Hải quan Hà Nội với công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại

Phần thứ nhất Khái quát chung về Cục Hải quan thành phố Hà nội Phần thứ hai Thực trạng công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội Phần thứ ba Một số giải pháp đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong thời gian tới.

docx44 trang | Chia sẻ: lazy | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hải quan Hà Nội với công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Chống buôn lậu, gian lận thương mại luôn là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới . Tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta trong những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp và đang là một trong những trở ngại lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước . Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng lĩnh vực đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để ngăn chặn, phòng ngừa tệ nạn này. Thủ đô Hà Nội là một trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Hàng năm, với khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và lưu lượng phương tiện vận tải lớn, có kim ngạch đầu tư nước ngoài đứng thứ hai trong cả nước. Tuy không có cửa khẩu trực tiếp với biển, biên giới, nhưng Hà Nội có hệ thống giao thông tỏa đi khắp các miền trong cả nước và sân bay quốc tế Nội Bài là cửa khẩu lớn đón nhận lưu lượng hàng hóa rất lớn đến Hà Nội qua đường hàng không. Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội diễn ra rất sôi động, đa dạng và phức tạp với đủ loại hình của trên hàng nghìn doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước. Nhưng cùng với sự phát triển về hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa cũng phát sinh không ít những hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và những vi phạm pháp luật Hải quan. Trước những tiêu cực đó, Cục Hải quan TP Hà Nội nói chung và Đội Kiểm soát Hải quan Hà Nội nói riêng đã từng bước khắc phục kịp thời những sơ hở thiếu sót trong công tác giám sát quản lý tăng cường công tác thuế, thanh kiểm tra đặc biệt đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu. Phối hợp với các lực lượng trong ngoài Ngành để tổ chức điều tra, xác minh những vụ việc trọng điểm, phát hiện phương thức, thủ đoạn mới của gian thương, để ngăn chặn và xử lý kịp thời, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội. Được sự phân công của nhà trường, cùng với sự giúp đỡ của các đồng chí cán bộ công tác tại Đội Kiểm soát Hải quan- Cục Hải quan thành phố Hà Nội, với kiến thức đã học tại trường, em xin viết chuyên đề: Hải quan Hà Nội với công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Do thời gian thực tập ngắn, hiểu biết còn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp cũng như sửa chữa của quý thầy cô. Phần thứ nhất Khái quát chung về Cục Hải quan thành phố Hà nội Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất . Cục Hải quan thành phố Hà nội là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước về Hải quan và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hàng hoá, trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan thành phố Hà Nội bao gồm thành phố Hà nội và một số tỉnh lân cận như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hoà Bình. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan thành phố Hà nội Cục Hải quan thành phố Hà nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau: Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về thủ tục hải quan. Cục hải quan thành phố Hà nội có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về thủ tục hải quan trên địa bàn quản lý của Cục, bao gồm: Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng,chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chyển trái phép hàng hoá qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và của Tổng cục Hải quan. Thực hiện Pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời vào ngân sách nhà nước. Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật Thực hiện thống kê Nhà nước về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Tổng cục. Thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc Cục Hải quan trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan theo quy chế hoạt động của Thanh tra Hải quan. Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử phạt hành chính của các đơn vị trực thuộc Cục; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn, nghiệp vụ và xây dựng lực lượng; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan. Tổ chức nghiên cứu, tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học , công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào các hoạt động của Cục Hải quan. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao. Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về hải quan theo phân cấp hoặc uỷ quyền của Tổng cục trưởng và Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tổng kết, thống kê, đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả các mặt công tác của Cục Hải quan; thực hiện báo cáo theo quy định của Tổng cục. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Tổng Cục trưởng. Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của Cục Hải quan theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp quản lý cán bộ. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo đúng quy định của Nhà nước. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. II . Cơ cấu tổ chức Cục Hải quan thành phố Hà Nội Cục Hải quan thành phố Hà Nội có các phòng, ban tham mưu giúp việc Cục trưởng; các Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương trực thuộc Cục Hải quan. Cụ thể: Khối phòng ban tham mưu gồm 9 phòng, ban: Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ-đào tạo, Thanh tra, Trung tâm dữ liệu và xử lý thông tin, Phòng Nghiệp vụ, Phòng Kiểm tra sau thông quan, Phòng Trị giá tính thuế, Phòng tham mưu chống buôn lậu và xử lý, Đội Kiểm soát hải quan. 12 Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý Nhà nước về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; phòng,chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong phạm vi hoạt động Hải quan. Cục Hải quan thành phố Hà Nội là Cục Hải quan liên tỉnh ngoài các Chi cục đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Chi cục Hải quan ga đường sắt liên vận quốc tế Yên Viên, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, Chi cục Hải quan ICD Gia Thuỵ, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công, Chi cục Hải quan Gia Lâm, còn có 4 Chi cục đóng trên địa bàn của một số tỉnh lân cận như : Chi cục Hải quan Hà Tây, Chi cục Hải quan Bắc Ninh, Chi cục Hải quan Phú Thọ, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc. Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, trong đó có những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, cụ thể: Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật. Tiến hành kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan. Thực hiện việc lập biên bản, ra quyết định tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về hải quan và xử lý vi phạm hành chính về Hải quan; giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và giải quyết tố cáo theo thẩm quyền Chi cục Hải quan được pháp luật quy định. Địa bàn hoạt động của Hải quan thành phố Hà Nội rộng, phân tán. Ngoài Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài là cửa khẩu xuất nhập trực tiếp, còn lại phần lớn các đơn vị là các địa điểm thông quan nằm sâu trong nội địa.Đa số hàng hoá xuất nhập khẩu làm thủ tục xuất nhập dưới dạng chuyển cửa khẩu theo các tuyến đường: hàng không, đường bộ, đường biển, đường sắt. Hiện nay, có trên 10000 doanh nghiệp, tổ chức xuất nhập khẩu đăng ký làm thủ tục tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội. Những yếu tố trên đòi hỏi lực lượng kiểm tra, kiểm soát của Hải quan thành phố Hà Nội phải đủ mạnh để đảm bảo tốt yêu cầu quản lý và phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu. III. Vai trò của Hải quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại Chức năng về quản lý Nhà nước về Hải quan thể hiện ở hai mặt: quản lý bằng chính sách pháp luật và bằng hoạt động kiểm tra, giám sát. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh qua biên giới trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế có liên quan đến hoạt động Hải quan mà Việt Nam ký kết và công nhận. Hải quan Việt Nam, khi tiến hành kiểm tra, giám sát, kiểm soát, có nhiệm vụ tổ chức đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới; áp dụng các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật. Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Vì vậy, các nước đều phải có luật pháp và các cơ quan chức năng ngăn ngừa, phòng chống các tệ nạn trong lĩnh vực thương mại. Việc tăng cường giao lưu để hợp tác, trao đổi là một đòi hỏi tất yếu để hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Trong mối quan hệ đa phương đó, sự xâm nhập của các yếu tố tiêu cực có tính quốc tế là không thể tránh khỏi được, và một khi có sự gian lận trong hoạt động xuất nhập khẩu, gian lận thương mại thì tình trạng tham nhũng, tiêu cực vẫn còn xảy ra và phát triển. Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại là một nhiệm vụ quan trọng của ngành Hải quan, được tiến hành bằng các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện đúng theo chính sách pháp luật vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đồng thời phải quản lý chặt chẽ , chống buôn lậu và gian lận thương mại . IV.Tổ chức bộ máy, biên chế lực lượng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại của Cục Hải quan thành phố Hà nội Trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, nhìn chung, mọi đơn vị, mọi bộ phận, mọi cán bộ công chức của ngành Hải quan đều có đóng góp sức mình cả trực tiếp và gián tiếp. Trong phạm vi báo cáo này, chỉ xin tóm tắt một số nét chính về lực lượng có chức năng chính về điều tra chống buôn lậu trong hoạt động của Hải quan. Về cơ cấu tổ chức, ở Tổng cục Hải quan có Cục Điều tra chống buôn lậu, ở Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có Đội Kiểm soát hải quan. 1. Về cơ cấu tổ chức Đội Kiểm soát hải quan Hà Nội là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội có chức năng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong phạm vi hoạt động của hải quan do Cục Hải quan thành phố Hà Nội quản lý. * Về cơ cấu tổ chức: Đội Kiểm soát gồm 3 tổ công tác nghiệp vụ, 1 Đội trưởng và 1 Phó đội trưởng. Đội Kiểm soát có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản tại kho bạc nhà nước để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của Pháp luật. Mối quan hệ công tác của Đội Kiểm soát: Chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hà Nội. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra trực tiếp về nghiệp vụ kiểm soát hải quan của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về nghiệp vụ kiểm soát hải quan đối với Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu theo quy định của Tổng cục Hải quan. Đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ được giao. 2. Nhiệm vụ của Đội Kiểm soát hải quan thành phố Hà nội Đội Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của Pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ quyền hạn, cụ thể sau: Trong phạm vi địa bàn hoạt động của Hải quan do Cục Hải quan thành phố Hà nội quản lý, Đội Kiểm soát thực hiện các nhiệm vụ: Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cơ bản, tổ chức nắm tình hình, xây dựng trình Cục trưởng phương án, kế hoạch trọng tâm, trọng điểm để phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại , vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, chống móc nối với nội bộ Hải quan và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Thu thập thông tin về buôn lậu, gian lận thương mại để Cục trưởng chỉ đạo các Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan và kiểm soát phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua cửă khẩu. Tiến hành các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp vụ khác nhằm ngăn ngừa, phát hiện, bắt giữ các vụ buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới theo kế hoạch phương án được Cục trưởng phê duyệt. Phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới theo chỉ đạo của Cục trưởng và yêu cầu của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan. Ngoài địa bàn hoạt động Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng khác trên địa bàn để ngăn ngừa, phát hiện, điều tra, bắt giữ các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, bao gồm: Xử lý vi phạm hành chính về Hải quan theo thẩm quyền được pháp luật quy định. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của ngành về tình hình và kết quả công tác phòng, chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức và quản lý tài chính, tài sản, trang thiết bị của Đội theo phân cấp. Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp trên giao. Phần thứ hai Thực trạng công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội I. Khái niệm về gian lận thương mại và buôn lậu. 1. Khái niệm về gian lận thương mại Gian lận thương mại là hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính. Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá. Chủ thể tham gia hành vi gian lận thương mại bao gồm: người mua, người bán, hoặc cả người mua và người bán thông qua đối tượng là hàng hóa. Gian lận thương mại là một hiện tượng mang tính lịch sử, chỉ khi có sản xuất hàng hóa, các sản phẩm được mang ra trao đổi trên thị trường, có người mua, người bán nhằm thực hiện phần giá trị được kết tinh trong hàng hóa thì gian lận thương mại cũng mới xuất hiện. Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, thị trường ngày càng mở rộng, các sản phẩm đưa ra trao đổi, buôn bán trên thị trường ngày càng nhiều, tiêu chuẩn và chủng loại hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú thì gian lận thương mại cũng ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Ngày nay, mặc dù người ta khó có thể tiến hành xã hội hóa toàn cầu nhưng toàn cầu hóa về kinh tế lại là một quá trình tất yếu khách quan dẫn đến gian lận thương mại mang tính toàn cầu trên cơ sở sự khác biệt các Nhà nước, quốc gia độc lập. Gian lận thương mại ở Việt nam không phải là vấn đề mới, từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết hành vi gian lận thương mại thành câu:" Buôn gian, bán lận" để chỉ những mặt trái của việc buôn bán, để mọi người cảnh giác với thủ đoạn,mánh khóe,lừa dối khách hàng của các gian thương. Hiện nay chúng ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Chấp nhận cơ chế thị trường tất yếu phải chấp nhận cạnh tranh. Cạnh tranh là động lực để phát triển. Nguyên nhân và động cơ cuối cùng của cạnh tranh là lợi nhuận. Trong cạnh tranh chắc chắn sẽ xuất hiện hình thức và thủ đoạn gian lận thương mại phức tạp và tinh vi thể hiện ở các hành vi trốn thuế, lẩn tránh sự kiểm soát của Nhà nước, buôn lậu, lừa đảo, hối lộ, lấy cắp bí mật sản xuất, cạnh tranh tiêu cực phi kinh tế... như vậy, có thể thấy mục đích hành vi gian lận trong lĩnh vực thương mại nhằm thu được lợi nhuận không chính đáng. Ơ nước ta hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào đề cập một cách đầy đủ khái niệm về gian lận thương mại cũng như gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan. Mặc dù vậy, thuật ngữ gian lận thương mại được sử dụng một cách rộng rãi ở các Bộ, ngành, các tổ chức khác nhau. Sau đây, chúng ta xem xét quan điểm của tổ chức Hải quan Thế giới định nghĩa về gian lận thương mại . 1.1. Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan Khác với gian lận thương mại nói chung, gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là những hành vi gian lận nhằm trốn tránh việc kiểm soát của cơ quan Hải quan để trốn thuế xuất nhập khẩu. Việc xác định khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan đã được Hội đồng hợp tác Hải quan quốc tế (nay là tổ chức Hải quan thế giới World Customs Organization-WCO) thảo luận nhiều lần. Ngày 9/6/1977, các nước thành viên họp tại Nairobi (CH Kenya) đã đưa ra định nghĩa: "gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp luật Hải quan, lừa dối Hải quan để lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, vi phạm các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan quy định, để thu được một khoản lợi nào đó qua việc vi phạm pháp luật này”. Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa, thương mại quốc tế ngày càng phát triển, gian lận thương mại ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Vì vậy, tại hội nghị quốc tế lần thứ 5 về chống gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan do WCO triệu tập tại Brussels, Bỉ ngày 9/10/1995 đã thống nhất đưa ra một định nghĩa mới như sau: "gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm các điều khoản pháp qui hoặc pháp luật Hải quan nhằm trốn tránh hoặc cố ý trốn tránh nộp thuế Hải quan, phí và các khoản thu khác đối với việc di chuyển hàng hóa thương mại hoặc nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hóa không thuộc đối tượng đó hoặc đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và tập tục cạnh tranh thương mại chân chính". Hội nghị cũng đã phân tích, tổng hợp, đúc kết và liệt kê 16 loại hành v
Tài liệu liên quan