Đề tài Xuất khẩu lao động của Việt Nam thập kỉ 90. Thực trạng và giải pháp

Trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất và đầu tư bùng nổ vào những thập kỉ gần đây, xuất khẩu lao động đã dần trở thành một phần không thể tách khỏi của hệ thống kinh tế thế giới. Nó là một lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng của các quốc gia, đã và đang đem lại những lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể.

doc85 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu lao động của Việt Nam thập kỉ 90. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu Trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất và đầu tư bùng nổ vào những thập kỉ gần đây, xuất khẩu lao động đã dần trở thành một phần không thể tách khỏi của hệ thống kinh tế thế giới. Nó là một lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng của các quốc gia, đã và đang đem lại những lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể. Đối với nước ta, sự phát triển dân số và lao động (với số dân gần 80 triệu người, trong đó lực lượng lao động chiếm khoảng 60%) đã gây ra những vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp và gay gắt không chỉ hiện nay mà còn trong nhiều năm tới. Để có thể tạo được sự cân bằng giữa khả năng về cơ sở vật chất có hạn và mức tăng dân số, nguồn lao động ở mức chênh lệch khá cao như hiện nay thì sẽ phải tạo ra thêm hàng triệu công ăn việc làm nữa cho người lao động. Trước tình hình đó, xuất khẩu lao động đóng vai trò rất quan trọng, vì nó có thể góp phần giải quyết được hai mục tiêu quan trọng của đất nước. Thứ nhất là: Mục tiêu kinh tế - xuất khẩu lao động góp phần mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và gia đình họ. Thứ hai là: Mục tiêu xã hội - nó góp phần giải quyết được việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động trong nước, tạo sự ổn định cho xã hội. Việc nước ta tham gia vào thị trường lao động quốc tế, mặc dù đã đem lại những kết quả bước đầu, song hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động còn thấp do rất nhiều các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Những năm gần đây, được sự chỉ đạo Đảng và Nhà nước, vấn đề xuất khẩu lao động đang dần được cải cách và hoàn thiện. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp nhằm đổi mới và tăng cường công tác quản lý, tổ chức xuất khẩu lao động là một vấn đề vừa có tính trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài này để làm khoá luận tốt nghiệp. Tên đề tài: “Xuất khẩu lao động của Việt Nam thập kỉ 90. Thực trạng và giải pháp”. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Với mục tiêu nghiên cứu và phân tích tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam, khoá luận chủ yếu tập trung đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và từ đó đề ra các giải pháp cho hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn 1992 - 2001. Phương pháp nghiên cứu của khoá luận là: tổng hợp từ nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp tổng hợp và phân tích; phương pháp thống kê, liệt kê, so sánh; kết hợp nghiên cứu lý luận với phân tích thực tiễn; tiếp cận hệ thống trên cơ sở tham khảo các tài liệu tham khảo có liên quan tới đề tài nghiên cứu. Khoá luận trình bày từ lý thuyết xuất khẩu lao động và tình hình xuất khẩu lao động chung của thế giới tới việc phân tích thực tiễn hoạt động này ở Việt Nam đồng thời nêu ra một số giải pháp cho xuất khẩu lao động nước ta. Nội dung của bài khoá luận: Ngoài lời mở đầu, kết luận, các phụ lục, tài liệu tham khảo, khoá luận gồm các phần sau: Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung và đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động thế giới. Chương 2. Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam trong thập kỉ 90. Chương 3. Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu lao động của Việt Nam ra nước ngoài trong những năm tới. Để hoàn thành được bài khoá luận này, tôi đã được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn trực tiếp - Khu Thị Tuyết Mai, giảng viên trường Đại học Quốc Gia Hà Nội; TS Phạm Đỗ Nhật Tân, Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động với nước ngoài cùng một số cô chú làm việc tại Cục quản lý lao động với nước ngoài, gia đình và bạn bè. Em xin chân thành cám ơn cô Mai và mọi người đã tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt được bài khoá luận này của mình. Do trình độ của người viết còn hạn chế, chắc chắn khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chỉ dẫn của các thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cám ơn. Chương 1 cơ sở lý luận và đặc điểm của thị trường xuất khẩu lao động thế giới 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu lao động ở các nước đang phát triển, tỉ lệ tăng dân số hàng năm vẫn còn cao, vấn đề giải quyết việc làm cho số người đến độ tuổi lao động là một gánh nặng cho các quốc gia. Do đó, xuất khẩu lao động (XKLĐ) trở thành vấn đề cấp thiết có nội dung kinh tế - xã hội (KT - XH) sâu sắc và liên quan chặt chẽ với các yếu tố KT - XH khác trong việc định hướng và phát triển nền kinh tế quốc gia. Trước hết, để có cái nhìn tổng thể và rõ ràng về vấn đề nghiên cứu của khoá luận này, chúng ta cần thống nhất một số khái niệm có liên quan trong lĩnh vực lao động, việc làm được sử dụng trong nghiên cứu: 1. Nguồn lao động: là nguồn lực về con người và được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Đầu tiên, với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, nguồn lao động bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường (không bị khiếm khuyết hay dị tật bẩm sinh). Với tư cách là một yếu tố của sự phát triển KT - XH, nguồn lao động là khả năng lao động của xã hội bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Ngoài ra, còn có thể hiểu nguồn lao động là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Nguồn lao động bao gồm những người từ độ tuổi lao động trở lên (ở nước ta là tròn 15 tuổi). - Phân loại nguồn lao động: Có rất nhiều cách để phân loại nguồn lao động. Tuỳ theo giác độ nghiên cứu mà người ta tiến hành phân loại theo các tiêu thức khác nhau như: căn cứ theo nguồn gốc hình thành, căn cứ theo vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực tham gia vào nền sản xuất xã hội hay căn cứ vào trạng thái có việc làm hay không. Tuy nhiên trong khuôn khổ của khoá luận tốt nghiệp sẽ chỉ phân loại nguồn lao động dựa theo nguồn gốc hình thành của lực lượng lao động. Dựa theo tiêu thức này, nguồn lao động được chia thành: 1, Nguồn lao động có sẵn trong dân số (dân số hoạt động): bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, không kể đến trạng thái có việc làm hay không có việc làm. Nguồn lao động này thường chiếm một tỉ lệ tương đối lớn trong dân số, thường từ 50% trở lên. Độ tuổi lao động là giới hạn về những điều kiện tâm sinh lý - tâm lý xã hội mà con người tham gia vào quá trình lao động. Giới hạn về độ tuổi lao động là tuỳ thuộc vào điều kiện KT - XH của từng nước và trong từng thời kì. ở nước ta mức giới hạn này là từ 15 tuổi đến 60 tuổi (nam) và từ 15 tuổi đến 55 tuổi (nữ). 2, Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế (dân số hoạt động kinh tế): đây là số người đang có công ăn việc làm, đang hoạt động trong các ngành kinh tế - văn hoá của xã hội hay không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm kiếm việc làm. 3, Nguồn nhân lực dự trữ: bao gồm những người nằm trong độ tuổi lao động nhưng vì các lý do khác nhau họ chưa có công việc làm ngoài xã hội. Số người này đóng vai trò của một nguồn dự trữ về lao động. Họ gồm có : - Những người làm công việc nội trợ trong gia đình (thường là phụ nữ). Đây là một nguồn lao động đáng kể. Khi điều kiện kinh tế của xã hội thuận lợi, nếu bản thân họ muốn tham gia lao động ngoài xã hội, họ có thể nhanh chóng rời bỏ hoạt động nội trợ để làm công việc thích hợp ngoài xã hội. - Những người tốt nghiệp ở các trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp được coi là nguồn nhân lực dự trữ quan trọng và có chất lượng. Đây là nguồn lực trẻ có trình độ học vấn và chuyên môn tương đối cao. - Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự có khả năng tham gia vào hoạt động kinh tế. Đây cũng là một nguồn thuộc nguồn lao động dự trữ. Số người thuộc nguồn này bao gồm cả những người đã có nghề hay chưa có nghề, có trình độ học vấn cao hay thấp... do vậy cần tìm hiểu rõ để nghiên cứu và tạo việc làm thích hợp. - Những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp (có nghề hoặc không có nghề) muốn tìm việc làm và luôn sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế. 2. Lao động : là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. Lao động là sự vận dụng sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất. 3. Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong quá trình tạo ra của cải vật chất. Trong nền kinh tế hàng hoá, sức lao động là một hàng hoá đặc biệt, vì: Trước hết, nó có giá trị và giá trị sử dụng như các hàng hoá khác. Ngoài ra, hàng hoá sức lao động còn là một sản phẩm có tư duy, có đời sống tinh thần. Thông qua thị trường lao động, sức lao động được xác định giá cả. Hàng hoá sức lao động cũng tuân theo qui luật cung - cầu của thị trường. Mức cung cao sẽ dẫn tới dư thừa lao động, giá cả sức lao động (tiền công) thấp, ngược lại khi mức cung thấp sẽ dẫn tới tình trạng thiếu lao động, giá cả sức lao động (tiền công) sẽ trở nên cao hơn. 4. Việc làm: Theo quy định của Bộ luật lao động : Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. - Tỉ lệ người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế được tính theo công thức: Tvl ( % ) = Nvl/Dkt Trong đó : . Tvl : % người có việc làm . Nvl : Số người có việc làm . Dkt : Dân số hoạt động kinh tế 5. Thất nghiệp: là tình trạng người có sức lao động, từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm hoạt động kinh tế tại thời điểm điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc. - Tỉ lệ người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế được tính theo công thức : Ttn ( % ) = Ntn/Dkt Trong đó : . Ttn : Tỷ lệ thất nghiệp . Ntn : Số người thất nghiệp 6. Thị trường lao động: là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hoá sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó. Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị trường và chịu sự tác động của hệ thống qui luật của nền kinh tế thị trường. Một thị trường lao động tốt là thị trường mà ở đó lượng cầu về lao động tương ứng với lượng cung về lao động. - Cầu lao động là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được. Nó mô tả toàn bộ hành vi người mua có thể mua được hàng hoá sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra. Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ tới giá cả sức lao động (tiền lương), khi giá cả tăng (hoặc giảm) sẽ làm cho cầu về lao động giảm (hoặc tăng). - Cung về lao động là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở mỗi mức giá nhất định. Giống như cầu và lượng cầu, đường cung lao động mô tả toàn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thoả thuận ở các mức giá đặt ra. Cung lao động có quan hệ tỉ lệ thuận với giá cả. Khi giá cả tăng, lượng cung lao động sẽ tăng và ngược lại. - Điểm cân bằng cung - cầu là điểm gặp nhau của đường cung và đường cầu (điểm E). Tại đó lượng cầu bằng lượng cung. P A D E 0 Q (Hình 1.1) Để phân loại thị trường lao động, tuỳ theo đối tượng nghiên cứu mà người ta chia ra thành: thị trường lao động trong nước; thị trường lao động ngoài nước; thị trường lao động khu vực; thị trường lao động nông thôn; thị trường lao động thành thị; thị trường lao động có trình độ chuyên môn; thị trường lao động phổ thông; thị trường lao động chất xám; v.v... 7. Xuất khẩu lao động: Là một hiện tượng KT - XH, XKLĐ được chính thức xuất hiện từ cuối thế kỉ thứ 19. Trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, ngày nay XKLĐ trở nên rất phổ biến và đã trở thành xu thế chung của thế giới. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về định nghĩa XKLĐ. Nếu như trước đây với thuật ngữ “hợp tác quốc tế về lao động”, XKLĐ được hiểu là sự trao đổi lao động giữa các quốc gia thông qua các hiệp định được thoả thuận và kí kết giữa các quốc gia đó hay là sự di chuyển lao động có thời hạn giữa các quốc gia một cách hợp pháp và có tổ chức. Trong hành vi trao đổi này, nước đưa lao động đi được coi là nước XKLĐ, còn nước tiếp nhận sử dụng lao động thì được coi là nước nhập khẩu lao động. Một cách hiểu khác nữa về XKLĐ là sự hợp tác sử dụng lao động giữa nước thừa và thiếu lao động, là việc di chuyển lao động có thời hạn và có kế hoạch từ nước dư thừa lao động sang nước thiếu lao động. Ngày nay với cách sử dụng thống nhất thuật ngữ XKLĐ để nhấn mạnh hơn đến tính hiệu quả kinh tế của hoạt động này, từ các khái niệm trên có thể hiểu: XKLĐ là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động. Trong nền kinh tế thị trường, XKLĐ là một hoạt động kinh tế đối ngoại, mang đặc thù của xuất khẩu nói chung. Thực chất XKLĐ là sự di cư quốc tế. Tuy nhiên, đây chỉ là sự di cư tạm thời. - Đặc điểm: Trước hết, XKLĐ là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung nên nó mang tất cả các đặc điểm vốn có của xuất khẩu. Và vì là một bộ phận của nền kinh tế đối ngoại với những mối quan hệ hợp tác xuyên quốc gia, XKLĐ là một hoạt động tất yếu khách quan của quá trình hợp tác và chuyên môn hoá quốc tế trong sản xuất, đưa các quốc gia trên thế giới hoà nhập với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, do XKLĐ không chỉ là xuất khẩu hàng hoá đơn thuần mà là xuất khẩu con người nên bản thân nó cũng có những đặc điểm riêng. Là một hoạt động được sự chỉ đạo thống nhất của nhà nước, XKLĐ mang một số tính chất chính trị, trở thành một hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng. Việc thực hiện XKLĐ phải tuân thủ nghiêm ngặt theo hệ thống pháp luật và văn bản pháp quy của thế giới, quốc gia xuất khẩu cũng như quốc gia nhập khẩu lao động. Tại VN, các hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài có thời hạn đều phải được kí kết dựa trên cơ sở pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và các điều ước quốc tế .v.v... Mặt khác, XKLĐ còn là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội. Nói tới XKLĐ thực chất là nói tới xuất khẩu sức lao động. Trong khi đó, sức lao động lại gắn bó chặt chẽ với người lao động, không tách rời khỏi người lao động. Do vậy, mọi chính sách, pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ phải kết hợp với các chính sách xã hội. XKLĐ là một phương thức thực hiện việc phân công lao động quốc tế, tạo nên các hoạt động chuyên môn hoá sản xuất, thực hiện việc sử dụng lao động một cách hợp lý và hiệu quả phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia, tận dụng một cách triệt để lợi thế so sánh giữa các nước nhập và xuất khẩu lao động. Trong quan hệ XKLĐ phải đảm bảo được lợi ích của ba bên: Nhà nước, các doanh nghiệp và người lao động. Lợi ích kinh tế của Nhà nước là khoảng ngoại tệ mà người lao động gửi về và các khoảng thuế thu được. Lợi ích của các doanh nghiệp là các khoảng thu được, chủ yếu là các loại phí giải quyết việc làm ngoài nước. Còn lợi ích của người lao động là khoảng thu nhập thường là cao hơn nhiều so với lao động ở trong nước. - Phân loại XKLĐ: Căn cứ vào cơ cấu người lao động đưa đi: Lao động có nghề: Là loại lao động trước khi ra nước ngoài làm việc đã được đào tạo thành thạo một loại nghề nào đó và khi số lao động này ra nước ngoài làm việc có thể bắt tay ngay vào công việc mà không phải bỏ ra thời gian và chi phí để tiến hành đào tạo nữa. Lao động không có nghề: là loại lao động mà khi ra nước ngoài làm việc chưa được đào tạo một loại nghề nào cả. Loại lao động này thích hợp với những công việc đơn giản, không cần trình độ chuyên môn hoặc phía nước ngoài cần phải tiến hành đào tạo cho mục đích của mình trước khi đưa vào sử dụng. Căn cứ vào nước xuất khẩu lao động: . Nhóm các nước phát triển: Có xu hướng gửi lao động kĩ thuật cao sang các nước đang phát triển để thu ngoại tệ. Trường hợp này không phải là chảy máu chất xám mà là đầu tư chất xám có mục đích. Việc đầu tư nhằm một phần thu lại kinh phí đào tạo cho đội ngũ chuyên gia trong nhiều năm, một phần khác lớn hơn là phát huy năng lực trình độ đội ngũ chuyên gia, công nhân kĩ thuật bậc cao ở nước ngoài .v.v... để thu ngoại tệ. . Nhóm các nước đang phát triển: Có xu hướng gửi lao động bậc trung hoặc bậc thấp sang các nước có nhu cầu để lấy tiền công và tích luỹ ngoại tệ, giảm bớt khó khăn kinh tế và sức ép việc làm trong nước. - Các hình thức XKLĐ mà nước ta đã sử dụng: Trong quá trình phát triển lĩnh vực XKLĐ, với chưa đầy 20 năm kinh nghiệm nước ta bước đầu đã áp dụng được một số hình thức khác nhau trong hoạt động XKLĐ như: Đưa lao động đi bồi dưỡng, học nghề, nâng cao trình độ và làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đây là hình thức được chúng ta thực hiện chủ yếu trong giai đoạn 1980 - 1991. Thông qua việc kí hiệp định hợp tác, sử dụng lao động với các nước: Liên xô (cũ), CHDC Đức, Tiệp Khắc trước đây, lao động của nước ta ở tại các nước này được sống, sinh hoạt theo đoàn, đội, có sự quản lý thống nhất từ trên xuống dưới và làm việc xen ghép với lao động của các nước. Đây là hình thức được áp dụng cho cả hai đối tượng là lao động có nghề và lao động không có nghề. Hợp tác lao động và chuyên gia: Đây là hình thức được áp dụng đối với các nước Trung Đông và Châu Phi trong việc cung ứng lao động và chuyên gia sang làm việc tại một số nước. Số lao động này có thể đi theo các đoàn, đội hay các nhóm, cá nhân... Đưa lao động đi làm tại các công trình doanh nghiệp VN nhận thầu khoán xây dựng, liên doanh hay liên kết tạo ra sản phẩm ở nước ngoài hay đầu tư ra nước ngoài. Hình thức này được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Đây là hình thức người lao động thuộc quyền quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam được đi nước ngoài làm việc đồng bộ tại các công trình phía nước ngoài giao thầu hay giao phần nhân công của công trình cho doanh nghiệp VN. Cung ứng lao động trực tiếp theo các yêu cầu của công ty nước ngoài thông qua các hợp đồng lao động được kí kết bởi các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động. Được hình thành từ sau khi có nghị định 370/HĐBT ngày 9/11/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hình thức này đã trở nên phổ biến nhất hiện nay. Việc cung ứng lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài chủ yếu được giao cho các tổ chức kinh tế có chức năng đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đây là các doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ, được Nhà nước cấp giấy phép hành nghề, thực hiên việc kí kết, đưa lao động đi nước ngoài làm việc và quản lý số lao động đó theo qui định của Nhà nước. Hình thức này đòi hỏi đối tượng lao động tương đối đa dạng, tuỳ theo yêu cầu và mức độ phức tạp của công việc mà bên phía nước ngoài yêu cầu lao động giản đơn hay lao động có tay nghề cao. Người lao động trực tiếp kí với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng khi làm thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước, với tổ chức kinh tế đưa đi và cũng là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong quá trình làm việc ở nước ngoài. Hình thức này hiện nay ở nước ta chưa phổ biến lắm. Do người lao động vẫn chưa có nhiều cơ hội để tiếp xúc và tìm hiểu về các công ty nước ngoài đang cần thuê lao động một cách trực tiếp và phổ biến. XKLĐ tại chỗ là hình thức các tổ chức kinh tế của ta cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở VN, bao gồm : Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại VN. - Lý thuyết di chuyển nguồn lực và nguyên nhân hình thành XKLĐ Mặc dù mới chỉ xuất hiện từ cuối thế kỉ 19 nhưng XKLĐ đang ngày càng khẳng định rõ tính chiến lược và tất yếu trong hoạt động KT - XH của quốc gia và thế giới. Cũng giống như bất kì một hiện tượng kinh tế nào khác, XKLĐ cũng có những điều kiện và tiền đề phát triển riêng của nó. Quá trình hình thành và phát triển của XKLĐ bắt đầu từ sự di cư quốc tế. Đây là một nhân tố hình thành khách quan tất yếu kể từ khi xuất hiện xã hội loài người. Di cư lao động quốc tế được bắt đầu từ việc buôn bán nô lệ. Vào những năm 1440, các thuỷ thủ Châu Âu đã bắt những người Châu Phi và đưa họ về Châu Âu để làm nô lệ cho gia đình mình. Và hơn một thế kỉ sau, chuyến tàu buôn nô lệ đầu tiên đã đưa những người da đen từ Châu Phi tới làm việc trên các đồn điền mía và thuốc lá tại miền Tây Châu Mĩ. 15 triệu ngườ
Tài liệu liên quan