Đề tài Xây dựng mô hình thị trường quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam

Các công cụ phái sinh nói chung và nghiệp vụ hợp đồng tương lai hay quyền chọn nói riêng là một trong những hình th ức được đánh giá là rất hữu dụng trên thị trường hàng hóa và thị trường chứng khoán. Đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, m ột thị trường đầy rủi ro thì công cụ phái sinh này sẽ giúp nhà đầu tư tránh được tình trạng thua lỗ nặng khi thị trường đi xuống sâu và ngược lại, nhà đầu tư có thể đạt mức lợi nhuận rất cao khi thị trường có xu hướng như thế nào. Hiện nay, không chỉ các thị trường toàn cầu nói chung hay thị trường Việt Nam nói riêng, mọi người đều lo ngại về vấn đề quản lý rủi ro, và đây cũng là thời điểm tốt để một thị trường non trẻ, với nhiều biến động về giá trong thời gian qua như Việt Nam có thể xem xét đến vi ệc áp dụng những hình thức giao dịch như quyền chọn chứng khoán. Quyền chọn có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý rủi ro nên hình thức này giúp nhà đầu tư có thêm tự tin khi tham gia thị trường, điều này giúp thu hút thêm nhà đầu tư tham gia thị trường. Vì v ậy, đối với những thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam , mới được gần 8 năm tuổi đời với sự bất ổn trong của tâm lý nhà đầu tư, quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam nếu so sánh với thị trường chứng khoán thế giới thì có m ột sự “khập khiễng” rõ nét, nên việc sử dụng một công cụ để phòng ngừa rủi ro là không thể thiếu.

pdf60 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình thị trường quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU  Các công cụ phái sinh nói chung và nghiệp vụ hợp đồng tương lai hay quyền chọn nói riêng là một trong những hình thức được đánh giá là rất hữu dụng trên thị trường hàng hóa và thị trường chứng khoán. Đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, một thị trường đầy rủi ro thì công cụ phái sinh này sẽ giúp nhà đầu tư tránh được tình trạng thua lỗ nặng khi thị trường đi xuống sâu và ngược lại, nhà đầu tư có thể đạt mức lợi nhuận rất cao khi thị trường có xu hướng như thế nào. Hiện nay, không chỉ các thị trường toàn cầu nói chung hay thị trường Việt Nam nói riêng, mọi người đều lo ngại về vấn đề quản lý rủi ro, và đây cũng là thời điểm tốt để một thị trường non trẻ, với nhiều biến động về giá trong thời gian qua như Việt Nam có thể xem xét đến việc áp dụng những hình thức giao dịch như quyền chọn chứng khoán. Quyền chọn có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý rủi ro nên hình thức này giúp nhà đầu tư có thêm tự tin khi tham gia thị trường, điều này giúp thu hút thêm nhà đầu tư tham gia thị trường. Vì vậy, đối với những thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam , mới được gần 8 năm tuổi đời với sự bất ổn trong của tâm lý nhà đầu tư, quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam nếu so sánh với thị trường chứng khoán thế giới thì có một sự “khập khiễng” rõ nét, nên việc sử dụng một công cụ để phòng ngừa rủi ro là không thể thiếu. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài với những cơ sở lý luận đã được học tại trường, tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng mô hình thị trường quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam”. Đây là một sản phẩm mới nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư, cũng như là một công cụ phòng ngừa rủi ro cho thị trường chứng khoán. Chuyên đề có nội dung bao gồm: Mục đích nghiên cứu Phân tích tình hình thị trường chứng khoán – option chứng khoán thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhận diện các yếu tố rủi ro trên thị trường, qua đó thấy được sự cần thiết của việc thành lập thị trường quyền chọn ở Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn khi thành lập thị trường Quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam. Nghiên cứu, tìm hiểu và làm rõ một số vấn đề cơ bản về quyền chọn, cấu trúc thị trường quyền chọn, những điểm nổi bật căn bản của thị trường quyền chọn so với thị trường chứng khoán. Qua kiến thức về Quyền Chọn, các mô hình thị trường quyền chọn chứng khoán thế giới, đưa ra ý tưởng thiết lập mô hình quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam, mức phí quyền chọn hợp lý, điều kiện và giải pháp cho thị trường Quyền chọn. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các lý luận về sản phẩm quyền chọn và thị trướng quyền chọn. Nghiên cứu quá trình hoạt động của thị trướng chứng khoán Việt Nam từ lúc thành lập đến thời điểm cuối thàng 3/2008. Nghiên cứu mô hình thị trường Chứng Khoán Việt Nam, mô hình thị trường quyền chọn các nước trên thế giới, và các điều kiện thực tiễn để ứng dụng một mô hình quyền chọn vào Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như thống kê – mô tả, phân tích – tổng hợp, so sánh – đối chiếu, và quan sát từ thực tiễn để khái quát bản chất của các vấn đề cần nghiên cứu. Đề tài này của nhóm tác giả dựa vào cơ sở lý thuyết chuyên ngành tài chính doanh nghiệp kết hợp với nguồn dự liệu thu thập được từ thực tế (sách báo, tạp chí, internet…) Kết cấu của đề tài Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của đề tài gồm 4 chương: Chương 1: Lịch sử phát triển của thị trường quyền chọn cổ phiếu – Bài học kinh nghiệm cho thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 2: Thị trường chứng khoán Việt Nam – Rủi ro và hướng khắc phục Chương 3: Tổng quan về quyền chọn Chương 4: Mô hình thị trường quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam Phần phụ lục, tài liệu tham khảo. MỤC LỤC  Phần mở đầu  Phần nội dung CHƯƠNG I: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường quyền chọn chứng khoán ............................1 1.2 Thị trường quyền chọn giao dịch có tổ chức ......................................................................2 1.2.1 Thị trường Mỹ ...............................................................................................................2 1.2.2 Thị trường Nhật .............................................................................................................4 1.2.3 Thị trường Hàn Quốc ....................................................................................................6 1.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thị trường các nước trên thế giới .........................7 CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – RỦI RO VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC 2.1 Tính hình thị trường chứng khoán Việt Nam ....................................................................9 2.1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam ...........................................................9 2.1.2 Những đặc điểm đáng nổi bật của TTCK nước ta từ năm 2006 đến nay ...................... 11 2.1.3 Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng hàm chứa nhiều rủi ro ............................ 13 2.1.4 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên của thị trường chứng khoán Việt Nam .............. 17 2.2 Sự cần thiết của Option chứng khoán ................................................................................. 18 2.2.1 Tạo ra công cụ bảo vệ cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán ....................... 18 2.2.2 Đa dạng hoá cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư tài chính trong và ngoài nước ................................................................................................................................... 19 2.2.3 Thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán ................................................... 19 2.2.4 Ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp trong nước và nền kinh tế ......................... 19 2.2.5 Thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam ..................................... 20 2.3 Một số thuận lợi và khó khăn khi xây dựng thị trường quyền chọn cổ phiếu ở Việt Nam hiện nay .......................................................................................................................... 21 2.3.1 Những thuận lợi .............................................................................................................. 21 2.3.1.1 Tiềm năng phát triển thị trường chứng khoán ......................................................... 21 2.3.1.2 Sức cầu về đầu tư chứng khoán cao ......................................................................... 21 2.3.1.3 Sự quyết tâm và cam kết của Chính phủ xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam................................................................................................................ 22 2.3.1.4 Sự ra đời của các hiệp hội ....................................................................................... 22 2.3.1.5 Kinh nghiệm từ việc ứng dụng quyền chọn trong giao dịch ngoại tệ và vàng ở Việt Nam ............................................................................................................................. 22 2.3.1.6 Đặc điểm kinh tế của Việt Nam ............................................................................... 22 2.3.2 Những khó khăn ............................................................................................................. 23 2.3.2.1 Chưa có hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động này ............................................ 23 2.3.2.2 Hạn chế về mặt pháp lý,quy mô họat động ............................................................. 23 2.3.2.3 Nhận thức và trình độ của các nhà đầu tư,người quản lý ......................................... 24 2.3.2.4 Tiến trình cổ phần hoá và niêm yết diễn ra quá chậm .............................................. 24 2.3.2.5 Chính sách quản lý, kiểm soát thị trường còn hạn chế ............................................ 25 CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CHỌN 3.1 Giới thiệu về quyền chọn .................................................................................................. 26 3.1.1 Định nghĩa ................................................................................................................. 26 3.1.2 Quyền chọn mua ........................................................................................................ 26 3.1.3 Quyền chọn bán ........................................................................................................ 27 3.1.4 Phân loại quyền chọn theo thời gian thực hiện ........................................................... 28 3.2 Cấu trúc cơ bản của thị trường quyền chọn .................................................................... 28 3.2.1 Điều kiện niêm yết ..................................................................................................... 29 3.2.2 Quy mô hợp đồng ...................................................................................................... 29 3.2.3 Giá thực hiện ............................................................................................................ 30 3.2.4 Chi phí giao dịch, phí thanh toán và hoa hồng ........................................................... 30 3.2.5 Ngày đáo hạn ........................................................................................................... 30 3.2.6 Hạn mức vị thế và hạn mức thực hiện ........................................................................ 31 3.3 Thị trường quyền chọn và thị trường cổ phiếu ................................................................ 31 3.3.1 Quyền chọn cổ phiếu có nhiều nét tương đồng với cổ phiếu trên sàn giao dịch ............. 31 3.3.2 Mặc dù có những điểm tương đồng, nhưng thị trường quyền chọn và thị trường cổ phiếu vẫn có những điểm khác nhau quan trọn ...................................................................... 32 3.3.2.1 Về phương diện giao dịch và thời gian ................................................................... 32 3.3.2.2 Về phương diện quản trị rủi ro ............................................................................... 32 3.3.2.3 Về phương diện đòn bẩy ......................................................................................... 33 3.3.2.4 Thị trường quyền chọn cũng cung cấp một thông tin hiệu quả về xu hướng giá ...... 34 3.3.2.5 Các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả ............................................................... 34 3.3.2.6 Thị trường sản phẩm phái sinh chứa đựng đầy rủi ro so với thị trường giao ngay? ................................................................................................................................. 35 CHƯƠNG IV: MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 4.1 Điều kiện cần để xây dựng thị trường quyền chọn chứng khoán .................................... 37 4.1.1 Có hệ thống cơ sở pháp lý hoàn thiện ....................................................................... 37 4.1.2 Điều kiện về hàng hóa trên TTCK ............................................................................. 37 4.1.3 Điều kiện về thông tin trên thị trường ....................................................................... 37 4.1.4 Điều kiện về kỹ thuật ................................................................................................ 38 4.1.5 Điều kiện về con người ............................................................................................. 38 4.2 Mô hình thị trường quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam .............................................. 38 4.2.1 Môi trường giao dịch ............................................................................................... 39 4.2.2 Sàn giao dịch quyền chọn ......................................................................................... 39 4.2.3 Phương thức giao dịch ............................................................................................. 40 4.2.4 Phí quyền chọn ......................................................................................................... 43 4.3 Thị trường quyền chọn chứng khoán và nhà đầu tư ....................................................... 45 4.3.1 Mua quyền chọn mua cổ phiếu ................................................................................ 45 4.3.2 Mua quyền chọn bán cổ phiếu ................................................................................. 46 4.4 Giải pháp xây dựng mô hình thị trường quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam............. 47 4.4.1 Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán và thị trường option chứng khoán................................................................................................................................ 47 4.4.2 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho thị trường option chứng khoán và hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin .................................................................................................. 48 4.4.3 Nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường chứng khoán ................................... 48 4.4.4 Nâng cao vai trò , trách nhiệm của các cơ quan chức năng ...................................... 49 4.4.5 Tăng cung kích cầu cho thị trường chứng khoán và option chứng khoán .................. 49 4.4.6 Thực hiện các chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán ......................................................................................................... 49 4.4.7 Tăng cường công tác đào tạo, nghiên cứu và thông tin tuyên truyền......................... 50 4.4.8 Tăng cường hoạt động tư vấn cho các nhà đầu tư .................................................... 50  Phần kết luận  Phần phụ lục Phụ lục 1: Thực trạng công ty chứng khoán tại Việt Nam - Thực tế hoạt động và những thách thức tiềm ẩn. Phụ lục 2: Thị trường chứng khoán Việt Nam trước những thách thức của việc gia nhập WTO. Phụ lục 3: Những giải pháp điều chỉnh đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. Phụ lục 4: Tính ưu việt của hợp đồng quyền chọn cổ phiếu so với các loại khác. Phụ lục 5: Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn. Phụ lục 6: Mô hình định giá Black-Scholes. Phụ lục 7: Danh mục phí quyền chọn. Phụ lục 8: Các loại hợp đồng giao dịch quyền chọn cổ phiếu. HỆ THỐNG BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Doanh số cổ phiếu, option trên thị trường chứng khoán Mỹ từ 1990 – 2006. Bảng 1.2: Tỷ lệ các công ty niêm yết trên các sàn giao dịch ở Nhật Bảng 1.3: Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Nhật Bản năm 2007 Bảng 1.4: Hoạt động giao dịch của nhà đầu tư ngày 07/04/2008 HỆ THỐNG CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Hình 2.1.1: Biểu đồ VN-Index và khối lượng giao dịch tăng trong tuần đầu tháng 4, giảm dần sau đó. Hình 2.1.2: Biểu đồ chỉ số VN – Index sàn TP. Hồ Chí Minh Hình 3.1.2:Quyền chọn mua – Vị thế của người mua(bán) quyền chọn Hình 3.1.3: Quyền chọn bán – vị thế của người mua(bán) quyền chọn Hình 4.2.3: Phương thức giao dịch quyền chọn trên thị trường chứng khoán Việt Nam NHỮNG TỪ VIẾT TẮT  TTCK : Thị trường chứng khoán UBCKNN : Ủy ban chứng khoán Nhà Nước CP : Cổ phiếu NHNN : Ngân hang Nhà Nước CTNY : Công ty niêm yết NHTMQD : Ngân hang thương mại quốc doanh NHTMCP : Ngân hang thương mại cổ phần DNNN : Doanh nghiệp nhà nước CTCK : Công ty chứng khoán CNTT : Công nghệ thông tin CHƯƠNG I: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường quyền chọn chứng khoán Hệ thống thị trường quyền chọn hiện nay có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 19, khi quyền chọn mua và chọn bán được chào bán đối với cổ phiếu. Những năm đầu tiên của thập niên 1900, một nhóm các công ty được gọi là Hiệp hội các Nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán đã thành lập thị trường các quyền chọn. Mục đích của hiệp hội này là cung cấp kỹ thuật nhằm đưa những người mua và người bán lại với nhau. Nếu một người nào đó muốn mua quyền chọn, một thành viên của hiệp hội này sẽ tìm kiếm một người bán sẵn sàng muốn ký hợp đồng bán quyền chọn. Nếu công ty thành viên không thể tìm được người tự bán, tự công ty sẽ bán quyền chọn. Vì vậy, một công ty thành viên có thể vừa là nhà môi giới - người mang người mua và người bán đến với nhau - hoặc là nhà kinh doanh - người thực hiện vị thế giao dịch. Tuy nhiên, thị trường quyền chọn phi tập trung này bộc lộ rõ nhiều khiếm khuyết.  Thứ nhất, do không có thị trường thứ cấp, thị trường này không cung cấp cho người nắm giữ quyền chọn cơ hội bán quyền chọn cho một người khác trước khi quyền chọn đáo hạn. Các quyền chọn được thiết kế để được nắm giữ cho đến khi đáo hạn, và rồi thì chúng sẽ được thực hiện hoặc để cho hết hiệu lực. Vì vậy, hợp đồng quyền chọn có rất ít, thậm chí không có tính thanh khoản.  Thứ hai, việc thực hiện hợp đồng của người bán chỉ được đảm bảo bởi công ty môi giới kiêm kinh doanh. Nếu người bán hoặc công ty thành viên của Hiệp hội các Nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán bị phá sản, người nắm giữ quyền chọn coi như tổn thất hoàn toàn.  Thứ ba, phí giao dịch tương đối cao, một phần cũng do hai nguyên nhân kể trên. Năm 1973, đã có một thay đổi mang tính cách mạng trong thế giới quyền chọn. Sàn giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT) - sàn giao dịch lâu đời nhất và lớn nhất về các hợp đồng giao sau hàng hoá, đã tổ chức một sàn giao dịch dành riêng cho giao dịch quyền chọn cổ phiếu. Sàn giao dịch này được đặt tên là Chicago Board Options Exchange (CBOE), mở cửa giao dịch quyền chọn mua vào ngày 26/04/1973 và giao dịch các hợp đồng quyền chọn bán trong tháng 06/1977. CBOE đã tạo ra một thị trường trung tâm cho các hợp đồng quyền chọn. Bằng cách tiêu chuẩn hóa các kỳ hạn và điều kiện của hợp đồng quyền chọn, nó đã làm tăng tính thanh khoản cho thị trường. Đặc biệt quan trọng nhất, CBOE đã bổ sung một trung tâm thanh toán đảm bảo cho người mua rằng người bán sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng. Vì vậy, không giống như trên thị trường phi tập trung, người mua quyền chọn không còn phải lo lắng về rủi ro tín dụng của người bán. Điều này khiến quyền chọn trở nên hấp dẫn hơn đối với công chúng. Từ thời điểm đó, nhiều sàn giao dịch chứng khoán và gần như tất cả sàn giao dịch giao sau bắt đầu giao dịch quyền chọn. Được kích thích bởi nhu cầu của công chúng về quyền chọn, ngành kinh doanh này đang tăng trưởng mạnh mẽ cho đến khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1987. Bị tổn hại bởi các cú sốc này, nhiều nhà đầu tư cá nhân đã sử dụng quyền chọn trước đây đã tránh xa thị trường, và khối lượng giao dịch chỉ mới được hồi phục ở mức năm 1987 trong thời gian gần đây. Vào đầu thập niên 1990, các sàn giao dịch cố gắng trở nên sáng tạo hơn để giành lại thị phần giao dịch và kích thích mối quan tâm của công chúng đối với quyền chọn. Tuy nhiên, các xu hướng này không có nghĩa là quyền chọn đang mất dần tính đại chúng. Thật ra, chúng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết đối với các định chế tài chính và doanh nghiệp, nhưng mức tăng trưởng thì tập trung ở các thị trường phi tập trung. Tuy nhiên, thị trường phi tập trung vẫn còn một số hạn chế, cơ bản nhất là rủi ro tín dụng tồn tại và loại trừ nhiều khách hàng vốn không thể thiết lập độ tín nhiệm cho mình ra khỏi thị trường này. Ngoài vấn đề rủi ro tín dụng, quy mô các giao dịch trên thị trường phi tập trung lớn hơn khả năng của nhiều nhà đầu tư. Từ đó, thị trường quyền chọn giao dịch có tổ chức đã ra đời. 1.2 Thị trường quyền chọn giao dịch có tổ chức Trong thị trường quyền chọn, sàn giao dịch có tổ chức phát triển và đáp ứng được việc thiếu
Tài liệu liên quan