Đồ án Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU qua ba năm 2005 – 2007

Từ lâu, thủy sản là loại thực phẩm phổ biến được ưa chuộng ở nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia có biển hoặc có các thủy vực nội địa lớn. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân cư, nhu cầu về thủy sản ngày càng lớn để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đa dạng từ cao cấp đến bình dân. Ngoài ra, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của thủy sản cao hơn các loại thực phẩm khác, trong khi dịch bệnh ở gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng và càng làm cho nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới tăng mạnh. Tăng trưởng tiêu dùng thủy sản không những diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển, mà còn ở các nước đang phát triển. Cùng với xu thế tiêu thụ này thì việc trao đổi xuất nhập khẩu thủy sản giữa các quốc gia được đẩy mạnh và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2007, Việt Nam đứng thứ sáu thế giới về xuất khẩu thủy sản. Chính vì vậy, xuất khẩu thủy sản là “ một trong ba chương trình kinh tế lớn trọng điểm” được khẳng định trong các Nghị Quyết của Đảng đã, đang và sẽ là mũi nhọn trong chiến lược hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nước ta. Chiến lược công nghiệp hóa hướng mạnh đến xuất khẩu có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Riêng EU đang là khu vực nhập khẩu thủy sản lớn nhất của thế giới năm 2007 (27 quốc gia) nhập khẩu thủy sản đạt giá trị 912 triệu USD. Bên cạnh đó, đồng USD liên tục giảm mạnh tới mức kỷ lục so với những đồng tiền mạnh như Euro. Do đó, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới khu vực thị trường không dùng đồng USD sẽ có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam đang được các nhà nhập khẩu tại EU đánh giá cao về chất lượng sản phẩm. Theo dự báo của Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường EU năm 2008 đạt trên 1 tỷ USD và tiếp tục là khu vực xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Đối với sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam mới được đưa vào rộng rãi trên thị trường EU từ năm 2003 sau khi xảy ra vụ Hiệp hội CFA kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá vào Mỹ. Trong thời gian này, xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam tuy gặp nhiều rủi ro ở thị trường Mỹ, nhưng lại mở ra cơ hội tăng trưởng xuất khẩu sang EU, chất lượng hàng thủy sản Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm tại thị trường EU. Hình ảnh ca tra, cá basa của Việt Nam được xuất hiện nhiều trên tạp chí Seafood International, Eurofish, Seafood Bussiness. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cá tra đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU và coi sản phẩm cá tra, cá basa thành mặt hàng chủ lực của thủy sản đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của Việt Nam nói chung. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU phải đối mặt với nhiều thách thức như: tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, luật chống bán phá giá, những cảnh báo của EU đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các đối thủ cạnh tranh. Trước tình hình đó, để có thể giữ vững và gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đòi hỏi ngành thủy sản Việt Nam cùng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung và công ty cổ phần thủy sản Cafatex (công ty Cafatex) nói riêng cần phải tìm hiểu và phân tích các nhân tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh, tận dụng những cơ hội do thị trường đem lại. Chính vì vậy, đó là lý do tôi chọn đề tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU qua ba năm 2005 – 2007”.

doc71 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU qua ba năm 2005 – 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Từ lâu, thủy sản là loại thực phẩm phổ biến được ưa chuộng ở nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia có biển hoặc có các thủy vực nội địa lớn. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân cư, nhu cầu về thủy sản ngày càng lớn để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đa dạng từ cao cấp đến bình dân. Ngoài ra, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của thủy sản cao hơn các loại thực phẩm khác, trong khi dịch bệnh ở gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng và càng làm cho nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới tăng mạnh. Tăng trưởng tiêu dùng thủy sản không những diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển, mà còn ở các nước đang phát triển. Cùng với xu thế tiêu thụ này thì việc trao đổi xuất nhập khẩu thủy sản giữa các quốc gia được đẩy mạnh và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2007, Việt Nam đứng thứ sáu thế giới về xuất khẩu thủy sản. Chính vì vậy, xuất khẩu thủy sản là “ một trong ba chương trình kinh tế lớn trọng điểm” được khẳng định trong các Nghị Quyết của Đảng đã, đang và sẽ là mũi nhọn trong chiến lược hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nước ta. Chiến lược công nghiệp hóa hướng mạnh đến xuất khẩu có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Riêng EU đang là khu vực nhập khẩu thủy sản lớn nhất của thế giới năm 2007 (27 quốc gia) nhập khẩu thủy sản đạt giá trị 912 triệu USD. Bên cạnh đó, đồng USD liên tục giảm mạnh tới mức kỷ lục so với những đồng tiền mạnh như Euro. Do đó, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới khu vực thị trường không dùng đồng USD sẽ có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam đang được các nhà nhập khẩu tại EU đánh giá cao về chất lượng sản phẩm. Theo dự báo của Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường EU năm 2008 đạt trên 1 tỷ USD và tiếp tục là khu vực xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Đối với sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam mới được đưa vào rộng rãi trên thị trường EU từ năm 2003 sau khi xảy ra vụ Hiệp hội CFA kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá vào Mỹ. Trong thời gian này, xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam tuy gặp nhiều rủi ro ở thị trường Mỹ, nhưng lại mở ra cơ hội tăng trưởng xuất khẩu sang EU, chất lượng hàng thủy sản Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm tại thị trường EU. Hình ảnh ca tra, cá basa của Việt Nam được xuất hiện nhiều trên tạp chí Seafood International, Eurofish, Seafood Bussiness. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cá tra đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU và coi sản phẩm cá tra, cá basa thành mặt hàng chủ lực của thủy sản đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của Việt Nam nói chung. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU phải đối mặt với nhiều thách thức như: tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, luật chống bán phá giá, những cảnh báo của EU đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các đối thủ cạnh tranh. Trước tình hình đó, để có thể giữ vững và gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đòi hỏi ngành thủy sản Việt Nam cùng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung và công ty cổ phần thủy sản Cafatex (công ty Cafatex) nói riêng cần phải tìm hiểu và phân tích các nhân tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh, tận dụng những cơ hội do thị trường đem lại. Chính vì vậy, đó là lý do tôi chọn đề tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU qua ba năm 2005 – 2007”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu cá của công ty cổ phần thủy sản Cafatex sang thị trường EU qua ba năm 2005-2007. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm ổn định và gia tăng giá trị xuất khẩu cá của công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu cá vào thị trường EU, trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu về sản lượng, giá trị xuất khẩu cá sang thị trường EU so với các thị trường khác, kim ngạch xuất khẩu cá của công ty tại các nước thành viên EU. Mục tiêu 2: Phân tích SWOT để nhận biết được cơ hội và đe dọa tại thị trường EU cũng như xem xét những điểm mạnh, điểm yếu của công ty cổ phần thủy sản Cafatex. Mục tiêu 3: Trên cơ sở phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường EU, phân tích SWOT. Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm ổn định và gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tại thị trường EU cũng như phát triển thêm nhiều thị trường mới trên thế giới. 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định Giả thuyết 1: Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng sản phẩm cá tra, cá basa tại thị trường EU có sự thay đổi ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và của công ty cổ phần thủy sản Cafatex nói riêng - Giả thuyết 2: Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá sang thị trường EU của công ty. 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa sang các nước thuộc EU của công ty cổ phần thủy sản Cafatex có vai trò như thế nào trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty từ năm 2005 – 2007? Câu hỏi 2: Ma trận SWOT xác định những yếu tố ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU cũng như đánh giá tiềm lực của công ty cổ phần thủy sản Việt Nam ra sao? Câu hỏi 3: Cần đề ra những giải pháp nào để phù hợp với hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần thủy sản Cafatex sang thị trường EU trong giai đọan hiện nay? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi về không gian Số liệu được thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần thủy sản Cafatex sang thị trường EU. Phạm vi thời gian Đa số các số liệu phân tích về xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần thủy sản Cafatex, số liệu được cập nhật từ năm 2005 – 2007. Nội dung nghiên cứu: Các vấn đề nghiên cứu chỉ tập trung vào phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU trong giai đoạn 2005-2007 và đề xuất những giải pháp nhằm ổn định và phát triển thị trường xuất khẩu EU. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đã có nhiều luận văn của thạc sĩ và sinh viên nghiên cứu nhiều khía cạnh về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đáng chú ý là đề tài khoa học cấp Bộ của Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Võ Thanh Thu với đề tài: “ Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu thủy sản của Việt Nam” Nhà Xuất Bản Thống Kê 2002. Trong đề tài này, tác giả đã đánh giá toàn diện có hệ thống những nhân tố tác động đến khả năng thâm nhập thị trường và khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên từng thị trường cụ thể và đề xuất các giải pháp chung cho thị trường. Riêng đề tài của tôi chỉ tập trung vào phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU trên cơ sở đánh giá sản lượng, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cá vào thị trường EU, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa. Từ đó, đề ra những đề xuất cụ thể nhằm ổn định và mở rộng họat động xuất khẩu cá vào thị trường EU của công ty cổ phần thủy sản Cafatex trong tương lai. ba CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu 2.1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu Xuất khẩu trong lý luận thương mại là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngoài. - Tất cả các nước trên thế giới đều có hoạt động xuất khẩu, vì công việc kinh doanh quốc tế chiếm một phần đáng kể trong tất cả khối lượng thương vụ và lợi nhuận. Nhờ có hoạt động xuất khẩu (bán hàng ra thị trường quốc tế), các quốc gia có thể cải tiến hiệu năng nhờ quy mô lớn trong sản xuất, trong tiếp thị và trong phân phối, và đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Mặt khác, xuất khẩu còn giải quyết việc làm cho người lao động. - Nhờ có hoạt động xuất khẩu mà các doanh nghiệp xuất khẩu có thể phân bổ chi phí cố định cho nhiều sản phẩm hơn, bớt được giá thành sản xuất và tăng thêm lợi nhuận. Giá thành thấp hơn cũng có nghĩa là gía bán thấp hơn tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Việc khối lượng hàng hóa xuất khẩu tăng giúp cho sản xuất trong nước tăng trưởng cũng có nghĩa là sử dụng thêm được năng lực còn bỏ trống chưa dùng. à Tóm lại, xuất khẩu là một hình thức trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường thế nhằm đáp ứng và thõa mãn nhu cầu của một quốc gia không thể tự đáp ứng cho chính mình, đồng thời đem lại ngoại tệ cho các nước xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động. 2.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu - Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng trong giao thương quốc tế, thông qua tạo nguồn thu ngoại tệ, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cho nước khác. - Phát triển hoạt động xuất khẩu giúp tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy mở rộng quy mô và phát triển sản xuất, sử dụng năng lực thừa, tạo việc làm cho người lao động. - Xuất khẩu còn thúc đẩy viêc phát minh sáng tạo, phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất. - Xuất khẩu góp phần vào sự phân công lao động giữa các nước trên thế giới, đồng thời giúp tăng cường hợp tác quốc tế. 2.1.2 Ma trận SWOT MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI SWOT Cơ hội ( Oportunity) Đe dọa ( Threat) MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG Điểm mạnh ( Strenght) SO: tận dụng điểm mạnh để phát huy cơ hội ST: tận dụng diểm mạnh để ngăn chặn, hạn chế nguy cơ. Điểm yếu ( Weakness) WO: giảm điểm yếu để tranh thủ những cơ hội WT: giảm điểm yếu để hạn chế nguy cơ. Hình 2.1: Ma trận SWOT SWOT là bốn từ viết tắt: S (Strength): điểm mạnh W ( Weakness): điểm yếu O (Oportunity): cơ hội T ( Threat): đe dọa. Biểu đồ ma trận SWOT gồm 9 ô: 4 ô chứa đựng các yếu tố quan trọng, 4 ô chiến lược, và 1 ô luôn để trống ( ô phía trên, bên trái). 4 ô chiến lược gọi là SO, ST, WQ, WT được phát triển sau khi đã hòan thành 4 ô chứa đựng các yếu tố quan trọng. Để lập một ma trận SWOT phải trải qua 8 bước: 1. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty. 2. Liệt kê các điểm yếu của công ty. 3. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty. 4. Liệt kê các đe dọa ảnh hưởng đến doanh nghiệp. 5. Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả chiến lược SO vào ô thích hợp. 6. Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả chiến lược WO. 7. Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả chiến lược ST. Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả chiến lược WT. 2.1.3 Khái niệm một số tiêu chuẩn quản trị chất lượng 2.1.3.1 Khái niệm GMP - GMP ( Good Manufacturing Pratices): hệ thống thực hành sản xuất tốt quy định các quy phạm sản xuất, thích hợp với chế biến thực phẩm. - GMP quy định các biện pháp giữ vệ sinh chung, ngăn ngừa thực phẩm bị lây nhiễm do điều kiện vệ sinh kém. GMP kiểm soát tất cả những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng từ: Thiết kế à xây lấp nhà xưởng à Thiết bị dụng cụ chế biến à Điều kiện phục vụ và chuẩn bị cho quá trình sản xuất à quá trình sản xuất à bao gói bảo quản à Con người điều hành, tham gia vào quá trình sản xuất. GMP được xây dựng cho từng công đoạn hoặc một phần công đoạn sản xuất trong quy trình công nghệ chế biến sản phẩm. GMP tập trung mô tả các thao tác, các thủ tục phải tuân thủ công đọan sản xuất nhằm đảm bảo đạt yêu cầu chất lượng, đảm bảo vệ sinh an tòan cho sản phẩm, phù hợp kĩ thuật và khả thi. - Chứng nhận GMP đảm bảo một cách vững chắc rằng sản phẩm đưa sản xuất một cách ổn định, đạt chất lượng quy định. 2.1.3.2 Khái niệm HACCP: HACCP là điều kiện tiên quyết xâm nhập vào các thị trường thủy sản có thu nhập cao. - Cùng một dung lượng nhưng HACCP có những tên gọi khác nhau: Hệ thồng tự kiểm soát OCS (Own Control System) – Châu Âu; chương trình quản trị chất lượng QMP (Quality Management Program) – Canada; chương trình quản trị chất lượng nội bộ IQMP (Internal Quality Management Progam) – Indonesia; HACCP – Asean, Mỹ, Australia, Nhật, …Việt Nam. - HA ( Hazard Analysis): liệt kê những mối nguy cơ có thể liên quan đến sản phẩm; phân tích và xác định mối nguy cơ đáng kể. - CCP (Critical Control Point): xác định điểm quan trọng cần kiểm soát, nhằm tập trung nguồn lực tránh dàn trải lãng phí. - HACCP là hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu áp dụng cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, được thế kế riêng cho công nghiệp chế biến thực phẩm và ngành có liên quan ( chăn nuôi, trồng trọt…) à Tóm lại: ngày càng có nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế công nhận và yêu cầu áp dụng HACCP trong chế biến thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng. HACCP được xem là hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm quan trọng và tốt nhất tại Mỹ, Châu Âu…Đây là điều kiện tiên quyết để xuất hàng vào EU. 2.1.4. Một số định nghĩa về thuật ngữ đề cập trong đề tài - Kim ngạch xuất khẩu: được biểu hiện qua doanh số xuất khẩu sản phẩm trong một thời kì được xác định. - Thủy sản: các loại động vật sống dưới nước, như: cá, giáp xác, nhuyễn thể… có thể dùng làm thực phẩm. - Sản phẩm thủy sản: thực phẩm trong đó thủy sản là thành phần đặc trưng. - Sản phẩm thủy sản chế biến: sản phẩm đã qua hình thức chế biến, như: xử lý, nhiệt, hun khói, ướp muối, sấy khô, hoặc kết hợp các hình thức trên, có phối chế hoặc không phối chế với phụ gia, thực phẩm khác. - Sản phẩm thủy sản đông lạnh: sản phẩm thủy sản đã được cấp đông; khi đã ổn định, nhiệt độ trung tâm sản phẩm 8 – 18 oC hoặc thấp hơn. - Cá tra (P.hypophthalmus) thuộc giống cá da trơn Pangasius phân bố tập trung ở Đồng Bằng sông Cửu Long. Cá tra được nuôi nhiều loại thủy vực như bè, ao ruộng.. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài này một số phương pháp nghiên cứu sau đây được sử dụng. 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các báo cáo xuất khẩu , báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 2.2.2 Phương pháp phân tích - Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp so sánh số tương đối động thái, số tương đối so sánh qua đó thấy được sự biến động về giá trị, sản lượng, cơ cấu mặt hàng cá tại các nước thành viên EU. - Mục tiêu 2: sử dụng ma trận SWOT để thấy các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe dọa ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu cá sang thị trường EU của công ty cổ phần thủy sản Cafatex. - Mục tiêu 3: sử dụng phương pháp dự báo, từ đó đề ra những giải pháp nhằm ổn định và phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty. CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX 3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN CAFATEX 3.1.1. Quá trình hình thành ü Tiền thân của công ty cổ phần thủy sản CAFATEX (công ty CPTS Cafatex) là xí nghiệp đông lạnh thủy sản II (thành lập tháng 5/1987) trực thuộc Liên hiệp Công ty thuỷ sản xuất nhập khẩu Hậu Giang, với nhiệm vụ chính lúc bấy giờ là thu mua - chế biến – cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu. ü Tháng 7/1992 sau khi tỉnh Hậu Giang cũ được chia cắt thành 2 tỉnh mới là Cần Thơ và Sóc Trăng, theo quyết định số 416/QĐ.UBT.92 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ ký ngày 01/07/1992 đã quyết định thành lập xí nghiệp chế biến thủy súc sản Cần Thơ trên cơ sở xí nghiệp đông lạnh thủy sản II (cũ) nguyên là đơn vị chuyên sản xuất và cung ứng sản phẩm thủy sản đông lạnh cho hệ thống seaprodex Việt Nam xuất khẩu. ü Tháng 3/2004 với chủ trương của chính phủ công ty chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp với tên gọi là công ty cổ phần thủy sản CAFATEX. Lực lượng lao động trên 2.000 người (bộ máy gián tiếp điều hành chỉ chiếm 1,7%, trong đó nhiều kĩ sư chế biến thực phẩm, nhiều cử nhân kinh tế, và các quản lý nhiều kinh nghiệm. Bộ máy tổ chức quản trị linh hoạt, có nhiều kinh nghiệm, năng động trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, đặt biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Mặt bằng tổng thể trên 80.000 m2, diện tích nhà xưởng sản xuất, kho 37.000 m2. Từ vốn đầu tư ban đầu ( năm 1992) 4.542 triệu đồng, đến nay doanh nghiệp đã tự bổ sung và huy động khác lên hàng trăm tỷ đồng. ü Công ty cổ phần thủy sản CAFATEX. ü Tên giao dịch: CAFATEX FISHERY JOINT STOCK Co. (viết tắt là: Cafatex corporation) üLoại hình pháp lý: công ty cổ phần. ü Trụ sở: km 2081 quốc lộ 1A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang . ü Điện thoại: 071. 847 775 ü Số tài khoản : 011.1.00.000046.5 tại ngân hàng ngoại thương Cần Thơ. ü Mã số thuế : 1800158710. ü Vốn điều lệ: 49.404.825.769 VND trong đó : - Vốn nhà nước: 14.327.399.473 - Vốn cổ đông thuộc công ty: 27.078.785.004 - Vốn cổ đông bên ngoài : 7.998.641.292 3.1.2. Mục tiêu, chức năng, phạm vi hoạt động 3.1.2.1. Mục tiêu Mục tiêu của công ty là tập trung huy động các nguồn lực về: vốn, công nghệ, nhân lực một cách cao nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường để thu lợi nhuận tối đa, tạo ra việc làm và tăng thu nhập một cách ổn định cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, tiếp tục phát triển tăng thêm giá trị thương hiệu CAFATEX, phát triển công ty bền vững và lâu dài. Đưa thương hiệu CAFATEX trở thành 1 thương hiệu quen thuộc và tin cậy trong lòng của khách hàng, đưa doanh nghiệp CAFATEX phát triển bền vững lâu dài và trở thành 1 trong những doanh nghiệp dẫn đầu về doanh thu cũng như quy mô trong ngành xuất khẩu và khai thác thủy sản. 3.1.2.2. Chức năng - Nuôi trồng, khai thác, thu mua, chế biến, đóng gói thủy súc sản xuất khẩu. - Kinh doanh xuất - nhập khẩu và phân phối sản phẩm thủy - súc sản qua chế biến, đóng gói thực phẩm và hàng tiêu dùng khác cho thị trường trong và ngoài nước. - Kinh doanh xuất - nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị máy móc cho ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến đóng gói thủy sản cho thị trường trong và ngoài nước. 3.1.2.3. Phạm vi hoạt động a) Tìm hiểu nguồn nguyên liệu Để có hàng sản xuất và có mặt hàng xuất khẩu đáp ứng yêu cầu trong hợp đồng thì công ty Cafatex tiến hành thu mua nguyên liệu trong nước để sản xuất. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long là nơi tập trung các hộ dân nuôi cá tra, và tôm sú. Công ty Cafatex cũng căn cứ vào nhu cầu của nước ngoài để mua hàng, nhiều khi nhu cầu cao, công ty phải huy động nhiều đại lý gom hàng để đủ hàng cung cấp cho khách hàng. b) Sản phẩm của công ty Sản phẩm chính: tôm đông lạnh và cá tra, cá basa tinh chế cao cấp (chiên) xuất khẩu. Sản phẩm phụ: các bã thủy sản các lọai làm thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản. 3.1.3. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thủy sản Cafatex được tổ chức theo cấu trúc trực tuyến. Với cách tổ chức này, Tổng giám đốc sẽ giao cho người phụ trách của từng bộ phận (từng phòng) đối với từng công việc và từng mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Ban nguyên liệu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tồng Giám đốc cho nên các trạm thu mua tôm Láng Trâm và trạm thu mua tôm Vĩnh Lợi sẽ do Ban nguyên liệu phụ trách. Với cách tổ chức này, Tổng Giám đốc sẽ giảm bớt được công việc và tập trung nhiều hơn trong việc hoạch định kinh doanh của công ty HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN NGUYÊN LIỆU BAN DỰ ÁN P.BÁN HÀNG P.XUẤT NHẬP KHẨU Trong đó: Kho thành phẩm P.CÔNG NGHỆ KIỂM NGHỆ Trong đó: - P.kiểm cảm quan - P.kiểm sinh hoá - Nhóm quản lý chất lượng - Nhóm kiểm tra nguyên liệu P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Trong đó: - Kho vật tư P.CƠ ĐIỆN LẠNH Trong đó: - Tổ vận hành - Tổ điện, điện tử, điện lạnh - Tổ sửa chữa thiết bị. PHÒNG TỔNG VỤ Trong đó: - Đội xe - Đội bảo vệ PCCC - Đội vệ sinh thu gom - Trạm y tế - Tổ BHLĐ - Bếp ăn công nghiệp CHI NHÁNH TP.HCM XƯỞNG TÔM NHẬT BẢN XƯỞNG TÔM BẮC MỸ - CHÂU ÂU XƯỞNG SƠ CHẾ TÔM XƯỞNG ĐIỀU PHỐI, TINH CHẾ TÔM P.TỔNG GIÁM ĐỐC BAN ISO - MAKETING TRẠM THU MUA TÔM VĨNH LỢI TRẠM THU MUA TÔM LÁNG TRÂM XÍ NGHIỆP THUỶ SẢN TÂY ĐÔ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÔM CAFATEX DL65 Hình 3.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty cổ phần thủy sản Cafatex a) Ban tổng giám đốc - Ban tổng giám đốc công ty gồm: - Tổng giám đốc: Nguyễn Văn Kịch - Quyền hạn và nhiệm vụ: định hướng hoạt kinh doanh của đơn vị. Tổ chức x
Tài liệu liên quan