Đề tài Xây dựng thịtrường UPCoM lên thành OTC thực sự ở Việt Nam

Với tưcách là phương thức khơi thông dòng vốn đầu tưvào sản xuất kinh doanh, thịtrường chứng khoán đóng một vai trò cực kỳquan trọng trong nền kinh tế. Thịtrường chứng khoán tạo điều kiện đểsửdụng vốn có hiệu quảhơn đối với cả người có tiền đầu tưvà người vay tiền để đầu tư. Bên cạnh đó, Thịtrường chứng khoán tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách mởcửa, cải cách kinh tế thông qua việc phát hành chứng khoán ra nước ngoài. Thịtrường chứng khoán rất nhạy cảm đối với các hoạt động kinh tế, là thước đo hiệu quảcác hoạt động kinh tếvà được ví nhưphong vũbiểu của nền kinh tế, cung cấp thông tin đểChính phủ điều chỉnh và định hướng phát triển kinh tếkịp thời. Từthực tiễn hoạt động của thịtrường chứng khoán ởViệt Nam và tầm quan trọng của thịtrường chứng khoán đối với hoạt động nền kinh tế, vấn đề đặt ra là cần phải có giải pháp đểhoàn thiện và phát triển Thịtrường chứng khoán ởViệt Nam phù hợp các tiêu chuẩn và thông lệquốc tế, từng bước hội nhập với thịtrường tài chính khu vực và thếgiới. Hiện nay, một trong những giải pháp trước mắt đểhoàn thiện thị trường chứng khoán ởViệt Nam là cần phải từng bước đưa thịtrường UPCoM lên thành OTC thực sự. Đó cũng là nội dung mà nhóm nghiên cứu tìm hiểu và trình bày trong đềtài này.

pdf62 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng thịtrường UPCoM lên thành OTC thực sự ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010” TÊN CÔNG TRÌNH: XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG UPCoM LÊN THÀNH OTC THỰC SỰ Ở VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ 1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI o Lý do chọn đề tài Với số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch lớn, doanh số giao dịch cao, phương thức thanh toán linh hoạt, thị trường giao dịch qua quầy (Over the Counter Market - OTC) là một thể chế bậc cao của thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam, sự ra đời của thị trường UPCoM là một khởi đầu cho sự phát triển thị trường OTC. Bài nghiên cứu phân tích và đưa ra các giải pháp để phát triển UPCoM, tạo tiền đề xây dựng OTC ở Việt Nam hiện nay. o Mục tiêu nghiên cứu Phát triển thị trường UPCoM, tạo tiền đề xây dựng OTC ở Việt Nam. o Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu sách báo, tài liệu tham khảo, Internet. Sử dụng số liệu thống kê đã có sẵn trên Internet. o Nội dung nghiên cứu Thị trường UPCoM ở Việt Nam, khó khăn, thuận lợi. Giải pháp phát triển UPCoM, xây dựng thị trường OTC ở Việt Nam. o Đóng góp của đề tài Tạo nền tảng về cơ sở lý luận. Có cái nhìn bao quát về thực trạng thị trường UPCoM. Từ đó có giải pháp khắc phục nhược điểm, tạo tiền đề cho việc xây dựng thị trường OTC sau này. o Hướng phát triển của đề tài Hoàn thiện thêm về mặt cơ sở lý luận, để đề tài trở thành nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho việc áp dụng sau này. 2 MỤC LỤC 1. Lý luận chung về thị trường OTC và thị trường UPCoM: ..........................................5 1.1. Khái quát thị trường OTC các nước trên thế giới:...............................................7 1.1.1. Thị trường OTC của Mỹ:................................................................................7 1.1.2. Thị trường OTC của Nhật Bản: ...................................................................10 1.1.3. Thị trường OTC Hàn Quốc: .........................................................................10 1.2. Khái quát về thị trường UPCoM tại Việt Nam:..................................................11 2. Thực trạng thị trường chứng khoán ở Việt Nam qua các năm..................................14 2.1. Khái quát tình hình hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam. .........14 2.1.1. Sự ra đời các sở giao dịch chứng khoán.......................................................14 2.1.2. Quy mô niêm yết tại các sở giao dịch. ..........................................................15 2.1.3. Quy mô hoạt động: ........................................................................................16 2.2. Tình hình hoạt động thị trường phi tập trung ở Việt Nam................................20 2.2.1. Quy mô thị trường .........................................................................................20 2.2.2. Đặc điểm: ........................................................................................................21 2.3. Thực trạng hoạt động của thị trường UPCoM: ..................................................22 2.3.1. Tình hình hoạt động ......................................................................................22 2.3.2. Những đóng góp của thị trường UPCoM ....................................................35 2.3.2.1. Thị trường UPCoM tạo sự an toàn hơn trong giao dịch ........................35 2.3.2.2. Quy định minh bạch giá trên thị trường UPCoM bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư 36 2.3.2.3. UPCoM tạo bước đệm để doanh nghiệp tiếp cận thị trường vốn..........37 2.3.3. Những hạn chế và thiếu sót của thị trường UPCoM: .................................38 2.3.3.1. Hàng hóa trên thị trường UPCoM chưa đa dạng, thanh khoản thấp...38 2.3.3.2. Những quy định đối với UPCoM chưa tạo được cơ chế linh hoạt trong giao dịch - vốn là một đặc trưng hấp dẫn nhất của thị trường tự do.....................40 2.3.3.3. Hạn chế khác ..............................................................................................42 3. Giải pháp phát triển Thị trường UpCoM thành OTC thực sự ở Việt Nam..............43 3 3.1. Biện pháp xây dựng cải thiện thị trường UpCoM ..............................................43 3.1.1. Thu hút thêm các doanh nghiệp tham gia UpCoM ....................................43 3.1.1.1. Mở rộng thị trường giao dịch xuống các công ty chứng khoán .............43 3.1.1.2. Nâng cấp kĩ thuật công nghệ.....................................................................43 3.1.2. Thu hút thêm nhà đầu tư tham gia UpCoM................................................44 3.1.2.1. Tăng biên độ giao động giá: ......................................................................44 3.1.2.2. Tăng tính thanh khoản bằng cách thực hiện thanh toán T+1 hoặc T+2 45 3.1.2.3. Các thông tin trên thị trường UpCoM phải được minh bạch hóa ........46 3.1.2.4. Cần có cơ chế nghiêm ngặt hơn ................................................................46 3.1.3. Cần có các nhà tổ chức và tạo lập thị trường ..............................................46 3.1.4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thị trường chứng khoán Việt Nam ....47 3.2. Các biện pháp xây dựng thị trường UPCoM lên thành thị trường OTC chính thức tại Việt Nam: ..............................................................................................................48 3.2.1. Các nhà tổ chức và tạo lập thị trường..........................................................48 3.2.2. Hệ thống kế toán và những yêu cầu kiểm toán thể hiện đúng sức khoẻ của doanh nghiệp ...................................................................................................................48 3.2.3. Tổ chức đánh giá và xếp loại mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp ..........49 3.2.4. Văn hoá công khai và minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp51 3.2. Các biện pháp xây dựng thị trường OTC tại Việt Nam:....................................51 3.2.1. Các nhà tổ chức và tạo lập thị trường..........................................................51 3.2.2. Hệ thống kế toán và những yêu cầu kiểm toán thể hiện đúng sức khoẻ của doanh nghiệp ...................................................................................................................53 3.2.3. Tổ chức đánh giá và xếp loại mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp ..........53 3.2.4. Văn hoá công khai và minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp55 3.2.5. Cơ chế giao dịch hấp dẫn: .............................................................................56 KẾT LUẬN.............................................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................60 4 LỜI MỞ ĐẦU Với tư cách là phương thức khơi thông dòng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, thị trường chứng khoán đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện để sử dụng vốn có hiệu quả hơn đối với cả người có tiền đầu tư và người vay tiền để đầu tư. Bên cạnh đó, Thị trường chứng khoán tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách mở cửa, cải cách kinh tế thông qua việc phát hành chứng khoán ra nước ngoài. Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm đối với các hoạt động kinh tế, là thước đo hiệu quả các hoạt động kinh tế và được ví như phong vũ biểu của nền kinh tế, cung cấp thông tin để Chính phủ điều chỉnh và định hướng phát triển kinh tế kịp thời. Từ thực tiễn hoạt động của thị trường chứng khoán ở Việt Nam và tầm quan trọng của thị trường chứng khoán đối với hoạt động nền kinh tế, vấn đề đặt ra là cần phải có giải pháp để hoàn thiện và phát triển Thị trường chứng khoán ở Việt Nam phù hợp các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, từng bước hội nhập với thị trường tài chính khu vực và thế giới. Hiện nay, một trong những giải pháp trước mắt để hoàn thiện thị trường chứng khoán ở Việt Nam là cần phải từng bước đưa thị trường UPCoM lên thành OTC thực sự. Đó cũng là nội dung mà nhóm nghiên cứu tìm hiểu và trình bày trong đề tài này. 5 1. Lý luận chung về thị trường OTC và thị trường UPCoM: Thị trường OTC hay còn gọi là thị trường phi tập trung, là thị trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường sàn giao dịch (thị trường giao dịch tập trung), mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin. Thị trường OTC không có một không gian giao dịch tập trung. Thị trường này thường được các công ty chứng khoán cùng nhau duy trì, việc giao dịch và thông tin được dựa vào hệ thống điện thoại và Internet với sự trợ giúp của các thiết bị đầu cuối. Tính thanh khoản của các loại chứng khoán trên thị trường OTC thường thấp hơn thị trường giao dịch tập trung, chứa đựng nhiều rủi ro hơn, song cũng có thể đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Một số đặc trưng cơ bản: - Nhà đầu tư và tổ chức của các nhà đầu tư: việc tham gia thị trường OTC rất đơn giản. Tuy nhiên, hoạt động của các nhà đầu tư trên thị trường không phải là độc lập, mà thường lập thành các nhóm, hội, diễn đàn để trao đổi thông tin với nhau. - Hàng hoá của thị trường: là các loại cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần, có triển vọng phát triển, chuẩn bị niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung hoặc có những lợi thế thương mại riêng biệt. - Việc mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC được thực hiện theo phương thức “thuận mua, vừa bán” mà không bị bất cứ một lực bên ngoài nào (giới hạn giá, lượng cổ phiếu…) tác động. Nói chung, cơ chế mua - bán các loại chứng khoán trên thị trường OTC theo cơ chế thị trường. - Phương thức mua bán, giao dịch: + Bên mua và bên bán trực tiếp gặp nhau để thương lượng, quyết định việc mua - bán chứng khoán. Đây là phương thức phổ biến hiện nay tại Việt Nam . + Bên mua và bên bán có thể giao dịch thông qua các nhà môi giới chứng khoán. Hiện nay, phương thức này ít phổ biến hơn, nhưng xu hướng phát triển của thị trường 6 thì trong tương lai, phương thức này sẽ chiếm ưu thế hơn so với phương thức trực tiếp mua - bán. - Thu thập thông tin của các loại cổ phiếu: để mua chứng khoán trên thị trường OTC, NĐT thường tìm kiếm thông tin từ các nguồn như: + Thông tin từ các báo cáo tài chính : nhìn chung, các công ty cổ phần chưa niêm yết không có báo cáo tài chính được kiểm toán. Do những mục đích khác nhau mà doanh nghiệp có nhiều hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính. Mặt khác, việc có được một bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp đối với một người bình thường là điều không hề đơn giản, nhất là trong điều kiện mà ngay bản thân doanh nghiệp không biết thông tin nào nên công bố, thông tin nào không nên. Do đó, việc thu thập thông tin từ doanh nghiệp qua con đường chính thức khá khó khăn, nếu nhà đầu tư không có những mối liên hệ nhất định với công ty đó. + Thu thập thông tin qua các cơ quan chức năng: Theo quy định, doanh nghiệp phải báo cáo tình hình hoạt động cho cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư). Tuy nhiên, việc tuân thủ quy định này của các doanh nghiệp không thực sự nghiêm túc hoặc các thông tin cũng rất chung chung. Và các cơ quan chức năng cũng không có tránh nhiệm và nghĩa vụ công bố các thông tin của doanh nghiệp. Vì vậy, việc có được thông tin từ các cơ quan này gần như là bất khả thi đối với nhà đầu tư. Ngoài ra, còn có một tổ chức lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp, đó là Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước. Trung tâm này lưu trữ thông tin cơ bản của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tính cập nhật của các thông tin này không cao. + Thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng: khi không thể thu thập thông tin về doanh nghiệp từ các đầu mối thông tin nêu trên, nhà đầu tư có thể thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nhược điểm của nguồn dữ liệu này là rời rạc, độ tin cậy không cao. + Thu thập thông tin từ các nguồn khác: thông tin từ những hội, nhóm kinh doanh chứng khoán, thông tin không chính thức từ bên trong doanh nghiệp… Nhìn chung, các nguồn thông tin nêu trên không đủ căn cứ vững chắc và không chính xác 7 để nhà đầu tư ra quyết định. Nhưng trong thực tế, các chứng khoán vẫn được mua bán, chuyển nhượng, thậm chí, tại những thời điểm cao trào, nhiều loại chứng khoán được mua bán, chuyển nhượng rất sôi động. 1.1. Khái quát thị trường OTC các nước trên thế giới: 1.1.1. Thị trường OTC của Mỹ: Thị trường giao dịch qua quầy (OTC - Over the Counter): ở thị trường OTC bạn có thể thấy hàng nghìn cổ phiếu được bán chủ yếu là cổ phiếu của các công ty mới và nhỏ. Thị trường OTC lớn nhất là NASDAQ (National Association of Securities Dealers Automated Quotation). Những hoạt động kinh doanh trên OTC không phải thông qua những địa điểm trung tâm mà thông qua điện thoại và hệ thống định giá bằng máy tính. Điểm khác biệt rõ ràng giữa thị trường giao dịch tập trung và thị trường OTC là giá cổ phiếu tăng giảm. Thị trường giao dịch tập trung là thị trường bán đấu giá. Cung và cầu tạo nên giá của chứng khoán. Cổ phiếu được bán cho người trả cao nhất và được mua với giá thấp nhất. OTC là thị trường thương lượng: Giá cả được thương lượng giữa người mua và người bán. Giá chứng khoán của OTC có thể thay đổi từ nhà tạo thị trường này đến nhà tạo thị trường khác ( Nhà tạo thị trường là một hãng sở hữu một số lượng cổ phiếu đáng kể được bán trên thị trường). Tên thị trường này được sinh ra bởi những người mua, bán cổ phiếu qua mạng. Ngày nay, giao dịch trên OTC thông qua một mạng máy tính được gọi là NMS. Cổ phiếu niêm yết trên NASDAQ phân chia thành hai loại: ♣ Thị trường NASDAQ quốc gia, bao gồm hơn 3,500 công ty lớn hơn và giao dịch năng động hơn. ♣ Thị trường Smallcap NASDAQ, bao gồm hơn 1,300 công ty với sự phát triển thấp hơn. OTC và NASDAQ: Đôi khi những thuật ngữ này có thể hoán đổi cho nhau. NASDAQ, nguyên văn là National Association of Securities Dealers Automated Quotation System là một sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ. Đây là sàn giao dịch 8 điện tử lớn nhất tại Hoa Kỳ hiện nay. Với khoảng 3.200 giao dịch hàng ngày tại sàn, NASDAQ hiện là sàn giao dịch lớn nhất thế giới. Sàn này được lập năm 1971 bởi (tạm dịch) Hiệp hội Quốc gia các Nhà buôn Chứng khoán. Điều kiện để được niêm yết trên NASDAQ: • Niêm Yết trên Thị Trường NASDAQ • Tài sản hữu hình thuần tối thiểu: $US 6 Triệu • Lợi tức sau thuế: $US 1 Triệu, hoặc • Tài sản hữu hình thuần: $US 75 Triệu • Thu nhập: $US 75 Triệu • Giá trị thị trường: $US 75 Triệu • Giá bán cổ phần tối thiểu: $US 5 • Số cổ đông: 400 • Vốn cổ đông: $US 15 Triệu • Giá thị trường công cộng: $US 8 Triệu • Market Makers: 3 • Quá trình hoạt động: không bắt buộc Khi được mở ra vào năm 1971, Thị trường cổ phiếu Nasdaq là thị trường cổ phiếu điện tử đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, hàng chục thị trường trên khắp thế giới đều hoạt động thông qua các màn hình, bao gồm các thị trường ở London, Paris, Tokyo và Hồng Kông. Các giao dịch trên thị trường Nasdaq được thực hiện thông qua một thị trường mở, qua một hệ thống các nhà kinh doanh đa chức năng và qua rất nhiều nhà tạo lập thị trường (market maker) cạnh tranh với nhau nhằm giành được các giao dịch của từng loại cổ phiếu. Đó là một điểm tương phản với hệ thống được áp 9 dụng trong các thị trường truyền thống, nơi mà các lệnh đặt mua và đặt bán đối với một loại cổ phiếu nào đó phải được thực hiện thông qua một chuyên gia duy nhất. Và bởi vì có rất nhiều nhà tạo lập thị trường nên cùng một lúc có thể thực hiện được nhiều giao dịch hơn. Thị trường Nasdaq đang cố gắng xây dựng một mạng giao dịch toàn cầu, tập trung vào việc báo cáo các giao dịch theo thời gian thực. - Kể từ năm 1992, các chứng khoán chuyển sang được giao dịch vào buổi sáng sớm, đó là lúc thị trường London mở cửa. - Đến năm 1997, ECN tên đầy đủ là mạng giao tiếp điện tử (electronic communication network) được áp dụng, cho phép các nhà tạo lập thị trường và các tổ chức trên khắp thế giới có thể đấu giá kín với nhau (ẩn danh) Mạng này sẽ kiểm tra các cặp lệnh khớp nhau -- việc khớp lệnh này có thể thực hiện một cách nhanh chóng. Nếu không thấy cặp lệnh nào khớp nhau, giá chào bán và giá chào mua sẽ được công bố trên thị trường. Đọc bảng Thông tin Thị trường của Nasdaq Các cổ phiếu Nasdaq được giao dịch nhiều nhất và khối lượng lớn nhất sẽ được liệt kê trong Bảng Kết quả Thị trường Quốc gia Nasdaq và được phát hành trong mỗi ngày giao dịch. Bảng này có định dạng tương tự như danh sách các cổ phiếu sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và sàn giao dịch chứng khoán Mỹ (AMEX). Nhưng các ký hiệu giao dịch trong danh sách của NASDAQ có 4 hoặc 5 chữ cái, khác với danh sách của Thị trường NYSE và AMEX, chỉ có 1 đến 3 chữ cái. Đây là do rất nhiều công ty niêm yết trên Nasdaq là các công ty nhỏ, hoặc công ty mới xuất hiện, những công ty này thường muốn đầu tư lại tiền lãi thu được vào hoạt động kinh doanh, ngày càng ít công ty trả cổ tức cho cổ đông. Ký hiệu giao dịch Tất cả các chứng khoán đều được thể hiện bằng các ký hiệu giao dịch - đó là những chữ viết tắt từ 1 đến 5 chữ cái, (ví dụ: cổ phiếu Lycos (LCOS) ) được dùng để nhận dạng một loại cổ phiếu nào đó trên thị trường mà cổ phiếu đó được giao dịch, và trên các bảng biểu và báo giá cổ phiếu. Được phát triển ngay từ lúc đầu vào thế kỷ 19, những ký hiệu chỉ có một chữ cái là đặc biệt có danh tiếng bởi vì đó là ký hiệu được đặt ra cho những cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất. Ngày nay, 10 các ký hiệu giao dịch được chỉ định theo tính sẵn có của cổ phiếu. Không có ký hiệu nào là giống nhau -- thậm chí kể cả ở những thị trường khác nhau. 1.1.2. Thị trường OTC của Nhật Bản: Bên cạnh các Sở giao dịch chứng khoán, tại Nhật Bản còn có các thị trường chứng khoán phi tập trung, tiêu biểu đó là Nhật Bản có hai thị trường OTC cùng hoạt động đồng thời, đó là thị trường Jasdaq và thị trường J-net. Thị trường Jasdaq, hoạt động từ năm 1991 trên cơ sở phát triển thị trường OTC truyền thống hoạt động từ tháng 2/1963 do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Nhật Bản (JSDA) quản lý. Luật chứng khoán sửa đổi năm 1983 đã đưa thị trường OTC này vào quỹ đạo quản lý của Nhà nước, cơ chế thương lượng giá tay đôi giữa các công ty chứng khoán và giữa công ty chứng khoán với khách hàng được đổi sang cơ chế đấu giá tập trung qua hệ thống các nhà tạo lập thị trường. Hiện nay trên thị trường Jasdaq, có 449 công ty làm vai trò tạo lập thị trường. Thị trường J-net mới được đưa vào hoạt động từ tháng 5 năm 2000, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở giao dịch chứng khoán Osaka (OSE), được tổ chức dành cho các chứng khoán không được niêm yết trên sở giao dịch nhằm đáp ứng yêu cầu thời gian và chi phí cho các đối tượng tham gia thị trường, hoạt động theo phương thức thương lượng giá. Thành viên của OSE, người đầu tư và trung tâm quản lý được trực tiếp nối mạng với nhau thông qua một mạng điện tử đa tầng, tạo điều kiện cho các đối tượng này có thể chia sẻ thông tin thị trường. 1.1.3. Thị trường OTC Hàn Quốc: Thị truờng OTC truyền thống của Hàn Quốc được thành lập tháng 04/1987 nhằm tạo môi trường hạot động cho các chứng khoán không đựoc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KSE), thị trường chịu sự kiểm soát của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Hàn Quốc (KSDA) thành lập năm 1953. Tháng 04/1997, Chính phủ Hàn Quốc quyết định tổ chức lại và thúc đẩy phát triển thị trường này bằng việc thành lập thị trường mạng máy tính điện tử (Kosdaq – Korean Securities Dealers Automated Quotation) nhằm tạo điều kiện cho các công ty 11 mạo hiểm, công ty công nghệ cao, quỹ tương hỗ và các công ty vừa và
Tài liệu liên quan