Đồ án Tính toán thiết kế hệ thống điều hoà không khí cho Khoa Ung Bướu –Bệnh Viện Đa Khoa Đà Nẵng

LỜI NÓI ĐẦU Nước ta là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Do đó điều hoà không khí chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt và cả trong công nghiệp. Khi mà đời sống kinh tế nâng cao thì nhu cầu về điều hoà càng cao, có thể nói hầu như trong tất cả các cao ốc, văn phòng , khách sạn,bệnh viện, nhà hàng, một số phân xưởng , đã và đang xây dựng đều trang bị hệ thống điều hoà không khí. Mục đích của việc điều hoà không khí là tạo ra môi trường vi khí hậu thích hợp cho điều kiện sinh lý của con người và nâng cao độ tin cậy hoạt động của các trang thiết bị công nghệ. Với đề tài Tính toán thiết kế hệ thống điều hoà không khí cho “ Khoa Ung Bướu –Bệnh Viện Đa Khoa Đà Nẵng” sau khi tìm hiểu và tiến hành làm đồ án, cùng với sự hướng dẫn tận tình hướng dẫn về đề tài này đã đem lại cho em những kiến thức bổ ích và kinh nghiệm cho công việc tương lai sau này. Trong suốt quá trình làm đồ án với sự nổ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy: TS.Phan Quí Trà cùng các thầy cô khác trong khoa, đến nay đồ án của em đã được hoàn thành. Trong cuốn thuyết minh này em đã cố gắng trình bày một cách trọn vẹn và mạch lạc từ đầu đến cuối tuy nhiên vẫn còn vài sai sót, lại một phần do kiến thức còn hạn chế và tài liệu không đầy đủ nên không tránh khỏi. Vì vậy em mong muốn có được sự chỉ bảo quí báu của thầy . Em xin chân thành cảm ơn.

doc108 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3088 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế hệ thống điều hoà không khí cho Khoa Ung Bướu –Bệnh Viện Đa Khoa Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Nước ta là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Do đó điều hoà không khí chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt và cả trong công nghiệp. Khi mà đời sống kinh tế nâng cao thì nhu cầu về điều hoà càng cao, có thể nói hầu như trong tất cả các cao ốc, văn phòng , khách sạn,bệnh viện, nhà hàng, một số phân xưởng…, đã và đang xây dựng đều trang bị hệ thống điều hoà không khí. Mục đích của việc điều hoà không khí là tạo ra môi trường vi khí hậu thích hợp cho điều kiện sinh lý của con người và nâng cao độ tin cậy hoạt động của các trang thiết bị công nghệ. Với đề tài Tính toán thiết kế hệ thống điều hoà không khí cho “ Khoa Ung Bướu –Bệnh Viện Đa Khoa Đà Nẵng” sau khi tìm hiểu và tiến hành làm đồ án, cùng với sự hướng dẫn tận tình hướng dẫn về đề tài này đã đem lại cho em những kiến thức bổ ích và kinh nghiệm cho công việc tương lai sau này. Trong suốt quá trình làm đồ án với sự nổ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy: TS.Phan Quí Trà cùng các thầy cô khác trong khoa, đến nay đồ án của em đã được hoàn thành. Trong cuốn thuyết minh này em đã cố gắng trình bày một cách trọn vẹn và mạch lạc từ đầu đến cuối tuy nhiên vẫn còn vài sai sót, lại một phần do kiến thức còn hạn chế và tài liệu không đầy đủ nên không tránh khỏi. Vì vậy em mong muốn có được sự chỉ bảo quí báu của thầy . Em xin chân thành cảm ơn. Đà Nẵng, tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện Lê Văn Diện ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----o0o----- -----o0o----- Khoa : Công Nghệ Nhiệt - Điện Lạnh NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên : Lê Văn Diện Lớp : 05N2 Khoá : 2005-2010 Ngành : Công Nghệ Nhiệt _ Điện Lạnh. 1. Tên đề tài : Thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho khoa Ung Bứu-Bệnh Viện Đà Nẵng 2. Các số liệu ban đầu : 3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán : - Giới thiệu công trình,phân tích phương án lựa chọn phương án đhkk và chọn thông số tính toán. - Tính cân bằng nhiệt, cân bằng ẩm và kiểm tra đọng sương. - Thành lập và tính toán sơ đồ điêu hòa không khí . - Chọn máy và thiết bị điều hòa không khí. -Tính toán chọn đường ống ga theo tiêu chuẩn - Tính toán thiết kế hệ thống thông gió và cấp gió tươi. - Tính chọn các thiết bị phụ : Tiêu âm, Lọc bụi 4. Các bản đồ và đồ thị : - Bản vẽ mặt bằng ĐHKK và thông gió tầng 1. - Bản vẽ mặt bằng ĐHKK và thông gió tầng 2. - Bản vẽ mặt bằng ĐHKK và thông gió tầng 3. - Bản vẽ mặt bằng ĐHKK và thông gió tầng 4. -Bản vẽ cách lắp đặt hệ thống ĐHKK - Bản vẽ sơ đồ nguyên lý đường ống dẫn gas lạnh. - Bản vẽ sơ đồ tuần hoàn 1 cấp. 5. Cán bộ hướng dẫn :T.S PHAN QUÍ TRÀ. 6. Ngày giao nhiệm vụ :02/2010 7. Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 04/06/2010. Thông qua bộ môn Ngày ....... tháng ........ năm 2010 TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký, ghi rõ họ tên) Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH KHOA UNG BƯỚI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG 1.1. Giới thiệu sơ về công trình 5 1.2. Ý nghĩa việc lắp đặt điều hòa tại khoa ung bứu 7 1.3. Giới thiệu về hệ thống điều hòa không khí 7 1.4 Lựa chọn phương án điều hòa không khí 16 1.5 Lựa chọn thông số tính toán 17 Chương 2 TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT ,CÂN BẰNG ẨM 2.1. Tính hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che 20 2.2. Tính cân bằng nhiệt 24 2.3. Tính cân bằng ẩm 44 2.4. Tính kiểm tra đọng sương 46 Chương 3 THÀNH LẬP VÀ TÍNH TOÁN SƠ ĐỒ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ 3.1. Lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí 48 3.2. Tính toán năng suất thiết bị 52 3.3. Tổng công suất lạnh của công trình 55 Chương 4 TÍNH CHỌN MÁY VÀ THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG 4.1. Lựa chọn hãng sản xuất 56 4.2. Lựa chọn thiết bị chính cho hệ thống điều hòa 61 Chương 5 TÍNH TOÁN THIẾT ĐƯỜNG ỐNG GA ,ĐƯỜNG ỐNG GIÓ,THÔNG GIÓ VÀ CẤP GIÓ TƯƠI 5.1 Tính toán thiết kế đường ống gas 67 5.2. Tính toán thiết kế đường ống gió ,thông gió và cấp gió tươi 76 5.2.1 Mục đích thiết kế 76 5.2.2 Cơ sở lý thuyết tính toán kênh gió 77 5.2.2 Tính toán thiết đường ống gió cấp 78 5.2.4 Tính toán thiết kế đường ống hút và thông gió nhà vệ sinh 90 Chương 6 TIÊU ÂM VÀ KHỬ KHUẨN CHO HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ I.TIÊU ÂM 6.1. Khái niệm về tiếng ồn 96 6.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với sức khoẻ con người 96 6.3. Các nguồn gây ồn 96 6.4. Các biện pháp tiêu âm và thiết bị tiêu âm 97 II. LỌC BỤI VÀ KHỬ KHUẨN100 Chương 7 PHƯƠNG ÁN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 7.1 Phương án lắp đặt dàn nóng 101 7.2 Phương án lắp đặt dàn lạnh 101 7.3 Phương pháp lắp đặt đường ống gas ,đường ống gió 102 KẾT LUẬN 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH KHOA UNG BƯỚI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG 1.1.GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH: 1.1.1. Giới thiệu sơ về công trình: Khoa ung bưới bệnh viện Đà Nẵng nằm ở địa chỉ 124 Hải Phòng,quận Hải Châu , Thành phố Đà Nẵng. Toàn bộ công trình là một tòa nhà 4 tầng cao 16,3 m, diện tích mặt bằng xây dựng là :Tầng (1)+Tầng (2,3,4)=30x66,9+3x67,1x30=8046m. 1.1.2. Bản vẽ mặt bằng của công trình: (xem ở bản vẽ) 1.1.3. Cấu trúc chính của công trình: Bảng 1.1. Các thông số về diện tích và chiều cao Thông số Tầng Chức năng phòng Diện tích phòng (m) Chiều cao (m) Tầng 1 Phòng khám 1 21.0 5,5 Phòng khám 2 21.3 5,5 Phòng mô phỏng 28.1 5,5 Phòng điều khiển 1 8.7 5,5 Phòng điều khiển 2x2 phòng 12.4x2 5,5 Phòng điều khiển 3 21.0 5,5 Phòng điều khiển 4 28.3 5,5 Phòng điều khiển 5 15.4 5,5 Phòng kế hoạch điều trị 14.3 5,5 Phòng máy chủ 14.3 5,5 Phòng khám phụ khoa 22.1 5,5 Phòng QC 26.4 5,5 Sảnh (Exit & Entry ) 12.4 5,5 Phòng Hotcell 26.4 5,5 Hành lang khu điều trị xạ trị 76.9 5,5 Phòng bác sĩ 12.8 5,5 Tầng 2 Phòng Phòng trưởng khoa 1 18.1 3,6 Phòng trưởng khoa 2 14.4 3,6 Phòng Bác Sĩ 15.64 3,6 Phòng điều khiển 14.4 3,6 Phòng spect 28.6 3,6 Phòng pet 28.1 3,6 P P Phòng bệnh nội trú x 2 phòng 56.4x2 3,6 Phòng khám 16.9 3,6 Phòng thủ thuật 29.5 3,6 Phòng hành chánh 11.3 3,6 Phòng vệ sinh nữ 1 18.0 3,6 Phòng vệ sinh nam 1 18.0 3,6 Phòng vệ sinh nữ 2 35.7 3,6 Phòng vệ sinh nam 2 35.7 3,6 Phòng vệ sinh loại 2 x2 56.4x2 3,6 Tầng 3 Phòng thủ thuật 16.1 3,6 Phòng khám 21.8 3,6 Phòng trưởng khoa 1 15.0 3,6 Phòng Bác Sĩ 16.1 36 Phòng vệ sinh nam 35.7 3,6 Phòng vệ sinh nữ 37.5 3,6 Phòng vệ sinh loại 2 x2 56.4x2 3,6 Phòng trưởng khoa 2 11.3 3,6 Tầng 4 Phòng bệnh nội trú x5 phòng 56.4x5 3,6 Phòng xử lý dụng cụ bẩn 8.3 3.6 Phòng soạn ăn 12.0 3.6 Sảnh 9.1 3,6 1.2. Ý NGHĨA VIỆC LẮP ĐẶT ĐIỀU HÒA TẠI KHOA UNG BƯỚU BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Vì vậy, ở thành phố Đà Nẵng vào mùa hè rất oi bức lại thêm môi trường không khí không được trong sạch. Việc lắp đặt hệ thống điều hòa tại bệnh viện là một điều kiện tất yếu khi nơi đây tập trung nhiều người cũng như bệnh nhân đến khám bệnh ,họ cần một môi trường trong sạch để hít thở không khí ,cũng như tránh các bệnh lây nhiểm có thể xảy ra trong bệnh viện. 1.3. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ : 1.3.1. Khái niệm về điều hoà không khí: Điều hoà không khí là một nghành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công nghệ và thiết bị để tạo ra một môi trường không khí phù hợp với công nghệ sản xuất, chế biến hoặc tiện nghi đối với con người. Ngoài nhiệm vụ duy trì nhiệt độ trong không gian cần điều hoà ở mức yêu cầu, hệ thống điều hoà không khí còn phải giữ độ không khí trong không gian đó ổn định ở một mức qui định nào đó. Bên cạnh đó, cần phải chú ý đến vấn đề bảo vệ độ trong sạch của không khí, khống chế độ ồn và sự lưu thông hợp lí của dòng không khí. 1.3.2. Ảnh hưởng của trạng thái không khí tới con người: Trạng thái không khí được biểu thị bởi nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ, độ trong sạch và nồng độ chất độc hại, độ ồn. Các đại lượng trên của không khí sẽ tác động tới con người và qui trình công nghệ sản xuất. 1.3.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ bên trong cơ thể con người luôn giữ ở 370C. Để có được nhiệt độ này người luôn sản sinh ra nhiệt lượng. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào con người sản sinh ra lượng nhiệt nhiều hơn lượng nhiệt cơ thể cần để duy trì ở 370C. Vậy lượng nhiệt dư thừa này cần phải thải vào môi trường không khí xung quanh từ bề mặt bên ngoài cơ thể người bằng 2 phương thức truyền nhiệt: đối lưu, bức xạ. Qua nghiên cứu thấy rằng con người thấy thoả mái dễ chịu khi sống trong môi trường không khí có nhiệt độ tkk = 22 ÷ 270C. 1.3.2.2. Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối: Độ ẩm tương đối của không khí φ được tính bằng %, không khí chưa bão hoà φ <100%, không khí bão hoà φ = 100%. Độ ẩm tương đối của không khí là yếu tố quyết định tới lượng nhiệt ẩn bay hơi qa từ cơ thể người vào không khí. Qua nghiên cứu ta thấy con người sẽ cảm thấy dễ chịu khi sống trong môi trường không khí có độ ẩm tương đối φ = 60 ÷ 75%. 1.3.2.3. Ảnh hưởng của tốc độ không khí: Ta biết rằng khi tốc độ không khí tăng, lượng nhiệt toả ra từ cơ thể bằng đối lưu và bằng bay hơi đều tăng và ngược lại. Qua nghiên cứu ta thấy con người sẽ cảm thấy dễ chịu khi tốc độ không khí xung quanh khoảng 0,25m/s. 1.3.2.4. Nồng độ các chất độc hại. Khi trong không khí có các chất độc hại chiếm một tỷ lệ lớn thì nó sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mức độ tác hại của mỗi một chất tùy thuộc vào bản chất chất khí, nồng độ của nó trong không khí, thời gian tiếp xúc của con người, tình trạng sức khỏe ...vv. Các chất độc hại bao gồm các chất chủ yếu sau: Bụi, khí CO2, SO2, NH3, Clo … Tuy các chất độc hại có nhiều nhưng trên thực tế trong các công trình dân dụng chất độc hại phổ biến nhất đó là khí CO2 do con người thải ra trong quá trình hô hấp. Vì thế trong kỹ thuật điều hoà người ta chủ yếu quan tâm đến nồng độ CO2. 1.3.2.5. Độ ồn: Người ta phát hiện ra rằng khi con người làm việc lâu dài trong khu vực có độ ồn cao thì lâu ngày cơ thể sẽ suy sụp, có thể gây một số bệnh như: stress, bồn chồn và gây các rối loạn gián tiếp khác. Độ ồn tác động nhiều đến hệ thần kinh. Mặt khác khi độ ồn lớn có thể làm ảnh hưởng đến mức độ tập trung vào công việc hoặc đơn giản hơn là gây sự khó chịu cho con người. Vì vậy độ ồn là một tiêu chuẩn quan trọng không thể bỏ qua khi thiết kế một hệ thống điều hòa không khí. 1.3.3. Phân loại hệ thống điều hoà không khí: Có nhiều cách phân loại hệ thống điều hoà không khí, ở đây chủ yếu sẽ trình bày 2 cách phân loại hay dùng: - Phân loại theo quá trình truyền nhiệt giữa không khí và môi chất lạnh trong dàn bốc hơi của máy lạnh: hệ thống điều hoà làm lạnh trực tiếp (không qua chất tải lạnh như nước), hệ thống điều hoà làm lạnh gián tiếp (qua chất tải lạnh trung gian như nước). - Phân loại theo cách cung cấp không khí lạnh đã qua xử lý cho không gian cần điều hoà; hệ thống điều hoà trung tâm, hệ thống điều hoà phân tán, hệ thống điều hòa cục bộ. 1.3.3.1. Hệ thống điều hoà không khí trực tiếp: - Hệ thống điều hoà không khí trực tiếp là hệ trong đó không khí trong phòng được làm lạnh trực tiếp bằng dàn bốc hơi (dàn lạnh) của máy lạnh. Dàn bốc hơi có thể đặt ngay trong phòng cần điều hoà (hệ thống điều hoà cục bộ ) hoặc dàn bốc hơi được đặt ngoài phòng điều hoà cùng với đường ống dẫn không khí (hệ thống điều hoà phân tán hoặc trung tâm), ở đây có thể sử dụng các loại máy điều hoà: - Máy điều hoà cửa sổ: tất cả các bộ phận của máy điều hòa đặt trong vỏ máy. Ưu điểm: gọn, dễ lắp đặt. Nhược điểm là phải đục tường đặt máy nên mất mỹ quan, máy có năng suất lạnh nhỏ. - Máy điều hoà tách rời: máy được phân thành 2 mảng: mảng trong nhà (indoor unit), mảng ngoài trời (outdoor unit). Mảng trong nhà gồm một hay nhiều khối trong có chứa dàn bốc hơi (dàn lạnh) nên còn gọi là khối lạnh; mảng ngoài trời chỉ gồm một khối trong có chứa dàn ngưng (dàn nóng) nên gọi là khối nóng. Máy điều hoà loại này thường có năng suất lạnh nhỏ. Hình 1.1: Điều hòa 2 mảnh - Máy điều hoà dạng tủ hai khối: một khối trong nhà (khối lạnh) có thể đặt đứng hoặc treo, môt khối ngoài trời (khối nóng). Loại máy này có năng suất lạnh vừa và nhỏ. - Máy điều hoà hoà VRV: về cấu tạo máy VRV giống như máy loại tách rời nghĩa là gồm hai mảng: mảng ngoài trời và mảng trong nhà ( gồm nhiều khối trong có dàn bốc hơi và quạt ). Sự khác nhau giữa VRV và dạng tách rời: với VRV chiều dài và chiều cao giữa khối ngoài trời và trong nhà cho phép rất lớn (100m chiều dài lớn nhất giữa dàn nóng và dàn lạnh ). Hình 1.2: Sơ đồ mguyên lý VRV Vì vậy khối ngoài trời có thể đặt trên nóc nhà cao tầng để tiết kiệm không gian và điều kiện làm mát giàn ngưng bằng không khí tốt hơn. Ngoài ra máy điều hoà VRV có ưu việt là khả năng lớn trong việc thay đổi công suất lạnh bằng việc thay đổi tần số điện cấp cho máy nén, nên tốc độ quay của máy nén thay đổi và lưu lượng môi chất lạnh cũng thay đổi. Nhược điểm là ống dẫn môi chất dài nên khó kiểm tra rò rỉ và cần lượng môi chất lạnh nạp vào máy nhiều hơn. Các loại máy điều hoà kể trên có đặt điểm chung: Không khí trong phòng nhờ quạt trong khối lạnh được hút vào và qua dàn lạnh lại thổi vào phòng. Nghĩa là khi cửa của phòng đóng kín, sẽ không có không khí tươi ở ngoài phòng vào cho nên người ta chỉ dùng loại máy điều hoà trong hệ thống trực tiếp này cho không gian cần điều hoà không có nhiều người (phòng làm việc, phòng ngủ...). - Máy điều hoà nguyên cụm: Máy được đặt ngoài phòng cần điều hoà, có loại không cần đường dẫn không khí lạnh và các miệng thổi. Ưu điểm: Ngoài việc hút không khí trong phòng điều hoà còn hút một lượng không khí tươi ngoài trời rồi đi qua dàn lạnh thổi vào phòng (hệ thống điều hoà phân tán hoặc trung tâm). Nhược đểm là đường ống gió cồng kềnh và có khả năng lan truyền hoả hoạn nhanh. Việc làm mát thiết bị ngưng tụ có thể bằng không khí hoặc bằng nước. Khi làm mát bằng nước máy phải kết hợp với tháp làm mát bằng nước. Loại máy điều hoà nguyên cụm thường có năng suất lạnh vừa và lớn. 1.3.3.2. Hệ thống điều hoà không khí gián tiếp: Hệ thống điều hòa không khí kiểu làm lạnh bằng nước là hệ thống trong đó cụm máy lạnh không trực tiếp xử lý không khí mà làm lạnh nước đến khoảng 7oC. Sau đó nước được dẫn theo đường ống có bọc cách nhiệt đến các dàn trao đổi nhiệt gọi là các FCU và AHU để xử lý nhiệt ẩm không khí. Như vậy trong hệ thống này nước sử dụng làm chất tải lạnh . Hệ thống gồm các thiết bị chính sau : - Cụm máy lạnh Chiller. - Tháp giải nhiệt đối với máy chiller giải nhiệt bằng nước. - Bơm nước giải nhiệt - Bơm nước lạnh tuần hoàn - Bình giãn nở và cấp nước bổ sung - Hệ thống xử lý nước - Các dàn lạnh FCU và AHU 1. Hệ thống điều hoà không khí gián tiếp kín: a. Hệ thống điều hoà: Hình 1.3 Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hoà không khí gián tiếp kín, ở đây nước lạnh từ bình bốc hơi của máy lạnh (máy sản xuất nước lạnh Water Chiller) chuyển động dẫn tới AHU (đặt ngoài phòng điều hoà) hoặc FCU (đặt trong phòng điều hoà cùng với quạt) để làm lạnh không khí rồi nước lại quay lại bình bốc hơi của máy lạnh. Vậy nước lạnh thực hiện vòng tuần hoàn mà không tiếp xúc với không khí ngoài trời nên gọi là hệ điều hoà không khí gián tiếp kín (hệ điều hoà nước lạnh kín). Hình 1. 3: Sơ đồ nguyên lý của Water Chiller. Trong hệ thống điều hoà không khí gián tiếp có đường ống dẫn không khí người ta hay sử dụng biện pháp thay đổi lưu lượng không khí lạnh để điều chỉnh phụ tải năng suất lạnh cho phù hợp với yêu cầu sử dụng. + Ưu điểm của điều hoà gián tiếp kín với AHU: Có đưa một lượng không khí tươi từ ngoài trời vào nên không khí trong không gian điều hoà trong sạch hơn. Vì vậy hệ điều hoà với AHU này nên dùng để điều hoà cho phòng đông người hoạt động (phòng họp, phòng ăn,...). + Nhược điểm: Cần thêm đường ống dẫn không khí, một phòng đặt AHU, hệ thống ống gió cồng kềnh. Khi cần sưởi ấm về mùa đông, ta cho máy lạnh ngưng hoạt động và thiết bị cung cấp nước nóng hoặc hơi nước sẽ đi vào AHU để đốt nóng không khí. Hoặc khi sử dụng máy lạnh hai chiều lúc này nước nóng sẽ cung cấp cho AHU, FCU. Trong hệ thống điều hoà không khí gián tiếp kín với việc sử dụng FCU (gồm dàn ống có cánh và quạt) ta thấy vì FCU đặt ngay trong phòng nên không có hệ thống ống dẫn không khí, đó là ưu điểm. Nhưng ngược lại là không chủ động được đưa một lượng không khí tươi từ ngoài trời vào phòng nên độ trong sạch không khí trong phòng giảm. Vì lý do này chỉ nên dùng FCU cho phòng điều hoà có ít người hoạt động (phòng ngủ, phòng làm việc ...). Nếu một công trình cần điều hoà cho cả phòng đông người và phòng ít người thì nên sử dụng hệ thống điều hoà không khí gián tiếp kín với cả AHU và FCU. b. Hệ thống ống nước: + Ưu điểm của việc sử dụng ống nước so với việc dùng ống dẫn không khí: Đạt được mỹ quan của công trình vì ống nước nhỏ. Hơn nửa hệ thống điều hoà với ống nước lạnh không bị lây lan, hoả hoạn như trong đường ống có dẫn không khí khi có hoả hoạn xảy ra. + Nhược điểm của hệ thống ống nước: Trở lực trên các đường ống dẫn tới các FCU lớn, để khắc phục người ta dùng một hệ thống nước cấp nhưng với hai ống nước hồi, với cách này trở lực của nước qua các FCU sẽ đồng đều vì chiều dài đường nước đi từ máy lạnh qua các FCU và về máy lạnh sẽ tương đối bằng nhau nên lượng nước cung cấp cho các FCU cũng đồng đều. 2. Hệ thống điều hoà gián tiếp hở: Ở đây nước lạnh được làm lạnh trong bình bốc hơi của máy lạnh (WC-water chiller) rồi phun trong buồng phun để làm lạnh không khí rồi được bơm hút về máy lạnh. Như vậy nước lạnh thực hiện vòng tuần hoàn hở có tiếp xúc với không khí nên ở đây gọi là hệ điều hoà không khí gián tiếp hở. Không khí lạnh tạo ra nhờ quạt đưa vào không gian cần điều hoà, không khí hồi từ không gian điều hoà nhờ quạt hồi đưa vào buồng hỗn hợp với không khí tươi lấy từ ngoài trời. + Ưu điểm: Có khả năng tạo ra không khí lạnh hoặc nóng có độ chứa hơi cao, vì vậy loại này thường dùng cho các phân xưởng sản xuất. + Nhược điểm: Cấu tạo buồng phun phức tạp hơn AHU, FCU. 1.3.3.3. Hệ thống điều hoà không khí trung tâm, phân tán, cục bộ: 1. Hệ thống điều hoà trung tâm: Hệ thống điều hoà trung tâm là hệ thống trong đó chỉ có một bộ phận xử lý không khí để tạo ra một dòng không khí lạnh chung cung cấp cho nhiều không gian cần điều hoà. Hình 1.4: không khí tươi từ ngoài trời hút vào 1 cùng với không khí tái tuần hoàn được hoà trộn trong buồng hoà trộn sau đó không khí được xử lý trong xử lý 3 tạo ra không khí lạnh rồi nhờ quạt 4 cùng hệ thống ống dẫn không khí 5 thổi vào phòng 7 qua các miệng thổi 6. Không khí trong phòng điều hoà nhờ quạt hồi 11 hút qua miệng thải 8 và đường ống hồi 9, phin lọc bụi 10 một phần thải ra ngoài qua cửa thải 12, phần còn lại vào buồng hoà trộn 2. + Ưu điểm của hệ trung tâm: Chỉ cần một bộ phận xử lý không khí cho nhiều phòng điều hoà nên giá thành thiết bị giảm, tiết kiệm được mặt bằng bố trí máy. + Nhược điểm: Chỉ tạo ra một dòng không khí có cùng trạng thái nên không đáp ứng được nhiều yêu cầu khác nhau của các phòng cần điều hoà, hệ thống có đường ống dẫn không khí dài và liên thông với nhau, nên tiêu phí nhiều vật liệu chế tạo ống cùng năng lượng cho quạt và có nguy cơ lây lan hoả hoạn cao. Không khí tươi 1 Không khí lạnh 2 3 6 7 8 12 11 4 5 6 7 8 không khí hồi 9 Hình 1. 4: Hệ thống điều hoà không khí trung tâm 1. Cửa lấy gió. 2. Buồng hòa trộn. 3. thiết bị xử lý không khí. 4. quạt cấp gió lạnh. 5. Đường ống gió lạnh cấp vào phòng. 6. Miệng thổi. 7. phòng ở. 8. Miệng hút. 9.Đường gió hồi. 10. Thiết bị lọc bụi. 11. Quạt hút. 12.Cửa thải gió. 2. Hệ thống điều hoà phân tán: Hệ thống điều hoà phân tán: Trong đó chỉ có một bộ phận xử lý không khí (nóng, lạnh) tạo ra một dòng không khí cho không một gian cần điều hoà. + Ưu điểm: không khí xử lý đúng yêu cầu của từng không gian cần điều hoà, hệ thống đường ống không khí riêng biệt cho mỗi không gian điều hoà, nên ít có nguy cơ lây lan hoả hoạn. + Nhược điểm: mỗi nơi điều hoà cần một hệ thống riêng nên chi phí đầu tư lớn, cần mặt bằng đặt và nhiều thiết bị. 3. Hệ thống điều hoà cục bộ: Hệ thống điều hoà cục bộ: Hệ thống chỉ có tác dụng trong một không gian hẹp và không được làm lạnh trực tiếp ngay tại không gian cần đi
Tài liệu liên quan