Đồ án Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre quy mô 600 giường

Ngày nay khoa học và công nghệ đang phát triển với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người và ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi quốc gia. Mọi lĩnh vực hoạt động của con người đều có mối quan hệ mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau. Việc phát triển kinh tế xã hội gắn kết với bảo vệ môi trường bền vững là vấn đề quan trọng hiện nay. Trước tình hình đó vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề đang đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta nói riêng cũng như cả thế giới nói chung cần phải quan tâm hàng đầu. Đó cũng là mối quan tâm sâu sắc không những của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là của từng người dân, từng nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước tại Việt Nam. Để đảm bảo an toàn môi trường, một dự án trước khi hoạt động cần phải được đánh giá tác động môi trường để có biện pháp kiểm soát tránh gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre quy mô 600 giường là một dự án tương đối lớn, vì vậy trong quá trình thực hiện dự án chắc chắn sẽ phát sinh những vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, hệ sinh thái Do vậy việc dự báo, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động ô nhiễm môi trường của dự án là cần thiết. Báo cáo đánh giá tác động môi trường được xây dựng nhằm phục vụ công tác quản lý bảo vệ môi trường, đề xuất các dự báo, các biện pháp tổng hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình xây dựng và hoạt động của dự án đến môi trường xung quanh.

doc156 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre quy mô 600 giường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẾN TRE QUY MÔ 600 GIƯỜNG Chuyên ngành: MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Hoàng Hưng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Cúc MSSV: 09B1080012 Lớp: 09HMT2 TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên : Nguyễn Thị Thu Cúc MSSV : 09B1080012 Ngành : Kỹ thuật môi trường Lớp : 09HMT2 1. Đồ án tốt nghiệp:Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre quy mô 600 giường. 2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu): Khảo sát số liệu liên quan đến dự án Xác định nguồn ô nhiễm và tác hại đến môi trường Đánh giá các tác động có hại gây ảnh hưởng môi trường. Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp khống chế các tác có hại đến môi trường Xây dựng chương trình giám sát môi trường. 3. Ngày giao đồ án tốt nghiệp: 13/11/2010 4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 08/03/2011 5. Họ tên người hướng dẫn : Phần hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Hưng ………………………………… Nội dung và yêu cầu đồ án tốt nghiệp đã được thông qua bộ môn. Ngày tháng năm 2011 Chủ nghiệm bộ môn. Người hướng dẫn chính (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN Người duyệt (chấm sơ bộ):…………………………………………………….. Đơn vị:………………………………………………………………………….. Ngày bảo vệ:…………………………………………………………………..... Điểm tổng kết:………………………………………………………………...... Nơi lưu trữ đồ án tốt nghiệp:…………………………………………………… PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN LỜI CAM ĐOAN Tôi Nguyễn Thị Thu Cúc cam kết đồ án tốt nghiệp đề tài: Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh đa khoa tỉnh Bến Tre là quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Hưng. Các thông tin và kết quả nêu trong đồ án tốt nghiệp là trung thực, không sao chép đồ án, luận văn của bất cứ ai dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chụi trách nhiệm về sự cam đoan của mình. Tp,HCM, ngày…tháng… năm Nguyễn Thị Thu Cúc LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt được đồ án tốt nghiệp Đánh giá tác động môi trường dự án bệnh viện đa khoa tỉnh Bến tre quy mô 600 giường em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới quý thầy cô giáo trong trường Đại học kỹ thuật Công Nghệ Tp. HCM nói chung và các thầy cô trong khoa Công nghệ Sinh học và môi trường đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báo trong suốt thời gian qua. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Hoàng Hưng, thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Trong thời gian làm việc với thầy, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này. Đồng thời xin chân thành cảm ơn các anh chị công ty cổ phần kỹ thuật môi trường Greenworl đã tạo điều kiện giúp tôi có một môi trường tốt để thực hiện đề tài. Sau cùng xin gửi lời Cám ơn đến tất cả các anh chị, các bạn sinh viên lớp 09HMT12 đã đóng góp những ý kiến thiết thực để tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT v DANH SÁCH CÁC BẢNG vi DANH SÁCH CÁC HÌNH viii TÀI LIỆU THAM KHẢO 141 PHỤ LỤC 142 Phụ lục 1 Các bảng vẽ liên quan 143 Phụ lục 2 Các văn bảng liên quan 148 Phụ lục 3 Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng môi trường 160 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT BHYT - Bảo hiểm y tế BKHCNMT - Bộ Khoa học Công nghệ Môi Trường BTNMT - Bộ Tài nguyên và Môi trường BYT - Bộ y tế CBCNV - Cán bộ công nhân viên CTR - Chất thải rắn ĐTM - Đánh giá tác động môi trường HTXLNT - Hệ thống xử lý nước thải MTTQ - Mặt trận tổ quốc PCCC - Phòng cháy chữa cháy QCVN - Quy chuẩn Việt Nam QHCT - Quy hoạch chi tiết TBYT - Thiết bị y tế TCMR - Tiêm chủng mở rộng TCMT - Tiêu chuẩn môi trường TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam THC - Tổng hidrocacbon TPHCM - Thành phố Hồ Chí Minh UBND - Uỷ ban Nhân dân VTYT - Vật tư y tế WHO - Tổ chức Y tế Thế giới DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 2.1 Hiện trạng các loại đất trong khu vực qui hoạch 10 Bảng 2.2 Tổng hợp cơ cấu sử dụng đất 12 Bảng 2.3 Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đối với từng ô đất 13 Bảng 2.4 Danh sách máy móc thiết bị dự kiến 21 Bảng 2.5 Thiết bị chính được dự phòng máy phát điện 25 Bảng 2.6 Kế hoạch thực hiện dự án 31 Bảng 3.1 Diễn biến nhiệt độ trung bình các năm tại tỉnh Bến Tre 34 Bảng 3.2 Diễn biến lượng mưa trung bình tháng các năm tại tỉnh Bến Tre 35 Bảng 3.3 Diễn biến độ ẩm tương đối trung bình các năm tại tỉnh Bến Tre 36 Bảng 3.4 Diễn biến số giờ nắng các năm ghi nhận tại tỉnh Bến Tre 36 Bảng 3.5 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí 38 Bảng 3.6 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 38 Bảng 3.7 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước mặt 39 Bảng 3.8 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 40 Bảng 3.9 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước cấp 41 Bảng 3.10 Kết quả phân tích chất lượng nước cấp 41 Bảng 4.1 Liệt kê các nguồn gây tác động trong quá trình xây dựng 49 Bảng 4.2 Ước tính tải lượng bụi phát sinh trong quá trình xây dựng 51 Bảng 4.3 Thành phần và tính chất dầu DO 53 Bảng 4.4 Hệ số và tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO của các phương tiện vận chuyển, thi công trong công trường 54 Bảng 4.5 Bảng tổng hợp định mức sử dụng nhiên liệu của một số thiết bị xây dựng 54 Bảng 4.6 Hệ số ô nhiễm của các chất trong khí thải khi đốt dầu DO 55 Bảng 4.7 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm từ quá trình đốt dầu DO 56 Bảng 4.8 Mức ồn của các thiết bị thi công. 57 Bảng 4.9 Các vấn đề ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh 61 Bảng 4.10 Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm khi chạy máy phát điện 64 Bảng 4.11 Tính chất nước thải y tế trước khi xử lý 67 Bảng 4.12 Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của bệnh viện 68 Bảng 4.13 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 69 Bảng 4.14 Nguồn phát sinh chất thải rắn của bệnh viện 70 Bảng 4.15 Thành phần rác thải y tế 72 Bảng 4.16 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 73 Bảng 4.17 Mức ồn từ các thiết bị thi công 75 Bảng 4.18 Tiêu chuẩn các yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động 77 Bảng 4.19 Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng 80 Bảng 4.20 Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động 80 Bảng 4.21 Tác hại của SO2 đối với con người và động vật 86 Bảng 4.22 Mức gây độc của CO ở những nồng độ khác nhau 88 Bảng 4.23 Tác hại của CO2 ở những nồng độ khác nhau 88 Bảng 4.24 Tác hại của khí Clo và hơi axit clohydric ở những nồng độ khác nhau 89 Bảng 4.25 Tổng hợp các tác động chính trong quá trình đầu tư và hoạt động dự án 96 Bảng 5.1 Số liệu về an toàn bức xạ 109 Bảng 5.2 Vị trí và chỉ tiêu giám sát không khí hàng năm 133 Bảng 5.3 Chi phí giám sát chất lượng môi trường không khí hàng năm trong giai đoạn xây dựng 134 Bảng 5.4 Chi phí giám sát chất lượng nước mặt hằng năm trang giai đoạn xây dựng 135 Bảng 5.5 Chi phí giám sát chất lượng môi trường không khí hàng năm 136 Bảng 5.6 Chi phí giám sát đặc tính nước thải hàng năm 136 Bảng 5.7 Chi phí giám sát đặc tính nước mặt hàng năm 137 Bảng 5.8 Ước tính kinh phí giám sát chất lượng môi trường hàng năm 138 DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ khám và chữa bệnh….. 18 Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống cấp khí trung tâm 29 Hình 5.1 Sơ đồ mạng lưới thoát nước mưa của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre 112 Hình 5.2 Sơ đồ mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre………………………………………….. 113 Hình 5.3 Sơ đồ mạng lưới thoát nước thải y tế của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre 113 Hình 5.4 Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn. 114 Hình 5.5 Quy trình công nghệ xử lý nước thải của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre. 116 Hình 5 .6. Sơ đồ hệ thống thu gom, phân loại chất thải y tế 122 MỞ ĐẦU Ngày nay khoa học và công nghệ đang phát triển với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người và ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi quốc gia. Mọi lĩnh vực hoạt động của con người đều có mối quan hệ mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau. Việc phát triển kinh tế xã hội gắn kết với bảo vệ môi trường bền vững là vấn đề quan trọng hiện nay. Trước tình hình đó vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề đang đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta nói riêng cũng như cả thế giới nói chung cần phải quan tâm hàng đầu. Đó cũng là mối quan tâm sâu sắc không những của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là của từng người dân, từng nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước tại Việt Nam. Để đảm bảo an toàn môi trường, một dự án trước khi hoạt động cần phải được đánh giá tác động môi trường để có biện pháp kiểm soát tránh gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre quy mô 600 giường là một dự án tương đối lớn, vì vậy trong quá trình thực hiện dự án chắc chắn sẽ phát sinh những vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, hệ sinh thái…Do vậy việc dự báo, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động ô nhiễm môi trường của dự án là cần thiết. Báo cáo đánh giá tác động môi trường được xây dựng nhằm phục vụ công tác quản lý bảo vệ môi trường, đề xuất các dự báo, các biện pháp tổng hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình xây dựng và hoạt động của dự án đến môi trường xung quanh. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỒ ÁN Hiện tại qui mô và chất lượng của Bệnh viện đa khoa tỉnh hiện có (Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu) không còn đáp ứng cả về qui mô và chất lượng của nhu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân tỉnh Bến Tre. Trong đó có tỷ lệ tiếp nhận điều trị nội trú rất thấp (khoảng 20% số lượt bệnh nhân đến khám) và thực trạng về cơ sở vật chất, đặc biệt là trang thiết bị y tế vẫn chưa đáp ứng yêu cầu khám và điều trị của bệnh nhân. Việc đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bến Tre quy mô 600 giường là cần thiết và cấp bách. Nó phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền và ban ngành của tỉnh Bến Tre, phù hợp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre nói riêng và của vùng đồng bằng Sông Cửu Long nói chung. Tuy nhiên, cần phải phân tích các nguồn gây ô nhiễm cũng như các biện pháp giảm thiểu, kiểm soát ô nhiễm đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường.Đó là lý do để tôi lựa chọn đề tài “ Đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre quy mô 600 giường tại xã Bình Phú, Tp Bến Tre- Tỉnh Bến Tre’’ MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN Đánh giá những tác động của dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre quy mô 600 giường gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của con người. Phân tích và xác định những tác động có lợi, có hại từ những hoạt động của dự án đến môi trường tại khu vực cũng như các vùng lân cận nơi dự kiến xây dựng công trình. Đề xuất các biện pháp quản lý và công nghệ để giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm môi trường do hoạt động của dự án gây ra. Lập chương trình quan trắc, giám sát chất lượng môi trường trong quá trình hoạt động của dự án. CHƯƠNG 1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 1.1 Nội dung Khảo sát các số liệu liên quan đến địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội của địa phương cụ thể là khu vực xây dựng dự án. Các tiêu chuẩn môi trường được nhà nước quy định. Xác định nhu cầu cấp nước, cấp điện để phục vụ cho quá trình hoạt động của dự án. Xác định nguồn ô nhiễm và tác hại của chúng đến môi trường. Đánh giá tác động của dự án trong giai đoạn xây dựng cũng như khi dự án đi vào hoạt động. Ngiên cứu và đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm khống chế các tác động có hại đến môi trường tự nhiên-kinh tế- xã hội do dự án gây ra. Xây dựng chương trình giám sát môi trường. 1.2 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường 1. Phương pháp lập bảng kiểm tra: là liệt kê các thành phần môi trường liên quan đến các hoạt động phát triển. Sau đó đem đối chiếu với các tiêu chuẩn môi trường được ban hành. 2. Phương pháp ma trận: là liệt kê các hành động (hoạt động) từ khi chuẩn bị đến khi dự án đi vào hoạt động, lập bảng đối chiếu giữa các nhân tố môi trường có thể bị tác động (tiêu cực hay tích cực) với các hoạt động phát triển. 3. Phương pháp khảo sát thực địa: nó được nghiên cứu trên thực tế, các thông số và các dữ liệu cũng được đo đạc cụ thể, phương pháp mang tính chất thực tế và độ chính xác rõ ràng cao. 4. Phương pháp chỉ số môi trường: là đưa ra các đánh giá chung về chất lượng môi trường khi chưa có dự án so với khi dự án đi vào hoạt động. 5. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích: là sử dụng biểu đồ hai chiều dùng để mô tả những chi phí trong quá thình thực hiện dự án và những lợi ích của chúng đem lại thuận lợi tốt nhất sau khi dự án đi vào hoạt động. 6. Phương pháp mạng lưới: là phương pháp phân tích các tác động song song và nối tiếp nhau xác định mối quan hệ nhân quả giữa các tác động đó với các mối quan hệ đó có thể kết nối lại với nhau thành một mạng lưới tác động môi trường. 7. Phương pháp so sánh: là lấy dữ liệu có sẵn đem so sánh với những tiêu chuẩn và những số liệu của dự án trước, nhằm mục đích đem lại hiệu quả tốt nhất. 8. Phương pháp mô hình hóa: là phương pháp tổng hợp các kiến thức khác nhau như toán học, vật lý học, hóa học... cộng với sự hiểu biết về tác động sẽ được mô hình hóa. Nó được ứng dụng để đánh giá khả năng lan truyền chất ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, ước tính giá trị các thông số chi phí lợi ích... của một số chất ô nhiễm có khả năng gây tác hại đến môi trường trong khu vực. Hiện nay nhiều phương pháp đánh giá tác động môi trường đã được sử dụng trên thế giới nhưng nói chung phương pháp đánh giá tác động môi trường có thể được phân loại sau: Phương pháp nhận dạng Mô tả hiện trạng của hệ thống môi trường Xác định tất cả các thành phần của hoạt động sản xuất. Để thực hiện được phần này có thể sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp liệt kê Phương pháp ma trận môi trường Phương pháp dự đoán Xác định sự thay đổi đáng kể của môi trường Dự đoán về khối lượng và không gian của sự thay đổi đã xác định ở trên. Đánh giá khả năng ảnh hưởng sẽ xảy ra theo thời gian. Để thực hiện được phần này có thể sử dụng các phương pháp sau: Các hệ thống thông tin môi trường và mô hình khuếch tán Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, tỉ lệ hóa và đo đạc phân tích. Phương pháp đánh giá Xác định mức độ thiệt hại và lợi ích của các nhóm cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện dự án. Xác định và so sánh lợi ích giữa các phương án thực hiện. Để thực hiện được phần nay có thể sử dụng các phương pháp sau: Hệ thống đánh giá môi trường. Phân tích kinh tế. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường đối với dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre bao gồm: Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế: Địa hình, địa chất Khí tượng thủy văn Thủy vực và nguồn nước Các hệ sinh thái Sưu tầm tài liệu về cơ sở hạ tầng: Hệ thống cấp nước Hệ thống thoát nước Hệ thống đường giao thông Hệ thống thông tin liên lạc Hệ thống phòng cháy chữa cháy Mạng lưới điện và hệ thống cung cấp năng lượng. Khảo sát hiện trạng môi trường khu vực dự án: Khảo sát chất lượng nước mặt Khảo sát chất lượng nước cấp Khảo sát chất lượng không khí Phương pháp liệt kê (Checklists) Liệt kê các tác động môi trường do hoạt động xây dựng dự án. Liệt kê các tác động môi trường do quá trình vận hành dự án gây ra, bao gồm các nhân tố gây ô nhiễm môi trường: nước thải; khí thải; chất thải rắn; an toàn lao động; cháy nổ; vệ sinh môi trường… Dựa trên kinh nghiệm phát triển của các Bệnh viện đa khoa, dự báo các tác động đến môi trường, kinh tế và xã hội trong khu vực do hoạt động của dự án gây ra. Phương pháp so sánh So sánh về lợi ích kỹ thuật và kinh tế, lựa chọn và đề xuất phương án giảm thiểu các tác động do hoạt động của dự án gây ra đối với môi trường, kinh tế và xã hội. 1.3 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường Báo cáo ĐTM cho dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre” được lập dựa trên các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật sau: Cơ sở pháp lý Luật Bảo Vệ Môi Trường Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của của quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 về việc quản lý và đầu tư xây dựng. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường. Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính Phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển. Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường về việc công bố danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng. Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại. Thông tư số 05/2008/TT- BTNMT của Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ban hành ngày 08 tháng 12 năm 2008 về việc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường thay thế --Thông tư số 08/2008/TT- BTNMT của Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ban hành ngày 08 tháng 09 năm 2006. Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/02/2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy. Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y Tế Về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế. Thông tư 16/2009/TT-BTNMT ngày 17 tháng 10 năm 2009, Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009, Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Các văn bản pháp luật liên quan đến dự án Quyết định về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Bến Tre – Xã Bình Phú – TP Bến Tre – Tỉnh Bến Tre của UBND tỉnh bến Tre ngày 03 tháng 11 năm 2009. Văn bản kỹ thuật QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. TCVN 6561:1999 - Tiêu chuẩn an toàn bức xạ ion hóa tại các cơ sở X-quang. QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. QCVN 19: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. QCVN 20: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. QCVN 02: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế. QCVN 08: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. QCVN 09: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. TCVN 7382:2004 – Chất lượng nước – Nước thải bệnh viện – Tiêu chuẩn thải. TCVN 5949: 1998 và TCVN 5948: 1999 - Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn. TCVN 6962: 2001 - Các tiêu chuẩn liên quan đến độ rung. Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDATN_Nguyen Thi Thu Cuc.doc
  • pdfDATN_Nguyen Thi Thu Cuc.pdf
Tài liệu liên quan