Đề tài Xuất khẩu lao động sang thị trường Malaysia

־ Xuất khẩu lao động là một hoạt động trao đổi hàng hoá sức lao động giữa các quốc gia, các nền kinh tế dựa trên cơ sở lợi thế về nguồn và cơ cấu lao động.Với nước ta - một quốc gia có dân số đông và nguồn lao động dồi dào - thì xuất khẩu lao động thực sự là một lĩnh vực có nhiều lợi thế. Hơn thế nữa, nó còn là một yêu cầu bức bách khi mà tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay vẫn đang là vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách. Xuất khẩu lao động thực sự đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và giải quyết các nhu cầu xã hội ở nước ta. ־ Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian qua có thể chia làm hai thời kỳ : Thời kỳ hợp tác lao động quốc tế (1980 -1990) và thời kỳ xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (1991 – nay). Điểm nổi bật của hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời kỳ hợp tác quốc tế là hình thức cung ứng lao động chủ yếu thông qua Hiệp định hợp tác lao động ký kết giữa Chính phủ ta với chính phủ bạn, thị trường tiếp nhận phần lớn là các nước XHCN. Bước sang thời kỳ xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, chúng ta đã mất đi hầu hết thị trường tiếp nhận lao động truyền thống trước đây. Tuy nhiên với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta và trước hết là những cố gắng tự thân không ngừng của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, hoạt động xuất khẩu lao động của ta đã được khôi phục trở lại và không ngừng phát triển trong những năm qua. Hiện nay, thị trường xuất khẩu lao động của ta đã mở rộng đến trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Đông và Đông Nam Á là khu vực thị trường xuất khẩu lao động chủ yếu của nước ta hiện nay. Khu vực này hàng năm tiếp nhận khoảng trên 40.000 lao động Việt Nam, chiếm gần 80% số lao động đi làm việc tại nước ngoài của ta. Hiện tại khu vực này gồm có 5 thị trường đã mở cửa tiếp nhận lao động của ta là Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia tuy nhiên dự báo trong tương lai số lượng thị trường của ta tại khu vực này chắc chắn không dừng lại ở con số 5 như trên ־ Với nội dung bài tiểu luận này,nhóm nghiên cứu xin chọn đề tài về Xuất khẩu sang thị trường Malaysia,thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của Việt Nam nhằm làm rõ hơn về những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên lĩnh vực này.

doc26 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu lao động sang thị trường Malaysia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA TM-DL-MAR ¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ĐỀ ÁN MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN CÔ : QUÁCH THỊ BỬU CHÂU SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN HỮU CHƠN NT2 LƯU NGỌC MAI KHANH NT2 NGUYỄN NI NA NT2 VÕ VĂN CƯỜNG NT3 NGUYỄN ĐỨC MINH NT3 Nhận xét của giáo viên: Điểm : …. MỤC LỤC A.LỜI MỞ ĐẦU 4 B.NỘI DUNG 5 1.Thực trạng lao động Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 5 1.1Thực trạng cung lao động 5 1.1.1Cung lao động dưới giác độ số lượng 5 1.1.2Cung lao động trên giác độ chất lượng 6 1.2Thực trạng cầu lao động 7 1.3Giá lao động 8 2.Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam 8 2.1Khái niệm xuất khẩu lao động 8 2.2. Sự cần thiết của XKLĐ- lợi ích từ hoạt động XKLĐ 8 2.3. Thuận lợi của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu lao động 9 2.4. Những khó khăn trong hoạt động XKLĐ 10 2.5. Tình hình xkld sang Malaysia và một số nước khác 11 2.5.1. Malaysia 11 2.5.2. Một số thị trường châu Á khác 11 3. Thị trường lao động Malaysia 13 3.1. Khái quát 13 3.2. Yêu cầu về trình độ lao động 13 3.3. Tình hình nhập cư lao động nước ngoài của Malaysia: 13 3.4. Rào cản khi xuất khẩu lao động sang Malaysia 14 4. Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam 15 4.1 Giới thiệu mô hình Kim cương của Michael Porter 15 4.2. Ứng dụng vào dịch vụ xuất khẩu lao động của Việt Nam 15 4.2.1.Yếu tố thâm dụng 15 4.2.2. Những điều kiện về nhu cầu 16 4.2.3 Những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan 17 4.2.4. Cấu trúc, chiến lược của công ty và cạnh tranh trong ngành: 18 4.2.5 Chính phủ: 19 4.2.6. Cơ hội vận may rủi: 20 4.3. Đối thủ cạnh tranh. 21 4.3.1. Lợi thế cạnh tranh của Philippin. 21 4.3.2. Những diễn biến xuất khẩu lao động của Philipin trong thời gian qua 23 5. Những thuận lợi và khó khăn trong thời gian tương lai. 24 5.1. Khó khăn. 24 5.2. Thuận lợi. 25 C.KẾT LUẬN 26 A.LỜI MỞ ĐẦU Xuất khẩu lao động là một hoạt động trao đổi hàng hoá sức lao động giữa các quốc gia, các nền kinh tế dựa trên cơ sở lợi thế về nguồn và cơ cấu lao động.Với nước ta - một quốc gia có dân số đông và nguồn lao động dồi dào - thì xuất khẩu lao động thực sự là một lĩnh vực có nhiều lợi thế. Hơn thế nữa, nó còn là một yêu cầu bức bách khi mà tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay vẫn đang là vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách. Xuất khẩu lao động thực sự đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và giải quyết các nhu cầu xã hội ở nước ta. Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian qua có thể chia làm hai thời kỳ : Thời kỳ hợp tác lao động quốc tế (1980 -1990) và thời kỳ xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (1991 – nay). Điểm nổi bật của hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời kỳ hợp tác quốc tế là hình thức cung ứng lao động chủ yếu thông qua Hiệp định hợp tác lao động ký kết giữa Chính phủ ta với chính phủ bạn, thị trường tiếp nhận phần lớn là các nước XHCN. Bước sang thời kỳ xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, chúng ta đã mất đi hầu hết thị trường tiếp nhận lao động truyền thống trước đây. Tuy nhiên với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta và trước hết là những cố gắng tự thân không ngừng của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, hoạt động xuất khẩu lao động của ta đã được khôi phục trở lại và không ngừng phát triển trong những năm qua. Hiện nay, thị trường xuất khẩu lao động của ta đã mở rộng đến trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Đông và Đông Nam Á là khu vực thị trường xuất khẩu lao động chủ yếu của nước ta hiện nay. Khu vực này hàng năm tiếp nhận khoảng trên 40.000 lao động Việt Nam, chiếm gần 80% số lao động đi làm việc tại nước ngoài của ta. Hiện tại khu vực này gồm có 5 thị trường đã mở cửa tiếp nhận lao động của ta là Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia tuy nhiên dự báo trong tương lai số lượng thị trường của ta tại khu vực này chắc chắn không dừng lại ở con số 5 như trên Với nội dung bài tiểu luận này,nhóm nghiên cứu xin chọn đề tài về Xuất khẩu sang thị trường Malaysia,thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của Việt Nam nhằm làm rõ hơn về những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên lĩnh vực này. B.NỘI DUNG Thực trạng lao động Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Cùng với những thay đổi trong đời sống kinh tế- xã hội sau gần 3 thập kỉ đổi mới, thị trường lao động với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng hệ trong hệ thống thị trường các yếu tố sản xuất đã được chính thức công nhận và thể chế hóa bằng luật pháp. Mặc dù được công nhận cách đây không lâu nhưng thị trường lao động nước ta đã và đang có những bước phát triển tích cực, tạo công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, thị trường lao động VN đang chịu những áp lực lớn về dân số và tăng cung lao động. Việc thống kê cung và cầu trên thị trường hiện nay vẫn chưa được thu thập xử lí đầy đủ nên việc theo dõi phân tích thực trạng và động thái phát triển của thị trường này là không đơn giản. Thực trạng cung lao động Cung về lao động là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem ra thao gia vào quá trình sản xuất của xã hội, tức là tổng người trong độ tuổi lao động hoặc không trong độ tuổi lao động nhưng đã tham gia chính thức vào quá trình tái sản xuất của xã hội. Xét về mặt số lượng, cung lao động được phân biệt thành cung thực tế và cung tiềm năng. Cung tiếm năng bao gồm những người trong độ tuổi lao động, từ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động nhưng đang đi học, làm công việc nội trợ hoặc không có nhu cầu làm việc. Cung thực tế bao gồm tất cả những người trong độ tuổi lao động đang làm việc, thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Xét về giác độ chất lượng lao động, cần xem xét các yếu tố về trình độ học vấn, kỹ năng chuyên môn, kỷ luật lao động, .. đây là những yếu tố chính quyết định chất lượng của lọai hàng hóa đặc biệt này. Cung lao động dưới giác độ số lượng Ø Dân số và lực lượng lao động Theo qui định của Luật Lao Động Việt Nam, độ tuổi lao động là từ 15 đến 60 đối với nam và từ 15 đến 55 đối với nữ. Theo thống kê của Bộ lao động thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH), tính đến ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm, mỗi năm nước ta có khoảng 1,4 – 1,6 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động. Ước tính đến năm 2015, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đạt giá trị cực đại, chiếm tới 68,2% dân số, theo đó có 63,4 triệu người trong độ tuổi lao động trên tổng số 94,3 triệu dân. Tổng số dân và dân số trong độ tuổi từ 15 đến 59 ở Việt Nam Chỉ tiêu 1979 1989 1999 2007 2020 Tổng số dân (triệu) 52,742 64,375 76,325 85,1549 99,003 P15-59* (triệu) 26,63 34,76 44,58 55,38 64,543 Tỷ lệ gia tăng P (%) 2,0 1,7 1,37 1,16 - Tỷ lệ gia tăng P15-59 (%) 2,66 2,49 2,71 1,18 - (Nguồn: - Tính toán kết quả tổng điều tra dân số 1979; 1989; 1999. - Tổng cục Thống kê. Kết quả Điều tra biến động dân số - kế hoạch hoá gia đình 2007) Những con số trên cho thấy Việt Nam đang có một lưc lượng lao động lớn và tỉ lệ tăng hằng năm của số người trong độ tuổi lao động là rất cao. Chúng ta đang trong thời kì “cơ cấu vàng” về dân số, tức là số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc. Đây thực sự là một cơ hội “vàng” cho sự phát triển kinh tế - xã hội Ø Tỷ lệ tham gia lao động Thực tế là không phải mọi người trong “độ tuổi lao động” đều tham gia hoạt động kinh tế mà trong số đó tồn tại một tỷ lệ những người có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm, đó là tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động và việc làm trong nền kinh tế, chúng ta cần biết thêm một tiêu chí khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Đây là tiêu chí quan trọng được tính cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị nhưng chưa được công bố từ trước đến nay. Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị. Với cách hiểu như vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2008 là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%. Vấn đề dân số thực sự trở thành một sức ép lớn đối với nền kinh tế, nhiều lao động, nhất là ở nông thôn không tìm được việc làm. Cung lao động trên giác độ chất lượng Ø Trình độ học vấn người lao động Một trong những nghịch lí của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay là “tuy thừa mà thiếu”. Như đã phân tích ở trên, với một nước đông dân thứ 13 thế giới thì chuyện thiếu hụt lao động dường như là điều không thể. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đang thiếu lao động nhưng không sao tuyển được đủ. Nguyên nhân chính xuất phát từ chất lượng lao động. Thực tế cho thấy hiện chỉ có khoảng 30% lao động Việt Nam được qua đào tạo. Bên cạnh đó, những lao động có trình độ cao đã được đào tạo hiện nay cũng chỉ đáp ứng được 15-20% yêu cầu của doanh nghiệp, nhưng phải tiếp tục đào tạo thêm 2-3 năm nữa, ngay như đội ngũ sinh viên cũng chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những nhược điểm lớn nhất của lao động hiện nay là thiếu khả năng tư duy, sáng tạo và tính chủ động trong công việc. Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề, có tay nghề cao. Theo Tổng cục Dạy nghề, trong cơ cấu lực lượng lao động VN từ 2005-2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tuy có tăng qua các năm, từ 19% năm 2005 (dân số 83 triệu người) đến 30-32% năm 2010 (dự kiến), 45% năm 2015 và ước tính đạt 55% (dân số ước 98,5 triệu) vào năm 2020, nhưng vẫn rất thấp so với quy mô dân số và nhu cầu của thị trường. Năng suất của người lao động Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực rất nhiều. Năng suất lao động xã hội (tính bằng GDP theo giá thực tế chia cho một lao động làm việc) năm 2006 của nước ta là 1.407 USD/người, còn thua xa so với năng suất lao động năm 2005 của nhiều nước khác. Cụ thể, nó chỉ bằng 49% so với Trung Quốc, 52% so với Thái Lan. Ø Ý thức kỉ luật của người lao động Đại bộ phận người lao động hiện nay của ta còn chưa được đào tạo về kỉ luật lao động công nghiệp. Phần lớn trong số họ là lao động xuất thân từ nông nghiệp hoặc nông thôn, còn mang nặng tác phong sản xuất của nền kinh tế tiểu nông lạc hậu, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị kiến thức và kỹ năng làm việc nhóm, không có khả nănghợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẽ kinh nghiệm làm việc. điều này thể hiện rỏ qua hiện tượng các xí nghiệp, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, phải mất hàng tháng để đào tạo tác phong cho công nhân mới được tuyển. Thực trạng cầu lao động Cầu lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một điạ phương, một ngành hay một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định. Nhu cầu này thể hiện qua khả năng thuê mướn lao động. Xét từ giác độ số lượng, trong điều kiện năng suất lao động không đổi, cầu về lao động xã hội tỷ lệ thuận với qui mô và tốc độ sản xuất. Nếu qui mô sản xuất không đổi, cầu về lao động tỉ lệ nghịch với năng suất lao động. Còn xét từ giác độ chất lượng, việc nâng cao năng suất lao động, qui mô, tiền vốn, tri thức..của doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi nâng cao cầu về chất lượng lao động. Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, hiện nay, tổng số việc làm chỉ đáp ứng được cho 75% tổng số lao động. Như vậy có nghĩa là một phần tư số lao động không thể tìm được việc làm trong nước. Thêm vào đó, khủng hoảng kinh tế kéo dài từ năm 2008 đến nay khiến cho hàng loạt người lao động bị thất nghiệp. Điều này càng khiến cho khoảng cách giữa cung và cầu ngày càng lớn. Giá lao động Trên thị trường lao động, giá cả lao động được thể hiện dưới dạng tiền lương. Cũng giống như các loại hàng hóa khác, giá cả sức lao động không chỉ bị qui định bởi giá trị của nó mà còn chịu ảnh hưởng của quan hệ cung- cầu. Việt Nam luôn đối mặt với tình trạng dư thừa lao động, cung luôn vượt quá cầu, do đó, giá cả sức lao động của nước ta nói riêng và hầu hết các nước đang phát triển nói chung là thấp so với mặt bằng chung của thế giới. Và chúng ta vẫn thường xem việc giá nhân công rẻ là một lợi thế để cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đó cũng là một bất lợi cho người lao động trong nước khi giá cả sức lạo động của mình luôn thấp hơn nước khác. Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam 2.1 Khái niệm xuất khẩu lao động Ø Khái niệm Xuất khẩu lao động (XKLĐ) được hiểu là hoạt động trao đổi, mua bán hay thuê mướn hàng hóa sức lao động giữa các chính phủ, các quốc gia với nhau trên cơ sở hiệp định hay hợp đồng cung ứng lao động. Quốc gia đưa lao động đi làm việc là nước xuất khẩu lao động, và quốc gia thuê mướn lao động là nước nhập khẩu lao động. Ø Các hình thức XKLĐ: có 2 hình thức XKLĐ Thứ nhất là hình thức đưa lao động ra nước ngoài làm việc nhằm thu hút ngoại tệ về nước Thứ hai là hình thức lao động sống ngay tại nước sở tại, nhưng cung cấp sức lao động tạo ra giá trị cho nước ngoài, còn gọi là XKLĐ tại chỗ. Trong khuôn khổ bài viết này, chỉ xin đề cập đến loại hình XKLĐ thứ nhất. 2.2. Sự cần thiết của XKLĐ- lợi ích từ hoạt động XKLĐ của Việt Nam Ø Xuất phát từ vấn đề dân số và giải quyết việc làm Một trong những vấn đề lớn mà VN nói riêng cũng như các nước đang phát triển nói chung phải đương đầu đó là dân số quá đông. Với một đất nước nhỏ bé, một nền kinh tế non trẻ thì 86 triệu dân thật sự là một thách thức lớn. Trong khi đó, các quốc gia phát triển với một nền sản xuất qui mô lớn lại cần một lực lượng lớn lao động trong khi dân số và tỉ lệ lao động của họ lại tăng không đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, hoạt động XKLĐ đóng một vai trò quan trọng là di chuyển lao động từ nơi thừa sang nơi thiếu. Từ năm 2001 đến hết năm 2008 đã có hơn 500 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trong đó, chỉ riêng 3 năm (từ 2006 đến hết năm 2008), đã có khoảng 250.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (bình quân khoảng 83.000 người/năm), chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm. Hiện nay có khoảng gần 500 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề các loại. Như vậy, XKLĐ thực sự là một biện pháp hữu hiệu để giái quyết sức ép lao động dư thừa của nước ta. Ø Xuất phát từ vấn đề kinh tế Ngoài ra, XKLĐ còn mang lại một lợi ích lớn về mặt kinh tế. Không có hoạt động XKLĐ thì một bộ phận lao động dư thừa không thể tìm được việc làm trong nước hay nếu có thì mức lương lại quá thấp. Vì vậy họ không đem lại một lợi ích kinh tế nào cho quốc gia, chưa kể những hệ lụy xấu từ việc thất nghiệp. Khi tham gia XKLĐ, những người lao động tìm được việc làm cho mình với thu nhập cao hơn, không những thế họ còn góp phần làm tăng trưởng đáng kể cho thu nhập quốc dân. Theo ước tính của Cục quản lí lao động ngoài nước, mỗi năm, lực lượng lao động nước ngoài đem về cho đất nước từ 1.6 đến 2 tỷ USD. Thu nhập bình quân của người lao động ngoài nước cũng cao hơn trong nước trung bình từ 5 đến 7 lần. Ví dụ như ở Hàn Quốc thu nhập trung bình là hơn 12 triệu đồng/người/tháng; Trung Đông là 7-10 triệu đồng/người/tháng. Ø Xuất phát từ vấn đề công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước Trước khi tham gia XKLĐ, người lao động được đào tạo tay nghề. Nếu như tại thời điểm cuối năm 2003, số lượng lao động được đào tạo nghề trước khi đi làm việc ở nước ngoài mới đạt khoảng 35%, thì đến cuối năm 2008 tỷ lệ này đã đạt trên 50%. Người lao động sẽ học được tác phong công nghiệp hiện đại cũng như trình độ tay nghề được nâng cao. Với những kinh nghiệm, học hỏi được ở nhiều nơi trên thế giới (từ nghề nghiệp cụ thể đến tác phong công nghiệp, trình độ quản lý...), cùng với số vốn tích lũy được sau những năm làm việc ở nước ngoài, nhiều lao động đã và đang trở về quê hương đầu tư xây dựng nhà cửa, lập ra những doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây sẽ là lực lượng lao động có chất lượng trong tương lai khi họ hết hợp đồng trở về nước. 2.3. Thuận lợi của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu lao động Ø Thứ nhất, VN có nguồn lao động dồi dào, tuổi bình quân rất trẻ; lao động Việt Nam cũng đã có uy tín trên thị trường lao động quốc tế. Ø Thứ hai, chúng ta đã có một hành lang pháp luật đầy đủ, tương đối phù hợp với pháp luật các nước nhận lao động. Ø Thứ ba, ta cũng đã xây dựng được một hệ thống thị trường xuất khẩu lao động rộng và ổn định, trong đó có những thị trường nhận số lượng rất lớn lao động Việt Nam như Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và một số nước khu vực Trung Đông. Ø Thứ tư, người sử dụng lao động tại một số nước đánh giá rất cao và thích nhận lao động của Việt Nam. Ta đã ký nhiều thỏa thuận với các nước về tiếp nhận lao động, tạo được khung pháp lý để hợp tác đưa lao động đi và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Ø Thứ năm, giá nhân công của VN rẻ hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, đây là một thuận lợi trước mắt nhưng nó sẽ là khó khăn trong tương lai nếu như chúng ta không chú trọng nâng cao chất lượng lao động để tăng giá thành mà chỉ chú trọng đến giá thành rẻ thì lao động Việt Nam bị xem như là lao động chất lượng kém nhưng giá rẻ. 2.4. Những khó khăn trong hoạt động XKLĐ Ø Khó khăn lớn nhất hiện nay là nhu cầu nhập khẩu lao động tại các quốc gia suy giảm mạnh do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cục quản lý lao động nước ngoài cho hay là số lượng xuất khẩu lao động đang sút giảm rõ rệt từng tháng một. Đầu năm nay cả nước đưa được gần 13.000 người đi nước ngoài làm việc, thì qua tháng 2 số lao động xuất khẩu hạ xuống còn 5.300, đến tháng 3 vừa qua, chỉ còn 3.700 lên đường xuất ngoại. Một số thị trường quốc tế lâu nay tiếp nhận lao động Việt Nam , nay quyết định ngưng nhận thêm người nước ngoài để bảo vệ công ăn việc làm cho người bản xứ như Malaysia hay cộng hòa Czek. Bi kịch hơn nữa đó là những người xuất khẩu lao động chủ yếu là người nông dân nghèo, để có tiền đặt cọc cho các công ty để được đi nước ngoài họ phải cầm cố, bán đất, vay lãi. Thế nhưng khi đã sang nước ngoài, lại bị trả về nước, bị hủy hợp đồng do công ty cắt giảm nhân công hoặc vi phạm kỉ luật lao động. Như vậy, toàn bộ thiệt hại người lao động phải gánh chịu và hầu như chưa có một tổ chức cũng như bộ luật hoàn chỉnh nào để bảo vệ quyền lợi của họ. Ø Bên cạnh đó, việc xuất khẩu lao động nước ta gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu lao động trong khu vực, trong khi chất lượng lao động xuất khẩu của ta còn nhiều hạn chế, thể hiện ở khả năng ngoại ngữ, ý thức chấp hành kỷ luật lao động yếu; tình trạng lao động tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc, cư trú bất hợp pháp ngày một gia tăng ở một số thị trường trọng điểm, ảnh hưởng xấu đến việc giữ vững và phát triển thị trường, thậm chí dẫn đến nguy cơ mất thị trường. Ø Một hạn chế nữa đó là thiếu biện pháp thẩm tra chặt chẽ thực lực của các đơn vị xin cấp phép xuất khẩu lao động, chưa chú trọng quản lý hoạt động của các doanh nghiệp đã được cấp phép và thẩm định các hợp đồng cung ứng lao động do các doanh nghiệp đăng ký. Số liệu của Cục quản lý lao động ngoài nước cho thấy trong số 164 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động, chỉ có 30% số doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp chủ yếu tìm hợp đồng thông qua lực lượng môi giới, thiếu trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động ở nước ngoài, giá dịch vụ thiếu minh bạch. Về phía người lao động, do ít tìm hiểu pháp luật, lại thêm tâm lý cần việc làm chi phối, nên dễ bị nhà môi giới lợi dụng. 2.5. Tình hình xuất khẩu lao động sang Malaysia và một số nước khác 2.5.1. Malaysia Malaysia là nước nhập khẩu lao động hàng đầu châu Á với hơn 2 triệu lao động nước ngoài, chủ yếu đến từ Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh và Việt Nam, chiếm 20% lực lượng lao động nước này. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu lao động sang Malaysia từ nằm 2003, tính đến nay đ
Tài liệu liên quan