Đề tài Xây dựng hệ thống trò chơi học tập phục vụ dạy học chủ đề Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích, định hướng và hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trình tạo mối tương quan giữa người dạy, người học và tư liệu giảng dạy. Thông thường con người chỉ nhớ: 10% những gì họ đọc, 20% những gì họ nghe, 80% những gì họ nói và đến 90% những gì họ nói và làm, tức là khi họ tự khám phá cho chính họ. Đặc biệt với cấp học Tiểu học, phụ huynh và các em vẫn xem trọng môn Toán và Tiếng Việt, trong khi đó môn Tự nhiên và Xã hội cũng không kém phần quan trọng. Chúng ta phải làm sao học sinh vẫn nắm bắt được những kiến thức về xã hội và thế giới tự nhiên trong tâm thế thoải mái là vấn đề rất được quan tâm. Trò chơi học tập chính là một chiếc cầu nối hữu hiệu thân thiện nhất, tự nhiên nhất giữa người dạy và người học trong việc tự giải quyết nhiệm vụ chung đạt được mục đích đề ra làm thoả mãn nhu cầu của cá nhân. Áp dụng hình thức dạy học trò chơi học tập là một phương pháp đổi mới đáp ứng yêu cầu dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cức tự giác của người học.

doc66 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3713 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống trò chơi học tập phục vụ dạy học chủ đề Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn  L ời đầu tiên em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn và kính trọng sâu sắc đối với cô giáo Phan Nữ Phước Hồng giảng viên bộ môn Phương pháp dạy học Tự nhiên- xã hội, Khoa Tự nhiên - Kinh tế, trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế- người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình tiến hành thực hiện khóa luận. Cô đã mở ra cho em những vấn đề khoa học rất lý thú, hướng em vào nghiên cứu các lĩnh vực hết sức thiết thực và vô cùng bổ ích, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và nghiên cứu. Em đã học hỏi được rất nhiều ở Cô phong cách làm việc, cũng như phương pháp nghiên cứu khoa học… Em luôn được Cô cung cấp các tài liệu, các chỉ dẫn hết sức quý báu khi cần thiết trong suốt thời gian thực hiện tiểu luận . Em cũng xin thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đến Quý Thầy Cô trong Khoa Tự nhiên – Kinh tế, các bạn trong tập thể lớp K32 Giáo dục tiểu học, Ban giám hiệu- quý thầy cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học Vĩnh Lợi đã tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích, định hướng và hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trình tạo mối tương quan giữa người dạy, người học và tư liệu giảng dạy. Thông thường con người chỉ nhớ: 10% những gì họ đọc, 20% những gì họ nghe, 80% những gì họ nói và đến 90% những gì họ nói và làm, tức là khi họ tự khám phá cho chính họ. Đặc biệt với cấp học Tiểu học, phụ huynh và các em vẫn xem trọng môn Toán và Tiếng Việt, trong khi đó môn Tự nhiên và Xã hội cũng không kém phần quan trọng. Chúng ta phải làm sao học sinh vẫn nắm bắt được những kiến thức về xã hội và thế giới tự nhiên trong tâm thế thoải mái là vấn đề rất được quan tâm. Trò chơi học tập chính là một chiếc cầu nối hữu hiệu thân thiện nhất, tự nhiên nhất giữa người dạy và người học trong việc tự giải quyết nhiệm vụ chung đạt được mục đích đề ra làm thoả mãn nhu cầu của cá nhân. Áp dụng hình thức dạy học trò chơi học tập là một phương pháp đổi mới đáp ứng yêu cầu dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cức tự giác của người học. 2. Lí do chọn đề tài: Việc vận dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học là rất cần thiết, làm sao cho mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Trò chơi xuất phát từ nội dung bài học là hoạt động góp phần làm cho học sinh hứng thú, ham thích học tập tạo không khí phấn khởi tạo tâm thế thoải mái trước giờ học hay củng cố nắm chắc kiến thức đã được học, kích thích tư duy sáng tạo và rèn kĩ năng. Theo mục tiêu giáo dục hiện nay, giáo dục học sinh phát triển toàn diện cả đức, trí, thể, mĩ. Các hoạt động dạy - học ở trường Tiểu học đang đổi mới phương pháp dạy học theo hướng: Lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh. Đối với học sinh tiểu học, lứa tuổi vừa học vừa chơi, hiếu động, chóng chán, vấn đề tạo nên hứng thú học tập cho các em là rất quan trọng. Trò chơi tác động toàn diện đến trẻ em vì nó dễ dàng thâm nhập vào xúc cảm, tình cảm thúc đẩy mọi hành động của trẻ. Hiện nay, vận dụng trò chơi học tập vào dạy học không phải là vấn đề mới mẻ. Các công trình nghiên cứu về môn Tự nhiên - xã hội, các nguồn tư liệu: các sách thiết kế, sách giáo viên hướng dẫn soạn giáo án… đã đưa ra rất nhiều trò chơi nhưng còn rời rạc từng trò chơi cho từng bài học mà chưa có tính hệ thống. Một số trò chơi đòi hỏi cao về công tác chuẩn bị không phù hợp với đặc điểm cơ sở vật chất trường học... Với chủ đề Tự nhiên, sách giáo viên hay sách thiết kế chỉ đưa ra trò chơi chưa có tính phong phú chỉ có hai trò chơi. Giáo viên rất khó áp dụng, đối với học sinh rất dễ gây nhàm chán, làm giảm hiệu quả các tiết học. Từ những lí do trên tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống trò chơi học tập phục vụ dạy học chủ đề Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2” hi vọng khi nghiên cứu đề tài này sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm dạy học khi áp dụng phương pháp sử dụng trò chơi, bổ sung, phát triển vốn trò chơi thêm phong phú và đa dạng. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Đây không phải là vấn đề mới mẻ, vào thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã có nhiều nhà nghiên cứu như: Phreben( Đức), M.Mentori( Ý)...có ý tưởng trò chơi với dạy trẻ học, dùng trò chơi làm phương tiện dạy học. Về sau, ý tưởng đó được tiếp tục phản ánh trong hàng loạt công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục Liên xô: A.P.Radina, A.P.Vsova, A.Navanhesova, A.L.Sovokia. Trong quá trình đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học có rất nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứu, tìm tòi thiết kế nên các trò chơi nhằm giáo dục toàn diện tạo hứng thú học tập cho các em như: cuốn “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ, thể lực cho học sinh” của Hà Nhật Thăng (chủ biên) hay cuốn “150 trò chơi thiếu nhi” của Bùi Sĩ Tụng, Trần Quang Đức( đồng chủ biên). Nhưng ở các tài liệu này thì các tác giả đã đề cập rất rõ vai trò của trò chơi, đưa ra những hoạt động vui chơi chung chung, chưa đi sâu vào ứng dụng của trò chơi trong môn học cụ thể. Đối với môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học nói chung và trong chủ đề Tự nhiên nói riêng có các nghiên cứu sáng tác trò chơi trong dạy học cụ thể như: cuốn “Học mà vui vui mà học” của tác giả Vũ Xuân Đỉnh, Trò chơi học tập Tự nhiên - Xã hội lớp 1, 2, 3 Bùi Phương Nga( chủ biên), Dự án phát triển giáo viên Tiểu học- NXB Giáo dục. …Tuy nhiên để có hệ thống, cụ thể từng trò chơi trong từng bài cho chủ đề Tự nhiên thì chưa có. Đề tài đi vào chuyên sâu nghiên cứu “Xây dựng hệ thống trò chơi học tập phục vụ dạy học các bài trong chủ đề Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2” một cách cụ thể. 4. Mục đích nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài mục tiêu chúng tôi đặt ra là kết quả đạt được góp phần xây dựng hoàn thiện hệ thống trò chơi phục vụ các bài học trong chủ đề Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, nâng cao hiệu quả bài dạy. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt những mục tiêu đề ra việc xây dựng và giải quyết các nhiệm vụ là hết sức quan trọng. Thông qua các nhiệm vụ chúng tôi sẽ tiến hành từng bước như thế nào để hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu. Các nhiệm vụ đó là: Đầu tiên chúng tôi nghiên cứu cơ sở lý luận nắm bắt những nền tảng cơ sở ban đầu của vấn đề. Lí thuyết là một vấn đề và thực tiễn là vấn đề khác chúng tôi đi vào nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Vấn đề sử dụng trò chơi trong dạy học các bài thuộc chủ đề: Tự nhiên lớp 2. Nhiệm vụ cuối cùng là xây dựng một số trò chơi mới kết hợp các sưu tầm được tạo nên tính hệ thống phục vụ các bài ở các chủ đề Tự nhiên. 6. Đối tượng nghiên cứu: Khi đi vào nghiên cứu chúng ta cần biết đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Xây dựng hệ thống trò chơi phục vụ các bài dạy ở chủ đề Tự nhiên thuộc chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 2. Đối tượng thực nghiệm: Học sinh và giáo viên trường Tiểu học Vĩnh Lợi. 7. Phương pháp nghiên cứu: Để thực tốt các nhiệm vụ đề ra đạt được mục tiêu nghiên cứu thì không thể thiếu được các phương pháp nghiên cứu. Có rất nhiều phương pháp trong nghiên cứu khoa học thường được áp dụng, với các vấn đề của đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp: + Phương pháp thu thập tài liệu: Thông qua các giáo trình, tạp chí giáo dục và mạng internet chúng tôi tiến hành thu thập, nghiên cứu, phân tích các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. + Phương pháp điều tra và hỏi ý kiến chuyên gia: Điều tra thực trạng sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 ở trường phổ thông. Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến giáo viên có thể bằng phiếu trưng cầu ý kiến hoặc phỏng vấn trực tiếp nắm bắt số liệu. + Phương pháp quan sát sư phạm: Chúng tôi quan sát lớp học trong mỗi tiết dạy của giáo viên đứng lớp hay chính tiết dạy của mình. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Soạn các giáo án và trực tiếp giảng dạy ứng dụng tổ chức trò chơi trong giờ dạy một số bài thuộc chủ đề Tự nhiên, chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 2. + Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi thu thập các thông tin cũng như số liệu liên quan chúng tôi tiến hành thống kê và xử lí các số liệu liên quan. Chúng tôi sử dụng phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp. 8. Phạm vi nghiên cứu: Thiết kế trò chơi học tập phần chủ đề Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội, lớp 2 và tiến hành thực nghiệm tại trường Tiểu học Vĩnh Lợi. 9. Giả thuyết khoa học: Xây dựng hoàn thiện hệ thống trò chơi học tập ứng dụng vào từng bài học chủ đề Tự nhiên góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. B . PHẦN NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Chương 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu: 1.1. Đặc điểm nội dung chương trình môn Tự nhiên – Xã hội lớp 2: Môn Tự nhiên và Xã hội là môn học chứa đựng những kiến thức gắn với đời sống con người, các sự vật hiện tượng trong thực tế cuộc sống rất gần gũi với học sinh Tiểu học. Môn Tự nhiên và Xã hội là môn học tích hợp kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong đó tỉ trọng kiến thức khoa học stự nhiên nhiều hơn so với kiến thức khoa học xã hội ”.[1, tr 8] Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 được xây dựng theo quan điểm tích hợp xem xét tự nhiên con người và xã hội trong một thể thống nhất có quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau, các kiến thức trong chương trình là kết quả tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học sinh học, vật lí, địa lí, lịch sử, môi trường. Nội dung chương trình có cấu trúc đồng tâm, hợp lí ”.[5, tr 24] Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng các kiến thức các em đã học ở lớp 1 theo 3 chủ đề: Con người – sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên. Sau khi học xong chủ đề Tự nhiên học sinh cần đạt được mục tiêu đề ra: Biết sơ lược về hoạt động của cơ quan vận động và cơ quan tiêu hóa ở cơ thể người; phòng chống cong vẹo cột sống; giữ vệ sinh ăn uống, phòng nhiễm giun. Biết về công việc của các thành viên trong gia đình, nhà trường và một số nghề nghiệp trong xã hội, ở địa phương; giữ sạch nhà ở, trường học, giữ an toàn khi ở nhà, ở trường và khi đi đường. Biết cây cối và các con vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không; biết quan sát bầu trời ban ngày, ban đêm; có hiểu biết sơ lược về hình dạng và đặc điểm của Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao[1, tr 4]. Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng: Tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, ứng xử hợp lí trong đời sống để phòng chống một số bệnh tật và tai nạn. Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi: Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương. Môn học Tự nhiên và Xã hội là môn học về môi trường tự nhiên và xã hội gẫn gũi, bao quanh học sinh, vì vậy có rất nhiều nguồn cung cấp kiến thức cho các em. Do đó, không chỉ có giáo viên cung cấp trí thức cho các em lĩnh vực này, các em có thể thu nhận kiến thức từ nhiều nguồn khác. Với chủ đề Tự nhiên học sinh sẽ được học về thực vật và động vật: một số cây cối và một số con vật sống trên mặt đất, dưới nước, trên không. Về bầu trời ban ngày và ban đêm các em sẽ được học về mặt trời cách tìm phương hướng bằng mặt trời, mặt trăng và các vì sao, qua 10 bài học cụ thể.”.[1, tr 6] Ở trường Tiểu học hiện nay, môn Tự nhiên và Xã hội là một trong những môn học chiếm vị trí quan trọng cùng với các môn học khác có vai trò tích cực trong việc phát triển toàn diện cho học sinh. Việc coi trọng thực hành và vận dụng kiến thức, quan tâm đến năng lực tự học, tự khám phá kiến thức của học sinh rất được quan tâm. Việc tự khám phá để hiểu biết và tiếp thu kiến thức mới hay củng cố kiến thức đã học rất hữu ích so với sự rập khuôn, bắt trước. Thế giới tự nhiên xung quanh các em rất phong phú, đa dạng. Trò chơi sẽ minh hoạ một cách sinh động nội dung bài học các bài trong chủ đề Tự nhiên. Sau khi chơi, các em biết được rõ hơn về các cách làm thiết thực hay cách nhìn đẹp, hiểu được và nhận xét về thế giới thực động vật, làm không khí giờ học thoải mái, hào hứng dễ chịu hơn, giảm sự căng thẳng, phát triển sự nhanh trí, gây hứng thú học tập cho các em. Trò chơi làm cho quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn, học sinh học mà chơi, chơi mà học nâng cao hiệu quả tiết học . 1.2. Trò chơi học tập và vai trò của trò chơi học tập: Trò chơi là một loại hình hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với mọi người. Ở nhiều gốc độ khác nhau trò chơi được định nghĩa riêng, có thể trò chơi là một hoạt động tự nhiên cần thiết thỏa mãn nhu cầu giải trí của con người hay là một phương pháp thực hành hiệu nghiệm đối với việc hình thành nhân cách và trí lực của trẻ em... Theo quan điểm của tác giả Hà Nhật Thăng, trong cuốn “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ, thể lực cho học sinh”, “trò chơi là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất định và có những quy định mà người tham gia phải tuân thủ”[4, tr 6] Trò chơi học tập được hiểu một cách đơn giản là các trò chơi có nội dung gắn với các hoạt động học tập của học sinh nhằm giúp học sinh học tập trên lớp được hứng thú, vui vẻ hơn[5, tr 49]. Nội dung của trò chơi này là sự thi đấu về một hoạt động trí tuệ nào đó như sự chú ý, sự nhanh trí, sức tưởng tượng, sáng tạo...Ví dụ như các câu đố, triển lãm, đố bạn con gì?. Theo F.l.Frratkina cho rằng: “Hành động chơi luôn là hành động giả định. Hành động chơi mang tính khái quát, không bị giới hạn bởi cấu tạo của đồ vật”[8, tr 12]. Vui chơi là hoạt động cần thiết, góp phần phát triển nhân cách con người ở mọi lứa tuổi, nhất là đối với học sinh mẫu giáo và tiểu học. Đối với học sinh mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo, bước sang lứa tuổi Tiểu học hoạt động học là chính. Khoảng cách giữa hai lứa tuổi này là không lớn nhưng hoạt động chủ đạo có sự thay đổi lớn. Vì vậy, giáo viên phải tạo cho các em sân chơi học tập: chơi mà học, học mà chơi. Học sinh Tiểu học là lứa tuổi ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa, chú ý có chủ định của trẻ còn yếu khả năng ghi nhớ chưa cao. Đối tượng cảm xúc của các em là những sự vật hiện tượng cụ thể, sinh động[2, tr 36] mà theo quan điểm dạy học, quá trình dạy học là một quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tế cuộc sống. Học sinh tiểu học tư duy cụ thể còn chiếm ưu thế, phương pháp dạy học truyền thống theo hướng một chiều: giáo viên truyền thụ học sinh tiếp nhận làm cho học sinh dễ mệt mỏi chán nản trong giờ học, khó tiếp thu bài học. Giờ học diễn ra nặng nề, không duy trì được khả năng chú ý của học sinh. Học là một hoạt động trong đó học sinh là chủ thể, tổ chức dạy học sao cho học sinh phải luôn được vận động vừa sức, tiếp thu những kiến thức cần đạt. Trò chơi là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ và là một trong những hình thức đáp ứng yêu cầu đó. Vì vậy, việc sử dụng trò chơi học tập là rất cần thiết, đa dạng hình thức dạy học thay đổi không khí lớp học, giáo viên vẫn cho học sinh nắm bắt mọi nội dung bài học trong tâm thế thoải mái, tự giác cao. Trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Hoạt động vui chơi là điều kiện, là môi trường, là giải pháp, là cơ hội thuận lợi nhất góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, tạo điều kiện để trẻ phát triển tâm lực, thể lực, trí lực một cách tổng hợp. [4, tr 14]. Trò chơi giúp cho học sinh phát triển thêm những điều mới mà các em đã tiếp cận trong sách giáo khoa, luyện tập những kĩ năng thao tác mà các em được học tập. Qua vui chơi các em sẽ được rèn luyện các tình huống khác nhau buộc mình phải có sự lựa chọn hợp lí, tự mình phát hiện được những điểm mạnh, điểm yếu, những khả năng hứng thú cũng như nhược điểm của bản thân. Tổ chức trò chơi khoa học hợp lí giúp học sinh phát triển về mặt thể chất một cách tự nhiên rèn tính nhanh nhẹn, hoạt bát tự tin hơn trước đám đông. Đặc biệt sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thao tác vận động và sự phát triển tư duy khả năng điều khiển của thần kinh trung ương sẽ càng phát triển chuẩn xác. Ngoài ra, sân chơi trò chơi rèn cho học sinh rất nhiều kĩ năng sống cần thiết: kĩ năng tổ chức, kĩ năng giao tiếp, ứng xử, hợp tác, kiểm tra đánh giá... Việc tổ chức trò chơi học tập trong giờ học đem lại lợi ích thiết thực góp phần tạo không khí hào hứng thoả tâm sinh lí trẻ, thúc đẩy tính tích cực hoạt động sáng tạo, giờ học diễn ra nhẹ nhàng. Chương 2. Nội dung và kết quả nghiên cứu 2.1. Nội dung nghiên cứu. 2.1.1. Thực tế sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học: Để biết được thực tế sử dụng trò chơi học tập trong dạy học chủ đề Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2 hiện nay, chúng tôi đã tiến hành điều tra và quan sát giáo viên ở trường Tiểu học thực tập Vĩnh Lợi. Giáo viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và tác dụng của trò chơi trong dạy học. Với hơn 90% giáo viên đều cho rằng sử dụng trò chơi trong dạy học làm cho học sinh không nhàm chán, giờ học nhẹ nhàng thoải mái, nâng cao hiệu quả giờ dạy. Trong khi đó một số giáo viên có tuổi vẫn nặng về áp dụng các phương pháp dạy học truyền thống, kĩ năng tổ chức trò chơi còn hạn chế, giáo viên vẫn làm việc nhiều còn học sinh thụ động. Thêm vào đó, do tác động của điều kiện thời gian, cơ sở vật chất, đặc điểm học sinh cho nên việc áp dụng phương pháp trò chơi trong học tập chưa phổ biến và áp dụng chưa có hiệu quả. Tài liệu tham khảo về trò chơi học tập rất nhiều nhưng phần lớn các trò chơi có sự lặp lại, chưa có tính hệ thống cụ thể. Sách giáo viên hướng dẫn soạn bài giảng đưa ra rất ít, đơn điệu, chưa có tính hệ thống các trò chơi chỉ có 2 trò chơi: Triển lãm, Tìm phương hướng bằng mặt trời. Một số trò chơi yêu cầu về sự chuẩn bị rất phức tạp, với đặc điểm hiếu động của học sinh giáo viên rất khó quản lí lớp học. Hơn 2/3 giáo viên đều rất hạn chế trong việc tổ chức trò chơi, khi sử dụng thì các thầy cô đều áp dụng vào phần củng cố bài cuối giờ học, rất ít thầy cô sử dụng trò chơi như là một hình thức dạy học bài mới. Vẫn tồn tại số ít giáo viên luôn có sự rập khuôn từ sách thiết kế bài giảng các trò chơi, lặp đi lặp lại các trò chơi gây ra sự nhàm chán cho học sinh. Bên cạnh đó một số giáo viên có hướng tìm tòi đổi tên gọi hay cách chơi phong phú luôn tạo cảm giác mới lạ cho học sinh. Vấn đề sử dụng trò chơi trong học tập là vấn đề rất cần thiết. Giáo viên nhận thức một cách sâu sắc về việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học. Vì vậy, để sử dụng trò chơi học tập trong dạy học có hiệu quả việc cung cấp các tài liệu tham khảo cũng như tổ chức các chuyên đề, hội thảo mở các lớp tập huấn để không ngừng nâng cao kĩ năng tổ chức cho giáo viên là nhu cầu cấp thiết. Đồng thời, các cấp quản lí, giáo viên cần đầu tư hơn nữa về trang thiết bị dạy học. Thiết kế các giờ dạy Tự nhiên và Xã hội hợp lí, áp dụng mọi phương pháp tối ưu trong dạy, chơi nhưng học, hoạt động vui chơi và học tập có sự cân đối. Từ thực tế sử dụng như vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm hoàn thiện hệ thống trò chơi: sáng tác một số trò chơi dễ áp dụng với hình thức tổ chức dễ dàng vào các bài học, sự chuẩn bị đơn giản phù hợp với đặc điểm trường học, giáo viên và đặc điểm tâm lí của học sinh đem lại hiệu quả cao. 2.1.2. Nguyên tắc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập: Sau khi phân tích nội dung chương trình, chúng tôi thấy có hai dạng bài gồm: Dạng bài về thế giới động thực vật gồm các bài: Cây sống ở đâu?, Một số loài cây sống trên cạn, Một số loài cây sống dưới nước, Loài vật sống ở đâu?, Một số loài vật sống trên cạn, Một số loài vật sống dưới nước, Nhận biết cây cối và các con vật. Dạng bài thứ 2 là: dạng bài về thiên thể gồm các bài: Mặt trời, Mặt trời và các phương hướng, Mặt trăng và các vì sao. Khi thiết kế trò chơi cho chủ đề này, chúng tôi cần tuân thủ các nguyên tắc thiết kế: Thứ nhất là đặt tên trò chơi phải hấp dẫn gây sự chú ý của học sinh ngay từ đầu, phải thể hiện được nội dung trò chơi, tên không được quá dài. Ví dụ : Ong đi tìm nhụy, Đố bạn con gì?...Thứ hai là không phải bài học nào cũng có thể áp dụng trò chơi, đặc biệt là các bài
Tài liệu liên quan