Đề tài Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông

Việt Nam đã gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới (WTO), đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng nên việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước trên thế giới là một điều tất yếu. Trong thời đại toàn cầu hoá, lao động di chuyển từ nước này sang nước khác đã trở thành hiện tượng khá phổ biến. Tuy không nhộn nhịp như tư bản và công nghệ, lao động cũng là một yếu tố sản xuất ngày càng vượt biên giới tìm nơi có mức thù lao cao hơn. Hơn nữa Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng - một cơ hội lần đầu tiên chúng ta có trong lịch sử nhân khẩu học (“Cơ cấu dân số vàng”, tức là số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc). Theo Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, hiện nay, mỗi năm nước ta có khoảng 1,4 – 1,6 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động. Sự dồi dào của lực lượng này thực sự đang tạo ra cơ hội vàng cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đồng hành với nó là những thách thức không nhỏ về việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, tình trạng đô thị hoá ngày càng mạnh, nông dân mất đất, không tìm được việc làm phù hợp và hầu hết số người nông dân mất đất vẫn đang trong độ tuổi lao động Nếu như lực lượng lao động dồi dào này không làm ra khối lượng của cải vật chất đủ để nuôi sống chính họ thì hậu quả sẽ kéo dài mãi mãi về sau. Giá trị tích luỹ không có, hoặc thấp, Nhà nước sẽ không đủ nguồn lực tài chính để chi trả cho phúc lợi xã hội khi “dân số già”. Mặc khác chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là dành nhiều nguồn lực cho việc xoá đói giảm nghèo. Cùng với Đề án xoá đói giảm nghèo cho 61 huyện nghèo nhất nước của Chính phủ, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội cũng đang gấp rút hoàn chỉnh Đề án hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo. Vấn đề giải quyết việc làm không chỉ được thực hiện ở thị trường trong nước mà còn chú trọng phát triển ở cả thị trường nước ngoài. Vì vậy vấn đề xuất khẩu lao động hiện nay đang được quan tâm rất nhiều. Xuất khẩu lao động là một hoạt động khá mới mẻ ở nước ta và chỉ phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ta lại nhận thấy rằng, Trung Đông là khu vực gồm phần lớn các nước có nhiều tài nguyên dầu mỏ, dân số ít nên là một trong những khu vực nhận lao động nước ngoài lớn nhất thế giới. Chỉ tính riêng các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - GCC (gồm Ả Rập Saudi, Kuwait, Qatar, Oman, Bahrain và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất) đã có hàng chục triệu lao động khắp thế giới đang làm việc trong đủ mọi lĩnh vực, từ cán bộ quản lý, kỹ sư, lao động làm việc trong ngành dịch vụ, lao động công nghiệp, xây dựng đến lao động phổ thông, giúp việc gia đình Nơi đây đã thu hút khá nhiều lao động Việt Nam trong thời gian gần đây và tạo cho em sự thú vị hơn khi trung đông lại là một khu vực được biết với khá nhiều vấn đề bạo động , khí hậu lại khắc nghiệt và quốc đạo nơi đây là đạo hồi, thường được biết với sự khắc khe. Vậy thì Việt Nam ta có nên xuất khẩu lao động sang Trung Đông không, xuất khẩu sang đây có đáp ứng được nhu cầu của người lao động cũng như chính phủ ta mong muốn không? Từ đó đã thúc đẩy em lựa chọn và thực hiện đề tài này “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông”

doc67 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1/ VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG 1.1.1/ Vấn đề xuất khẩu lao động thoe học thuyế Mác 1.1.2/ Chính sách đối với thị trường lao động việc làm của một số nước 1.2/ VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.2.1/ Khái niệm 1.2.2/ Nội dung 1.2.3/ Các hình thức xuất khẩu lao động 1.2.4/ Đặc điểm của xuất khẩu lao động 1.2.5/ Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động 1.2.6/ Rủi ro,hạn chế và lợi ích trong xuất khẩu lao động 1.2.7/ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động 1.3/ NHÌN NHẬN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG TRÊN THẾ GIỚI CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG TRUNG ĐÔNG THỜI GIAN QUA 2.1/ THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM 2.1.1/ Cơ cấu dân số Việt Nam 2.1.2/ Đặc điểm của lao động Việt Nam 2.1.3/ Cơ cấu lao động Việt Nam 2.2/ CÁC THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG 2.3/ THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG 2.3.1/ Giới thiệu sơ lược về thị trường Trung Đông 2.3.2/ Lao động nước ngoài tại Trung Đông 2.3.3/ Mối quan hệ Việt Nam- Trung Đông 2.4/ VIỆT NAM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG TRUNG ĐÔNG 2.4.1/ Vì sao? 2.4.2/ Thực trạng xuất khẩu laod dộng Việt Nam sang Trung Đông những năm qua 2.4.3/ Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang Trung Đông 2.4.4/ Kết quả đạt được 2.4.5/ Những khó khăn, tồn tại trong việc xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông 2.4.6/ Nguyên nhân của những tồn tại trên CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP 3.1/ Về phía nhà nước Việt Nam 3.2/ Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam 3.2/ Về phía người lao động Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU 1/ ĐÁNH SỐ BẢNG : CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 : BẢNG 2.1 : Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi phản ánh khả năng lao động BẢNG 2.2 : Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở khu vực thành thị BẢNG 2.3 : Cơ cấu lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo thành phần, ngành nghề kinh tế BẢNG 2.4 : Số lao động Việt Nam xuất khẩu sang UAE từ năm 2004 đến đầu năm 2010 BẢNG 2.5 : Số lao động Việt Nam xuất khẩu sang Qatar từ năm 2005 đến năm 2009 BẢNG 2.6 : Nguồn thu của chính phủ từ việc xuất khẩu lao động sang Trung Đông năm 2009 BẢNG 2.7 : Tiền lương lao động nhận được từ các thị trường Trung Đông năm 2009 CHƯƠNG 3 2/ ĐÁNH SỐ BIỂU ĐỒ : CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 BIỂU ĐỒ 2.1 : Sự gia tăng số lao động xuất khẩu sang UAE và Qatar trong những năm qua BIỂU ĐỒ 2.2 : Số lao động được giải quyết việc làm khi xuất khẩu lao động sang Trung Đông những năm qua Lời mở đầu Việt Nam đã gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới (WTO), đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng nên việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước trên thế giới là một điều tất yếu. Trong thời đại toàn cầu hoá, lao động di chuyển từ nước này sang nước khác đã trở thành hiện tượng khá phổ biến. Tuy không nhộn nhịp như tư bản và công nghệ, lao động cũng là một yếu tố sản xuất ngày càng vượt biên giới tìm nơi có mức thù lao cao hơn. Hơn nữa Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng - một cơ hội lần đầu tiên chúng ta có trong lịch sử nhân khẩu học (“Cơ cấu dân số vàng”, tức là số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc). Theo Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, hiện nay, mỗi năm nước ta có khoảng 1,4 – 1,6 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động. Sự dồi dào của lực lượng này thực sự đang tạo ra cơ hội vàng cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đồng hành với nó là những thách thức không nhỏ về việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, tình trạng đô thị hoá ngày càng mạnh, nông dân mất đất, không tìm được việc làm phù hợp và hầu hết số người nông dân mất đất vẫn đang trong độ tuổi lao động Nếu như lực lượng lao động dồi dào này không làm ra khối lượng của cải vật chất đủ để nuôi sống chính họ thì hậu quả sẽ kéo dài mãi mãi về sau. Giá trị tích luỹ không có, hoặc thấp, Nhà nước sẽ không đủ nguồn lực tài chính để chi trả cho phúc lợi xã hội khi “dân số già”. Mặc khác chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là dành nhiều nguồn lực  cho việc xoá đói giảm nghèo.  Cùng với Đề án xoá đói giảm nghèo cho 61 huyện nghèo nhất nước của Chính phủ, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội  cũng đang gấp rút hoàn chỉnh Đề án hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo. Vấn đề giải quyết việc làm không chỉ được thực hiện ở thị trường trong nước mà còn chú trọng phát triển ở cả thị trường nước ngoài. Vì vậy vấn đề xuất khẩu lao động hiện nay đang được quan tâm rất nhiều. Xuất khẩu lao động là một hoạt động khá mới mẻ ở nước ta và chỉ phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ta lại nhận thấy rằng, Trung Đông là khu vực gồm phần lớn các nước có nhiều tài nguyên dầu mỏ, dân số ít nên là một trong những khu vực nhận lao động nước ngoài lớn nhất thế giới. Chỉ tính riêng các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - GCC (gồm Ả Rập Saudi, Kuwait, Qatar, Oman, Bahrain và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất) đã có hàng chục triệu lao động khắp thế giới đang làm việc trong đủ mọi lĩnh vực, từ cán bộ quản lý, kỹ sư, lao động làm việc trong ngành dịch vụ, lao động công nghiệp, xây dựng đến lao động phổ thông, giúp việc gia đình… Nơi đây đã thu hút khá nhiều lao động Việt Nam trong thời gian gần đây và tạo cho em sự thú vị hơn khi trung đông lại là một khu vực được biết với khá nhiều vấn đề bạo động , khí hậu lại khắc nghiệt và quốc đạo nơi đây là đạo hồi, thường được biết với sự khắc khe. Vậy thì Việt Nam ta có nên xuất khẩu lao động sang Trung Đông không, xuất khẩu sang đây có đáp ứng được nhu cầu của người lao động cũng như chính phủ ta mong muốn không? Từ đó đã thúc đẩy em lựa chọn và thực hiện đề tài này “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông” CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1/ Vấn đề lao động : 1.1.1/ Vấn đề lao động theo học thuyết Mác : Lao động là vấn đề trung tâm trong học thuyết Mác - Mác khuyên rằng : “để con người tư duy, hành động, xây dựng tính hiện thực của mình, với tư cách là con người đã thoát khỏi ảo tưởng và đạt đến tuổi có lý trí; để con người vận động xung quanh mình, nghĩa là vận động xung quanh cái mặt trời thật sự của mình” - Lao động có ý thức và có mục đích, theo Mác, là cơ sở thực tiễn tạo ra mọi vấn đề và phương hướng giải quyết những vấn đề nói trên. Với hình thức lao động đó, con người chẳng những chiếm hữu tự nhiên mà còn qua đó “làm thay đổi bản tính của con người”, nghĩa là “phát triển những tiềm lực đang ngái ngủ trong bản tính đó và bắt sự hoạt động của những tiềm lực ấy phải phục tùng quyền lực của mình”. Đó chính là những hoạt động mang tính giống loài của con người mà với những hoạt động ấy, con nguời       Thực tiễn lao động có ý thức là gạch nối con người với tự nhiên: ngoài thực tiễn ấy ra thì sẽ không còn có cái gì khác, đó chính là điểm cốt tử trong tư tưởng của Mác. “Một bên là con người và lao động con người, bên kia là tự nhiên và vật liệu của tự nhiên – thế là đủ”, vì vậy “chúng ta không cần phải xét người lao động trong mối quan hệ với những người lao động khác” .Nói lao động có ý thức vì thế cũng có nghĩa là nói đến bản chất nội tại của con người với tư cách là một loài người định nghĩa mình như là một chủ thể sáng tạo và tự do - Trong khi phân tích quy trình chung về sản xuất của loài người, Mác cũng hay nói đến mối quan hệ giữa các khái niệm mà ông gọi là lao động tất yếu với lao động thặng dư. Lao động tất yếu, theo Mác, chính là thời gian lao động xã hội cần thiết để người lao động sản xuất ra một sản phẩm tiêu dùng nào đó cho xã hội: giá trị sử dụng của sản phẩm ấy, theo sự trình bày của Mác, không phải chỉ là kết quả của thời gian cụ thể mà người sản xuất đã bỏ ra mà còn là kết quả tổng hợp của cả một trình độ về sức sản xuất nào đó: sức sản xuất càng cao, trình độ tổ chức sản xuất càng khoa học, hợp lý thì thời gian lao động tất yếu càng giảm, người sản xuất càng có nhiều thì giờ rỗi rảnh để phát triển toàn diện cuộc sống của mình đồng thời với những kết quả của sự phát triển do sức sản xuất ấy tạo ra. Nhưng theo Mác nếu mục đích sản xuất chỉ dừng lại ở phạm vi hạn hẹp ấy thì xã hội cũng không thể nào phát triển được, vì thế giả định về một nền sản xuất chỉ đủ phục vụ cho sự tiêu dùng của những người sản xuất là hoàn toàn không thích hợp với những xã hội phát triển, không thể tạo ra được một sức sản xuất cao để xã hội ấy phát triển. Muốn phát triển, ngoài việc cần phải có một số thời gian lao động tạo ra tiêu dùng (phục hồi sức lao động đã tiêu hao), người ta còn phải tiến hành hình thức lao động gọi là dôi ra (lao động thặng dư) tạo thêm của cải, hoặc là để dành đối phó với những bất trắc có thể gặp phải, nuôi nấng những nguời già cả, thất nghiệp, chưa có việc làm, góp phần vào công ích xã hội, và quan trọng nhất là tích luỹ tạo vốn để mở rộng sản xuất v.v...Đối với những xã hội muốn phát triển nhanh thì sự tích luỹ lao động thặng dư ấy càng phải được tiến hành trên phạm vi rộng lớn, khắp xã hội, đi song song với việc cải tiến không ngừng sức sản xuất và trình độ hợp lý hoá sản xuất, miễn là những hình thức tích luỹ ấy được thực hiện theo chiều hướng phù hợp với bản chất của con người: con người với tư cách là xã hội loài người thống trị được những sản phẩm do mình làm ra, không bị những sản phẩm ấy chi phối. Thứ lao động thặng dư mang tính xã hội để phục vụ cho nhu cầu tái sản xuất đó chính là “quỹ tái sản xuất” bắt buộc phải là sở hữu của một cộng đồng mà Mác gọi là “liên minh những người tự do”. Theo Mác, chỉ có trong quá trình cải biến không ngừng trình độ sản xuất theo phương hướng đó, loài người mới tạo ra được một thế giới phù hợp với bản chất đích thực của mình: một thế giới đã được nhân hoá mang tính phổ biến, trong đó con người có thể sử dụng được thời gian tự do do sức sản xuất mang lại để phát triển những tiềm lực sáng tạo trong bản thân. 1.1.2/ Chính sách đối với thị trường lao động việc làm của một số nước : 1.1.2.1/ Xu hướng chung : - Một là, giảm thiểu sự điều tiết từ phía Nhà nước, tăng tính linh hoạt của thị trường lao động, việc làm trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Trong tình hình thế giới phức tạp hiện nay và sự tác động từ nhiều phía vào nền kinh tế của từng quốc gia, đặc biệt là sự tác động của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, buộc các đảng dân chủ xã hội và chính phủ của họ phải thực thi các chính sách quản lý giảm thiểu sự điều tiết từ phía Nhà nước, nâng cao tính tự thân vận động của thị trường lao động, việc làm, chỉ có như vậy mới bảo đảm cho nền kinh tế thị trường đạt hiệu quả cao. - Hai là, khống chế tiền lương thấp và trợ cấp thất nghiệp, đây là những chính sách tỏ ra có hiệu quả trong việc thu hút đông đảo người lao động tham gia thị trường lao động, tăng số người có việc làm, giảm số người thất nghiệp, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân; khắc phục tình trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp. - Ba là, thực hiện một thiết chế quan hệ xã hội mới về thị trường lao động, việc làm, gồm Nhà nước, giới chủ và người lao động (là 3 chủ thể nằm trong chính sách điều tiết thị trường lao động, việc làm). Thiết chế này mang tính xã hội mềm dẻo hơn và người lao động cũng có vai trò quan trọng nhất định, buộc Nhà nước mỗi khi đề ra chính sách thị trường lao động, việc làm phải cân nhắc kỹ càng hơn, bảo đảm hài hoà các lợi ích Nhà nước, giới chủ và người lao động. Các xu hướng trên, đang được các Đảng dân chủ xã hội và Chính phủ của họ vận dụng thực hiện trong cải cách ở những mức độ khác nhau trong từng quốc gia, phù hợp với truyền thống lịch sử lao động, việc làm mỗi nước nhằm đạt được yêu cầu caỉ cách chính sách xã hội đối với mỗi quốc gia trong tình hình hiện tại. 1.1.2.2/ Một số mô hình cải cách chính sách thị trường lao động, việc làm đã và đang được thực hiện ở một số nước : a/ Mô hình của Cộng hoà Liên bang Đức: Mọi cải cách về chính sách thị trường lao động, việc làm ở Cộng hoà Liên bang Đức đều xoay quanh cái trục “nền kinh tế thị trường xã hội, sở hữu hỗn hợp”. Các chính sách cải cách chủ yếu đã được thực thi trong các thời kỳ như sau: Thời kỳ tái thiết Nhà nước phúc lợi xã hội (1949-1965) được coi là chuẩn mực của chính sách xã hội Đức, là thời kỳ xây dựng "chủ nghĩa tư bản xã hội Đức”. Trong thời kỳ này đã tiến hành những cải cách có tính quyết định về chính sách xã hội có liên quan trực tiếp đến thị trường lao động, việc làm. Khâu quan trọng thứ nhất trong mạng lưới an sinh xã hội là cuộc cải cách lương hưu năm 1957. Cuộc cải cách đã xác định nguyên tắc lương hưu tương hợp với mức đóng góp bảo hiểm và thu nhập. - Thời kỳ đại liên minh “CDUCSU và SPD” (1966-1969): Chính sách xã hội ở thời kỳ này hướng nhiều vào sự bình đẳng và giảm thiểu các đặc quyền, đặc lợi đối với viên chức so với công nhân. - Thời kỳ (1969-1982) đã đưa tỷ trọng các khoản chi xã hội tăng từ 26,2% lên mức 33,9%, đây là mức cao nhất so với các thời kỳ trước. Cải cách lương hưu một lần nữa lại được tiến hành. Cuộc cải cách này đã thành công. Bước ngoặt về chính sách xã hội đã bắt đầu mở ra ngay dưới thời Chính phủ của thủ tướng Helmut Schmidr. - Thời kỳ Liên minh “CDU-FDP”- Liên minh dân chủ thiên chúa giáo (1982-1990) do Thủ tướng Helmut Kohl đứng đầu lên cầm quyền năm 1982: Là thời kỳ diễn ra sự chuyển đổi theo hướng bảo thủ trong nền chính trị Đức. Các cam kết về xã hội của Nhà nước được chuyển vào thị trường và gia đình. Nhà nước xã hội được coi là Nhà nước cạnh tranh và định hướng vào những điều kiện mới của nền kinh tế toàn cầu hoá. Chính sách xã hội đã có bước ngoặt.  Việc chuyển các ưu tiên xã hội sang các ưu tiên về chính sách tài chính, Nhà nước phúc lợi xã hội bắt đầu chuyển đổi thành Nhà nước bảo hiểm.  Các yếu tố trọng tâm của Nhà nước xã hội vẫn được giữ nguyên. Sự trì trệ của các cơ quan, các thiết chế đã cản trở cải cách và do đó mà vẫn giữ được tính liên tục của các cấu trúc của Nhà nước phúc lợi xã hội. Trong các năm 1990-1998, việc thống nhất hai Nhà nước Đức và áp dụng mô hình bảo hiểm xã hội của Tây Đức vào các bang mới phía Đông nhằm nhanh chóng đưa mức sống ở phía Đông lên ngang bằng với mức sống phía Tây đã làm thay đổi mạnh mẽ một số chính sách xã hội liên quan đến lao động và việc làm. Trong chính sách xã hội đã thiết lập hệ thống bảo hiểm xã hội trên các lĩnh vực lương hưu, thất nghiệp và y tế. Cùng với việc chuyển giao tổng thể các thiết chế bảo hiểm xã hội, chính sách thị trường lao động cũng phát triển tích cực. Ngoài việc áp dụng rộng rãi các quy định về nghỉ hưu trước tuổi, các biện pháp tạo việc làm phổ cập cũng được áp dụng và mở rộng các chương trình đào tạo theo hình thức tập trung. Nhờ đó đã giảm thiểu được tình trạng thất nghiệp. Những cắt giảm đầu tiên về các khoản chi xã hội nhằm tài trợ cho gánh nặng bởi quá trình tái thống nhất nước Đức đã đạt được qua các cuộc thương thảo hết sức khó khăn với đảng đối lập SPD. Tuy nhiên, trợ cấp xã hội ít bị cắt giảm hơn so với những nước khác. Một trong những biện pháp đầu tiên mà liên minh “Đỏ - Xanh” khi lên cầm quyền sau 1998 là tái thực hiện các cắt giảm trong chính sách xã hội mà liên minh cầm quyền thiên chúa giáo - tự do đã khởi xướng. Bằng các "đạo luật điều chỉnh bảo hiểm xã hội và bảo đảm các quyền của người lao động", Chính phủ đã hạn chế các khoản chi ở các lĩnh vực lương hưu, y tế và các khoản trợ cấp thay lương. Việc lành mạnh hoá ngân sách bảo hiểm xã hội trở thành một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Chính phủ của Liên minh “Đỏ - Xanh” coi cải cách chế độ bảo hiểm tuổi già là đề án cải cách lớn. Mục tiêu là giữ ổn định dài hạm các khoản đóng bảo hiểm. Hai yếu tố cải cách được quan tâm : Một là, đưa nhân tố cân đối vào công thức lương hưu. mức lương sẽ được giảm xuống theo các bậc khác nhau và đạt mức 67% thu nhập; Hai là, việc giảm lương hưu theo luật định cần được cân bằng trên cơ sở xây dựng chế độ chăm sóc tuổi già tư nhân. Trong quá trình tranh cử năm 1998, liên minh “Đỏ - Xanh" đã khơi dậy và tạo ra sự đồng thuận xã hội nhằm thực hiện các biện pháp cải cách căn bản trên lĩnh vực chính sách việc làm và chính sách xã hội. Tuy nhiên một loạt cải cách theo hướng tự do hoá thị trường của Liên minh “Đỏ - Xanh” không tiến hành được do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả việc thiếu sự thống nhất về cương lĩnh của Chính phủ trong lĩnh vực chính sách xã hội. b/ Mô hình của nước Anh: Khác với chính phủ của các đảng dân chủ xã hội, Chính phủ của Công Đảng Anh chủ trương hoàn toàn theo hướng thị trường. Chính phủ của Đảng bảo thủ (1976-1996) đã tiến hành những cải cách về cơ cấu, nhờ đó càng tăng cơ hội cải cách cho Chính phủ Công Đảng. Đặc biệt Chính phủ của bà Margaret Thatcher đã hạn chế mạnh mẽ quyền lực của các tổ chức Công đoàn và sử dụng các biện pháp phi điều tiết thị trường lao động. Những biện pháp này tạo điều kiện cho Công đảng mở ra những khả năng mới năng động hoá việc làm. Vì vậy, Chính phủ Công đảng Anh ngay lập tức đã có thể bắt đầu dự án “Welfare to work” mà không lo phải đụng độ với giới lao động và công đoàn. Trong cuộc vận động tranh cử Công đảng đã cam kết tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá bảo thủ của Chính phủ tiền nhiệm ít nhất 2 năm và đặt nó dưới hai nguyên tắc cơ bản sau: Một là, mọi khoản chi thường xuyên chỉ được phép thực hiện trên cơ sở lấy từ các khoản thu thường xuyên. Các khoản nợ mới chỉ được phép dùng cho các mục đích đầu tư. Hai là, nợ công mới cần được giữ ở mức ổn định, không phụ thuộc vào chu kỳ thăng trầm kinh tế và không được có những can thiệp phản chu kỳ ngắn hạn. Chính sách ngân sách của Anh không bó hẹp hơn bất kỳ chính sách ngân sách nào của phần lớn các Chính phủ dân chủ xã hội và tư sản thuộc lục địa Châu Âu. Hơn nữa, bộ trưởng Ngân khố Anh còn sử dụng các khoản thu thuế vượt trội để tài trợ cho các chương trình đặc biệt về giáo dục, việc làm và y tế. Công đảng bắt đầu cải tổ hệ thống thuế theo hướng bỏ hẳn hoặc bỏ gần hết thuế thu nhập đánh vào khu vực lương thấp. Với một hộ (gia đình) có ít nhất một người làm việc toàn phần sẽ được bảo đảm mức thu nhập tối thiểu là 10.000 bảng Anh. Dưới mức đó thì thu nhập gia đình sẽ được bù. Từ năm 1996 đến 1999 việc làm ở Anh tăng 1,03%, tăng nhanh hơn các nước thuộc liên minh kinh tế và tiền tệ WWU. Tỷ lệ thất nghiệp ở Anh từ 8,7% (1996) giảm xuống còn 6,3% (1998). Điều đó cho thấy thị trường lao động phi điều tiết mạnh của Công đảng Anh năng động hơn phần lớn các thị trường lao động được điều tiết mạnh ở lục địa Châu Âu. Việc thu hút lao động vào thị trường lao động, một mục tiêu truyền thống của dân chủ xã hội đã được Công đảng Anh thực hiện thành công hơn phần lớn các chính phủ dân chủ xã hội và tư sản ở lục địa Châu Âu. c/ Mô hình của Cộng hoà Pháp: Đặc trưng truyền thống của chính sách xã hội Pháp thể hiện rõ nhất trong chính sách việc làm. Điều này biểu hiện ngay trong năm cầm quyền đầu tiên của những người theo Đảng dân chủ xã hội Pháp khi họ đưa ra kế hoạch cắt giảm nạn thất nghiệp trong thanh niên. Mục tiêu là tạo ra 700.000 việc làm, nhưng Nhà nước sẽ chi tài chính tới 80%. Trong đó, riêng khu vực công chiếm 350.000. Đây là một chính sách mà cả Công đảng mới ở Anh, Đảng dân chủ xã hội Hà Lan và Đảng dân chủ xã hội Đức đều không dám theo đuổi. Số 350.000 việc làm còn lại được tạo ra trong khu vực tư bằng những khoản bù lỗ về lương của Nhà nước. Ngoài ra còn có một số biện pháp khác sau đây: Thông qua bù lỗ cho chế độ về hưu sớm để hạn chế cung về lực lượng lao động; ban hành đạo luật khung áp dụng chế độ tuần làm việc 35 giờ; không áp dụng các biện pháp phi điều tiết thị trường lao động; duy nhất chỉ có việc tạo điều kiện để dễ dàng hơn cho việc kết thúc quan hệ lao động theo thời hạn. Trong khi hai biện pháp đầu được coi như là những biện pháp của một chính sách việc làm dân chủ xã hội truyền thống, thì biện pháp cuối lại nhằm điều tiết thị trường lao động một cách mạnh mẽ. Nhưng chính ngay khu vực thị trường phi điều tiết của những việc làm theo thời hạn, được trả lương thấp và hầu như không được bảo hiểm xã hội lại chứng tỏ rằng nó đặc biệt năng động, nhất là trong lĩnh vực dịc
Tài liệu liên quan