Đồ án lập và thẩm định Dự án đầu tư nhà máy MDF tại Nghĩa Đàn

Do nguồn cung cấp về gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm hơn nên gỗ công nghiệp ngày càng trở thành vật liệu thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên không chỉ trong lĩnh vực làm sàn mà còn cả trong các lĩnh vực khác như làm cửa, đồ gỗ nội thất,vật liệu xây dựng Chính vì vậy việc cung cấp nguyên liệu cho chế tạo sản phẩm đồ gỗ ngày càng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước hiện nay chỉ đáp ứng cho một phần nhu cầu thiết yếu trong nước, còn nguyên liệu cho chế biến hàng xuất khẩu chủ yếu phải nhập khẩu.Từ nhiều năm nay, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ nước ta luôn phải đối diện với vấn đề thiếu nguyên liệu, trong khi đó đầu ra cho thị trường rất rộng.Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2009 kim ngạch nhập khẩu ván MDF của Việt Nam đạt 10,44 triệu USD, tăng 4,4% so với tháng 6/2009. Trong đó ván MDF là chủng loại gỗ nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất (51,9 triệu USD) trong 7 tháng đầu năm 2009.Hiện nay nhu cầu sử dụng ván MDF cho ngành sản xuất đồ gỗ trang trí nội, ngoại thất là rất lớn nhưng các doanh nghiệp trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 30%, hàng triệu mét khối MDF nguyên liệu còn lại phải nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan Theo đánh giá của các chuyên gia thì giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam hiện nay tăng từ 40 đến 100% đối với từng loại. Đây là mức tăng quá cao trong khi nhu cầu nhập khẩu gỗ nguyên liệu của nước ta lại không ngừng tăng lên. Thêm vào đó, các nguồn cung cấp gỗ trên thế giới đang có những biến động bất lợi cho người nhập khẩu. Nguồn cung cấp tại các nước cận kề như Lào, Campuchia đang cạn kiệt, trong khi thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam là Malaysia thì giá đang tăng mạnh,hơn nữa nhiều nước lại cũng đang tăng thuế xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Đó là chưa tính đến giá xăng dầu trên thế giới tăng kéo theo giá vận chuyển tăng. Dự án nhà máy sản xuất ván nhân tạo MDF (ván sợi ép) tại Nghĩa Đàn được triển khai sẽ là một trong những nguồn cung cấp vật liệu gỗ cho việc chế tạo ván sàn cũng như chế tạo các sản phẩm gỗ nội thất,từ đó giúp giảm tỷ trọng nhập khẩu ván MDF trong những năm tới.Không những thế việc cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trong nước còn có thể thúc đẩy các doanh nghiệp này thực hiện tốt việc xuất khẩu sản phẩm từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho cả nước.

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án lập và thẩm định Dự án đầu tư nhà máy MDF tại Nghĩa Đàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN Do nguồn cung cấp về gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm hơn nên gỗ công nghiệp ngày càng trở thành vật liệu thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên không chỉ trong lĩnh vực làm sàn mà còn cả trong các lĩnh vực khác như làm cửa, đồ gỗ nội thất,vật liệu xây dựng…Chính vì vậy việc cung cấp nguyên liệu cho chế tạo sản phẩm đồ gỗ ngày càng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước hiện nay chỉ đáp ứng cho một phần nhu cầu thiết yếu trong nước, còn nguyên liệu cho chế biến hàng xuất khẩu chủ yếu phải nhập khẩu.Từ nhiều năm nay, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ nước ta luôn phải đối diện với vấn đề thiếu nguyên liệu, trong khi đó đầu ra cho thị trường rất rộng.Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2009 kim ngạch nhập khẩu ván MDF của Việt Nam đạt 10,44 triệu USD, tăng 4,4% so với tháng 6/2009. Trong đó ván MDF là chủng loại gỗ nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất (51,9 triệu USD) trong 7 tháng đầu năm 2009.Hiện nay nhu cầu sử dụng ván MDF cho ngành sản xuất đồ gỗ trang trí nội, ngoại thất là rất lớn nhưng các doanh nghiệp trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 30%, hàng triệu mét khối MDF nguyên liệu còn lại phải nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan… Theo đánh giá của các chuyên gia thì giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam hiện nay tăng từ 40 đến 100% đối với từng loại. Đây là mức tăng quá cao trong khi nhu cầu nhập khẩu gỗ nguyên liệu của nước ta lại không ngừng tăng lên. Thêm vào đó, các nguồn cung cấp gỗ trên thế giới đang có những biến động bất lợi cho người nhập khẩu. Nguồn cung cấp tại các nước cận kề như Lào, Campuchia đang cạn kiệt, trong khi thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam là Malaysia thì giá đang tăng mạnh,hơn nữa nhiều nước lại cũng đang tăng thuế xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Đó là chưa tính đến giá xăng dầu trên thế giới tăng kéo theo giá vận chuyển tăng... Dự án nhà máy sản xuất ván nhân tạo MDF (ván sợi ép) tại Nghĩa Đàn được triển khai sẽ là một trong những nguồn cung cấp vật liệu gỗ cho việc chế tạo ván sàn cũng như chế tạo các sản phẩm gỗ nội thất,từ đó giúp giảm tỷ trọng nhập khẩu ván MDF trong những năm tới.Không những thế việc cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trong nước còn có thể thúc đẩy các doanh nghiệp này thực hiện tốt việc xuất khẩu sản phẩm từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho cả nước. Hiện nay Ngành Lâm nghiệp đang triển khai chiến lược Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006-2020. Để đảm bảo tốc độ phát triển xuất khẩu các sản phẩm Gỗ ổn định 39%/năm, việc cung cấp nguồn nguyên liệu Gỗ và hội nhập kinh tế quốc tế là những định hướng quan trọng của chiến lược Lâm nghiệp trong giai đoạn tới.Tuy nhiên có một nghịch lý là hàng năm chúng ta xuất khẩu hàng triệu tấn gỗ dăm khai thác từ rừng trồng trong nước. Đây là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ván nhân tạo. Nguyên nhân chính là do hiện nay cả nước mới có 5 nhà máy ván sợi MDF với công suất chưa tới 100.000 m3 sản phẩm/năm với chất lượng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn sản xuất hàng xuất khẩu.Hiện nước ta rất cần thêm nhà máy sản xuất ván nhân tạo để tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước và cũng là nguồn cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đồ gỗ từ ván nhân tạo. Như vậy, giá thành sản phẩm sẽ giảm đi rất nhiều và có thể cạnh tranh được với các nước.Do đó dự án nhà máy sản xuất ván nhân tạo MDF tại huyện Nghĩa Đàn là rất cần thiết, và rất phù hợp với xu thế phát triển của ngành gỗ Việt Nam hiện nay.  Các dự án trồng rừng 327(1993-1998),dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn (1998-2005) của chính phủ đã huy động các thành phần kinh tế, đặc biệt các hộ gia đình phát triển trồng rừng.Riêng ở Nghệ An diện tích rừng trồng tính đến năm 2008 là 101.850 ha.Và hiện nay phần lớn gỗ từ các khu rừng trồng này đã đến thời điểm khai thác do đó nó đã tạo ra vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ.Tuy nhiên các cơ sở chế biến gỗ của nước ta phân bố không đều, số cơ sở chế biến gỗ tập trung nhiều nhất là vùng Đông Nam bộ: chiếm gần 80%, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 14%, và Bắc Trung bộ chỉ chiếm 6%,còn lại một số cơ sở được phân bố rải rác ở các khu vực khác.Tiềm năng về chế biến gỗ của Nghệ An rất lớn,nhưng hiện nay các xí nghiệp ,mà chủ yếu là các xưởng mộc với quy mô nhỏ,sản phẩm chế tạo ra còn chiếm 100% chất liệu gỗ và chưa có sự kết tinh khoa học kỹ thuật trong sản phẩm.Hơn nữa giá thu mua gỗ rừng trồng của bà con nông dân còn thấp,chưa kích thích được người dân làm giàu từ việc trồng rừng.Chính vì vậy đi đôi với các dự án trồng rừng chính phủ luôn khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở chế biến gỗ.Dự án sản xuất ván nhân tạo MDF ra đời với công suất tương đối lớn và công nghệ tiên tiến sẽ đảm bảo thu mua gỗ rừng trồng của tất cả các địa bàn trong tỉnh Nghệ An và khu vực lân cận với giá cả cạnh tranh,kích thích người dân trồng rừng và làm giàu trên chính mảnh đất quê mình. Hưởng ứng chiến lược lâm nghiệp quốc gia trong giai đoạn 2006-2020,việc đầu tư dự án sản xuất ván nhân tạo MDF tại huyện Nghĩa Đàn là rất cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện nay.Việc đầu tư dự án không những phát huy được lợi thế của ngành,vùng; ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ;và giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động mà còn đóng góp nhiều hơn vào ngân sách cũng như góp phần phát triển kinh tế và tăng GDP cho quốc gia. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG A)PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC 1) Khả năng cung ứng gỗ nguyên liệu cho sản xuât ván nhân tạo MDF của dự án − Hện tại vùng bắc trung bộ là vùng có diện tích rừng trồng,tre luồng lớn và tập trung, các lâm trường và hộ gia đình có truyền thống trồng rừng nguyên liệu.Vùng này ngoài Thanh Hóa còn có vùng nguyên liệu tỉnh Nghệ An có tiềm năng lớn để phát triển nguyên liệu. Căn cứ vào điểm số thì vùng bắc trung bộ được xác định mức độ ưu tiên 3 về việc xây dựng các nhà máy chế biến gỗ. Bảng so sánh lợi thế của các vùng nguyên liệu    Vùng nguyên liệu  Khả năng CC hiện tại (1.000t.bột gỗ/năm)  Khả năng CC năm 2020 (1.000t.bột gỗ/năm)  Hệ số K  Tổng điểm  Thứ tự ưu tiên   1  Tây Bắc  56  213  1  325  5   2  Trung tâm Bắc bộ  232  370  1,5  1251  1   3  Đông Bắc  90  176  1,2  427,2  4   4  Bắc Trung bộ  141  369  1,5  846  3   5  Duyên hải Trung bộ  135  347  1,5  925,5  2   6  Bắc Tây Nguyên  15  194  1  224  6   − Xét riêng tỉnh Nghệ An có tổng diện tích rừng 745.557 ha, độ che phủ đạt 45,2% ,Trữ lượng gỗ có trên 52 triệu m3 gồm nhiều loại gỗ quý như pơmu, samu, lim, sấu, đinh hương, sến...ngoài ra tre, nứa, mét cũng có trên 1 tỷ cây.Trong đó huyện Nghĩa Đàn có tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện là: 22.203 ha chiếm 29,38% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất rừng tự nhiên: 15.321,31 ha chiếm 69,3% .Đất rừng trồng: 6.831,69 ha chiếm 30,7%.Nhìn chung tài nguyên rừng của huyện rất phong phú, có nhiều loại gỗ quý với trữ lượng lớn. 2)Tình hình sản xuất ván nhân tạo MDF ở nước ta Về lĩnh vực sử dụng gỗ rừng trồng, công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Cùng với việc triển khai dự án quốc gia trồng mới 5 triệu ha rừng, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ chương trình chế biến gỗ & lâm sản đến năm 2010 trong đó có mục tiêu phát triển sản xuất 1 triệu m3 ván nhân tạo. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ vừa qua nước ta đã tiến hành xây dựng 1 số nhà máy ván nhân tạo có công nghệ thiết bị hiện đaị như: nhà máy MDF Gia Lai công suất 54.000m3/năm, nhà máy MDF Cosevo Quảng Trị 60.000 m3/năm,Nhà máy MDF Hòa Bình ,nhà máy MDF Hà Tĩnh,và nhà máy MDF Bình Phước.…đã đưa công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam lên một bước phát triển mới theo xu thế văn minh tiến bộ của nhân loại là sử dụng gỗ rừng trồng, ván nhân tạo thay thế gỗ tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.Tuy nhiên các nhà máy này vẫn chưa thể cung ứng đủ ván MDF cho thị trường trong nước do mức cầu về mặt hàng này qúa lớn.Chính vì vậy hiện nay nhà nước ta vẫn đang khuyến khích xây dựng các nhà máy MDF để tận dụng nguồn nguyên liệu rừng trồng. Biểu đồ cơ cấu sản phẩm gỗ sản xuất dựa trên giá trị hàng hóa  3)Tình hình tiêu thụ ván nhân tạo MDF trong nước − Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2009 kim ngạch nhập khẩu ván MDF của Việt Nam đạt 10,44 triệu USD, tăng 4,4% so với tháng 6/2009. Trong đó ván MDF là chủng loại gỗ nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất. Nhu cầu sử dụng ván MDF cho ngành sản xuất đồ gỗ trang trí nội, ngoại thất là rất lớn nhưng các doanh nghiệp trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 30%, hàng triệu mét khối MDF nguyên liệu còn lại phải nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan… − Nhu cầu ván sợi MDF ở nước ta được dự báo sẽ tăng từ 40.000 m3 (năm 2003) lên 170.000 m3 vào năm 2020 tức là tăng 8000 m3 mỗi năm.Tiêu dùng về ván sợi năm 2003 được thống kê cho 1000 dân của Việt nam là khoảng 0,5 m3. − Trong những năm tới do nhu cầu vật liệu để sản xuất mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu gia tăng mạnh nên cầu về ván nhân tạo đặc biệt là MDF không ngừng tăng lên.Cụ thể số lượng sản phẩm gỗ chế biến từ ván nhân tạo đã được chính phủ quy hoạch như sau: Biểu 1: Bảng dự kiến qui hoạch phát triển sản xuất đồ gỗ xuất khẩu từ nguyên liệu ván nhân tạo(chủ yếu là ván MDF) TT  Phân theo địa phương  Giai đoạn 2006-2020   1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14  TP Hải phòng TP Hà Nội Hải Dương Nghệ An Hà Tĩnh Thanh Hóa Thừa Thiên Huế TP Đà Nẵng Bình Định Khánh Hòa TP Hồ Chí Minh Bình Dương Đồng Nai Bà Rịa Vũng Tàu  10.000 m3 10.000 m3 5.000 m3 10.000 m3 5.000 m3 5.000 m3 5.000 m3 10.000 m3 10.000 m3 10.000 m3 20.000 m3 20.000 m3 20.000 m3 10.000 m3   Biểu 2: Bảng thống kê nhu cầu ván nhân tạo MDF ở nước ta trong các năm 2003,2010 và 2020. Chỉ tiêu  Năm 2003  Năm 2010  Năm 2020   Ván MDF(m3)  70.000  85.000  308.000   Tăng trưởng(%)  100  121  362   B) CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TỪ THỊ TRƯỜNG Qua những phân tích về thị trường trong nước chúng ta có thể thấy được những cơ hội và thách thức đối với dự án nhà máy ván nhân tạo MDF tại huyện Nghĩa Đàn như sau. 1) Cơ hội Dựa vào vùng nguyên liệu được xếp ở mức ưu tiên thứ 3 cho ngành chế biến gỗ so với cả nước,do đó giúp dự án có thể hoạt đông liên tục và ổn định.Dự án được thành lập và đi vào hoạt động sẽ phát huy được thế mạnh của vùng thông qua việc sản xuất sản phẩm ván MDF có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.Như vậy khả năng cạnh tranh của dự án rất lớn so với các doanh nghiệp khác cả về vùng nguyên liệu,chất lượng sản phẩm,và công nghệ hiện đại. Hiện nay số nhà máy MDF của nước ta còn rất ít,sản lượng sản xuất ra chưa đạt được tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu.Chính vì điều đó đã tạo cơ hội cho sản phẩm của dự án được thị trường đón nhận rất cao do chất lượng đảm bảo,và giá cả cạnh tranh từ đó giảm thiểu được lượng ván MDF nhập khẩu từ nước ngoài vào. Theo thống kê về nhu cầu ván sợi ở Việt Nam,dự báo đến năm 2020 mức tiêu thụ ván MDF sẽ là 170.000m3 trung bình tăng 8000m3 / năm.Như vậy mặt hàng mà dự án dự định sản xuất hiện nay đang có nhu rất lớn từ thị trường.Chính vì vậy đầu ra của dự án trong tương lai là rất khả quan. Do nguồn cung cấp về gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm hơn nên gỗ công nghiệp ngày càng trở thành vật liệu thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên trong các lĩnh vực như làm sàn,cửa, đồ gỗ nội thất,vật liệu xây dựng...do đó rất thích hợp cho nội thất gia đình, công sở, trường học, khách sạn, nhà hàng, nhà văn hoá, cung thể thao...Ngoài ra vẻ đẹp tự nhiên và sang trọng với chi phí hợp lý càng làm cho ván gỗ nhân tạo MDF được khách hàng ưa chuộng hơn nhất là trong thời đại công nghiệp hiện nay khi mức thu nhập ngày càng tăng,thì nhu cầu trang trí nội thất và xây dựng ngày càng lớn. 2) Thách thức − Do nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm và mức tiêu dùng sản phẩm gỗ ngày càng gia tăng nên đó cũng là nguy cơ cho nguồn nguyên liệu đầu vào của dự án.Tuy nhiên nguyên liệu để sản xuất ván MDF không đòi hỏi cao về chủng loại cũng như chất lượng gỗ mà có thể dùng cả phế liệu từ các nhà máy chế biến gỗ,các cành,ngọn của các loại cây công nghiệp,cây lấy gỗ...Nhìn chung nguyên liệu gỗ đầu vào cho quá trình sản xuất của nhà máy khá đa dạng nên sức ép về nguyên liệu là không lớn. − Hiện nay nước ta có một số nhà máy sản xuất ván nhân tạo đã tạo lập được thương hiệu trên thị trường và được các doanh nghiệp lựa chọn sản phẩm của họ để chế tạo các mặt hàng gỗ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.Chính vì vậy tính cạnh tranh của sản phẩm dự án sẽ khó khăn hơn.Tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ ván nhân tạo hiện nay rất cao,do đó đầu ra cho sản phẩm vẫn rất khả quan. CHƯƠNG III HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vấn nhân tạo tại Xã Nghĩa Lâm,Huyện Nghĩa Đàn,Tỉnh Nghệ An là một dự án phát triển công nghiệp theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn,được đầu tư bằng nguồn vốn trong nước với tổng vốn đầu tư là 25.400 trđ.Trong đó vốn chủ sở hữu là 70% và vốn vay chiếm 30% tổng vốn đầu tư của dự án.Việc lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là do sự phù hợp về quy mô vốn đầu tư cũng như phù hợp với xu thế phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay. B) LỰA CHỌN CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN Dự án nhà máy sản xuất ván nhân tạo với công suất theo thiết kế là 40.000 m3 Ván /năm đuợc lựa chọn và xây dựng trên diện tích 3 ha tại xã Nghĩa Lâm,huyện Nghĩa Đàn - tỉnh Nghệ An với tổng vốn đầu tư là 25.400 triệu đồng.Dựa trên các loại gỗ nguyên liệu chủ yếu là : Tràm,keo,mỡ,Bạch Đàn,Cao Su,Xoan Đào,…Theo tính toán mỗi năm nhà máy sẽ tiếp nhận từ 72.000 m3 đến 80.000 m3 gỗ nguyên liệu để phục vụ nhu cầu sản xuất.Sản phẩm mà nhà máy sản xuất chủ yếu là ván MDF loại A có độ bền cơ lý cao đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu. C) MỘT SỐ MẪU ĐƠN CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY Mẫu MĐ-4 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------- ĐƠN ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN Kính gửi :Phòng kinh doanh-sở kế hoạch và đầu tư…........................ Tên chủ sở hữu: (ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa) :…………................................................. Quyết định thành lập/cho phép của:………………………………………………………... Số:……………………………Ngày:…………………………………………………….... Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp) số:……………………….... Do:………………………………………..Cấp ngày:……………/…………/……………. Địa chỉ trụ sở chính:………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………… Điện thoại:………………………Fax:……………………………………………………... Email :………………………………………….Website:…………………………………. Đăng ký kinh doanh công ty TNHH một thành viên với nội dung sau: 1. Tên công ty (Ghi bằng chữ in hoa):……………………………………………………... …………………………………………………………………………………………….... Tên giao dịch:……………………………………………………………………………… Tên viết tắt:………………………………………………………………………………… Mô hình tổ chức công ty(hội đồng quản trị,chủ tịch công ty)……………………………... 2. Họ tên người đại diện theo pháp luật của công ty:……………………………………… ………………………………………Nam/Nữ…………………………………………….. Chức danh:…………………………………………………………………………………. Sinh ngày:……/……/……...Dân tộc:……………………Quốc tịch:……………………... Chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số:………………………………………………… Ngày cấp:………./………./………..Nơi cấp:……………………………………………... Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………… Chỗ ở hiện tại:……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 3. Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………… Điện thoại:………………………Fax:……………………………………………………... Email :………………………………………….Website:…………………………………. 4. Ngành ,nghề kinh doanh:………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………… 5. Vốn điều lệ:……………………………………………………………………………… 6. Tên,địa chỉ chi nhánh:……………………………………………………........................ 7. Tên,địa chỉ văn phòng đại diện:…………………………………………………………. Chủ sở hữu cam kết: Trụ sở chính thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của công ty; Chịu trách nhiệm về tính chính xác,trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh. ………ngày………tháng…….năm……… Đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu (ký,đóng dấu và ghi rõ họ tên) Kèm theo đơn: - ……………………….. - ……………………….. - ……………………….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ........., ngày......tháng.......năm...... ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ (áp dụng đối với tất cả các hình thức đầu tư) Kính gửi : Bộ Kế hoạch và Đầu tư (hoặc UBND tỉnh, thành phố........................, hoặc Ban quản lý KCN tỉnh, thành phố..................) - Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000; - Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết chi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Những người ký dưới đây trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư (UBND tỉnh, thành phố...., Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, thành phố...) Đơn đăng ký cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. I. Chủ đầu tư : A. Bên (các Bên)Việt Nam: 1. Tên công ty: ................................................................................. 2. Đại diện được uỷ quyền:  ........................................................... Chức vụ: ....................................................................................... 3. Trụ sở chính: ............................................................................... Điện thoại: ....................... Telex: ....................... Fax: ................. 4. Ngành nghề kinh doanh chính: 5. Giấy phép thành lập công ty: Đăng ký tại: .................................. ngày: B. Bên (các Bên) nước ngoài:             1. Tên công ty hoặc cá nhân: ............................................................             2. Đại diện được uỷ quyền: .............................................................. Chức vụ: ....................................................................................... Quốc tịch: .................................................................................... Địa chỉ thường trú: .......................................................................             3. Trụ sở chính: ............................................................................... Điện thoại: ....................... Telex: ....................... Fax: .....................             4. Ngành nghề kinh doanh chính: ....................................................             5. Giấy phép thành lập công ty: (hoặc số hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân) Đăng ký tại: .................................. ngày: .................................... Ghi chú: Nếu có nhiều chủ đầu tư thì mô tả riêng từng chủ đầu tư II. doanh nghiệp xin thành lập 1. Tên gọi của Doanh nghiệp (trường hợp Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), tên gọi Hợp đồng hợp tác kinh doanh: - Tên tiếng Việt:……………………………………………………………… - Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài thông dụng:………………………….. 2. Hình thức đầu tư: ( Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Doanh nghiệp liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh) 3. Mục tiêu hoạt động chính của Doanh nghiệp (hoặc của Hợp đồng hợp tác kinh doanh): ............................................................ 4. Thời hạn hoạt động của Doanh nghiệp (hoặc của Hợp đồng hợp tác kinh doanh): ...... năm. 5. Vốn đầu tư: 5.1. Tổng vốn đầu tư dự kiến.................đô la Mỹ, trong đó: - Vốn cố định:.............đô la Mỹ, bao gồm: + Nhà xưởng:..........

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong 1-7.doc
  • docchuong 8.doc
  • docchuong 9.doc
Tài liệu liên quan