Giới thiệu một số tờ báo có sự can thiệp của các tập đoàn kinh tế

Nền báo chí thế giới từ nửa sau thế kỷ XX cho đến nay phát triển rất mạnh mẽ, phát huy tối đa “quyền lực thứ tư” theo xu hướng toàn cầu hoá thông tin. Quan sát và phân tích truyền thông Mỹ và thế giới từ nhiều năm và nhất là những động tĩnh thời gian gần dây, nhà nghiên cứu Eduardo Galeano đưa ra nhận định: “Chưa bao giờ lại có nhiều người bị khống chế về mặt thông tin bởi một số ít người đến thế”. Quả đúng như vậy, nhận thấy sức mạnh của báo chí, các ông trùm của các tập đoàn tư bản lũng đoạn trực tiếp hoặc gián tiếp đều tìm mọi cách can thiệp vào báo chí để phục vụ cho những mục đích lợi nhuận và nhiều quyền lợi khác cuả mình. Sự can thiệp đó đã gây ảnh hưởng sâu rộng tới nền báo chí toàn cầu. Sau 20 năm đổi mới cùng với việc gia nhập WTO, báo chí Việt Nam đã lớn mạnh về mọi mặt và đang có nhu cầu vươn cao, vươn xa hơn nữa nhằm khẳng định vị thế của mình. Việt Nam lại là một thị trường giàu tiềm năng và mới bước đầu được khai phá. Trong vòng quay đó, như một tất yếu, nền báo chí Việt Nam cũng đã bắt đầu xuất hiện sự can thiệp của các tập đoàn tư bản lũng đoạn hay các tập đoàn kinh tế. Chính vì thế, đề tài nghiên cứu này muốn tìm hiểu về sự can thiệp của các tập đoàn tư bản lũng đoạn đối với nền báo chí trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

doc70 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu một số tờ báo có sự can thiệp của các tập đoàn kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN Hoàng Thị Hải Yến (Nhóm trưởng) Phan Thị Hoài Thương Vũ Mai Diệu Thuần Hồ Hải Huyền Lê Thị Hường Ma Yến Nguyễn Ngọc Tú Nguyễn Thị Ngọc Nguyễn Thị Hường 10.Lê Thị Huyền Mai 11. Nguyễn Thị Hà Linh 12. Nguyễn Thị Ánh 13. Nguyễn Thị Thanh Hoà MỤC LỤC Phần mở đầu Lý do chọn đề tài 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 Đối tượng nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu 5 Cấu trúc đề tài 5 Nội dung nghiên cứu Chương I: Vài nét về tập đoàn tư bản lũng đoạn Khái niệm tập đoàn tư bản lũng đoạn 6 Tại sao tập đoàn tư bản can thiệp vào báo chí Nhìn thấy báo chí như một loại hàng hoá, nghề kinh doanh có Lãi 7 Quảng cáo để đưa sản phẩm đến với người dân 8 Quảng bá xây dựng hình ảnh 9 Thấy được tầm quan trọng của báo chí trong việc tạo dư luận, chính trị, tác động nhận thức của người dân 10 Can thiệp như thế nào Đầu tư vào nghề báo: Mua hoặc liên doanh 12 Tài trợ, bơm tiền vào quảng cáo 14 Thành lập một tờ báo riêng 18 Tiểu kết chương I 20 Chương II: Những câu chuyện điển hình về sự can thiệp của tập đoàn tư bản lũng đoạn đối với báo chí “Đám cưới” giữa AOL và Time Warner Vài nét về Time Warner và AOL 21 Sự can thiệp của AOL với Time Warner 24 Những hoạt động của AOL Time Warner 28 “Google – Câu chuyện thần kỳ” Sự ra đời và phát triển của Google 28 Sự can thiệp của Google vào báo chí 34 The Wall Street Journal – “Đứa con cưng” của Dow Jones Những ngày đầu của Dow Jones và nhật báo WSJ 43 Sự phát triển của WSJ 44 Microsoft – “Một đế chế hùng mạnh” Sự ra đời của Microsoft 50 Những sản phẩm của Microsoft 52 Sự can thiệp của Microsoft đối với báo chí 53 Tiểu kết chương II Chương III: Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam Vài nét về báo chí Việt Nam hiện nay 58 Giới thiệu một số tờ báo có sự can thiệp của các tập đoàn kinh tế Về FPT và Vnexpress 60 Về VASC và Vietnamnet 62 Tiểu kết chương III 65 Kết luận Tài liệu tham khảo PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Nền báo chí thế giới từ nửa sau thế kỷ XX cho đến nay phát triển rất mạnh mẽ, phát huy tối đa “quyền lực thứ tư” theo xu hướng toàn cầu hoá thông tin. Quan sát và phân tích truyền thông Mỹ và thế giới từ nhiều năm và nhất là những động tĩnh thời gian gần dây, nhà nghiên cứu Eduardo Galeano đưa ra nhận định: “Chưa bao giờ lại có nhiều người bị khống chế về mặt thông tin bởi một số ít người đến thế”. Quả đúng như vậy, nhận thấy sức mạnh của báo chí, các ông trùm của các tập đoàn tư bản lũng đoạn trực tiếp hoặc gián tiếp đều tìm mọi cách can thiệp vào báo chí để phục vụ cho những mục đích lợi nhuận và nhiều quyền lợi khác cuả mình. Sự can thiệp đó đã gây ảnh hưởng sâu rộng tới nền báo chí toàn cầu. Sau 20 năm đổi mới cùng với việc gia nhập WTO, báo chí Việt Nam đã lớn mạnh về mọi mặt và đang có nhu cầu vươn cao, vươn xa hơn nữa nhằm khẳng định vị thế của mình. Việt Nam lại là một thị trường giàu tiềm năng và mới bước đầu được khai phá. Trong vòng quay đó, như một tất yếu, nền báo chí Việt Nam cũng đã bắt đầu xuất hiện sự can thiệp của các tập đoàn tư bản lũng đoạn hay các tập đoàn kinh tế. Chính vì thế, đề tài nghiên cứu này muốn tìm hiểu về sự can thiệp của các tập đoàn tư bản lũng đoạn đối với nền báo chí trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích: Nhằm tìm hiểu nguyên nhân, hình thức can thiệp và những điển hình về sự can thiệp của các tập đoàn tư bản lũng đoạn đối với báo chí. Đây cũng là cơ hội để những sinh viên báo chí có thể tiếp cận với những vấn đề thực tế báo chí, nhằm bổ sung thêm kiến thức cần thiết phục vụ cho công việc sau này. b. Nhiệm vụ: - Tìm hiểu nguyên nhân can thiệp và hình thức can thiệp của các tập đoàn tư bản lũng đoạn đối với báo chí từ những dẫn chứng tiêu biểu. - Tìm hiểu thực trạng ở Việt Nam, xu hướng can thiệp có gì khác so với những nước phương tây. - Kiến nghị những giải pháp cho nền báo chí Việt Nam khi đối mặt với sự can thiệp đó. Đối tượng nghiên cứu Trên thế giới: Tập đoàn AOL, Microsop, Google, Tập đoàn Dow Jones, những tờ báo chịu sự can thiệp. Ở Việt Nam: chọn 2 tập đoàn FPT với tờ Vnxpress, VACS với Vietnamnet. Phương pháp nghiên cứu Chủ yếu bằng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mac – LeNin kết hợp phương pháp mô tả. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu, so sánh, mô tả, tổng hợp vấn đề,… Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, phần nội dung nghiên cứu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, báo cáo gồm 3 chương NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I: Vài nét về tập đoàn tư bản lũng đoạn Khái niệm tập đoàn tư bản lũng đoạn Dựa theo cuốn “Lê Nin toàn tập” nói về chủ nghĩa đế quốc: Tập đoàn tư bản: Là một tổ chức bao gồm nhiều nhà tư bản có số vốn khổng lồ có thể chi phối sự sản xuất hay tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó Tập đoàn tư bản lũng đoạn: Là tập đoàn tư bản trên thực tế đã thao túng, chi phối việc sản xuất, tiêu thụ của một hàng hoá hay nhiều hàng hoá để thu lợi nhuận độc quyền cao và từ đó khống chế về xã hội, chính trị. Tại sao tập đoàn tư bản lũng đoạn can thiệp vào báo chí 2.1. Nhìn thấy báo chí như một loại hàng hoá, nghề kinh doanh có lãi Trong nửa đầu thế kỷ XX, phát thanh và truyền hình chỉ mới ở trình độ sơ khai, báo in là loại hình truyền thông đại chúng quan trọng nhất, giữ vai trò chi phối dư luận xã hội cũng như thị trường báo chí phương Tây. Cho tới nửa sau thế kỷ XX, khi phát thanh và truyền hình phát triển mạnh mẽ đồng thời với sự tăng trưởng kinh tế nhảy vọt ở các nước công nghiệp phát triển, các phương tiện truyền thông đại chúng dần dần được coi là những doanh nghiệp có khả năng sinh lợi lớn từ việc bán sản phẩm, dịch vụ và hoạt động quảng cáo. Mặt khác, các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng, tăng cường sức mạnh tác động vào xã hội, có khả năng to lớn trong việc tạo ra những ưu thế về chính trị, kinh tế. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn với bản chất tham lam, luôn có tham vọng thâu tóm thị trường, chi phối thị trường nhằm nâng cao vị thế, qua đó thu lợi nhuận cao nhất có thể. Hơn ai hết, họ hiểu rõ rằng, tận dụng được sức mạnh của truyền thông là một ưu thế lớn, qua đó có thể kích thích mạnh mẽ sự phát triển các ngành kinh tế thị trường khác. Thống kê cho thấy, ở Mỹ ngành báo chí chiếm 2% GDP về công nghiệp, chiếm 20% GDP công nghiệp thế giới. Chính vì thế báo chí trở thành một loại hàng hóa kinh doanh có lãi giúp nhà tư bản thu được cả về tiền và danh tiếng. Các ông chủ tư bản thu tiền bằng cách bán các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ báo chí truyền thông và hoạt động quảng cáo. Ở các nước công nghiệp phát triển, nguồn thu từ quảng cáo ngày càng lớn, chiếm phần chủ yếu trong doanh thu trực tiếp của các tờ báo, các đài phát thanh, truyền hình. Còn có những tờ báo phát không, có nghĩa là các hợp đồng quảng cáo trở thành nguồn thu duy nhất. Không chỉ thu được một nguồn lợi nhuận lớn, đầu tư vào báo chí còn giúp cho các tập đòan tư bản lũng đoạn củng cố danh tiếng và địa vị của mình. Bởi vậy, đưa cái tên của mình đến gần gũi công chúng là mục tiêu của bất kì tập đòan nào. Can thiệp vào báo chí là cánh cổng lớn nhất, rộng nhất để thực hiện tốt vấn đề đó. 2.2. Quảng cáo để đưa sản phẩm đến với người dân Báo chí gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, mệnh đề này đã đựơc chứng minh trong quá trình phát triển của truyền thông đại chúng. Thứ nhất, bản thân báo chí là một loại hàng hoá. Thứ hai, báo chí sản xuất các chương trình quảng cáo sản phẩm hàng hoá dịch vụ của các nhà sản xuát kinh doanh. Thực tế, nếu không có quảng cáo báo chí khó mà tồn tại được. Tại Pháp, tháng 11 năm 1981, tổng thống pháp Mitterrand ban hành luật tự do báo chí trên sóng truyền thanh và cho phép thành lập các đài phát thanh tự do thuộc các tổ chức xã hội và các tổ chức phi chính phủ với một điều kiện duy nhất: không có quảng cáo. (Chúng ta đều biết phát thanh là phưong tiện truyên thông miễn phí theo đứng nghĩa đen của từ, nghĩa là không có sự thuê bao sóng, không có việc bán các bản in… Nguồn thu duy nhất của phát thanh là từ quảng cáo). Sau khi luật được ban hành, hàng trăm đài phát thanh tự do lên sóng và… thầm lặng cắt sóng chỉ trong vòng hai tháng. Lý do duy nhất của hiện tượng “sao băng” này là: Không có quảng cáo, không có kinh doanh, dẫn đến không có thu nhập và cuối cùng là không thể sống sót. Như vậy, chỉ với điều kiện duy nhất, chính phủ của tổng thống đương nhiệm lúc bấy giờ đã kiểm soát được hoàn toàn cái gọi là tự do báo chí, tự do ngôn luận trên sóng phát thanh. Đó là ví dụ đầy thuyết phục để chứng minh cho mệnh đề “kinh doanh để tồn tại” của báo chí hiện đại. Báo chí sống lệ thuộc vào quảng cáo và các tập đoàn tư bản cũng không thể bỏ qua con mồi béo bở này để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các nhà sản xuất phải dựa vào báo chí để quảng bá hàng hoá và dịch vụ của họ tới người tiêu dùng và tạo lập vị thế trên thương trường. Thông qua quảng cáo, quá trình lưu thông hàng hoá được thuận lợi và rộng rãi hơn, nhờ đó vị thế của doanh nghiệp nhà sản xuất đựơc nâng cao, xác lập những mối liên hệ mới, mở rộng sự liên kết liên doanh với các doanh nghiệp và tổ chức khác. Đầu thế kỷ XX, quảng cáo đã thực sự trở thành một ngành công nghiệp hùng mạnh trên thế giới, ở các cường quốc quảng cáo như Mỹ, Anh, Pháp… Hiện nay, ở phương tây, doanh thu quảng cáo trung bình từ 70%- 90%, thậm chí có một số tờ báo doanh thu từ quảng cáo là 100% như các tờ Metro tại Pháp, Bỉ, Hà Lan, Thuỵ Điển, hay tờ 20 Minute tại Pháp. Hiện tượng này cũng không phải là lạ ở Việt Nam, tỉ lệ số trang quảng cáo trên số trang nội dung của những tờ báo được coi là “con cá mập” trên thị trường báo chí luôn ở mức rất cao, từ 3/5 thậm chí 5/5 và 7/5(trường hợp của Tuổi Trẻ và Sài Gòn tiếp thị). Chúng ta cũng có những tờ báo hầu như không có thông tin, chỉ có những mẩu tin quảng cáo như Mua và bán, Cẩm nang mua sắm… Những tờ báo này cùng với những tờ báo mạng sống hoàn toàn nhờ doanh thu quảng cáo. Hiện nay có rất nhiều hình thức, dịch cụ quảng cáo cho sản xuất kinh doanh. Chúng ta thường gặp một số hình thức quảng cáo như: quảng cáo sản phẩm hàng hóa, các dịch vụ của nhà sản xuấy kinh doanh, quảng cáo năng lực chức năng nhiệm vụ của các tổ chức doanh nghịêp, quảng cáo hàng có bán hàng cần mua. Đặc biệt hiện nay đang phát triển hình thức quảng cáo có biên tập một kiểu dịch vụ quảng cáo dưới dạng tác phẩm báo chí(tin phóng sự, ghi nhanh…)đựơc viết theo lối tán dương khéo léo, tuy không khẳng định hoàn toàn nhưng hiệu quả lại rất to lớn. Đây là kiểu quảng cáo rất được các doanh nghiệp hiện nay sử dụng để quảng bá cho doanh nghiệp của mình và giới thiệu sản phẩm của mình tới ngưòi tiêu dùng. 2.3. Quảng bá, xây dựng hình ảnh Ngoài việc đổ tiền vào quảng cáo để mang sản phẩm đến với người dân đồng thời xây dựng, quảng bá hình ảnh của mình thì các tập đoàn tư bản lũng đoạn còn có những chiêu bài khác để tạo dựng hình ảnh của mình trong lòng công chúng. Chẳng hạn như tài trợ cho các chương trình, qua báo chí đăng phát những tin tức, hình ảnh có lợi cho mình, mua chuộc báo chí không đăng phát những tiêu cực không có lợi, hay lợi dụng báo chí để xử lý những khủng hoảng do mình gây ra, hay tạo cho mình một ấn tượng, một phong cách riêng… Để từ đó gây ảnh hưởng đến công chúng, tạo dựng niềm tin và uy tín với họ. Hàng chục năm nay, tạp chí Time đã bắt tay với Công ty thuốc lá Mirôbô nhằm tạo nên biểu tượng sự sang trọng của đàn ông Mỹ khi hút thuốc lá của hãng Mirôbô. Những bài tiêu cực về thuốc lá, nhất là với Mirôbô không bao giờ xuất hiện trên tạp chí Time. Với Time, Mirôbô đã thành công trong việc tạo dựng hình ảnh và quảng bá mình đến với công chúng. Ở Việt Nam, chương trình “Tôi yêu Việt Nam” do tập đoàn Honda tài trợ nhằm vào vấn đề xã hội đang rất nổi cộm ở Việt Nam hiện nay: an toàn giao thông nên thu hút được đông đảo công chúng, trong đó có cả các chính khách. Khi đã biết nhiều về thương hiệu công ty lại gắn với hoạt động xã hội mang tính tích cực như thế nhất định sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn của công chúng về công ty và có sự suy tính nhất định khi mua loại sản phẩm mà công ty có thể sản xuất. Chương trình được phát sóng vào giờ vàng. Những đoạn phim tình huống trong tôi yêu Việt Nam sử dụng hoàn toàn sản phẩm của Honda, cuối chương trình có thêm chuyên gia tư vấn của Honda hướng dẫn cách lái xe an toàn- đây là lãnh địa quảng cáo độc quyền của Honda, là phương cách quảng bá thương hiệu tốt nhất mà chỉ có doanh nghiệp nào có tiềm lực và “chịu chơi” mới dám đầu tư vào. Không những phát sóng trên truyền hình, chương trình tôi yêu Việt Nam còn tổ chức các trò chơi có thưởng trên sóng phát thanh và internet và tất nhiên phần thưởng của những trò chơi này sẽ là những sản phẩm của Honda. Ngoài ra, Honda liên tục thay đổi các hình thức của chương trình, luôn tạo ra sự đổi mới để gây sự chú ý và là nguồn thông tin cho bao chí để báo chí quảng cáo không công. Đây thực sự là một chương trình mang tính xã hội, mang tầm cỡ quốc gia, sau hơn một năm phát sóng, ''Tôi yêu Việt Nam'' đã thu hút trên 4 triệu người tham gia. 2.4. Thấy được tầm quan trọng của báo chí trong việc tạo dư luận, chính trị, tác động nhận thức của người dân Trong đời sống chính trị - xã hội, báo chí giữ một vai trò hết sức quan trọng. Bất kỳ một lực lượng cầm quyền nào trong các quốc gia trên thế giới đều sử dụng báo chí như một công cụ để tác động vào tư tưởng, tình cảm của công chúng, nhằm tạo ra ở họ những nhận thức mới, những định hướng có giá trị cho cuộc sống. Thông tin trong báo chí vừa có tính xã hội, vừa có tính tư tưởng khuynh hướng rõ rệt. Song, cũng như các hình thái xã hội khác, báo chí có những nét riêng biệt. Đứng trước một thế giới hiện thực chứa đựng đầy thông tin, báo chí có những cách thức riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp xã hội. Chính điều đó đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được. Việc các tờ báo, đài phát thanh truyền hình phương Tây ủng hộ hay phản đối một đảng chính trị, một ứng cử viên trong bầu cử hoặc một chính sách kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng nào đó, bao giờ cũng có nguồn gốc xuất phát từ quyền lợi của các nhà tư bản, của các ông chủ. Về sâu xa thì đây mới là nguồn lợi to lớn nhất mà các nhà tư bản muốn hướng tới, là lý do quan trọng nhất để dẫn tới sự liên kết giữa báo chí truyền thông với công nghiệp, tài chính, dịch vụ để hình thành những tập đoàn độc quyền khổng lồ. Điều ấy cũng giải thích tại sao các tập đoàn công nghiệp, tài chính khổng lồ ở Mỹ và các nước phương Tây luôn đóng vai trò to lớn và tích cực trong các cuộc bầu cử. Một số tập đoàn tư bản nhờ truyền thông mà nắm giữ quyền lực to lớn thông qua khả năng tác động vào các tiến trình vận động của thế giới. Chẳng hạn như vai trò của hệ thống tin truyền hình cáp CNN của tập đoàn TBS (Hãng Turner Broadcasting System do Robert Edward sáng lập năm 1963) trong đời sống quốc tế. CNN phát những thông tin được thu thập và xử lý từ khắp nơi trên thế giới 24/24 giờ đến mọi địa chỉ nhận tin trên toàn cầu. Hoạt động của hệ thống này đang làm đảo lộn những quan niệm bình thường của xã hội về không gian, thời gian và phương pháp thu lượm, khai thác, truyền phát thông tin. Với phạm vi ảnh hưởng vô cùng lớn, CNN có khả năng làm cho bất cứ sự kiện, vấn đề gì ở bất cứ nơi nào trở thành có tiếng vang toàn cầu ngay từ khi nó đang diễn ra. Do vậy, nó đã áp đặt trước một ấn tượng, một quan niệm hay một cách đánh giá nào đó về sự kiện trong suy nghĩ của công chúng. Những nhà nghiên cứu phương Tây gọi đây là “nhân tố CNN” mà các nhà chính trị không thể không tính đến khi trù liệu cách hành xử của mình. Joseph Fitchett giải thích về nhân tố CNN như sau: “Khi CNN phát đi hình ảnh của một cuộc họp báo hay một thiên tai xảy ra tại một nơi nào đó trên thế giới thì ngay lập tức sự kiện ấy được biết đến tại tất cả các thủ đô trên thế giới…”. Quyền lực chi phối của tập đoàn này gần như về mọi mặt của đời sống văn hóa. Nó tác động vào dư luận xã hội một cách tự nhiên và vạch ra hướng đi cho nhận thức, thúc đẩy việc hình thành thái độ, quan điểm chính trị - xã hội trong công chúng. Ngoài ra, còn có một mục đích nữa là truyền bá các giá trị văn hoá, lối sống phương Tây, sự dàn dựng dư luận cho những hoạt động vụ lợi, những màn kịch lừa gạt công luận nhằm chuẩn bị cho những cuộc phiêu lưu quân sự và những can thiệp vào nội tình chính trị của các nước không cùng hội, cùng thuyền. Can thiệp như thế nào Đầu tư vào nghề báo: mua hoặc liên doanh Thế giới đang chứng kiến sự tập trung cuồng nhiệt các phương tiện truyền thông. Từ nhiều năm nay, trong thế giới phương Tây, những ông trùm tư bản ngự trị trong ngành truyền hình, báo chí và điện ảnh như Ruppert Murdoch, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc News Corp; Gerald Levin, Chủ tịch Hãng American Online (AOL) Time Warner; Thomas Middelhoff, đứng đầu Tập đoàn Bertelsmann; hay Jean-Marie Messier, Chủ tịch Vivendi Universal, đã và đang tiến hành cái gọi là “cuộc chạy đua bành trướng khổng lồ” bằng cách mua lại, sáp nhập, thôn tính các công ty nhỏ hơn không đủ sức cạnh tranh. Trong xu hướng tích tụ và tập trung tư bản ngày nay, các ông chủ này, phần lớn là người Mỹ bỏ ra hàng tỷ đô la Mỹ, đã đẩy nhanh những sự tập hợp mới trong những ngành chiến lược và do vậy, đã tương đồng hoá trên toàn hành tinh việc xuất bản âm nhạc, các chương trình truyền hình và cả những bộ phim truyện dài trực tiếp xuất xưởng từ Hollywood. Đầu tư vào những ngành khác nhau, tạo sự liên kết những ngành báo chí truyền thông, công nghiệp, tài chính, dịch vụ rất xa nhau để hỗ trợ lẫn nhau, hạn chế rủi ro, tăng cường sức mạnh… Theo xu hướng đó, năm 1986, Công ty General Electric đã mua mạng truyền hình Mỹ NBC; Công ty Viễn thông khổng lồ Mỹ AT&T năm 1999 đã nắm quyền kiểm soát hệ thống truyền hình “cáp” TCI, rồi đến năm 2004 thôn tính tiếp mạng MediaOne. Từ năm 1995, Tập đoàn Viacom đã thôn tính Công ty Điện ảnh Paramount và Hãng Truyền hình CBS. Năm 2001, Tập đoàn AOL tuyên bố hợp nhất với Time Warner. Còn Vivendi và Canal Plus, một tập đoàn tư bản Pháp đã hợp nhất với Seagram, hay việc Rupert Murdoch đã len chân vào ngành truyền hình phải trả tiền theo yêu cầu tại Italia, Đức và đang chuẩn bị thực hiện hợp đồng sáp nhập với tập đoàn NewsCorp có trị giá vài tỷ USD. Theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường Dialogic, trong 5 tháng đầu năm 2007, trên toàn thế giới đã ghi nhận 372 bản hợp đồng sáp nhập, mua lại giữa các công ty, tập đoàn báo chí truyền thông với tổng giá trị lên đến 93,8 tỷ USD. Đáng chú ý nhất là hợp đồng sáp nhập giữa Google và Double Click, trị giá 3,1 tỷ USD hồi tháng 4-2007, hợp đồng sáp nhập giữa Yahoo với Right Media trị giá 680 triệu USD. Một nghiên cưú của giáo sư Piter Phillips, trường Đại học Sonoma cho thấy 118 người là thành viên hội đồng quản trị của 10 tập đoàn báo chí lớn nhất nước Mỹ cũng đồng thời có mặt ở hội đồng quản trị của 288 tập đoàn kinh tế khác. Trong khi các tập đoàn The tribune, New York Times và Gannett đều có thành viên ở hội đồng quản trị của tập đoàn Pepsi, thì Coca Cola và J.P. Morgan lại có đại diện chia sẻ ghế hội đồng quản trị của cả NBC và Washington Post. Thực tế này cho thấy sự liên kết rất chặt chẽ giữa các tập đoàn báo chí với các tập đoàn kinh tế. Những điều trên dẫn tới một kết cục chung là tình trạng tập trung, độc quyền báo chí vào tay các ông trùm tư bản ngày càng tăng. Tài trợ, bơm tiền vào quảng cáo Quảng cáo là hoạt động cơ bản và đơn giản để tập đoàn tư bản can thiệp và thu lời từ báo chí. Bằng quảng cáo, tập đoàn tư bản lũng đoạn đưa sản phẩm tới khách hàng nhanh chóng hiệu quả và cạnh tranh với sản phẩm của doanh nghiệp khác... nhưng không dừng ở đó, cao hơn nữa từ quảng cáo tư bản lũng tạo tầm ảnh hưởng của mình cả trong hoạt động thông tin báo chí. Đó chính là mục đích hướng đến của tư bản lũng đoạn với báo chí thông qua hoạt động quảng cáo. Theo số liệu của công ty khảo sát Emarketer, chi cho quảng cáo tạ