọng. Cha mẹ thực hiện chức năng chăm sóc giáo dục con về mọi mặt như: đạo đức, tri thức. Đó là vai trò không thể thiếu của cha mẹ nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Theo lý thuyết cấu trúc chức năng của Parson: “ Với chức năng xã hội hoá của gia đình, đứa trẻ được hướng vào những quy chuẩn phù hợp với vai trò sau này mà nó sẽ đảm nhận. Những gì đứa trẻ được học là những khuôn mẫu về vai trò và sự mong đợi đảm nhận vai trò mà cha mẹ, thầy giáo và những người đỡ đầu của cộng đồng đã thực hiện”. Theo quan điểm hệ thống: Quan điểm này xem xét hoạt động giáo dục là một trong những hoạt động sống cơ bản của các bậc cha mẹ trong việc thực hiện chức năng của thiết chế gia đình. Chức năng giáo dục trong gia đình cần phải được đặt trong mối quan hệ với các chức năng khác như: chức năng tái sản xuất con người, chức năng phát triển kinh tế… để từ đó thấy được sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau của các chức năng. Tác giả khác với K. Mác ở chỗ, Mác phân tích sự bất công kinh tế còn tác giả thì phân tích sự bất công thể hiện qua hệ thống tâm thế hành vi (Habitus,do TS Trịnh Văn Tùng dịch). Chúng ta nên hiểu như thế nào về khái niệm này, có áp dụng được trong phân tích vai trò hay không? Câu trả lời mang tính tích cực bởi vì hệ thống tâm thế hành vi chính là hệ thống thói quen vô thức. Trong trường hợp này, những tương tác giữa người cha và người mẹ, giữa cha mẹ và con cái… cũng mang tính vô thức rất nhiều. Do vậy hệ thống tâm thế hành vi vừa là sản phẩm mà con cái đưa vào trong chúng, thẩm thấu chúng hay nội hoá chúng vừa là mô hình khách quan ( vì chúng không can thiệp được) và (vừa là điều kiện để tái tạo các thực hành cá nhân). Những tiếp cận lý thuyết và khái niệm: Các lý thuyết: Lý thuyết “Cấu trúc chức năng” của T. Parson. Lý thuyết “Cấu trúc tái sinh” của Pierre Bourdieu Lý thuyết “tương tấc biểu trưng” Lý thuyết xã hội học gia đình Lý thuyết xã hội học giáo dục ( tham khảo tài liệu của GS TS Lê Ngọc Hùng). Các khái niệm công cụ: 2.2.1 Khái niệm “vai trò”: Khái niệm này xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 với những công trình nghiên cứu của Horton Cooley, H. Meal… Nó được dùng như một trong những yếu tố căn bản để lý giải các quan hệ xã hội, cũng như để tìm hiểu sự phát triển của nhân cách. H. Mead mô tả vai trò như là kết quả của một quá trình tương tác mang tính chất sáng tạo. Theo Fitcher: “ Khi một khuôn mẫu tác phong trong tình trạng tương hỗ với nhau được tập trung vào một nhiệm vụ xã hội thì sự chi phối đó là vai trò xã hội. Như vậy vị trí cho biết mỗi người là ai, còn vai trò cho biết người ta làm gì ở vị trí đó”. Theo T.Parson, vai trò thể hiện ở những hành vi hoặc những mô hình hành vi thuộc phạm trù khẳng định bản sắc mà quá trình tương tác giữa các cá nhân và cấu trúc xã hội. Theo Meisonneuve, vai trò có 3 sắc thái, trong tâm lý xã hội học 3 sắc thái hoặc 3 cấp độ của vai trò đó là: sắc thái thiết chế, sắc thái cá nhân và sắc thái tương tác. Ở cấp độ thiết chế, vai trò được định nghĩa như là tổng thể các hành vi chuẩn mực của một chủ thể khi chủ thể đó có một địa vị xã hội tương ứng. Những hành vi đó phù hợp với lứa tuổi tương ứng, giới tính tương ứng, vị trí tương ứng, nghề nghiệp tương ứng và vị trí chính trị tương ứng (Meisonneuve, 1973, trang72. ). Như vậy, người ta phân biệt hai loại vai trò thiết chế và vai trò chức năng trong các nhóm và tổ chức. Khi nghiên cứu vai trò mang tính thiết chế người ta thường định hướng công việc của mình là phân tích nhiệm vụ nhóm hoặc các vai trò thuộc phạm vi liên cá nhân mang tính tích cực hay tiêu cực. Những phân tích đó nhằm đến việc duy trì sự cố kết và sự hài lòng, sự đóng góp các nhu cầu của cá nhân này so với các cá nhân khác. Ở cấp độ cá nhân thì vai trò được định nghĩa là tập hợp các hành vi cho phép cá nhân đó khẳng định mình. Ở cấp độ tương tác người ta quan tâm đến sự tiến triển của vai trò thông qua sự chờ đợi của cá nhân khác hoặc nhóm người khác. Điều ấy có nghĩa là chúng tôi phân tích những chờ đợi của gia đình, nhà trường, và xã hội. Đối với các hành vi của trẻ dựa vào các vị trí tương ứng ( Đảng và Nhà nước, đoàn thể và gia đình) và dựa vào tình hình của các địa phương (đặc thù các gia đình ở đó). Căn cứ vào sự tiến triển của các tương tác giữa các nhóm tác nhân nêu trên, chúng tôi hy vọng phân tích được sự chuyển dạng cách thức thể hiện của con cái đối với người khác hoặc đối với môi trường trung sống . Kết luận: Vai trò trong nghiên cứu này được phân tích ở cấp độ tương tác trong và ngoài thiết chế gia đình. 2.2.2 Khái niệm “ Gia đình” Trước hết cần phải nói rằng không có định nghĩa đơn nhất về gia đình đương đại: một mặt có nhiều hình thức gia đình từ gia đình có hôn nhân đến gia đình chung sống, từ gia đình cổ điển đến gia đình đơn thể (chỉ một bố hoặc một mẹ) cho đến gia đình tái cấu trúc ( bỏ nhau rồi lấy lại). Mặt khác, các cá nhân và thiết chế thay đổi quan điểm tuỳ theo quan tâm của họ về gia đình. Vào lúc sinh ra, lúc hôn nhân, lúc chết gia đình có biểu tượng khác nhau.Trong hộ tịch gia đình cũng khác theo quan niệm của thể hiện trong chính sách xã hội.Gia đình là nhóm thành phần có nhiều định nghĩa. “ Gia đình là nhóm xã hội gồm hai hoặcnhiều người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nhận con nuôi nhằm thoả mãn nhu cầu xã hội về tái sản xuất dân cư theo cả nghĩa thể xác lẫn tinh thần”. Do đặc thù của các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống… trong hộ bộ gia đình và các mối quan hệ với bên ngoài mà mỗi gia đình hình thành nên một nền văn hoá riêng góp phần xây dựng nền văn hoá chung của cả xã hội. Gia đình có nhiều chức năng, trong đó chức năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con cái là chức năng quan trọng nhất. Trong đề tài này, chúng tôi chỉ quan tâm đến việc vai trò của gia đình miền núi trong việc giáo dục bản sắc của con người (con em họ). Quả thực như vậy gia đình là cái địa điểm đóng góp phần xây dựng bản sắc của cá nhân trong cuốn sách hôn nhân và quá trình xây dựng bản sắc của cá nhân. Trong cuốn sách “ hôn nhân và quá trình xây dựng bản sắc” năm 1960) Hal Bwachs đã vận dụng các tư tưởng của Mead, Parsons, Berger và kellner để nhận định rằng cuộc sống chung có tác động thừa nhận và khẳng định thế giới quan của mỗi người. Nghĩa là nó có tác động làm ổn định bản sắc của con người. Như vậy gia đình là một không gian xã hội hoá thứ hai đối với người lớn, nhưng lại là không gian xã hội hoá thứ nhất đối với trẻ em. Đầu những năm 1990 có nhiều công trình nghiên cứu đã bổ sung để làm phong phú vấn đề này. Got Man phê bình thái độ quay lưng với gia đình, cho rằng cá nhân có thiên hướng phát triển độc lập. Tác giả đã phân tích cách thức mà một đứa trẻ hấp thụ di sản văn hoá từ bố mẹ ( 1988, 1985). Phân tích của tác giả đã khẳng định rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa quá trình xã hội hoá của trẻ em.Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ giành một chương để phân tích nhận thức của đoàn thể, Đảng, nhà nước và gia đình. Kanf Mann (1992) chỉ ra rằng thói quen hỗ trợ rất nhiều trong việc xây dựng gia đình và xây dựng bản sắc của cá nhân. Sự kháng cự trong việc chia sẻ nhiệm vụ gia đình giữa các cặp vợ chồng hay sự kháng cự với cá nhân khác chứng minh rằng: Cá nhân được xây dựng thông qua sự chế ngự thế giới riêng bao quanh nó. Chính vì vậy, sự ổn định của thế giới sự vật cũng quan trọng không kém so với sự ổn định trong mối quan hệ giữa các cá nhân. Ơ đây chúng tôi muốn nói rằng, nếu nhận thức của cha mẹ về vai trò giáo dục của mình trong gia đình đối với con cái chỉ dừng lại ở mức cảm tính và không ổn định thì sự giáo dục đó ít có cơ hội thành công. Tương tự như vậy,Schwartz (1990) rất thấu hiểu giới hạn chuẩn mực vợ chồng. Điều này có nghĩa là người chồng và người vợ luôn luôn giữ cho mình một phạm vi riêng. Phạm vi đó không nhầm lẫn với cuộc sống chung của gia đình, nếu nhận thức về giáo dục con cái giữa họ có sự chênh lệch lớn thì giáo dục có hiệu quả hay không? Đây cũng là một vấn đề mà chúng tôi quan tâm khi nghiên cứu vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái. Khái niệm “Giáo dục” Theo Từ điển tiếng việt giáo dục được hiểu là những hoạt động nhằm tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, tập thể của một đối tượng nào đó làm cho đối tượng ấy dần có những phẩm chất, năng lực cần thiết theo yêu cầu đặt ra. Khi xem xét giáo dục như một “thiết chế xã hội”, chúng ta có thể thấy chức năng chủ yếu của giáo dục là xã hội hoá cá nhân nhằm nâng cao dân trí tạo nguồn nhân lực, phát triển nhân tài cho đất nước. Trong phạm vi mỗi gia đình, việc thực hiện tốt chức năng giáo dục sẽ thoả mãn nhu cầu của chính các bậc cha mẹ, làm thoả mãn nhu cầu của xã hội từ đó góp phần tích cực vào quá trình xã hội hoá cá nhân. “ Xã hội hoá là quá trình hai mặt. Các cá nhân tiếp thu các kinh nghiệm xã hội thông qua việc họ thâm nhập vào hệ thống các mối quan hệ. Mặt khác các cá nhân tham gia tái tạo lại hệ thống khinh nghiệm, hệ thống các quan hệ xã hội cũng. Thông qua chính việc tham gia vào hệ thống xã hội đó” (theo Andreeva). Giáo dục là một quá trình tổng hợp các phương tiện, vật chất và tinh thần của cá nhân, gia đình và xẫ hội để hình thành con người, trẻ em, học sinh và các sinh viên thuộc các hệ thống giáo dục.Giáo dục có nhiều hình thức và tác động lẫn nhau bởi vì có nhiều mối quan hệ khác nhau giữa môi trường giáo dục và môi trường xã hội hoá. ( TS Trịnh Văn Tùng, lược dịch và định nghĩa lại). Như vậy trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng tôi tập trung phân tích giáo dục gia đình dưới góc độ xây dựng “bản sắc” con người. Còn những giáo dục truyền đạt lại kiến thức hướng nghiệp là chúng tôi không quan tâm mà chúng tôi chỉ quan tâm đến việc thiết chế giáo dục con cái trong gia đình. Tổng quan nghiên cứu: Ở Việt Nam, các nghiên cứu về gia đình và giáo dục gia đình đã được coi trọng từ rất lâu và rất nhiều các cơ quan, trung tâm nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này. Năm 1994, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Phụ nữ ( nay là Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Gia đình và Phụ nữ ) đã hoàn thành đề tài nghiên cứu “ vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam” mã số KX 07 – 09. Nghiên cứu có những nội dung cơ bản sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về xã hội hoá con người và chức năng xã hôi hoá của con người trong lịch sử và hiện đại. -Phân tích vai trò của gia đình Việt nam trong việc tổ chức đời sống con người, nuôi dưỡng đào tạo lớp trẻ, hoàn thiện nhân cáh con người trưởng thành. - Trách nhiệm và hạn chế của giáo dục gia đình trong tình hình hiện nay, những điều kiện, biện pháp, chính sách cần thiết nhằm giúp gia đình làm tròn chức năng đó. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu vấn đề gia đình. Bài viết của PGS. TS Mạc Văn Trang về một số khuynh hướng sai lệch trong giáo dục gia đình hiện nay và sự ảnh hưởng của gia đình trong việc hình thành nhân cách trẻ. Trong đó, Ông đưa ra một số kiểu giáo dục có khuynh hướng đáng no ngại như: + Kiểu gia đình “không có thời gian” để quan tâm đến con trẻ. Những gia đình này bố mẹ mải lo làm ăn kinh tế, lo sự ghiệp… uỷ thác việc giáo dục con cái cho ông bà,cho nhà trường, hoặ là để trẻ tự xoay sở. + Kiểu gia đình quá nuông chiều con, không uốn nắn trẻ theo yêu cầu chung của xã hội mà muốn con mình được đặc biệt ưu đãi hơn. Trong những gia đình này, đứa trẻ được đáp ứng mọi yêu cầu theo ý muốn của chúng, dẫn đến sự ỷ lại, tính thiếu tự lập của đứa trẻ khi lớn lên. + Kiểu gia đình quá kỳ vọng ở trẻ, bắt ép trẻ học quá sức và gò ép theo ý của cha mẹ. Cuốn sách “ Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hoá” của tác giả Lê Ngọc Văn, nội dung chính đề cập tới vai trò của gia đình trong việc thực hiện chức năng xã hội hoá đối với các thành viên; so sánh sự giống và khác nhau giữa gia đình truyền thống và gia đình hiện đại thực hiện chức năng này. CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Vài nét về đặc điểm, tình hình kinh tế – văn hoá - xã hội Tân Lập là một trong 81 điểm tái định cư theo dự án của tỉnh Sơn La, là một trong bốn điểm đã hoàn thành khảo sát và tiến hành di dân.Một điểm dự án di dân tái định cư mẫu thí điểm nhằm rút kinh nghiệm cho những bước tổ chức di dân tiếp theo đã được xây dựng tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu , Sơn La trên diện tích quy hoạch 1.347 ha với 411 căn nhà sàn và trệt kết cấu khung bê tông, tường gạch, mái ngói hoặc tấm lợp kèm theo các công trình hạ tầng ( điện, đường, trường, trạm thuỷ lợi, nước sinh hoạt,…). Hiện nay dự án đã vận hành tiếp nhận 1.791 hộ dân với 8.539 nhân khẩu thuộc mặt bằng công trường phải di chuyển trước khi đá
Tài liệu liên quan