Đồ án Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn thiết kế - Xây dựng và thương mại Mun

Việt Nam đang và sẽ tích cực hội nhập toàn diện với thị trường khu vực và quốc tế. Quá trình hội nhập có thể được tính từ khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 28/7/1995, sau đó là thực hiện cam kết xây dựng Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, ký kết Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam-Hoa Kỳ ngày 13/7/2000 (có hiệu lực từ ngày 10/12/2001), trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) v.v Quá trình hội nhập này một mặt mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam những thị trường lớn hơn nhưng mặt khác cũng đặt các doanh nghiệp trước một sức ép cạnh tranh gay gắt. Để có thể cạnh tranh được trong bối cảnh nói trên, các doanh nghiệp buộc phải có một chiến lược kinh doanh rõ ràng, phù hợp năng lực doanh nghiệp và thực tiễn. Mục đích nghiên cứu của đồ án này là áp dụng những kiến thức đã thu nạp được trong môn học quản trị chiến lược để tiến hành phân tích, đánh giá chiến lược phát triển kinh doanh của một doanh nghiệp theo hướng khoa học, có hệ thống. Dựa vào đó, sẽ nhận thức sâu hơn các kiến thức đã được giảng dạy, hiểu cách áp dụng và có thể đánh giá các mô hình phân tích nói trên có phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam không, hay cần phải điều chỉnh mô hình đó cho sát thực tế khách quan của môi trường kinh doanh Việt Nam. Tôi lựa chọn doanh nghiệp để nghiên cứu là công ty MUN. Doanh nghiệp này được tôi lựa chọn do tôi đang làm việc tại đây, nên có thể tiếp cận sâu và đầy đủ các thông tin của doanh nghiệp. Doanh nghiệp MUN đang trên đà phát triển khá tốt do người điều hành đã sớm hoạch định một chiến lược kinh doanh cho công ty. Việc áp dụng lý thuyết khoa học trong việc xem xét chiến lược kinh doanh cũng sẽ đánh giá lại một lần nữa sự đúng đắn phương hướng kinh doanh, giúp cho công ty MUN tăng sức cạnh tranh, bản thân tôi sẽ có nhiều cơ hội trong sự nghiệp của mình khi tiếp tục cống hiến cho công ty MUN một cách thiết thực và hiệu quả

pdf36 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn thiết kế - Xây dựng và thương mại Mun, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION (Bilingual) June Intake, 2009 Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (Hệ song ngữ) Nhập học: 6/2009 Subject code (Mã môn học): MGT510 Subject name (Tên môn học): QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Assignment No. (Tiểu luận số): Student Name (Họ tên học viên): Nguyễn Duy Thanh EV0900075 2 TÊN KHÓA HỌC: Tích (√) vào ô lựa chọn HELP MBA √ Họ tên học viên : Nguyễn Duy Thanh Khóa học (thời điểm nhập học) : Khóa 3 Môn học : Quản trị chiến lược Mã môn học : MGT501 Họ tên giảng viên : Lê Thị Thu Thủy Tiểu luận số : Hạn nộp : 10/01/2011 Số từ : 8980 CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ quy chế thi cử của Đại học HELP và tôi xin cam đoan đã làm bài tập này một cách trung thực và đúng với các quy định đề ra. Ngày nộp bài: ………10/01/2011.................. Chữ ký: ……………................................. LƯU Ý  Giáo viên có quyền không chấm nếu bài làm không có chữ ký  Học viên sẽ nhận điểm 0 nếu vi phạm cam đoan trên 3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA Công ty CPTV Thiết Kế - Xây Dựng và Thƣơng Mại MUN Giảng viên Mr. Ravi Varmman A/L Kanniappan Mr. Nguyễn Văn Minh GVHD Ms. Lê Thị Thu Thủy Sinh viên Nguyễn Duy Thanh Lớp EV09 – Khóa 3 CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ quy chế thi cử của Đại học HELP và tôi xin cam đoan đã làm bài tập này một cách trung thực và đúng với các quy định đề ra. Ngày nộp bài: 10/01/2011 Chữ ký: 4 MỤC LỤC Lời cám ơn 6 Tóm tắt nội dung 6 Bố cục đồ án 6 Chƣơng I Mục đích nghiên cứu 7 1.1 Mục đích nghiên cứu và lý do chọn công ty MUN 7 1.2 Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu 7 1.3 Kết quả dự kiến 7 Chƣơng II Tổng quan lý thuyết 8 2.1 Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược 8 2.2 Năm nhiệm vụ chiến lược của quản trị chiến lược 8 2.3 Các công cụ sử dụng để nghiên cứu quản trị chiến lược 9 Chƣơng III Phƣơng pháp nghiên cứu 11 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 11 3.2 Quy trình nghiên cứu 11 Chƣơng IV Phân tích chiến lƣợc hiện thời của công ty MUN 13 4.1 Giới thiệu công ty MUN 13 4.2 Thực trạng chiến lược hiện thời của bộ phận sản xuất gỗ nội thất của công ty MUN 13 Định vị chiến lược trong tam giác chiến lược 13 Sứ mệnh và mục tiêu 13 Cấu trúc ngành 14 Vị thế cạnh tranh 16 Mô hình SWOT của bộ phận gỗ MUN 20 Chương trình hành động chiến lược của công ty 21 Kế hoạch hành động chiến lược 21 Bản đồ chiến lược hiện thời của công ty 23 Ma trận phối hợp các hoạt động hiện thời 24 Rút kinh nghiệm và phản hồi 25 Chƣơng V Đánh giá chiến lƣợc hiện thời của công ty MUN 26 5.1 Sự gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lược 26 5.2 Tính hiệu quả của chiến lược 26 5.3 Khó khăn giữa việc gắn kết chiến lược với môi trường 26 5.4 Khó khăn trong triển khai chiến lược 27 Chƣơng VI Đề xuất 28 6.1 Quan điểm đề xuất 28 6.2 Đề xuất điều chỉnh chiến lược phát triển công ty MUN 28 Thời gian và lộ trình chiến lược 28 Giải pháp tài chính 29 Học hỏi và phát triển 29 Chƣơng VII Kết luận 30 Ý nghĩa của các kết quả đạt được 30 Hướng phát triển tiếp theo 30 5 Danh mục tài liệu tham khảo 31 Phụ lục 32 Phụ lục 1 Năm nhiệm vụ của quản trị chiến lược 32 Phụ lục 2 Mô hình Delta Project 33 Phụ lục 3 Bản đồ chiến lược 34 DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Hình vẽ Tên hình vẽ Trang 1 Hình 1 Năm nhiệm vụ trong quản trị chiến lược 8 2 Hình 2 Mô hình căn bản trong quản trị chiến lược 5 3 Hình 3 Mô hình Delta Project 34 4 Hình 4 Bản đồ chiến lược 35 5 Hình 5 Mô hình PEST 10 6 Hình 6 Mô hình PEST với ngành gỗ nội thất gia dụng 16 7 Hình 7 Chuỗi giá trị của bộ phận gỗ công ty MUN 17 8 Hình 8 Quy trình sản xuất sản phẩm gỗ công ty MUN 17 9 Hình 9 Bảng so sánh năng lực Marketing-quản lý của công ty MUN với đối thủ 18 10 Hình 10 Bảng so sánh năng lực thiết kế của công ty MUN với đối thủ 18 11 Hình 11 Bảng so sánh khâu sản xuất của công ty MUN với đối thủ 19 12 Hình 12 Bảng so sánh khâu vận chuyển và lắp đặt của công ty MUN với đối thủ 20 13 Hình 13 Mô hình SWOT của công ty MUN 20 14 Hình 14 Quá trình phân chia mục tiêu của bộ phận dản xuất gỗ công ty MUN 22 15 Hình 15 Mô hình Delta Project hiện thời của bộ phận sản xuất gỗ công ty MUN 23 16 Hình 16 Bản đồ chiến lược hiện thời của bộ phận sản xuất gỗ công ty MUN 24 17 Hình 17 Ma trận phối hợp các hoạt động của bộ phận sản xuất gỗ công ty MUN 25 18 Hình 18 Lộ trình ( điều chỉnh ) của chiến lược kinh doanh 2010-2015 28 19 Hình 19 Kế hoạch huy động vốn điều chỉnh 29 20 Hình 20 Sơ đồ tương tác hiện tại giữa bộ phận thiết kế và các bộ phận trong việc thiết kế sản phẩm mới 29 21 Hình 21 Sơ đồ tương tác đề xuất giữa bộ phận thiết kế và các bộ phận trong việc thiết kế sản phẩm mới. 30 6 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này, xin đặc biệt gửi lời cảm ơn tới giảng viên Mr. Ravi Varmman A/L Kanniappan của đại học Help, Malaysia; giảng viên Mr. Nguyễn Văn Minh và giảng viên hướng dẫn Ms. Lê Thị Thu Thủy. Xin cảm ơn các thầy, cô giảng viên cũng như các cán bộ phòng đào tạo của khoa quốc tế Đại Học Quốc Gia đã luôn nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp thông tin và tài liệu giảng dậy để cho tôi và các học viên có điều kiện tốt nhất trong việc học tập và triển khai đề tài nghiên cứu này. Xin cảm ơn ban lãnh đạo công ty Mun đã luôn tạo điều kiện để tôi có thể tiếp cận các thông tin của doanh nghiệp một cách đầy đủ. Cám ơn các nhân viên phòng kinh doanh của công ty Mun đã nhiệt tình hỗ trợ trong quá trình phỏng vấn để thực hiện đề tài này. TÓM TẮT NỘI DUNG Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp quyết định khả năng cạnh tranh, phát triển của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hầu hết phát triển có tính tự phát, kinh doanh chưa có chiến lược thực sự rõ ràng. Với vai trò là một quản trị doanh nghiệp tương lai, tôi nhận thức cần phải nắm vững các khái niệm và công cụ phân tích chiến lược kinh doanh. Trong đề tài nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn thiết kế - xây dựng và thương mại MUN ( viết tắt là công ty MUN ), sẽ áp dụng các lý thuyết và mô hình Delta Project và biểu đồ chiến lược ( SM ) để xem xét doanh nghiệp đã có chiến lược một cách khoa học hay không. Trên cơ sở đó, một mặt sẽ khuyến nghị với doanh nghiệp về cách tổ chức, hoặc điều chỉnh chiến lược cho phù hợp nhất với thực tiễn kinh doanh. Mặt khác, đồ án có thể sẽ giúp cho tôi xem xét thực trạng doanh nghiệp trong môi trường Việt Nam, đã có tính khoa học và hội nhập theo hướng phù hợp với môi trường quốc tế hay chưa. BỐ CỤC ĐỒ ÁN Đồ án này được bố cục thành 7 chương Tên đề tài Lời cảm ơn Tóm tắt nội dung Bố cục đồ án Chƣơng 1 : Mục đích nghiên cứu Chƣơng 2 : Tổng quan lý thuyết Chƣơng 3 : Phương pháp nghiên cứu Chƣơng 4 : Phân tích chiến lược hiện thời của công ty MUN Chƣơng 5 : Đánh giá chiến lược hiện thời của công ty MUN Chƣơng 6 : Đề xuất điều chỉnh chiến lược công ty MUN từ 2010 đến 2012 Chƣơng 7 : Kết luận Phần danh mục tài liệu tham khảo 7 CHƢƠNG 1 : MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1.1 Mục đích nghiên cứu và lý do lựa chọn công ty MUN Việt Nam đang và sẽ tích cực hội nhập toàn diện với thị trường khu vực và quốc tế. Quá trình hội nhập có thể được tính từ khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 28/7/1995, sau đó là thực hiện cam kết xây dựng Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, ký kết Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam-Hoa Kỳ ngày 13/7/2000 (có hiệu lực từ ngày 10/12/2001), trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) v.v… Quá trình hội nhập này một mặt mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam những thị trường lớn hơn nhưng mặt khác cũng đặt các doanh nghiệp trước một sức ép cạnh tranh gay gắt. Để có thể cạnh tranh được trong bối cảnh nói trên, các doanh nghiệp buộc phải có một chiến lược kinh doanh rõ ràng, phù hợp năng lực doanh nghiệp và thực tiễn. Mục đích nghiên cứu của đồ án này là áp dụng những kiến thức đã thu nạp được trong môn học quản trị chiến lược để tiến hành phân tích, đánh giá chiến lược phát triển kinh doanh của một doanh nghiệp theo hướng khoa học, có hệ thống. Dựa vào đó, sẽ nhận thức sâu hơn các kiến thức đã được giảng dạy, hiểu cách áp dụng và có thể đánh giá các mô hình phân tích nói trên có phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam không, hay cần phải điều chỉnh mô hình đó cho sát thực tế khách quan của môi trường kinh doanh Việt Nam. Tôi lựa chọn doanh nghiệp để nghiên cứu là công ty MUN. Doanh nghiệp này được tôi lựa chọn do tôi đang làm việc tại đây, nên có thể tiếp cận sâu và đầy đủ các thông tin của doanh nghiệp. Doanh nghiệp MUN đang trên đà phát triển khá tốt do người điều hành đã sớm hoạch định một chiến lược kinh doanh cho công ty. Việc áp dụng lý thuyết khoa học trong việc xem xét chiến lược kinh doanh cũng sẽ đánh giá lại một lần nữa sự đúng đắn phương hướng kinh doanh, giúp cho công ty MUN tăng sức cạnh tranh, bản thân tôi sẽ có nhiều cơ hội trong sự nghiệp của mình khi tiếp tục cống hiến cho công ty MUN một cách thiết thực và hiệu quả . 1.2 Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu Công ty MUN hoạt động trong nhiều lĩnh vực như thiết kế kiến trúc công trình, sản xuất đồ gỗ nội thất, xuất nhập khẩu gỗ nội thất. Nhưng phạm vi nghiên cứu của đồ án này chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất của doanh nghiệp. Do vậy, mục tiêu nghiên cứu sẽ là chiến lược kinh doanh của bộ phận sản xuất đồ gỗ nội thất công ty MUN trong giai đoạn từ 2010 đến 2012. Với khuôn khổ của đồ án, mục tiêu nghiên cứu cụ thể sẽ giúp người viết có điều kiện để đi sâu phân tích, đánh giá chiến lược một cách khoa học và đầy đủ nhất. 1.3 Kết quả dự kiến : Kết quả đồ án sẽ đạt được hai mục tiêu cơ bản. Về phía người thực hiện đồ án: sẽ hiểu rõ các lý thuyết quản trị chiến lược, vận dụng thành thạo các công cụ quản trị chiến lược như Delta Project, SM, mô hình Porter …là cơ sở để trở thành một nhà quản lý giỏi trong tương lai. Đối với công ty MUN, đồ án sẽ đánh giá chiến lược hiện tại của bộ phận kinh doanh gỗ nội thất có phù hợp với sứ mệnh của công ty ?, chiến lược đó có phù hợp với năng lực hiện có của bộ phận này ?, việc triển khai chiến lược trong giai đoạn 2010-2012 có tối ưu ? Và trong đồ án cũng sẽ đề xuất ý kiến của người viết về việc điều chỉnh các bất cập của chiến lược kinh doanh nhằm mục tiêu phát huy tối đa lợi thế hiện có của doanh nghiệp, tận dụng cơ hội thị trường để công ty MUN phát triển đúng tiềm năng và bền vững. 8 CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Do thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài hạn chế (trong vòng 2 tháng), và phạm vi nghiên cứu là quản trị chiến lược nên phần lý thuyết tập trung chủ yếu vào các khái niệm về quản trị chiến lược, công cụ quản trị chiến lược cũng chỉ tập trung vào mô hình Delta Project và bản đồ chiến lược ( SM ). Kỹ thuật phân tích SWOT, mô hình PEST, mô hình 5 yếu tố cạnh trạnh của M.PORTER… sẽ là những công cụ hỗ trợ để thực hiện mục đích của đề tài này. 2.1 Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lƣợc Khái niệm chiến lược :”là việc xác định các mục đích và mục tiêu cơ bản, lâu dài của một Doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động và phân bổ nguồn nhân lực cần thiết cho các mục tiêu này” ( Giới LT, 2009, trang 10). Khái niệm quản trị chiến lược : là một bộ các quyết định quản trị và các hành động xác định hiệu suất dài hạn của một công ty. Nó bao gồm các hành động liên tục từ soát xét môi trường ( bên trong và bên ngoài ) đến xây dựng chiến lược, thực thi và đánh giá kiểm soát chiến lược (Giới LT, 2009, trang 11). Xem thêm mục 2.2 . Công cụ quản trị chiến lược : Tùy theo trường phái và quan điểm về quản trị chiến lược mà có các công cụ quản trị tương ứng. Theo quan điểm về Thiết kế - Hoạch định thì có các công cụ SWOT, BCG, Mc Kinsey. Theo trường phái định vị thì có các công cụ mô hình 5 lực cạnh tranh của Porter, Chuỗi giá trị. Theo quan điểm kinh doanh hiện đại thì có mô hình Delta Project, biểu đồ chiến lược.v.v. (my.opera.com/qtdn/). Chi tiết sẽ được trình bày ở mục 2.3. 2.2 Năm nhiệm vụ của quản trị chiến lƣợc Nhiệm vụ 1. Xác định tầm nhìn chiến lược Nhiệm vụ 2 . Thiết lập mục tiêu Nhiệm vụ 3. Xây dựng chiến lược Nhiệm vụ 4. Thực hiện và triển khai chiến lược Nhiệm vụ 5. Giám sát, đánh giá và chỉnh sửa nếu cần Năm nhiệm vụ có quan hệ chặt chẽ với nhau từ nhiệm vụ 1 đến nhiệm vụ 5, mối quan hệ đó được thể hiện trong Hình 1. Hình 1. Năm nhiệm vụ trong quản trị chiến lược (Nguồn: Giới LT, 2009, trang 12) Chi tiết về các nhiệm vụ này được trình bày kỹ trong phụ lục 1. 9 2.3 Các công cụ sử dụng để nghiên cứu quản trị chiến lƣợc 2.3.1 Mô hình căn bản của quản trị chiến lược Các mô hình dùng để thiết lập chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có thể được trình bày dưới các dạng thức khác nhau, nhưng về cơ bản phải giải quyết được 5 nhiệm vụ chủ yếu đã được nêu trong mục 2.2. Hình vẽ 2 là mô hình triển khai kỹ hơn các nhiệm vụ đã nêu trên và nó được xem là mô hình căn bản của quản trị chiến lược . Hình 2. Mô hình căn bản của Quản trị chiến lược (Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược – Đại học Help, Maylaysia) 2.3.2 Mô hình Delta Project Đặc trưng của mô hình Delta Project ( gọi tắt là mô hình Delta ) đó là tam giác phản ánh 3 định vị chiến lược của doanh nghiệp nhằm tạo ra sự khác biệt theo 3 hướng chủ yếu đó là: Sản phẩm tốt nhất; Giải pháp toàn diện cho khách hàng; Cơ cấu nội bộ của hệ thống. Tùy theo tạo sự khác biệt theo hướng nào ( trong 3 hướng trên ) mà từ đó doanh nghiệp xác định được sứ mệnh kinh doanh ( thường là trùng với chiến lược dài hạn của doanh nghiệp ), là nền tảng cho cho việc xây dựng chiến lược phát triển và cạnh tranh của toàn bộ tổ chức đó. Chi tiết xem thêm phần phụ lục 2. 2.3.3 Bản đồ chiến lược Bản đồ chiến lược được phát triển trên cở sở Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard – công cụ chuẩn hóa giữa chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp): mô tả phương thức một tổ chức tạo ra các giá trị kết nối mục tiêu chiến lược với nhau trong mối quan hệ nhân – quả rõ ràng. Đây là một hệ thống đo lường kết quả hoạt động của công ty trong đó không chỉ xem xét các thước đo tài chính, mà còn cả thước đo khách hàng, quá trình kinh doanh, đào tạo và phát triển. Chi tiết xem thêm ở phụ lục 3 10 2.3.4 Các công cụ hỗ trợ khác - Để phân tích môi trường vĩ mô: áp dụng mô hình PEST (Hình 5) Hình 5 : Mô hình PEST (Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược – Đại học Help, Malaysia) - Phân tích môi trường ngành: áp dụng mô hình PORTER ( là phần lõi hình elip trong hình 5 – chi tiết xem thêm phần phụ lục ). - Phân tích môi trường bên trong : đánh giá điểm mạnh – điểm yếu. - Khảo sát thực tế, thông qua tài liệu thứ cấp lập bảng – quy điểm, ma trận. Phần tổng quan lý thuyết được trình bày ở trên là cơ sở, công cụ để phân tích chiến lược hiện tại của công ty MUN, được trình bày ở các trương tiếp theo. 11 CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu Để triển khai đồ án này một cách khoa học, quá trình nghiên cứu được chia thành 5 bước. Mỗi bước sẽ dần tiếp cận sâu vào vấn đề đang nghiên cứu như sau : Chi tiết công việc Nguồn cung cấp Phƣơng pháp Công cụ tiến hành BƢỚC 1 Lý thuyết-dàn ý - Tổng hợp các tài liệu về lý thuyết quản trị chiến lược. - Lập danh mục thông tin cần thu thập theo sơ đồ Delta Project - Phác thảo kế hoạch thu thập thông tin cho từng mục - Giáo trình do nhà trường cung cấp - Sách về quản trị và tài liệu liên quan - Nguồn internet - Giáo trình : đã có - Tài liệu tham khảo : tra cứu thư viện & hiệu sách - Sử dụng máy tính để lấy dữ liệu BƢỚC 2 Thông tin Vĩ mô - ngành - Thu thập thông tin Vĩ mô : Quốc tế, tình hình chính sách – pháp luật, xã hội – dân số, công nghệ. - Thu thập thông tin Ngành : Chỉ số tăng trưởng ngành, tiềm năng tăng trưởng, thông tin về DN cạnh tranh; nguồn cung cấp, sản phẩm thay thế. - Tra trong niên giám thống kê Việt Nam - Tài liệu tham khảo - Tài liệu chuyên ngành về ngành - Mạng intenet - Các chuyên gia trong ngành - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn - Sử dụng máy tính để tra cứu thông tin. BƢỚC 3 Thông tin về công ty MUN - Thông tin chung về công ty MUN - Thông tin chuyên về bộ phận sản xuất gỗ nội thất của MUN : + Tổ chức của bộ phận : nhân lực + Công nghệ áp dụng, quy mô sx + Quy trình sản xuất hiện tại + Tình hình SX-KD hiện tại + Kế hoạch kinh doanh sắp tới - Tài liệu giới thiệu về công ty và website công ty. - Ban quản trị - điều hành công ty. - Các phòng ban liên quan tới bộ phận sx gỗ nội thất. - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn - Sử dụng máy tính để tra cứu thông tin. BƢỚC 4 Phân tích thông tin - Phân tích về môi trường vĩ mô : - Phân tích về môi trường ngành : - Phân tích về định hướng chung của công ty MUN - Phân tích về bộ phận sx gỗ NT - Sử dụng mô hình PEST - Sử dụng mô hình Porter - Sử dụng mô hình Delta Project, SM - Sử dụng phần mềm excel để thống kê, kết hợp phần mềm autocad để diễn họa... BƢỚC 5 Kiểm tra để bổ xung thông tin nếu cần - Xem xét việc đánh giá thông tin đã đủ để thiết lập nên mô hình Delta Project hiện tại chưa. - Nếu chưa đủ thông tin : xác định cụ thể thông tin thiếu để bổ xung. Quay trở về Bước 3. - Sử dụng mô hình Delta Project, SM - Đánh giá bằng việc so sánh giữa thông tin cần trong 2 mô hình trên với thông tin đã thu thập được. . 3.2 Quy trình nghiên cứu 3.2.1 Xác định và lên danh mục dữ liệu Để có thể xác định các thông tin cần thu thập về quản trị thì trước tiên cần nắm vững lý thuyết về quản trị chiến lược. Đặc biệt là công cụ Delta Project và biểu đồ chiến lược, ngoài ra các công cụ như Pest, Porter, SWOT cũng cung cấp dàn ý các thông tin cần thu thập. Trên cơ sở đó lập các đầu mục thông tin cần thu thập về : môi trường vĩ mô, môi trường ngành, thông tin về công ty MUN, các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của bộ phận sản xuất gỗ nội thất của công ty MUN. 12 3.2.2 Triển khai thu thập dữ liệu Về chi tiết thông tin của mỗi lĩnh vực ( vĩ mô, ngành, công ty MUN ) rất khác nhau nhưng phương pháp thu thập dữ liệu được tiến hành cùng một phương pháp. Bao gồm việc thu thập dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Mỗi dạng dữ liệu được tiến hành với việc thu thập thông tin, dạng thông tin thu được, đối tượng tiếp cận theo các cách cụ thể như sau : Dữ liệu thứ cấp: các dữ liệu thứ cấp được xác định thông qua các phương pháp thống kê và phân tích hàng năm của công ty MUN. Các dữ liệu này được thu nhập từ các bộ phận chức năng của MUN như: Tài chính – Kế hoạch; Quản lý nhân lực; Quản lý sản xuất, …bao gồm: - Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm (nguồn :bộ phận Tài chính –Kế hoạch). - Dự báo tăng trưởng của ngành gỗ nội thất (nguồn: bộ phận quản lý chung). - Báo cáo kế hoạch nhân lực của công ty (nguồn cung cấp: bộ phận quản lý nhân lực). - Báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh (Công ty Gỗ Giang, Dafuco, Phố Xinh. Nguồn cung cấp: Bộ phận Kinh doanh ). Dữ liệu sơ cấp: do thời gian hạn hẹp nên chỉ tập trung thu thập dữ liệu sơ cấp qua hai phương pháp đó là phỏng vấn trực tiếp và lấy ý kiến chuyên gia qua thảo luận nhóm: Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn sẽ được thực hiện với ông Giám đốc điều hành của công ty. Nội dung phỏng vấn sẽ chuyên sâu vào trong bốn tiêu chí: Tài chính; Khách hàng; Nội bộ; Đào tạo và phát triển. Thời gian phỏng vấn vào cuối buổi làm việc, thời lượng phỏng vấn: 10 phút. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia qua thảo luận nhóm :Thảo luận nhóm sẽ được thực hiện với nhóm 5 thành viên ở các lĩnh vực nhưng cùng có chung mục đích nghiên cứu về q
Tài liệu liên quan