Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Báo tỉnh Quảng Bình

Hiện nay báo chí nước ta ngày càng khẳng định vai trò, vị trí to lớn của mình trong công cuộc đấu tranh xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội. Nó được xem là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Trong từng lĩnh vực, báo chí có những cách thức riêng để phản ánh, nhìn nhận, qua đó đưa ra cái nhìn toàn diện, mới mẻ, sinh động nhất và hiện thực. Một trong tính chất quan trọng của báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng hoạt động trên quy mô toàn xã hội, báo chí đã tham gia vào việc tìm tòi, phát hiện những phương pháp hợp lí nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Chính điều này đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được. Tuỳ thuộc vào quy mô vị trí và nhiệm vụ chính trị của từng loại hình báo chí Trung ương, địa phương, các bộ ngành đã thiết kế bộ máy toà soạn cho phù hợp với điều kiện của cơ quan chủ quản và của chính toà soạn đó. Mặc dù, ra đời chậm so với các hình thái xã hội khác nhưng báo chí đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi năng lực phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động và luôn luôn phát triển. Báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người và các giai cấp trong cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ văn minh của nhân loại. Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển là động lực mạnh mẽ cho báo chí ngày càng vươn cao, vươn xa hơn, thông tin được quảng bá rộng rãi, nhanh chóng kịp thời đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng. Hệ thống báo chí nước ta ngày càng đa dạng, bao gồm nhiều loại hình báo chí: báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo trực tuyến. Mỗi loại hình báo chí nói chung và cơ quan báo chí nói riêng cần lựa chọn cho mình một hình thức phát triển phù hợp và năng động nhất. Tính đến ngày 21/6/2009, cả nước có 839 cơ quan báo chí, 63 Đài tỉnh thành phố, 4 Đài cấp Trung ương, và gần 4000 Đài huyện. Đồng thời ở tất cả các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội đều có cơ quan báo chí. Với con số thống kê đó đã cho thấy được vai trò và tầm quan trọng của cơ quan báo chí, trong đó nổi bật là hệ thống báo in của Trung ương và địa phương. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thông tin của con người ngày càng cao. Vì vậy, để hoạt động đồng bộ, có hiệu quả, mỗi cơ quan báo chí cần không ngừng đổi mới, hoàn thiện hơn cơ cấu tổ chức hoạt động của mình. Do đó, tôi đã chọn đề tài “cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí” (khảo sát tại báo tỉnh Quảng Bình).

doc29 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Báo tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở Đầu Lý do chọn đề tài : Hiện nay báo chí nước ta ngày càng khẳng định vai trò, vị trí to lớn của mình trong công cuộc đấu tranh xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội. Nó được xem là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Trong từng lĩnh vực, báo chí có những cách thức riêng để phản ánh, nhìn nhận, qua đó đưa ra cái nhìn toàn diện, mới mẻ, sinh động nhất và hiện thực. Một trong tính chất quan trọng của báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng hoạt động trên quy mô toàn xã hội, báo chí đã tham gia vào việc tìm tòi, phát hiện những phương pháp hợp lí nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Chính điều này đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được. Tuỳ thuộc vào quy mô vị trí và nhiệm vụ chính trị của từng loại hình báo chí Trung ương, địa phương, các bộ ngành đã thiết kế bộ máy toà soạn cho phù hợp với điều kiện của cơ quan chủ quản và của chính toà soạn đó. Mặc dù, ra đời chậm so với các hình thái xã hội khác nhưng báo chí đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi năng lực phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động và luôn luôn phát triển. Báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người và các giai cấp trong cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ văn minh của nhân loại. Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển là động lực mạnh mẽ cho báo chí ngày càng vươn cao, vươn xa hơn, thông tin được quảng bá rộng rãi, nhanh chóng kịp thời đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng. Hệ thống báo chí nước ta ngày càng đa dạng, bao gồm nhiều loại hình báo chí: báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo trực tuyến. Mỗi loại hình báo chí nói chung và cơ quan báo chí nói riêng cần lựa chọn cho mình một hình thức phát triển phù hợp và năng động nhất. Tính đến ngày 21/6/2009, cả nước có 839 cơ quan báo chí, 63 Đài tỉnh thành phố, 4 Đài cấp Trung ương, và gần 4000 Đài huyện. Đồng thời ở tất cả các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội đều có cơ quan báo chí. Với con số thống kê đó đã cho thấy được vai trò và tầm quan trọng của cơ quan báo chí, trong đó nổi bật là hệ thống báo in của Trung ương và địa phương. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thông tin của con người ngày càng cao. Vì vậy, để hoạt động đồng bộ, có hiệu quả, mỗi cơ quan báo chí cần không ngừng đổi mới, hoàn thiện hơn cơ cấu tổ chức hoạt động của mình. Do đó, tôi đã chọn đề tài “cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí” (khảo sát tại báo tỉnh Quảng Bình). 2. Mục đích nghiên cứu : Nghiên cứu đề tài này giúp tôi thấy rõ hơn tầm quan trọng của hoạt động báo chí nói chung và cơ cấu tổ chức hoạt động của Báo tỉnh Quảng Bình nói riêng . Từ đó đưa ra những giải pháp, định hướng đổi mới cơ cấu tổ chức hoạt động của Báo tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới để Báo hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị của mình. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là cơ cấu tổ chức hoạt động thông tin của cơ quan báo chí . Phạm vi nghiên cứu là tập trung khảo sát tại Báo tỉnh Quảng Bình năm 2009-2010. Do đó trong tiểu luận này tôi sẽ đi sâu vào một số vấn đề như cách bố trí nhân lực tại cơ quan, cách thức lãnh đạo, cách thức lựa chọn thông tin…Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin của cơ quan báo chí, giúp công chúng trong khâu xử lí và chọn lọc thông tin ngày càng tốt hơn. 4. Phương pháp nghiên cứu : Trên cơ sở lý luận, quan điểm định hướng phát triển của báo chí cách mạng của nước ta, với phương pháp nghiên cứu chung là: Tổng hợp, phân tích, đánh giá, nhận xét về cơ cấu tổ chức hoạt động của một cơ quan báo chí, cũng như tham khảo các tài liệu liên quan. Từ đó khảo sát, đánh giá về thực trạng mô hình cơ cấu của Báo tỉnh Quảng Bình. 5. Kết cấu của tiểu luận : Ngoài phần mở đầu, kết luận tiểu luận gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận về cơ cấu tổ chức hoạt động của toà soạn. Chương 2: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Báo tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Báo tỉnh Quảng Bình Nội Dung Chương 1: Lý luận về cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí 1. Khái quát chung về cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí 1.1. Một số quan niệm về cơ quan báo chí. Cơ quan báo chí trước đây có tên là toà soạn và mang hai ý nghĩa chính : Toà soạn tức là biên tập tu chỉnh, gọt dũa. Toà soạn còn là sự sắp đặt, sắp xếp, nề nếp, trật tự quy củ. Từ hai ý nghĩa trên tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể ta hiểu một cách đúng đắn nhất. Thông thường từ ý nghĩa thứ nhất, có thể hiểu rằng: Toà soạn dùng để làm công tác biên tập chỉnh sửa bài vở. Và nghĩa thứ hai để chỉ các cơ quan thông tin đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình… Ngoài ra còn một số quan niệm khác nhau về cơ quan (toà soạn) báo chí: Ở một số nước tư bản cho rằng : Toà soạn báo chí cũng như các cơ quan, xí nghiệp tức là mọi thông tin mà cơ quan báo chí ngoài mục đích tuyên truyền thì yếu tố chính trị cũng như lợi nhuận kinh tế mà nó mang lại phải ngang bằng nhau. Còn ở các nước xã hội chủ nghĩa thì lại cho rằng: Toà soạn báo chí phải phục vụ lợi ích của nhân dân, đặc biệt là nhân dân lao động. V.I Lênin đã khái quát về toà soạn báo chí như sau “Toà soạn báo chí phải là những người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, và tổ chức tập thể…” và ông ví toà soạn không khác gì là một giàn nhạc giao hưởng, còn số báo là chính bản nhạc do giàn nhạc giao hưởng đó chơi. Còn trong luật sửa đổi bổ sung một số điều luật về Luật Báo Chí của nước ta tháng 6/1999 thì ghi rõ: “Cơ quan báo chí là nơi thực hiện một số loại hình báo chí như: báo in, báo điện tử, các cơ quan phát thanh-truyền hình tại Trung ương và địa phương…” Một số tác giả lại cho rằng: Toà soạn có công việc chính là biên tập, tổ chức trang báo (đối với báo in, báo điện tử) và sắp xếp chương trình (đối với Phát thanh- Truyền hình). Nhưng một số kiến khác cho rằng : Toà soạn, toà báo, trụ sở báo chí, cơ quan báo chí đều có ý nghĩa như nhau về phương thức hoạt động mà chỉ khác nhau về cách gọi, cách truyền tải thông tin. Từ các quan niệm đó, cũng như tình hình riêng biệt của báo chí nước ta, có thể đưa ra một khái niệm chung và bao quát về cơ quan báo chí như sau: Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, của chính quyền, của các tổ chức đoàn thể xã hội lập ra và tôn trọng chấp hành pháp luật. Nó có nhiệm vụ là cơ quan ngôn luận của tổ chức đó, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích mà tổ chức đó đặt ra. 1.2. Điều kiện thành lập cơ quan báo chí Việc thành lập cơ quan báo chí phải tuân theo các điều kiện do luật báo chí quy định : Có người đủ tiêu chuẩn để đứng đầu cơ quan báo chí theo quy định tại điều 13 của luật này. Các chức danh chủ yếu: Tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí phải tuân thủ theo đúng các quy định về người làm báo chí. Xác định đúng tên gọi của cơ quan báo chí, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện đối với mỗi loại hình báo chí, phạm vi phát hành chủ yếu, kì hạn xuất bản, khuôn khổ số trang, số lượng, nơi in (đối với báo in), công suất hoạt động, thời gian phát sóng, phạm vi hoạt động, thời gian phát sóng, phạm vi toả sóng ...( với phát thanh-truyền hình ). Phải phù hợp với quy hoạch và sự phát triển chung của báo chí. Có trụ sở chính thức, cũng như cơ sở kĩ thuật để phục vụ cho hoạt động báo chí. Đối với những Đài phát thanh-truyền hình ngoài các điều kiện trên thì việc sử dụng máy phát công suất, thời gian, phạm vi toả sóng, tần số vô tuyến điện thì bắt buộc phải có giấy phép do nhà nước cấp. Đối với hệ thống báo đài tại địa phương muốn thành lập một cơ quan báo chí thì phải có giấy phép của chính quyền sở tại. 1.3. Điều kiện hoạt động của cơ quan báo chí Để cơ quan báo chí hoạt động liên tục và hiệu quả thì cần có những điều kiện sau : Cơ quan báo chí phải hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước cũng như tuân thủ mọi hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, luật báo chí, tôn chỉ mục đích của cơ quan chủ quản, đồng thời phải có cơ chế cũng như chủ trương hoạt động một cách hợp lí, khuyến khích hoạt động và thúc đẩy báo chí phát triển cho đúng định hướng . Có đội ngũ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng và có trình độ chuyên môn cao, sử dụng thành thạo các trang thiết bị phụ trợ dùng trong khi tác nghiệp. Đây là một trong yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của một cơ quan báo chí. Phải có nguồn thông tin thường xuyên, liên tục mới mẻ, phong phú. Luôn quan tâm đến diễn biến thay đổi của xã hội. Phải đi sâu sát vào từng loại thông tin có liên quan đến các vấn đề chính trị qua đó truyền tải một cách hiệu quả nhất. Có sự tương tác giữa cơ quan báo chí với các đối tượng xã hội. Cũng như sự phối hợp giữa các yếu tố trong toà soạn phải hài hoà tức là : + Các phòng ban, từ Tổng biên tập cho đến các cán bộ phóng viên, biên tập viên, công nhân viên chức trong toà soạn phải hoạt động một cách đồng bộ nhịp nhàng có trách nhiệm cao. + Đảm bảo lưu thông trao đổi thông tin trong toà soạn tuỳ theo mức độ thông tin. Qua đó tạo thành một kênh thông tin đồng bộ từ Tổng biên tập tới phóng viên, biên tập viên một cách nhanh nhất. + Đảm bảo đời sống vật, tài chính phương tiện đi lại, phương tiện tác nghiệp, môi trường làm việc cho đội ngũ trong toà soạn một cách tốt nhất qua đó khuyến khích và đề cao trách nhiệm của mỗi người và của cả cơ quan báo chí. Cơ cấu tổ chức hoạt động các bộ phận trong một toà soạn báo chí Tuỳ thuộc vào từng quy mô, vị trí và nhiệm vụ chính trị của từng loại hình báo chí Trung ương, địa phương, các bộ, ngành và tổ chức đoàn thể xã hội để thiết kế bộ máy toà soạn phù hợp với điều kiện của cơ quan chủ quản và chính toà soạn đó 2.1. Mô hình chung bộ máy toà soạn báo in: Bộ (ban) biên tập   Tổng biên tập Các phó tổng biên tập Thư ký toà soạn - Các uỷ viên   Bộ phận hành chính-dịch vụ   Văn phòng Thư viện Tổ chức cán bộ Trung tâm vi tính Nhà in tại chỗ Tổ điện, nước Tổ bảo vệ Đội xe Phòng làm ảnh Quảng cáo và phát hành Tài vụ - Quản trị, thiết bị   Bộ phận ngoài toà soạn   Nhà in Văn phòng đại diện Phân xã thường trú - Phóng viên thường trú   Các ban (phòng) chuyên môn   Ban xây dựng Đảng Ban nội chính Ban kinh tế Ban quố tế Ban khoa giáo Ban văn hoá-xã hội Ban thể tao Ban bạn đọc Ban thư ký - Ban quản lý phóng viên   2.2. Bộ (ban) biên tập Một số cơ quan báo chí lớn của nước ta như báo Nhân dân, tạp chí Cộng sản, Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam...được gọi là Bộ biên tập. Đa số các báo, tạp chí còn lại của Trung ương, Bộ, ban, ngành và các tỉnh thành phố như báo Quân đội Nhân dân, Lao động, Tiền Phong, Tuổi trẻ...được gọi là ban biên tập. Một số báo, tạp chí nhỏ, định kỳ xuất bản ít không lập Bộ (ban) biên tập. Như vậy, tên gọi Bộ hay Ban biên tập về mặt khái niệm và chức năng không khác nhau nhưng về quy mô, vị trí, mức độ có khác nhau. Đây là đầu não của toà soạn, là bộ phận lãnh đạo và quản lý toà soạn do cơ quan chủ quản và toà soạn lập ra để bàn bạc quyết định những vấn đề liên quan đến toàn bộ hoạt động xuất bản các ấn phẩm báo chí của toà soạn đó. Bộ (ban) biên tập gồm: Tổng biên tập, các phó tổng biên tập, các trưởng ban (phòng) quan trọng, thư kí toà soạn và một số nhà báo có uy tín. Bộ (ban) biên tập với các thành viên trên, thể hiện trí tuệ tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, ca nhân phụ trách nhưng đảm bảo những nguyên tắc cơ bản của báo chí Cách mạng. Chúng ta lần lượt tìm hiểu các chức danh đó: Tổng Biên tập (Tổng giám đốc) Tổng biên tập là người đứng đầu cơ quan báo chí do cơ quan chủ quản bổ nhiệm, trực tiếp lãnh đạo và tổ chức giáo dục của toà soạn, chăm lo củng cố khối đại đoàn kết nội bộ xây dựng mối quan hệ với quần chúng. Tổng biên tập chịu trách nhiệm về chất lượng nội dung chính trị và hình thức thể hiện của tờ báo, cụ thể: Là chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản, trước pháp luật, trước bạn đọc và nhân dân, chịu trách nhiệm trước toà soạn của mình. Đó là bốn trách nhiệm nặng nề của tổng biên tập. Về vai trò của tổng giám đốc Các Mác đã xem như là “linh hồn chính trị” của đài. Còn Lê-Nin xem là ngọn cờ của đài. Chủ tịch Hồ Chí Minh thì xác định “là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hoá của Đảng”. Như vậy tổng biên tập (tổng giám đốc) của báo, đài là hết sức quan trọng, họ có trách nhiệm vị trí cực lớn, không gì thay thế được. Mọi hoạt động lớn mạnh, đúng sai của cơ quan báo, đài là do tổng biên tập (tổng giám đốc) quyết định. Tổng giám đốc là người như thế nào thì quan điểm chính trị và tư tưởng trong đạo đức nghề nghiệp của cả đội ngũ toà soạn được hình thành theo hướng đó. Đảng ta đã khẳng định: Báo chí là tiếng nói của Đảng, của nhà nước, của các tổ chức đoàn thể xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Như thế có nghĩa với vị trí chức năng vai trò của mình – Tổng biên tập (tổng giám đốc) đã được Đảng giao phó vũ khí sắc bén để nói lên tiếng nói của Đảng, Nhân dân để từ đó góp phần phụng sự sự nghiệp xây dựng đát nước đồng thời chống lại các thế lực thù địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Chính trị phải làm chủ, đường lối chính trị đúng thì nhứng việc khác mới đúng được. Cho nên báo chí của ta phải có đường lối chính trị đúng. Báo chí của ta cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội”. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó đồi hỏi người đúng đầu cơ quan báo chí phải có phẩm chất năng lực nhất định, đó là: -Tổng biên tập phải là người có bản lĩnh chính trị tư tưởng vững vàng -Tổng biên tập phải là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế -Tổng biên tập là một nhà tổ chức, quản lý điều hành giỏi -Tổng biên tập là người có mối quan hệ xã hội rộng rãi với tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và cơ quan chủ quản. b) Phó tổng biên tập (Phó giám đốc) Phó tổng biên tập (Phó giám đốc) là nhân vật quan trọng số hai trong toà soạn. Số lượng các phó tổng biên tập nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô, vị trí và trách nhiệm của từng tờ báo. Ví dụ như Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, báo Nhân dân có từ 3 đến 4 phó tổng biên tập. Còn các báo đài khác từ Trung ương đến địa phương có thể bổ nhiệm từ 2 đến 3 phó tổng biên tập. Phó tổng biên tập do cơ quan chủ quản bổ nhiệm trên cơ sở đề bạt của tổng biên tập và được sự đồng ý bằng văn bản của các cơ quan chỉ đạo và quản lý Nhà nước về báo chí. Nhiệm vụ của phó tổng biên tập là giúp việc cho tổng biên tập. Thông thường, tổng biên tập phụ trách chung, đối ngoại, tổ chức và phân công các phó tổng biên tập từng mảng trong công việc của toà soạn và chịu trách nhiệm trước tổng biên tập về công việc đó. Các phó tổng biên tập là hàng ngũ lãnh đạo của toà soạn, có vai trò trách nhiệm lớn. Vì vậy, ngoài việc tham gia điều hành chung bộ máy của toà soạn, còn trực tiếp viết bài, duyệt bài, trực ban, trực các số báo, điều hành các cuộc họp, tiếp khách...(phân công hoặc uỷ quyền của tổng biên tập). Tóm lại, các phó tổng biên tập có vai trò lãnh đạo và là trợ thủ đắc lực của tổng biên tập. Và đương nhiên các phó tổng biên tập cũng phải có những phẩm chất tương tự như tổng biên tập. 2.3. Các phòng ban chuyên môn của toà soạn Ban (phòng) về chức năng, nhiệm vụ là như nhau nhưng có khác về mức độ. Thông thường những cơ quan báo chí lớn lập các Ban còn các cơ quan báo chí nhỏ hơn, bộ phận này có thể là Phòng, tiểu ban hoặc chuyên trang nhóm phụ trách. Ví dụ Đài truyền hình Việt Nam hay báo Nhân dân... có thành lập các tiểu ban, phòng. Như vậy, Ban (phòng) là tên gọi tương đối, tuỳ thuộc vào quy mô, vị trí, nhiệm vụ chính trị của cơ quan báo chí cụ thể. Số lượng tên gọi Ban (phòng) nhiều hay ít là do tổng biên tập và Bộ biên tập quyết định, tuỳ thuộc vào nhiệm vụ chính trị và phù hợp với tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ của cơ quan báo chí. Thực tế các ban (phòng) đều mang tính chuyên ngành, chuyên môn như: Ban xây dựng Đảng, ban kinh tế, ban văn hoá...Cơ cấu như vậy để chuyên sâu vào nhiều lĩnh vực, bao quát được các vấn đề trên mặt báo. Thành viên của các ban (phòng) gồm : Trưởng, phó ban, các phóng viên, biên tập viên chuyên đề. Số lượng phóng viên, biên tập viên tuỳ thuộc vào công việc và nhu cầu của ban đó. Có thể nói đến một, hai nhân viên phụ giúp đánh máy, chuyển tải thư từ tài liệu... Tóm lại, các ban phòng là mắt xích quan trọng trong sự cấu thành bộ máy toà soạn và không thể tách rời nhau vì hoạt động chung của sự nghiệp báo chí. Vì vậy, việc củng cố xây dựng các ban phòng luôn là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi toà soạn. * Ban thư ký: Có thể nói ban thư ký đóng vai trò quan trọng thứ hai sau Bộ (ban) biên tập, nó được ví như trung tâm của một tờ báo. Đó là sự kết nối các tờ báo khác, là nơi thể hiện rõ nhất ý đố của Bộ ( ban) biên tập. Vì vậy mối quan hệ giữa Bộ với ban thư ký luôn có sự hài hoà thống nhất trong công việc. Nhiệm vụ của ban thư kí là giúp lãnh đạo toà soạn xây dựng kế hoạch, chọn lọc, xử lý,, biên tập tin bài, ảnh của cộng tác viên, thông tin viên để trở thành một toà báp hoàn chỉnh. Do đặc thù công việc nên thành phần ban thư ký gồm: Trưởng ban thư ký, phó ban thư ký, các biên tập viên chuyên đề và nhân viên các tổ, nhóm công việc. Hầu hết những người làm công việc này đều phải trải quan thời kì làm phóng viên, biên tập viên và còn phải là một nhà báo giỏi có kinh nghiệm. * Thư ký toà soạn: Đây là nhân vật số một của ban thư kí, có thể gọi thư ký toà soạn, trưởng ban thư ký, hay tổng thư ký toà soạn tuỳ theo mỗi báo nhưng thư ký toà soạn thường là uỷ viên của Bộ (ban) biên tập. Tài liệu báo chí Pháp cho rằng: Thư ký toà soạn là cánh tay phải của tổng biên tập, tức là tổng biên tập có thể thông qua thư ký toà soạn để kiểm soát tờ báo của mình. Chính vì lẽ đó thư ký toà soạn phải là người có chuyên môn giỏi, dày dạn kinh nghiệm, nhạy cảm về chính trị, có khả năg thẩm định cũng như đánh giá tin bài...Họ còn được coi là bậc thầy trong sử dụng kéo tức là cắt, gọt dũa tin bài. 2.4. Các ban (phòng) hành chính trị sự Đây là bộ phận hành chính, giúp việc cho bộ máy toà soạn hoạy động có hiệu quả. Đó là phòng, tổ, trị sự, tài vụ quảng cáo, quản trị, phát hành...Các cán bộ nhân viên hoạt động ở đây được tuyển ở nhiều nguồn khác nhau phù hợp với công việc thường trực và có thể không làm báo hoặc vẫn làm báo. 2.5. Bộ phận ngoài toà soạn Gồm: Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trong và ngoài nước... đây là bộ phận thuộc ngoài toà soạn nhưng được đặt ở các địa điểm khác nhau trong và ngoài nước nên được dọi là ngoài toà soạn. Ví dụ như Thông tấn xã Việt Nam có 61 phân xã thường trú trong nước và hàng chục phóng viên ở ngoài nước. Chương 2 : Cơ cấu tổ chức hoạt động của báo tỉnh Quảng Bình 1. Một vài nét về tỉnh Quảng Bình 1.1. Vị trí địa lý: Tỉnh Quảng Bình thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, tiếp giáp với hai tỉnh thành: Hà Tĩnh và Quảng Trị. Với diện tích tự nhiên 8.065 km2, Quảng Bình có 116,04 km đường bờ biển ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây. Quảng Bình có hệ thống giao thông tương đối hoàn thiện với Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc theo chiều dài của tỉnh và các thỉnh lộ 12, 20,16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào. Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật của tỉnh. Quảng Bình có cảng hàng không sân bay Đồng Hới khai thác hai tuyến bay là: Quảng Bình – Hà Nội và Quảng Bình – TP Hồ Chí Minh. Phía Bắc tỉnh có cảng Hòn La với tiềm năng kinh tế lớn. Quảng Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia thành hai mùa rỏ rệt. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2000 – 2300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào tháng 9, 10 và 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24 độ C – 25 độ C. B
Tài liệu liên quan