Đồ án Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang

Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2010 toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 85% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch với số lượng bình quân 60 lít/người/ngày. Trong những năm qua đã có rất nhiều cuộc hội thảo về những lĩnh vực liên quan đến nước sạch cho ĐBSCL, đặc biệt là nước sạch cho vùng ngập lũ với mục tiêu đưa ĐBSCL phát triển, nâng cao đời sống người dân nông thôn, đảm bảo nước sạch cho sinh hoạt trong cộng đồng, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường. Tứ giác Long xuyên có diện tích tự nhiên khoảng 490.000ha, thuộc ba tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ và An Giang, trong đó đại bộ phận thuộc địa bàn tỉnh An Giang. Với diện tích ngập lũ lên đến 457.000ha, chiếm khoảng 93% diện tích tự nhiên. Tứ giác Long Xuyên được xem là một trong hai vùng ngập lũ sâu của ĐBSCL (Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên). Hiện nay, Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang đã xây dựng chiến lược phát triển ổn định kinh tế xã hội theo hướng sống hòa thuận với lũ hay còn gọi là sống chung với lũ và đã đạt được một số kết quả khả quan: Giảm thiểu được số tai nạn gây chết người và thiệt hại tài sản cho nhân dân trong vùng ngập lụt; Tạo điều kiện an cư cho người dân trong các tuyến dân cư vượt lũ; Tăng vụ trồng trọt; nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, bên cạnh những hệ quả tích cực của những công trình xây dựng cho mục tiêu sống chung với lũ cũng làm xuất hiện những nhược điểm, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân nông thôn vùng lũ: Hiện tượng xói lỡ đất ven sông, đê bao vượt lũ; Đê bao khép kín ngăn chặn phù sa, làm gián đoạn quá trình tháo chua rửa phèn; Các công trình cụm, tuyến dân cư vượt lũ chưa đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng chưa đạt mục tiêu an cư, lạc nghiệp do thiếu các công trình phúc lợi công cộng (một số nơi chưa có điện, nước sạch cho sinh hoạt) và các dịch vụ chưa chú trọng vào nơi này. Có một nghịch lý xảy ra ở "biển nước" vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang là cảnh thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất ở nhiều nơi mà mảnh đất này vốn chằng chịt sông rạch. Tình trạng này tuy đã được cải thiện nhiều trong những năm qua nhưng vẫn cần có thêm nhiều biện pháp thiết thực hơn, hiệu quả hơn, và phù hợp hơn với từng kiểu bố trí dân cư trong vùng ngập lũ, nhất là các vùng vùng ngập lũ sâu để giải quyết nước sạch sinh hoạt cho dân cư nơi đây. Theo một số báo cáo ở quy mô toàn tỉnh An Giang, số hộ được cung cấp nước sạch trên tổng số hộ dân lao động khoảng trên dưới 40%. Tuy gần phân nữa số hộ có nước sạch cho sinh hoạt nhưng trên thực tế nếu đem đi phân tích và so với tiêu chuẩn thì hầu hết đều chưa đạt yêu cầu, thường là do hàm lượng sắt II (Fe2+) quá cao, tổng số vi khuẩn Coliform và E.coli cao gấp vài chục đến vài trăm lần. Tại các vùng ngập lũ sâu, tình trạng thiếu nước sạch càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vào mùa lũ, vùng bị ngập lâu trong nước đến 2-3 tháng liên tục nguồn nước mặt bị ô nhiễm trầm trọng (các chỉ số ô nhiễm đều vượt gấp vài chục, thậm chí vài trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép), nguồn nước ngầm không thể khai thác, nguồn nước mưa thì không có phương tiện để lưu giữ dẫn đến tình trạng người dân không có nguồn nước sạch sử dụng. Ngay cả trong mùa khô không bị ngập lụt, chất lượng nước trong vùng cũng bị ô nhiễm do sản xuất kinh doanh và chất thải sinh hoạt, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp gây nên. Vấn đề đặt ra là: Nguồn nước nào phù hợp cho cấp nước sinh hoạt, công nghệ nào phù hợp cho từng dạng nguồn nước và từng kiểu bố trí dân cư và cuối cùng phải quản lý toàn bộ hệ thống cấp nước từ nguồn, công nghệ cấp, người khai thác và người sử dụng như thế nào để đảm bảo tính ổn định, an toàn cấp nước sinh hoạt cho đồng bào vùng lũ? Đứng trước thực trạng nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân nông thôn vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang, cần phải có các giải pháp công nghệ cấp nước sạch thích hợp nhất cho từng vùng, từng kiểu bố trí dân cư trong vùng để góp phần vào xu thế phát triển chung của đất nước. Đề tài "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang" được thực hiện. Mong rằng sẽ mang lại cho dân cư vùng ngập lũ tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang có thể lựa chọn công nghệ cấp nước sinh hoạt tiện lợi, phù hợp và kinh tế nhất. Nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu được sử dụng nước sạch của người dân nông thôn vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung.

doc91 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9.Do an tot nghiep.doc
  • doc1.Bia.doc
  • doc2.Nhiem vu do an.doc
  • doc3.Nhan xet cua gvhd.doc
  • doc4.Loi cam on.doc
  • doc6.chu viet tat.doc
  • doc7.Danh muc bang.doc
  • doc8.Danh muc hinh.doc
  • doc9.Do an tot nghiep co muc luc.doc
  • doc10[1].Tai lieu tham khao.doc