Đề tài Xây dựng chi nhánh thư viện tại phân hiệu trường tiểu học Võ Thị Sáu

Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 là : Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá theo hướng hiện đại hoá (tài liệu : Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg về chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 của thủ tướng chính phủ: xây dựng thư viện trường học. Đến năm 2010 tất cả các trường phổ thông đều có thư viện nhà trường). Thư viện phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường (Điều 1- chương 1 – Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông). Thư viện đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp tài liệu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của toàn trường. Nhận biết được sự cần thiết và tầm quan trọng của thư viện trường học đối với sự nghiệp trồng người. Là cán bộ thư viện trẻ mới ra trường, tôi luôn tự hỏi phải làm thế nào để học sinh có thể tiếp cận nhiều hơn với thư viện, tiếp cận cái mới lạ từ những trang sách, trang hình và giúp các em đọc thông viết thạo, bởi ngôi trường tiểu học Võ Thị Sáu thuộc diện vùng sâu vùng xa với số lượng học sinh dân tộc thiểu số chiếm 80 %, trong khi đó tôi chưa thể hiểu được ngôn ngữ địa phương mà các em vẫn thường dùng để giao tiếp với nhau. Điều làm tôi trăn trở nhiều nhất đó là làm thế nào để học sinh ở phân hiệu cũng được đọc sách, sinh hoạt thư viện như học sinh ở trường chính trong khi học sinh đa số là đồng bào dân tộc thiểu số chưa đọc thông viết thạo Tiếng Việt, chưa nói rõ tiếng Kinh. Với những kiến thức được học và lòng yêu nghề yêu trẻ đã thúc đẩy tôi phải xây dựng một chi nhánh thư viện tại phân hiệu, đây cũng chính là đối tượng nghiên cứu đề tài của tôi.

doc21 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chi nhánh thư viện tại phân hiệu trường tiểu học Võ Thị Sáu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CƯMGAR TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHI NHÁNH THƯ VIỆN TẠI PHÂN HIỆU TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU Người thực hiện : Trịnh Thị Đức Hạnh Đơn vị : Trường Tiểu học Võ Thị Sáu ĐẮK LĂK , 2010 LỜI MỞ ĐẦU Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 là : Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá theo hướng hiện đại hoá (tài liệu : Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg về chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 của thủ tướng chính phủ: xây dựng thư viện trường học. Đến năm 2010 tất cả các trường phổ thông đều có thư viện nhà trường). Thư viện phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường (Điều 1- chương 1 – Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông). Thư viện đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp tài liệu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của toàn trường. Nhận biết được sự cần thiết và tầm quan trọng của thư viện trường học đối với sự nghiệp trồng người. Là cán bộ thư viện trẻ mới ra trường, tôi luôn tự hỏi phải làm thế nào để học sinh có thể tiếp cận nhiều hơn với thư viện, tiếp cận cái mới lạ từ những trang sách, trang hình và giúp các em đọc thông viết thạo, bởi ngôi trường tiểu học Võ Thị Sáu thuộc diện vùng sâu vùng xa với số lượng học sinh dân tộc thiểu số chiếm 80 %, trong khi đó tôi chưa thể hiểu được ngôn ngữ địa phương mà các em vẫn thường dùng để giao tiếp với nhau. Điều làm tôi trăn trở nhiều nhất đó là làm thế nào để học sinh ở phân hiệu cũng được đọc sách, sinh hoạt thư viện như học sinh ở trường chính trong khi học sinh đa số là đồng bào dân tộc thiểu số chưa đọc thông viết thạo Tiếng Việt, chưa nói rõ tiếng Kinh. Với những kiến thức được học và lòng yêu nghề yêu trẻ đã thúc đẩy tôi phải xây dựng một chi nhánh thư viện tại phân hiệu, đây cũng chính là đối tượng nghiên cứu đề tài của tôi. Trong thời gian nghiên cứu đề 9 tháng, bằng phương pháp quan sát trực tiếp, phương pháp thống kê tổng hợp dựa trên thực tế và nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể và tổ cộng tác viên thư viện tôi đã có những sáng kiến tuy không vĩ đại và mới mẻ so với các thư viện trường khác nhưng cũng đã đạt được một số kết quả nhất định làm tôi cảm thấy tự tin, gắn bó với nghề hơn. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình là “ Xây dựng chi nhánh thư viện tại phân hiệu trường Tiểu học Võ Thị Sáu” I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG VÕ THỊ SÁU 1. Vài nét về trường tiểu học Võ Thị Sáu Trường nằm ở địa bàn vùng sâu vùng xa cách thị trấn huyện CưMgar hơn 20km. Năm 2001 trường tiểu học Võ Thị Sáu được tách ra từ trường THCS Võ Thị Sáu. Những thời gian đầu mới tách, trường gặp nhiều khó khăn về mọi mặt nhưng vượt qua thử thách giờ đây ngôi trường đã được xây dựng khang trang, cơ sở vật chất trang bị tương đối đầy đủ nhằm phục vụ nhu cầu dạy học của giáo viên và học sinh trong trường. Tổng số cán bộ giáo viên và công nhân viên trong trường là : 25 người. Toàn trường có đến 80 % là học sinh dân tộc thiểu số Có 12 lớp học ; tổng số học sinh : 262 em Trong đó điểm trường phân hiệu có : 4 lớp ; học sinh dân tộc thiểu số chiếm 100% 2. Tình trạng của thư viện : Ngay khi được tách ra từ trường THCS trường tiểu học Võ Thị Sáu đã bắt đầu thành lập thư viện để đáp ứng nhu cầu dạy và học của toàn trường, tuy nhiên vì chưa có cán bộ thư viện cho nên công tác nghiệp vụ thư viện chưa được áp dụng đầy đủ và đạt kết quả cao. Đến giữa năm học 2007 – 2008 trường mới có biên chế thư viện chuyên trách và đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ thư viện. Giờ đây vốn tài liệu của thư viện lên đến 3263 bản sách, trong đó sách thiếu nhi là : 1050 bản sách. Tài liệu được xử lý kỹ thuật đầy đủ như : đóng dấu, đăng ký, phân loại, dán nhãn, mô tả, sắp xếp, lên giá…Tuy số lượng tài liệu không đồ sộ nhưng phần nào đáp ứng được nhu cầu dạy và học của toàn trường. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận của vấn đề : 1.1 . Cơ sở lý luận lý thuyết: Theo Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 và chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Mục tiêu trong giai đoạn hiện nay là phải tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Trong Điều 1 – chương I Quyết định 61/1998 /QĐ/BGD&ĐT về quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông có nêu : Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá khoa học của nhà trường. thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng, chính trị và xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên của nhà trường. Những văn bản nghị quyết ấy đã làm thay đổi cách nhìn cách nghĩ của giáo viên và học sinh, tạo điều kiện cho những thư viện bé nhỏ phát triển vươn lên đưa tri thức đến tận buôn làng, đến với các em học sinh vùng sâu vùng xa như trường tôi, thư viện như một ngôi nhà thứ hai mà các em luôn muốn đến để học tập, giải trí sau những ngày học hành mệt mỏi. Đồng thời xây dựng cho các em thói quen, phương pháp làm việc khoa học. 1.2. Cơ sở lý luận thực tiễn : Thư viện là kho tri thức của nhân loại, làm thế nào để khai thác triệt để nguồn tri thức ấy phục vụ cho công tác dạy và học của toàn trường. đó là nhiệm vụ của một người cán bộ thư viện, tôi luôn ý thức được điều ấy. Mở chi nhánh thư viện tại phân hiệu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thu hút ngày càng nhiều bạn đọc đến với thư viện. để làm được những điều ấy tôi cần phải biết cách lựa chọn sách và tổ chức các loại hình hoạt động thư viện tại phân hiệu một cách tốt nhất có thể. Từ những năm 2007 trở về trước thư viện trường còn rất sơ sài, vốn tài liệu ít ỏi không đủ phục vụ nhu cầu dạy và học của học sinh và giáo viên. Tại phân hiệu lại càng không được tiếp xúc với sách báo, đối với học sinh ở đó hai từ “thư viện” nghe thật lạ lẫm. Những khó khăn nối tiếp khó khăn khi nguồn sách báo dần được đầu tư thì con đường đi đến phân hiệu lại quá xa. Phân hiệu cách trường chính 10km đường đất, hẻo lánh, trời mưa thì trơn trượt, lầy lội, trời nắng thì bụi bặm, ổ gà, ổ voi gây nhiều cản trở đối với tài liệu khi đến với học sinh phân hiệu. Nhưng khó khăn ấy không làm giảm lòng yêu nghề mến trẻ của cán bộ thư viện, không để các em phải chịu thiệt thòi, với mọi cách khắc phục tình thế tôi đã quyết tâm phải xây dựng một chi nhánh thư viện tại phân hiệu với mục đích đưa tri thức đến gần các em hơn. 2. Thực trạng vấn đề : Những vấn đề tôi đang vướng mắc trong việc thực hiện xây dựng chi nhánh thư viện đó là : - Học sinh 100% là người đồng bào dân tộc Êđê - Còn chậm trong việc tiếp thu tiếng phổ thông - Phải làm thế nào để hiểu được các em và nói cho các em hiểu tác dụng của sách đối với cuộc sống và học tập ? Từ những băn khoăn trăn trở đó tôi đã có những giải pháp thực hiện theo cách riêng của mình, tuy không mới mẻ nhưng phù hợp với phân hiệu của trường.. 3. Biện pháp thực hiện: Phân hiệu trường cách trường chính khá xa, số lượng học sinh tuy ít nhưng việc tuyên truyền giáo dục không dễ dàng gì đối với cả giáo viên và cán bộ thư viện vì học sinh ở đây chiếm phần đa là đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc Êđê). Các em còn rất yếu trong quá trình học tiếng việt và chưa nói rõ tiếng Kinh qua giao tiếp hàng ngày cho nên khi tiếp xúc với các em tôi không hiểu các em nói gì và các em cũng không hiểu những gì tôi diễn đạt. Khó khăn là thế nhưng chính khó khăn ấy mà làm tôi nung nấu một quyết tâm vạch ra kế hoạch lâu dài để có thể xây dựng tổ chức một chi nhánh thư viện đưa bầu trời kiến thức, khoa học đến với các em. 3.1.Những phương pháp nghiên cứu nhu cầu đọc của học sinh : Nhằm nắm rõ nhu cầu đọc của học sinh để phục vụ thật tốt nhu cầu ấy tôi đã sử dụng những phương pháp sau : Phương tiện để quan sát chủ yếu là nhận thức trực tiếp, điều này thật đúng khi lần đầu tiên tôi đưa ra một thử nghiệm nhỏ để xem nhu cầu đọc của học sinh phân hiệu như thế nào, đó là tôi lựa chọn sách thật phù hợp với các em sau đó đưa xuống phân hiệu. Nhìn thấy những cuốn sách hay, những cuốn truyện tranh đầy màu sắc và hình ảnh đẹp đã làm các em vô cùng vui mừng, nhận thấy trong những đôi mắt thơ ngây sự khao khát được đọc, được đắm chìm trong thế giới của cổ tích, của những bà tiên đã làm trái tim tôi xúc động và tôi đã quyết tâm phải đưa cả thế giới của sách đến với các em. Phiếu quan sát : Tiếp theo để biết thêm nhu cầu đọc của các em tôi đã đưa ra một phương pháp khác đó là lập phiếu quan sát. Phiếu quan sát được thực hiện trong buổi sinh hoạt tập thể của tháng. Tổng phụ trách đội đã giúp đỡ thư viện trong khâu chụp hình nghi lại những hình ảnh của buổi quan sát, những hình ảnh đó là bằng chứng thực tế giúp tôi nắm bắt nhu cầu của học sinh. Qua cuộc điều tra ấy tôi đã hiểu được điều các em muốn, các em cần. Ý kiến của các em được tôi trình bày lên Ban giám hiệu nhà trường và từ đó chi nhánh thư viện tại phân hiệu được quan tâm, đầu tư nhiều hơn từ phía nhà trường PHIẾU QUAN SÁT Đề tài quan sát : Nhu cầu sách tham khảo phục vụ học tập Mục đích quan sát : Nâng cao chất lượng học và rèn tính tự học của học sinh. Đối tượng quan sát : học sinh phân hiệu Địa điểm, ngày giờ quan sát : Buổi sinh hoạt tập thể tại phân hiệu vào lúc 7h30 sáng ngày 5 tháng 10 năm 2009. Người quan sát : Cán bộ thư viện và Tổng phụ trách Đội Nội dung quan sát : Có bao nhiêu cuốn sách tham khảo các em đọc trong tháng ? Loại sách tham khảo nào các em tìm đọc nhiều nhất ? Sách tham khảo có đáp ứng đủ nhu cầu của các em không ? …………………………. Các câu hỏi phỏng vấn : Qua việc sử dụng sách tham khảo đã giúp các em được điều gì ? Kiến thức trong sách có quá khó với khả năng của các em không ? ………………………….   Riêng sách đưa xuống phân hiệu hàng tuần với số lượng khoảng 200 cuốn, hai đầu báo là báo thiếu nhi và báo toán học tuổi thơ. Niềm vui của các em cũng chính là niềm hạnh phúc của tôi cũng như của Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng lòng tin trong các em về một thế giới tốt đẹp qua sách 3.2. Cán bộ thư viện tự học ngôn ngữ bản địa và xây dựng tủ sách lưu động : Khó khăn dễ thấy nhất và rõ ràng nhất trước mắt tôi chính là bất đồng ngôn ngữ giữa học sinh và cán bộ thư viện. Bước đầu tôi đã bỏ ra 3 tháng tự học tiếng Êđê với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên dạy tiếng Êđê trong trường và cũng là người bản địa ở đây, học những câu giao tiếp đơn giản nhất và thường xuyên sử dụng nhất như : em tên là gì, em học lớp mấy, ai chủ nhiệm lớp em, em có thích đọc sách không, sách gì em thích đọc nhất,... Bước khởi đầu ấy nhằm tạo mối quan hệ gần gũi thân thiện và để nắm bắt, hiểu tâm lý, nhu cầu sử dụng sách báo của các em. Kết quả cho việc chuyên tâm theo học tiếng Êđê đã giúp tôi có một số kiến thức mới nhất định, tuy không nói lưu loát như dân bản địa nhưng tôi cũng đã phần nào hiểu được những gì các em thường trao đổi với nhau và qua đó tôi hiểu được các em mong muốn điều gì ở cán bộ thư viện là tôi. Bên cạnh đó tôi cũng tham mưu đề xuất với nhà trường cùng tổ công tác thư viện về kế hoạch đưa tủ sách lưu động xuống phân hiệu để tuyên truyền, giới thiệu và được Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình ủng hộ. Từ đó tôi có cơ sở thực tiễn để thực hiện những kế hoạch của mình tại điểm trường phân hiệu. 3.3. Xây dựng tại mỗi lớp học một ngăn sách, báo : Điểm trường không có phòng thư viện với đầy đủ cơ sở vật chất và sách báo như ở thư viện trường chính, để tiết kiệm kinh phí cho nhà trường và tận dụng khoảng trống trong lớp học tôi phân tủ đựng thiết bị dạy học và sách vở của học sinh ra thành 3 ngăn để có thêm một ngăn lưu giữ, bảo quản sách báo. Thứ hai hàng tuần thư viện trường chính làm nhà phân phối cung cấp khoảng 200 cuốn sách bao gồm sách tham khảo và sách truyện thiếu nhi, hai đầu báo là báo măng non và tạp chí toán học tuổi thơ xuống các lớp. Để bảo đảm rằng không thất thoát và mất mát nhiều tài liệu tôi đã tự lựa chọn phân các loại sách phù hợp với từng đối tượng học sinh, như thế sách chỉ được sử dụng tại lớp học đó mà không bị đem sang lớp khác. Nhằm bảo quản và gìn giữ tài liệu một cách tốt nhất khi cán bộ thư viện không thể có mặt ở phân hiệu hàng ngày, tôi đã kết hợp với giáo viên tại phân hiệu cũng là thành viên của tổ công tác thư viện phân công theo dõi quá trình sử dụng sách báo của học sinh, có sổ theo dõi hàng tuần quan sát thăm dò thực tế nhu cầu về sách của các em để kịp thời bổ sung. Ngoài ra tôi sử dụng một biện pháp liều lĩnh nhất nhưng cũng an toàn nhất đó chính là tuyển chọn ở mỗi lớp hai học sinh lanh lợi và cũng nghịch ngợm nhất lớp giao cho trọng trách trông coi, giữ gìn, kiểm tra sách báo khi các bạn trong lớp mượn đọc. Đến cuối tháng sẽ khen thưởng cho lớp nào làm tốt công tác giữ gìn sách báo bằng hình thức hai học sinh đó sẽ nhận thưởng mỗi em một cuốn vở và một cây viết còn cả lớp sẽ có thêm sách truyện đọc trong tháng. Đây là cách làm giúp học sinh nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mình, biết giữ gìn và bảo vệ tài sản do mình gánh vác. Đã xây dựng được cơ sở vốn sách báo trong mỗi lớp học rồi việc tiếp theo đáng quan tâm nhất đó là : Làm sao để tạo một thói quen đọc sách báo như một việc cần phải làm thường xuyên của học sinh trong khi ở ngoài kia có bao nhiêu là điều thú vị lôi cuốn các em như các trò chơi : nhảy dây, đánh chuyền, đá cầu... làm sao để củng cố vốn kiến thức tiếng việt cho các em vì có những em học đến lớp 3 nhưng vẫn còn đánh vần từng tiếng. Để tiếp tục cho những trăn trở trên thư viện trường tiểu học Võ Thị Sáu đã có một số hoạt động cụ thể nhằm thu hút các em đến với sách. 3.4. Tổ chức hoạt động của chi nhánh thư viện phân hiệu : Để đánh giá chất lượng trong hoạt động của chi nhánh thư viện có hiệu quả hay không không chỉ căn cứ vào số liệu ghi trên giấy mà căn cứ vào chính kết quả tiếp thu sách và nhu cầu sử dụng sách ngày càng lớn của học sinh. Sự mới mẻ trong sáng kiến và bỡ ngỡ trong hành động đôi lúc làm tôi bối rối không biết làm thế nào cho tốt để học sinh hiểu sâu sắc giá trị của từng cuốn sách, ngày càng thích thú khi tiếp xúc với sách. Sau đây là những hoạt động thư viện đã được cụ thể hoá dưới mọi hình thức: 3.4.1. Đọc to nghe chung : Hoạt động này tuy không mới nhưng là một hoạt động vô cùng quan trọng. Học sinh lớp 1, lớp 2 còn rất yếu về phát âm và đọc chưa lưu loát chính vì thế đọc to nghe chung là một hình thức tuyên truyền miệng đưa lại nhiều kết quả đáng thuyết phục. Tôi chọn 4 em trong tổ cộng tác thư viện ở hai khối 3, 4 thay phiên nhau lựa chọn những cuốn sách thật hay, thật bổ ích và nhiều hình ảnh sặc sỡ để đọc cho các em lớp 1, lớp 2 nghe trong 15 phút đầu giờ. Lịch đọc sách tại các lớp 1, 2: Thứ  Lớp  Tên cộng tác viên đọc sách   2  1c  H’ Đroan Mlô   3  2c  H’ Lan Niê   4  1c  H’ Sân Niê   5  2c  H’ Mik Ktla   Hình thức này giúp các em nhớ lâu hơn, và những câu chuyện đang đọc giang giở được chuyển qua ngày hôm sau làm các em càng mong ngóng chờ đợi, nhanh đến trường mỗi ngày để được nghe tiếp câu chuyện. Chính cách này đã giảm bớt số học sinh đi học muộn và trốn học vì lười đi học của các em lớp 1. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng rất quan trọng. Vào mỗi buổi sinh hoạt lớp cô giáo hỏi học sinh là trong tuần đã được nghe những câu chuyện gì, ý nghĩa của câu chuyện ra sao và yêu cầu được nghe các em kể lại. Lúc ấy các em tranh nhau được kể cho cô giáo nghe, vô hình dung chúng ta thấy được khả năng ghi nhớ rất tốt của các em, các em có thể kể hết các câu chuyện trong tuần và diễn tả một cách sôi nổi và ngộ nghĩnh. Bên cạnh đó ta còn được nghe các em nêu ý nghĩa sâu sắc và rút ra bài học khi được nghe câu chuyện. 3.4.2. Thi đố vui ô chữ trên báo và làm toán trên tạp chí toán tuổi thơ : Để học sinh có thể vui chơi giải trí sau những buồi học căng thẳng, ngoài việc đọc sách thì có một hình thức giải trí thú vị và hấp dẫn hơn nữa đó là thi đố vui. Hình thức thi đố vui dựa trên các loại báo, tạp chí do cán bộ thư viện cung cấp xuống phân hiệu. Trong tháng tôi xin ý kiến nhà trường cho thư viện kết hợp với Đội thiếu niên tổ chức sinh hoạt tập thể vào buổi chiều thứ tư vì buồi chiều này học sinh được nghỉ để nhà trường sinh hoạt chuyên môn. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu chúng tôi lên kế hoạch sắp xếp và tổ chức theo từng nhóm của từng khối để thi đố vui bằng các ô chữ. Các câu hỏi được lấy trong các bài báo và những bài toán vui được lấy trong tạp chí mà các em đã đọc. nhóm nào thắng sẽ nhận được quà từ Chị tổng phụ trách là những gói kẹo, gói bánh và đặc biệt là được cộng điểm thi đua cho chi đội của mình. Ví dụ : Trò chơi ô chữ với chủ đề : ơn thầy     D  Ư  Ơ  N  G  X  Ỉ        H  Ọ  C  S  I  N  H             H  O  A  T  H  Ủ  Y  T  I  Ê  N         N  H  À  G  I  Á  O      K K  Í  N  H  T  H  Ầ  Y                Y  Ê  U  B  Ạ  N                      Kết quả trò chơi giải trí bằng các ô chữ đã tạo một không khí sôi nổi hào hứng, một sân chơi bổ ích trong học sinh, các em hăng say đọc báo để có thêm hiểu biết về kiến thức chuẩn bị cho những lần thi tiếp theo chính vì thế báo và tạp chí đưa xuống được các em đón đọc một cách nhiệt tình. 3.4.3. Giới thiệu sách mới và giới thiệu sách theo chủ đề : * Giới thiệu sách mới : Hàng tháng thư viện có kiến nghị với nhà trường về việc mua thêm sách cho thư viện nhưng không phải lúc nào sách cũng thật sự mới thì mới đem ra giới thiệu mà sử dụng cả những sách cũ nhưng có giá trị về đạo đức. Đối với học sinh ở trường chính phần lớn sách các em đều đã được đọc nhưng học sinh ở phân hiệu thì không. Vì thế cứ đến đầu tháng là tôi xuống phân hiệu và tổ chức giới thiệu sách mới cho cả phân hiệu vào buổi sinh hoạt tập thể. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều hạn chế nên có những hình thức giới thiệu sách qua các phần mềm máy tính đều không thể thực hiện được buộc tôi phải giới thiệu sách theo lối thủ công là cầm sách giới thiệu. Ngoài ra tôi cũng tranh thủ khoảng trống trên bảng thông báo của điểm trường làm góc thông báo sách mới cho cả phân hiệu. Học sinh có thể dễ dàng nhìn thấy và nhanh chóng liên lạc với tổ công tác thư viện để được mượn sách. * Giới thiệu sách theo chủ đề : Trong tháng cán bộ thư viện chọn sách theo chủ đề của tháng, ví dụ tháng 12 có ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tôi chọn các loại sách nói về lịch sử Việt Nam, về Bác Hồ, về anh bộ đội Cụ Hồ hoặc trong tháng 3 có ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, tháng tư có ngày giải phóng hoàn toàn Miền nam ... tuyên truyền giới thiệu cho học sinh hiểu về các ngày lễ trọng đại này. Đến cuối tháng tổ chức sinh hoạt tập thể và đố học sinh xem tháng tới có chủ đề gì và những loại sách đưa ra phục vụ sẽ có nội dung như thế nào. Giới thiệu sách theo chủ đề đã gây nhiều hứng thú và tò mò trong học sinh. Sự sặc sỡ của bìa sách kèm theo lời giới thiệu đầy luôn cuốn của cán bộ thư viện đã lôi kéo các em đến với sách như một sự thu hút kỳ lạ. Từ đó số lượng học sinh mượn sách tăng lên và thái độ đọc sách cũng nghiêm túc và khoa học hơn Bảng thông báo sách theo chủ đề trong tháng THÁNG  CHỦ ĐỀ  TÊN SÁCH  TÁC GIẢ   11  Biết ơn thầy cô giáo  Những gương mặt giáo dục Việt Nam  BGD&ĐT     Gương mặt người thầy  Phạm Viết Hoà
Tài liệu liên quan