Ebook Văn học Nga

Một trong những chủ đề lớn của thơ trữ tình Puskin là tình yêu. “Hầu như tình yêu, tình bạn luôn là những tình cảm chi phối nhà thơ nhiều nhất và là ngọn nguồn trực tiếp nhất của hạnh phúc và đau khổ của cả đời ông. Màu sắc chung của thơ Puskin, đặc biệt trong thơ trữ tình là vẻ đẹp nội tâm con người và lòng nhân ái vuốt ve tâm hôn” (Biêlinxki). Cùng với “Gửi K.”, “Tôi yêu em” là bài thơ nổi tiếng của Puskin về tình yêu. Thời kỳ sống ở Pê tec bua, Puskin thường lui tới nhà vị Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga để gặp gỡ những người làm nghệ thuật, và cũng vì một thiếu nữ đẹp tên là A.A. Ôlênnhia, con gái vị chủ nhà. Mùa hè năm 1828, nhà thơ ngỏ lời cầu hôn nhưng không được nhận lời. Năm 1829, bài thơ ra đời trên cơ sở của mối tình có thật này. Thơ tình yêu của Puskin thường bắt nguồn từ những xúc cảm cụ thể, chân thực với những trải nghiệm tình cảm sâu xa, do đó, đã thể hiện được những vẻ đẹp đa dạng, tinh tế của thế giới tâm hồn con người. Bài thơ “Tôi yêu em” đã gây một niềm xúc động lớn lao vì đã vươn tới những giá trị tinh thần chung của loài người: những tình cảm chân thành, cao thượng, nhân ái của tình yêu chứa đựng trong những lời lẽ giản dị, trong sáng nhất. Có thể chia bài thơ thành hai phần: Bốn câu thơ đầu, nhân vật trữ tình - Tôi, khẳng định tình yêu vẫn còn nhưng xin rút lui vì không muốn gây phiền muộn cho người mình yêu. Bốn câu cuối, diễn tả các cung bậc khác nhau của tình yêu và lời khẳng định một tình yêu đằm thắm, chân thành. Điệp khúc “tôi yêu em” là giọng điệu chủ đạo của bài thơ. Dịch giả Thúy Toàn đã lựa chọn cách dịch “Tôi yêu em” một cách rất phù hợp. Nếu dịch thành “ tôi yêu cô’ thì bộc lộ một khoảng cách xa, trang trọng ít tình cảm, hơn nữa từ “cô” trong tiếng Việt ít chỉ quan hệ tình yêu. Nếu dịch thành “Anh yêu em” thì lại quá thân thiết, gần gũi, trong trường hợp của nhà thơ Puskin lại chưa phù hợp. Lựa chọn cụm từ “Tôi yêu em”, Thúy Toàn đã chuyển tải chính xác một quan hệ vừa gần vừa xa, vừa rụt rè vừa đằm thắm. Nhân vật Tôi chưa thân thiết với nhân vật cô gái đến mức xưng Anh; khi xưng Tôi, quan hệ tình yêu lại mang một sắc thái trầm tĩnh, tự tin, đúng mực, có mang Ý thức về mình. Nét tinh tế trong quan hệ hai nhân vật được bộc lộ qua hai đại từ nhân xưng “Tôi” và “Em” này.

doc12 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ebook Văn học Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Một trong những chủ đề lớn của thơ trữ tình Puskin là tình yêu. “Hầu như tình yêu, tình bạn luôn là những tình cảm chi phối nhà thơ nhiều nhất và là ngọn nguồn trực tiếp nhất của hạnh phúc và đau khổ của cả đời ông... Màu sắc chung của thơ Puskin, đặc biệt trong thơ trữ tình là vẻ đẹp nội tâm con người và lòng nhân ái vuốt ve tâm hôn” (Biêlinxki). Cùng với “Gửi K.”, “Tôi yêu em” là bài thơ nổi tiếng của Puskin về tình yêu.               Thời kỳ sống ở Pê tec bua, Puskin thường lui tới nhà vị Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga để gặp gỡ những người làm nghệ thuật, và cũng vì một thiếu nữ đẹp tên là A.A. Ôlênnhia, con gái vị chủ nhà. Mùa hè năm 1828, nhà thơ ngỏ lời cầu hôn nhưng không được nhận lời. Năm 1829, bài thơ ra đời trên cơ sở của mối tình có thật này.               Thơ tình yêu của Puskin thường bắt nguồn từ những xúc cảm cụ thể, chân thực với những trải nghiệm tình cảm sâu xa, do đó, đã thể hiện được những vẻ đẹp đa dạng, tinh tế của thế giới tâm hồn con người. Bài thơ “Tôi yêu em” đã gây một niềm xúc động lớn lao vì đã vươn tới những giá trị tinh thần chung của loài người: những tình cảm chân thành, cao thượng, nhân ái của tình yêu chứa đựng trong những lời lẽ giản dị, trong sáng nhất.               Có thể chia bài thơ thành hai phần: Bốn câu thơ đầu, nhân vật trữ tình - Tôi, khẳng định tình yêu vẫn còn nhưng xin rút lui vì không muốn gây phiền muộn cho người mình yêu. Bốn câu cuối, diễn tả các cung bậc khác nhau của tình yêu và lời khẳng định một tình yêu đằm thắm, chân thành. Điệp khúc “tôi yêu em” là giọng điệu chủ đạo của bài thơ. Dịch giả Thúy Toàn đã lựa chọn cách dịch “Tôi yêu em” một cách rất phù hợp. Nếu dịch thành “ tôi yêu cô’ thì bộc lộ một khoảng cách xa, trang trọng ít tình cảm, hơn nữa từ “cô” trong tiếng Việt ít chỉ quan hệ tình yêu. Nếu dịch thành “Anh yêu em” thì lại quá thân thiết, gần gũi, trong trường hợp của nhà thơ Puskin lại chưa phù hợp. Lựa chọn cụm từ “Tôi yêu em”, Thúy Toàn đã chuyển tải chính xác một quan hệ vừa gần vừa xa, vừa rụt rè vừa đằm thắm. Nhân vật Tôi chưa thân thiết với nhân vật cô gái đến mức xưng Anh; khi xưng Tôi, quan hệ tình yêu lại mang một sắc thái trầm tĩnh, tự tin, đúng mực, có mang Ý thức về mình. Nét tinh tế trong quan hệ hai nhân vật được bộc lộ qua hai đại từ nhân xưng “Tôi” và “Em” này.               Mở đầu bài thơ là điệp khúc khẳng định: “Tôi yêu em”, một lời bộc lộ chân thành xuất phát từ một trái tim trung thực, báo hiệu một tình yêu thực sự. “Tôi yêu em”, lời lẽ giản dị mà mang bao nỗi quyến rũ, bí ẩn muôn đời: Tôi yêu em: đến nay chừng có thể, Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai. Lời thơ chậm rãi, tình thơ thâm trầm, kín đáo. Một sự khẳng định pha chút cân nhắc, dè dặt với những từ “có thể”, “chưa hẳn”(Nguyên văn: “Tình yêu, có lẽ, còn chưa hoàn toàn lụi tắt trong lòng tôi”). Dùng một từ ngữ mang tính phủ định, “chưa hoàn toàn lụi tắt”, nhân vật trữ tình bày tỏ một tình yêu, một say mê mang dáng vẻ âm thầm, dai dẳng, dấu hiệu của những cảm xúc vững bền, của một trái tim chung thủy, không phải là sự đam mê bột phát vụt lóe sáng rồi lụi tàn ngay đấy. Mạch thơ chuyển đột ngột: Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.   Câu thơ thể hiện cái điềm tĩnh của lí trí, cái dồn nén của cảm xúc. Điệp từ “không” (Nguyên văn: Nhưng mong sao nó không làm em băn khoăn thêm nữa, Tôi chẳng muốn làm em buồn vì bất cứ lẽ gì”) nhấn mạnh sự dứt khoát: càn phải dập tắt ngọn lửa tình yêu (dù chỉ là âm thầm, dai dẳng) để tránh cho em phải bận lòng, tránh cho hồn em phải gợn bóng u hoài. Lời thơ như một lời tự nhắc nhủ, một sự tự Ý thức về tình yêu của mình và cũng như một lời nói bên trong đầy dịu dàng, trân trọng với hồn em. Nhưng đằng sau những lời lẽ điềm tĩnh, đúng mực ấy là bao nỗi niềm, bao sắc thái của tình yêu: có cái chua xót của thân phận vì nếu tình yêu không đem lại hạnh phúc, niềm vui mà chỉ là nỗi băn khoăn, buồn bã cho người mình yêu thì nên chấm dứt tình yêu đó; có thể là sự chế ngự của lí trí với con tim; có cái cao thượng, tế nhị của tình tôi ( điều quan trọng không phải là tình yêu của tôi mà là sự yên tĩnh, thanh thản của hồn em); có cái tôn thờ, sùng kính của bậc nam nhi đối với người phụ nữ. Tình yêu có thể chấm dứt vì nhiều lí do, nhưng cái lí do đầy dịu dàng, trân trọng và cao thượng ấy đối với người phụ nữ dễ mấy ai có được. Nếu bốn câu thơ đầu, cảm xúc có xu hướng bị dồn nén, bị lí trí chi phối thì ở bốn câu thơ sau, mạch cảm xúc lại tuôn trào, không tuân theo mệnh lệnh của lí trí, khẳng định một tình yêu mãnh liệt không che giấu với điệp khúc “Tôi yêu em” được nhắc lại lần thứ hai:               Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen. Nhịp thơ nhanh hơn với những từ “lúc”, “khi”, diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi vô cùng, dồn dập. Nhân vật trữ tình bộc lộ thẳng thắn tâm hồn mình: một tình yêu “âm thâm”, “không hi vọng”, vừa khẳng định lại nét âm thầm, vừa nhân mạnh không hi vọng, như tô đạm thêm nét đặc biệt của mối tình đơn phương này. Nhưng dù vậy, tình yêu ấy vẫn diễn ra với mọi sắc thái muôn thuở: nỗi đau khổ âm thầm, niềm tuyệt vọng, sự rụt rè, lòng ghen tuông giày vò. Hai câu thơ mang tính chất thú nhận đã khơi mở những lớp tình cảm phức tạp mà rất con người dưới đáy sâu tâm hồn, sau lớp vỏ ngôn từ bình thản, điềm tĩnh thể hiện qua cách xưng hô, qua vẻ ngoài lặng lẽ rụt rè, qua Ý thức cố ghìm nén tình cảm, chỉ cho phép nói rằng tình yêu của mình chưa lụi tắt chứ không phải là dang bùng cháy mãnh liệt.  Nhân vật trữ tình không ngại ngần mà trung thực bày tỏ: “khi hậm hực lòng ghen”, nghĩa là “Tôi” cũng chỉ như muôn người bình thường khác, cũng bị những tình cảm khổ đau, u ám muôn thuở trong tình yêu vò xé tâm can. Tuy nhiên, có ai đã từng nói, lòng ghen tuông như con rắn độc, nó bóp nghẹt trái tim, bởi vì ghen tuông trong tình yêu dẫn đến mất sáng suốt, như Mê đê vì thù chồng mà giết chết con mình (kịch Mê đê- Ơ ri pít), như Ô ten lô bóp chết vợ Đex đê mô na (kịch Ô ten lô-Sếc pia), như Lenxki thách Ônhêghin đấu súng (kịch thơ Ep ghê nhi Ô nhê ghin – Puskin), như Hoạn Thư hành hạ Thúy Kiều (Truyện Kiều-Nguyễn Du). Liệu nhân vật trữ tình trong bài thơ có bị nỗi ghen tuông ngự trị làm hạ thấp cong người như vậy không?               Hai câu cuối cũng là câu trả lời, vụt sáng lên một giá trị nhân văn, một tư thế cao thượng cảu con người đáng yêu ấy Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.  Cảm xúc bị dồn nén được giải tỏa, tuôn trào. Điệp khúc “Tôi yêu em”được láy lại lần thứ ba với một lời khẳng định bản chất của mối tình này: chân thành, đằm thắm. Trong tiếng Nga, động từ “yêu” luôn được để ở thể chưa hoàn thành, điều ấy có nghĩa là ngọn lửa tình yêu trong trái tim nhà thơ sẽ không bao giờ tắt, sẽ không bao giờ lụi tàn, nhạt phai. Chính sự chân thành, đằm thắm không bao giờ nhạt phai ấy là cái gốc của tấm lòng cao thượng trong tình yêu này. Nó lí giải vì sao nhân vật trữ tình ở đoạn trên lại có một xử sự dịu dàng, tế nhị, trân trọng người mình yêu và đến cuối bài thơ lại có một lời chúc thiêng liêng, đầy vị tha: tôi cầu mong em có được một người yêu em cũng chân thành, đằm thắm như tôi.               Có một điều tế nhị sâu xa trong hoàn cảnh trớ trêu này. Tình yêu khi không được đền đáp thường là nỗi khổ đau, đưa đến lòng tự ái, hận thù. Nhưng nếu đó là tình yêu của một trái tim chân thạt, độ lượng, nhân hậu thì dù bị cự tuyệt, con người vẫn có thể có những xử sự cao thượng. Lời cầu mong cuối bài thơ cũng còn là lời nhắn nhủ của một trái tim giàu độ lượng, chở che như nhà thơ đã viết trong một bài thơ khác:               Nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn,        Em thầm thì hãy gọi tên lên,        Và hãy tin: còn đây một kỉ niệm,        Em vẫn còn sống giữa một trái tim Chính thái độ trân trọng, tôn thờ, sùng kính “sự thuần khiết” đối với phụ nữ đã đưa bài thơ của Puskin vươn tới những giá trị nhân văn cao cả trong kho tàng thơ tình nhân loại.               Bài thơ đã diễn tả một tình yêu vô vọng, thấm một sắc điệu buồn, nhưng hơn hết vẫn là sự mãnh liệt va cao thượng của trái tim con người với một mối tình không đơm hoa kết trái. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, không có biện pháp tu từ nào ngoài điệp ngữ “tôi yêu em’. Chất thơ cảu bài thơ toát ra từ những cảm xúc chân thành, ghìm nén, từ những lời nói giản dị nưhng đầy thết tha, tế nhị mà nmamhx liệt, đằm thắm mà cao thượng, như Biêlixki từng nhânnj định: “Đặc điểm thơ ca Puskin là khả năng phát hiện trong con người mĩ cảm và lòng nhân ái, hiểu theo nghĩa là lòng kính trọng vô hạn đối với phẩm giá con người với tư cách là Con Người Lá thư bị đốt cháy Puskin 1. Thôi từ biệt, lá thư của tình yêu, từ biệt Nàng đã quyết sao ta còn luyến tiếc Sao bàn tay mãi chẳng chịu buông ra Cho lửa thiêu hết thảy niềm vui sướng của ta! 2. Nhưng đã đủ. Hỡi tình thư bốc cháy! Tâm hồn ta không còn nghe, chẳng thấy Ngọn lửa tham đã nhận bức thư em… Gượm chút nào! Một làn khói nhẹ êm Quần quại, tan đi với lời ta cầu khẩn Vết xi cháy sủi lên, tan hình chiếc nhẫn Ôi trời đất, tất cả thế là xong! Những trang giấy đen còn hãy quăn xong, Tàn mỏng mảnh còn ghi trăng trắng chữ… 3. Lòng thắt lại. Tàn thân yêu quý hỡi! Một niềm vui nghèo cực xót xa Còn lại đời đời trên ngực với ta Xuân Diệu dịch Dịch nghĩa Vĩnh biệt, lá thư của tình yêu, vĩnh biệt! Nàng đã ra lệnh… Sao tôi chần chừ lâu thế, sao bàn tau lâu chẳng chịu Giao cho ngọn lửa tất cả mọi niềm vui của tôi Nhưng đủ rồi, giờ đã đến. Cháy đi bức thư của tình yêu! Tôi đã sẵn sàng. Lòng tôi giờ chẳng còn lắng nghe gì nữa. Ngọn lửa tham lam đang nhận lấy từng trang thư của em. Khoan một phút thôi! Bùng lên… cháy rồi… làn khói nhẹ Cuộn quanh tan đi cùng với lời cầu nguyện của tôi. Vết xi gắn đã cháy sủi lên làm tiên tan mất Dấu ấn chiếc nhẫn thủy chung… Ôi thiên mệnh! Đã hoàn thành rồi! Những tờ giấy đen quăn cong lại Trên tàn mỏng mảnh còn trăng trắng nét chữ thân thương. Niềm nui nghèo nàn trong cuộc đời sầu bi của tôi Hãy còn lại mãi mãi cùng tôi trên tấm ngực đau thương. Phân tích Puskin (1799-1836) là “Mặt trời thơ ca của nước Nga”. Ngoài những trường ca “Người tù KapKaz”, “Kị sĩ đồng”…, ông còn để lại 800 bài thơ trữ tình, trong đó có nhiều bài thơ tình rất nổi tiếng. Bài thơ “Lá thư bị đốt cháy” được Puskin sáng tác vào năm 1825, khi nhà thơ còn bị chính quyền chuyên chế Nga hoàng lưu đầy và bị quản thúc tại làng Mikhailốpxkôiê - quê ngoại hẻo lánh thuộc miền Tây Bắc Nga. Mặc dù bị cách li với thế giới rộng lớn bên ngoài, nhưng ông vẫn được sáng tác, được in những tác phẩm của mình và trao đổi thư từ với bạn bè và người thân. “Lá thư bị đốt cháy” thể hiện nghệ thuật sử dụng chi tiết trong bút pháp trữ tình của Puskin để diễn tả cảm xúc và tâm trạng một cách nồng nàn nhất, say đắm nhất. “Lá thư” là của người yêu phương xa gửi tới, trên có gắn xi, có in “dấu ấn chiếc nhẫn thủy chung”. Người yêu của nhà thơ là một người đẹp đã “ngự trị” trong tâm hồn nhà thơ, đầy “quyền uy”. Phái là người đẹp được nhà thơ “tôn thờ” nên “Nàng đã ra lệnh” cho người tình đọc xong phải đốt thư ngay. Đó là mệnh lệnh của trái thu, của tình yêu. Mặc dù vậy, chàng trai vẫn “chần chừ”, vẫn giữ lại trong tay “lâu chẳng chịu” trao cho ngọn lửa. Bức thư tình của người đẹp quý giá biết bao nhiêu. Trong hoàn cảnh bị quản thúc mất tự do, sống trong cô đơn, thì bức thư tình của người yêu nơi xa xôi gửi đến là vô giá, vì nó là “tất cả mọi niềm vui” của Puskin. Nhà thơ thốt lên hai lần tiếng “vĩnh biệt” điều đó nói lên nỗi đau vô hạn của mình, khi phải đốt cháy bức tình thư! Không hiểu vì sao, thi sĩ Xuân Diệu thay bằng “từ biệt” trong bản dịch thơ? “Thôi từ biệt, lá thư của tình yêu, từ biệt Nàng đã quyết sao ta còn luyến tiếc Sao bàn tay mãi chẳng chịu buông ra Cho lửa thiêu hết thảy niềm vui sướng của ta!” Câu thơ trong nguyên tác viết dưới hình thức câu hỏi tu từ cực tả sâu sắc nỗi đau đớn, sự ngập ngừng luyến tiếc, phút chần chừ do dự của nhà thơ trước khi đốt cháy bức thư: “Sao tôi chần chừ lâu thế, sao bàn tay lâu chẳng chịu…”. Cuốc đấu tranh nội tâm diễn ra: đốt bức thư tình, làm theo điều “nàng đã ra lệnh” hay giữ lại kỷ vật thiêng liêng chứa đựng trong đó, nét chữ, giọng tâm tình, lời yêu thương nồng nàn say đắm… Đốt bức tình thư trong hoàn cảnh ấy đối với Puskin là một hành động cao thượng, tự hy sinh vì tình yêu. Một chút ngập ngừng và người con trai phải làm theo “mệnh lệnh” người yêu, châm lửa đốt. Dòng thơ bị cắt ra thành nhiều câu diễn tả sự ngập ngừng, thảng thốt: “Nhưng đủ rồi, giờ đã đến. Cháy đi bức thư của tình yêu! Tôi đã sẵn sàng. Lòng tôi giờ chẳng còn lắng nghe gì nữa.” Tâm hồn ta không còn nghe, chẳng thấy người con trai đau đớn, bàng hoàng nhìn ngọn lửa và bức thư bén lửa bốc cháy. Lời thơ run lên cùng nỗi lòng đau đớn, xót xa: “Ngọn lửa tham đã nhận bức thư em… Gượm chút nào! Một làn khói nhẹ êm” Puskin đã sử dụng và sáng tạo một hình ảnh ẩn dụ - nhân hóa để làm nổi bật nỗi lòng xót xa, tiếc nuối khi nhình bức tình thư đang cháy: “Ngọn lửa tham lam đang nhận lấy từng trang thư của em”. Nhà thơ cầu khẩn van lơn: “Gượm chút nào!...”. Những câu thơ tiếp theo tả làn khói, ngọn lửa, vết xi gắn trên bức thư in dấu ấn chiếc nhẫn… Ba tiếng: “Ôi thiên mệnh!” như một tiếng kêu rên. Thiên mệnh là mệnh trời. Một tình yêu đẹp do trời sắp đặt. Bức thư bị đốt cháy cũng là do ý trời. Hình ảnh bức thư bị đốt cháy đối với người con trai mang màu sắc cao cả thiêng liêng: “Quần quại, tan đi với lời ta cầu khẩn Vết xi cháy sủi lên, tan hình chiếc nhẫn Ôi trời đất, tất cả thế là xong!” Xuân Diệu không dịch được các từ ngữ: “Thủy chung”, “thiên mệnh!”. Việc dịch thơ là một sáng tạo nghệ thuật chẳng chút dễ dàng. Thương tiếc, đau đơn, nhìn đăm đăm vào mảnh tro tàn - như một vết thương lòng nhức nhối - người con trai đa tình vẫn còn tìm thấy “trăng trắng nét chữ thân thương” của người yêu. Những nét chữ ấy như linh hồn của lá thư tình bị đốt cháy. Đó là di bút của một thiên diễm tình. Cũng như hoa tàn, hoa rụng, nhưng hương hoa còn phảng phất trong không gian, lá thư bị đốt cháy rồi mà chàng trai vẫn còn lưu luyến nhìn những “nét chữ thân thương” in rõ trên mảnh tro tàn “trăng trắng”. Hình ảnh “Những tờ giấy đen quăn cong lại” tương phản với “trăng trắng nét chữ thân thương” khẳng định một tình yêu đẹp, trong sáng, thủy chung. Lá thư tuy bị đốt cháy nhưng tình yêu đôi lứa vẫn sống mãi trong trái tim nhà thơ. “Tờ giấy đen quăn cong lại” chỉ “thác là thể phách” còn tình yêu là mãi mãi “hồn còn tinh anh” như “trăng trắng nét chữ thân thương” ấy. Ba dòng cuối của bài thơ thể hiện nỗi đau đơn, thương tiếc của người con trai khi nhìn thấy mảnh tro tàn. Phải yêu tha thiết lắm, trân trọng, quý trọng, luyến tiếc lá thư của người yêu - kỉ vật thiêng liêng - thì tự đáy lòng mới cất lên lời thơ nghẹn ngào, như thắt lòng lại như thế: “Lòng thắt lại. Tàn thân yêu quý hỡi! Một niềm vui nghèo cực xót xa Còn lại đời đời trên ngực với ta” Trong hoàn cảnh bị quản thúc cách biệt với thế giới bao la, phải xa cách bạn bè và người yêu thì một lá thư tình nhận được, đúng là “niềm vui nghèo nàn trong cuộc đời sầu bi” của mình. Lá thư bị đốt cháy rồi, nhà thơ lẳng lặng, xót xa, đau đớn, buồn tủi. Nét chứ, giọng điệu, tâm tình và hình ảnh người yêu “hãy còn lại mãi mãi… trên tấm ngực đau thương” của người. Lá thư tình bị đốt cháy rồi nhưng tình yêu thủy chung của giai nhân vẫn đằm thắm, thiết tha trong trái tim chàng trai đa tình. Bài “Lá thư bị đốt cháy” thuộc thể loại bi ca trong sáng tác của Puskin. Bài thơ thể hiện một tình yêu sâu nặng, thiết tha, một tấm lòng quý trọng đến mức tôn thờ người yêu. Đốt bức thư tình trong cảnh ngộ nhà thơ là một hành động vô cùng cao thượng. Ngôn ngữ trong sáng. Câu cảm thán, câu hỏi tu từ liên kết nhau biểu đạt mãnh liệt cảm xúc đau đớn, xót xa khi nhìn lá thư tình bị đốt cháy. Hình ảnh lá thư bốc cháy trên “ngọn lửa tham” là một biểu tượng đầy ám ảnh. Xuân Diệu viết: “Yêu là chết ở trong lòng một ít” - câu thơ ấy giúp ta cảm nhận bài thơ tình “Lá thư bị đốt cháy” của Puskin. Nội dung Tội ác và trừng phạt tập trung vào nhân vật trung tâm Rodion Romanovich Raskolnikov, một sinh viên trường luật ở Petecbua. Raskolnikov xuất thân từ một gia đình nghèo ở nông thôn, bà mẹ không đủ điều kiện nuôi anh ăn học đến ngày thành đạt, cô em gái Dunhia giàu lòng hy sinh phải làm gia sư cho gia đình lão địa chủ quý tộc dâm dục Arkady Ivanovich Svidrigailov để nuôi anh. Nhưng vốn là một cô gái thông minh, giàu tự trọng, Dunhia bỏ việc dạy học vì bị lão địa chủ Svidrigailov ve vãn hòng chiếm đoạt, mặc dù lão đã có vợ con. Đời sống gia đình ngày càng khó khăn khiến Raskolnikov phải bỏ học giữa chừng. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, một người mối lái đưa Pyotr Petrovich Luzhin (Luzhin), một viên quan cao cấp ngành Toà án ở Thủ đô đến gặp Dunhia hỏi vợ. Do đời sống thiếu thốn, hàng ngày chứng kiến nơi cái xóm trọ toàn dân nghèo với bao cảnh đời lầm than, cùng quẫn, lại bị tiêm nhiễm bởi triết lí người hùng khi mơ tưởng một ngày sẽ được như Napoléon Bonaparte, Raskolnikov tự coi mình là phi thường, thường xuyên khép kín lòng mình, bơi mải miết trong những suy tư đơn độc, nung nấu những căm uất về tình trạng bất công, phi nghĩa của xã hội và tìm kiếm lối thoát bằng sức lực của cá nhân mình. Những lý do đó đã khiến chàng, trong một lần nọ, đã quyết định đến nhà mụ cầm đồ Alyona Ivanovna giàu nứt đố đổ vách, lạnh lùng lấy búa bổ vỡ đầu mụ và cướp tiền bạc, châu báu. Sau khi mở được két tiền, quay ra chàng gặp ngay em gái mụ cầm đồ, Elizabet. Vì quá hốt hoảng Raskolnikov vung búa đập chết luôn ả. Trốn khỏi căn nhà mụ cầm đồ, chàng giấu kín gói đồ cướp được dưới một tảng đá và không dám tiêu một đồng mặc dù không còn một xu dính túi. Sau vụ giết người khủng khiếp đó, dù chưa bị phát hiện, lương tâm của Raskolnikov vẫn bị dày vò triền miên. Chàng như người mất hồn tâm thần hoảng loạn, đêm nằm mê sảng vật vã, ngày đi lang thang vơ vẩn. Trong một hôm uống rượu giải khuây, trong quán tình cờ Raskolnikov tâm sự với một bác công nhân già nát rượu Semyon Zakharovich Marmeladov và biết được Sonya, con gái bác phải bán thân để nuôi cả cha, mẹ kế và các em trong khung cảnh đói rét và bệnh tật. Raskolnikov đã đến với Sonya để rồi tình cảm giữa chàng và Sonya ngày càng gắn bó. Trong lúc đó, Dunhia tuy chưa rõ Luzhin là kẻ tốt hay xấu, nhưng cả mẹ và nàng đều tìm thấy ở con người có thế lực giàu sang này chỗ dựa chắc chắn về kinh tế, không chỉ giúp gia đình mà cả con đường công danh của Raskolnikov về sau. Thương anh và thương mẹ, Dunhia đã nhận lời đính hôn với Luzhin, người có thể trở thành chỗ dựa kinh tế cho gia đình nàng, đồng ý cùng mẹ về sống ở thủ đô để chuẩn bị lễ cưới. Biết chuyện Raskolnikov ra sức chống lại đám cưới của Dunhia và Luzhin, vì chàng hiểu rõ bản chất đồi bại bỉ ổi của kẻ tai to mặt lớn này trong giai đoạn chàng còn ở Petecbua. Chàng cho rằng nếu để em gái Dunhia cưới Luzhin thì không khác nào đồng ý cho Dunhia đi làm đĩ như số phận của Sonya. Như vậy là phạm tội ác đến hai lần, không chỉ giết chết nhân phẩm của Dunhia mà còn giết chết cả nhân phẩm của chính mình. Raskolnikov đã không ngần ngại đuổi Luzhin ra khỏi nhà ngay trước mặt mẹ và em gái. Đang đi lang thang trên phố, thấy bác công nhân Marmeladov nát rượu bị xe ngựa cán ngã lăn ra đường mê man bất tỉnh, Raskonikov đã vội vàng đưa bác về nhà, rồi tự tay bỏ tiền ra lo việc ma chay cho gia đình của Sonya. Từ đó tình yêu giữa chàng và Sonya ngày càng thắm thiết. Luzhin, với bản chất xấu xa của hắn, không quên mối nhục và tìm cách trả thù Raskolnikov. Nhân lúc nhà Sonya có tang, hắn giả vờ xót thương gọi Sonya tới nhà mình và cho nàng 10 rúp nhưng lại lén bỏ vào trong túi nàng một tờ 100 rúp. Sau đó, hắn đến đám tang, đột ngột bước vào không thèm chào hỏi ai và đến trước mặt bà mẹ góa kêu ầm lên là mất tờ 100 rúp hắn để trên bàn vào lúc Sonya tới nhà hắn. Hắn cả quyết rằng chỉ có Sonya lấy cắp, đòi khám áo Sonya và thấy quả là từ đáy túi áo ngoài của nàng rơi ra một tờ giấy 100 rúp được gấp làm tám. Luzhin la toáng lên yêu cầu gọi cảnh sát đến bắt Sonya. Mục đích của hắn nhằm bôi xấu Raskolnikov và cứu vãn danh dự của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docvan hoc nga.doc
  • docChương 2.doc
  • dochoang cam.doc
  • dochuong dan nien luan.doc
  • docnien luan.doc
  • docTagorei.doc
  • doctai lieu nien luan.doc
Tài liệu liên quan