Học phần Kế toán ngân hàng

1. Hiểu, giải thích và vận dụng được các nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán và quy định chủ yếu trong phản ánh chi tiết và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại NHTM 2. Hiểu và vận dụng các phương pháp kế toán phản ánh hệ thống thông tin về các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu tại NHTM 3. Xử lý và kiểm soát trong quá trình phản ánh hệ thống thông tin kế toán tại NHTM

pdf99 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Học phần Kế toán ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
06-Jul-19 1 KẾ TOÁN NGÂN HÀNG Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường đại học ngân hàng TP.HCM 1. Hiểu, giải thích và vận dụng được các nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán và quy định chủ yếu trong phản ánh chi tiết và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại NHTM 2. Hiểu và vận dụng các phương pháp kế toán phản ánh hệ thống thông tin về các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu tại NHTM 3. Xử lý và kiểm soát trong quá trình phản ánh hệ thống thông tin kế toán tại NHTM MỤC TIÊU MÔN HỌC NỘI DUNG MÔN HỌC Chương 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng 5 tiết Chương 2: Kế toán nghiệp vụ tiền mặt 5 tiết Chương 3: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn 5 tiết Chương 4: Kế toán về dịch vụ thanh toán qua ngân hàng 10 tiết Chương 5: Kế toán nghiệp vụ tín dụng 10 tiết Chương 6: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế 5 tiết Chương 7: Kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận 5 tiết PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ Thành phần đánh giá Phương thức đánh giá Tỷ lệ (%) Hoạt động giữa kỳ Tham gia phát biểu tại lớp 20Tham gia bài tập tại lớp Tham gia làm việc nhóm Kiểm tra viết cá nhân giữa kỳ 20 Kiểm tra cuối kỳ Thi viết cá nhân 60 06-Jul-19 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Nguyễn Thị Loan & Cộng sự (2017), Kế toán ngân hàng (Lý thuyết - Bài tập - Bài giải), Nhà xuất bản Kinh Tế Tp. HCM. - Luật kế toán (Luật số 88/2015/QH13). - Nguyên tắc, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định liên quan. - Hệ thống tài khoản kế toán các TCTD. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG 6 Chương 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Chương 1: “Tổng quan về kế toán ngân hàng” - Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung”. - Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 - Nghị định hướng dẫn thi hành Luật kế toán - Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng ban hành theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN và Thông tư 10/2014/TT-NHNN và các quyết định bổ sung chỉnh sửa. - Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN về Chế độ chứng từ KTNH. - Quyết định số 1913/2005/QĐ-NHNN về Chế độ lưu trữ tài liệu kế toán trong ngành ngân hàng. - Quyết định 32/2006/QĐ-NHNN về kế toán trên máy tính. 7 NỘI DUNG 8 Khái quát về kế toán ngân hàng1 Nguyên tắc và chuẩn mực kế toán2 Tổ chức kế toán ngân hàng3 4 5 06-Jul-19 3 1. Khái quát về kế toán ngân hàng Khái niệm Kế toán ngân hàng là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Bao gồm:  Kế toán tài chính ngân hàng  Kế toán quản trị ngân hàng 9 Vai trò Cung cấp các số liệu, thông tin kinh tế tài chính phản ánh toàn bộ diễn biến hoạt động kinh tế, đáp ứng yêu cầu cho quá trình ra các quyết định kinh tế của các đối tượng có quyền lợi liên quan. 10 1. Khái quát về kế toán ngân hàng ĐỐI TƯỢNG Kết quả HĐKD Sự vận động của tài sản và nguồn vốn Tài sản Nguồn vốn 11 1. Khái quát về kế toán ngân hàng Khái niệm Tài sản là nguồn lực do ngân hàng kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Điều kiện ghi nhận - Có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai - Giá trị được xác định một cách chắc chắn 12 TÀI SẢN 06-Jul-19 4 TÀI SẢN 13  Tiền mặt  Tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác  Đầu tư góp vốn  Cho vay  Tài sản cố định  Tài sản có khác Khái niệm Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của NH phát sinh từ các sự kiện và giao dịch đã qua mà NH phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Điều kiện ghi nhận  Chắc chắn NH sẽ dùng một lượng tiền để chi trả cho nghĩa vụ hiện tại.  Giá trị khoản nợ phải được xác định một cách đáng tin cậy. 14 NỢ PHẢI TRẢ NỢ PHẢI TRẢ 15  Tiền gửi của KBNN và các TCTD khác  Vay NHNN và các TCTD khác  Tiền gửi của khách hàng  Phát hành GTCG  Các khoản nợ khác VỐN CHỦ SỞ HỮU 16 1 3  Vốn điều lệ  Thặng dư vốn cổ phần  Các quỹ của ngân hàng  Nguồn vốn khác Vốn chủ sở hữu là giá trị vốn của Ngân hàng không bao gồm Nợ phải trả 06-Jul-19 5 Khái niệm Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà NH thu được từ hoạt động kinh doanh thông thường và các hoạt động khác trong kỳ kế toán, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Điều kiện ghi nhận doanh thu  Thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến sự gia tăng TS hoặc làm giảm nợ phải trả Khoản thu đó được xác định một cách đáng tin cậy 17 KẾT QUẢ HĐKD Khái niệm Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản và các khoản nợ làm giảm vốn chủ sở hữu. Điều kiện ghi nhận chi phí Giảm lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm TS hoặc tăng nợ phải trả Khoản giá trị giảm xuống này được xác định một cách đáng tin cậy 18 KẾT QUẢ HĐKD THU NHẬP - Thu từ lãi và tương tự - Thu dịch vụ - Thu KD ngoại hối - Thu góp vốn mua cổ phần - Thu nhập khác KQKD = Thu nhập – Chi phí CHI PHÍ - Chi phí lãi và tương tự - Chi dịch vụ - Chi KD ngoại hối - Chi dự phòng - Chi phí hoạt động - Chi phí khác 19 Đối tượng 1. Khái quát về kế toán ngân hàng 20 Đối tượng Các hoạt động không liên quan trực tiếp hoặc ngay lập tức đến tài sản ngân hàng nhưng có thể sẽ mang lại thu nhập hoặc làm gia tăng chi phí cho ngân hàng. 1. Khái quát về kế toán ngân hàng 06-Jul-19 6 VÍ DỤ Ngày 31/12/XX, Tại NHTM A có số liệu tổng hợp như sau: 21 Khoản mục Tỷ đồng Khoản mục Tỷ đồng 1. Tiền mặt 1.525 8. Tiền gửi tại các TCTD khác 622 2. Tiền gửi của khách hàng 17.690 9. Cho vay khách hàng 17.620 3. Phát hành giấy tờ có giá 425 10. Các khoản phải trả khác 978 4. Vốn chủ sở hữu 8.200 11.Hao mòn TSCĐ 638 5. Đầu tư trái phiếu kho bạc 4.598 12. Tiền gửi của các TCTD khác 685 6. Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước 2.930 13. Các khoản phải thu khác 913 7. Tài sản cố định 1.475 14. Lợi nhuận X Lập bảng cân đối kế toán của NHTM A? VÍ DỤ: BÀI TẬP SỐ 7 – Trang 49 22 NHTM CP B mới thành lập có vốn ban đầu do cổ đông đóng góp là 3.000 tỷ đồng, được cơ cấu như sau: - Tiền mặt: 1.900 tỷ đồng - Tiền gửi tại NHNN: 300 tỷ đồng - TSCĐ: 800 tỷ đồng Ngày đầu tiên khai trương có các nghiệp vụ phát sinh: 1. Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng tiền mặt: 10 tỷ đồng. 2. Cho vay ngắn hạn công ty Tấn Lợi bằng chuyển khoản để thanh toán cho người thụ hưởng C có tiền gửi tại cùng NHTMCP B là 20 tỷ đồng. 3. Mua thêm một số TSCĐ từ nguồn vốn điều lệ trả từ tài khoản TG tại NHNN, nguyên giá TSCĐ: 15 tỷ đồng 4. Thu nhập của NH bằng tiền mặt là 2 tỷ đồng, tổng chi phí là 1 tỷ đồng bằng tiền mặt. Yêu cầu: 1. Lập bảng cân đối kế toán ban đầu 2. Cho biết ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế đến giá trị của bảng cân đối kế toán. 3. Lập bảng cân đối kế toán sau khi thực hiện các nghiệp vụ kinh tế. - Môi trường kế toán - Giới hạn và yêu cầu cơ bản của KTNH - Nguyên tắc kế toán - Chuẩn mực kế toán 23 2. Nguyên tắc và chuẩn mực kế toán Môi trường kế toán: Các yếu tố tác động đan xen lẫn nhau ảnh hưởng đến hoạt động kế toán. Bao gồm: - Các yếu tố bên ngoài: thương mại, đầu tư, thâm nhập, - Các yếu tố bên trong: con người, yếu tố địa lý, - Môi trường, thể chế chính trị, kinh tế; luật pháp; thuế; tài chính; nghề kế toán - Văn hóa xã hội, văn hóa kế toán - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, 24 2. Nguyên tắc và chuẩn mực kế toán 06-Jul-19 7  Giới hạn và yêu cầu cơ bản của KTNH Giới hạn: - Chủ thể kinh doanh: NH là một chủ thể kinh doanh độc lập, BCTC chỉ phản ánh tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của chính NH. - Hoạt động liên tục: NH vẫn hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần. - Đơn vị tiền tệ ổn định: thường là đơn vị tiền tệ chính thức của quốc gia. - Kỳ kế toán: chia thời gian hoạt động thành những kỳ bằng nhau để kế toán có thể lập BCTC 25 2. Nguyên tắc và chuẩn mực kế toán  Giới hạn và yêu cầu cơ bản của KTNH Yêu cầu cơ bản: - Trung thực - Khách quan - Đầy đủ - Kịp thời - Dễ hiểu - Có thể so sánh được  Các yêu cầu này phải được thực hiện đồng thời 26 2. Nguyên tắc và chuẩn mực kế toán 27 2. Nguyên tắc và chuẩn mực kế toán  Các nguyên tắc kế toán  Nguyên tắc cơ sở dồn tích  Nguyên tắc hoạt động liên tục  Nguyên tắc giá gốc  Nguyên tắc phù hợp  Nguyên tắc nhất quán  Nguyên tắc thận trọng  Nguyên tắc trọng yếu  Nguyên tắc kế toán 28 CƠ SỞ DỒN TÍCH Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của NH liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn CSH, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. 06-Jul-19 8  Nguyên tắc kế toán 29 HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC - Gỉa định NH đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là NH không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình.  Nguyên tắc kế toán 30 GIÁ GỐC Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả, hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.  Nguyên tắc kế toán 31 PHÙ HỢP Việc ghi nhận Doanh thu và Chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản DT thì phải ghi nhận một khoản CP tương ứng có liên quan đến việc tạo ra DT đó. Chi phí tương ứng với doanh thu bao gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.  Nguyên tắc kế toán 32 NHẤT QUÁN Các chính sách và phương pháp kế toán NH đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh BCTC. 06-Jul-19 9  Nguyên tắc kế toán THẬN TRỌNG Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi: - Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn; - Không đánh giá cao hơn giá trị các tài sản và các khoản thu nhập; - Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; - Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. . 33  Nguyên tắc kế toán TRỌNG YẾU - Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. - Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính. 34  Chuẩn mực kế toán Chuẩn mực kế toán là những quy ước, nguyên tắc, thủ tục được công nhận như những hướng dẫn cho nghề nghiệp kế toán trong việc lựa chọn phương pháp ghi nhận, đánh giá và công bố thông tin trên BCTC và là cơ sở để đánh giá chất lượng công tác kế toán • Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) • Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) 35 2. Môi trường và các nguyên tắc kế toán  Chuẩn mực kế toán Hệ thống chuẩn mực kế toán VN do BTC ban hành, hiện đã có 26 chuẩn mực được ban hành trong 5 đợt: - Chuẩn mực số 01: Chuẩn mực chung - Chuẩn mực số 10: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá - Chuẩn mực số 14: Doanh thu và thu nhập khác - Chuẩn mức số 16: Chi phí đi vay - Chuẩn mực số 21: Trình bày báo cáo tài chính - Chuẩn mực số 22: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các Ngân hàng và Tổ chức tài chính tương tự, 36 2. Nguyên tắc và chuẩn mực kế toán 06-Jul-19 10 3. Tổ chức kế toán ngân hàng Chứng từ kế toán Khái niệm: Là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán NH. Ý nghĩa - Là công cụ để tổ chức hạch toán KTNH, đảm bảo thông tin kế toán trung thực, chính xác, phù hợp. - Là cơ sở để bảo vệ an toàn tài sản NH. - Là tài liệu pháp lý cần thiết phục vụ cho các cuộc kiểm tra, thanh tra tài chính và kế toán. 37 Phân loại: + Căn cứ vào trình tự lập chứng từ: - Chứng từ gốc: được lập trực tiếp ngay khi nghiệp vụ KT phát sinh hoặc đã hoàn thành. Chứng từ gốc sẽ là căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán nếu chứng từ đó đã được chấp hành và thường là CT kết hợp giữa CT mệnh lệnh và chứng từ chấp hành. - Chứng từ ghi sổ: được lập trên cơ sở các chứng từ gốc. Chứng từ ghi sổ có giá trị pháp lý để ghi vào sổ kế toán khi có chứng từ gốc kèm theo 38 3. Tổ chức kế toán ngân hàng Phân loại: + Căn cứ vào nội dung NVKT phản ánh trên chứng từ: - Chứng từ tiền mặt: là các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ có liên quan đến tiền mặt. - Chứng từ chuyển khoản: là các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt. - Chứng từ phản ánh nghiệp vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng 39 3. Tổ chức kế toán ngân hàng Phân loại: + Căn cứ vào địa điểm lập chứng từ: - Chứng từ nội bộ: là chứng từ do ngân hàng lập để thực hiện các nghiệp vụ kế toán (VD Chứng từ điều chuyển vốn nội bộ, phiếu xuất VPP) - Chứng từ bên ngoài: là chứng từ do khách hàng lập và nộp vào ngân hàng theo mẫu in sẵn hoặc theo mẫu quy định (VD giấy rút tiền, ủy nhiệm chi,...) 40 3. Tổ chức kế toán ngân hàng 06-Jul-19 11 Phân loại: + Căn cứ hình thái vật chất của chứng từ: - Chứng từ giấy - Chứng từ điện tử: Là chứng từ kế toán mà các yếu tố của nó được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử đã được mã hóa mà không có sự thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán. 41 3. Tổ chức kế toán ngân hàng 4. Chứng từ kế toán Nguyên tắc lập chứng từ kế toán: - Ghi rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo các nội dung quy định trên mẫu chứng từ. - Không được viết tắt, tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục không được ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Khi viết sai, chứng từ phải được hủy bỏ theo quy định. - Phải được lập đủ số liên, đầy đủ chữ ký và con dấu theo quy định. Chứng từ điện tử sau khi xử lý phải in ra giấy - Chứng từ tiền mặt: ngày ghi trên chứng từ phải là ngày thực tế NH thu hoặc chi tiền mặt. 42 3. Tổ chức kế toán ngân hàng Kiểm soát chứng từ: 43 Là kiểm tra lại tính đúng đắn của các yếu tố đã ghi trên chứng từ nhằm đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong suốt quá trình xử lý, giải quyết nghiệp vụ kinh tế.  Kiểm soát trước.  Kiểm soát sau. 3. Tổ chức kế toán ngân hàng Kiểm soát chứng từ: 44 Nhân viên thực hiện Nội dung kiểm soát Kiểm soát trước Giao dịch viên - Việc lập chứng từ; - Tính hợp lệ hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên chứng từ; - Đối chiếu số tiền trên chứng từ với số dư tài khoản. Kiểm soát sau Kiểm soát viên - Kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ; - Cách xử lý nghiệp vụ của GDV. 3. Tổ chức kế toán ngân hàng 06-Jul-19 12 Luân chuyển chứng từ: Nguyên tắc: - Đảm bảo nguyên tắc ghi chép kế toán NỢ trước CÓ sau - Chứng từ kế toán phải được luân chuyển trong nội bộ một NH, hoặc nội bộ hệ thống NH, không quay lại khách hàng sau khi chứng từ đã được giao dịch viên tiếp nhận, xử lý, trừ trường hợp đặc biệt - Đảm bảo chứng từ được kiểm soát chặt chẽ và luân chuyển nhanh chóng an toàn 45 3. Tổ chức kế toán ngân hàng 3. Tổ chức kế toán ngân hàng  Tài khoản KTNH: - Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế - Mỗi tài khoản kế toán lưu trữ cho một loại số liệu kế toán, phản ánh tình hình tăng giảm và hiện có của từng khoản mục thuộc đối tượng kế toán: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, các khoản mục của thu nhập, chi phí. 46  Phân loại tài khoản KTNH: Theo nội dung kinh tế 47 TÀI SẢNNợ Có xxx NGUỒN VỐNNợ Có xxx Tài khoản phản ánh Tài sản – Nguồn vốn - Lúc phản ánh tài sản, lúc phản ánh nguồn vốn - Khi phản ánh TS: Dư Nợ, khi phản ánh NV: Dư Có 3. Tổ chức kế toán ngân hàng  Phân loại tài khoản KTNH: Theo nội dung kinh tế 48 Cuối ngày 31/12, số dư các tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản lợi nhuận năm nay và không còn số dư 3. Tổ chức kế toán ngân hàng CHI PHÍNợ Có THU NHẬPNợ Có 06-Jul-19 13  Phân loại tài khoản KTNH:  Theo quan hệ với bảng cân đối kế toán + Tài khoản trong bảng cân đối kế toán - Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu - Hạch toán kép: NỢ - CÓ + Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán - Phản ánh các nghiệp vụ không ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và nguồn vốn của ngân hàng - Hạch toán đơn: Ghi NỢ hoặc Ghi CÓ. 49 3. Tổ chức kế toán ngân hàng  Phân loại tài khoản KTNH:  Theo mức độ tổng hợp và chi tiết: + TK tổng hợp: - TK cấp 1 (2 chữ số): xx - TK cấp 2 (3 chữ số): xxx - TK cấp 3 (4 chữ số): xxxx + TK chi tiết: XXXX. XX. XXXXX TK cấp 3 Ký hiệu tiền tệ Số thứ tự tiểu khoản 50 do Thống đốc NHNN quy định 3. Tổ chức kế toán ngân hàng  Hệ thống tài khoản KTNH Là danh mục các TK được sử dụng để phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn, sự vận động của chúng trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH. Bao gồm: - Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán (từ loại 1 đến loại 8). - Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán (loại 9). 51 3. Tổ chức kế toán ngân hàng 52 Loại Tên tài khoản Loại 1 Vốn khả dụng và các khoản đầu tư Loại 2 Hoạt động tín dụng Loại 3 Tài sản cố định và các tài sản có khác Loại 4 Các khoản phải trả Loại 5 Hoạt động thanh toán Loại 6 Nguồn vốn chủ sở hữu Loại 7 Thu nhập Loại 8 Chi phí Loại 9 Các tài khoản ngoại bảng 3. Tổ chức kế toán ngân hàng 06-Jul-19 14 VÍ DỤ Tại Ngân hàng A phát sinh các nghiệp vụ sau: 1. Cho KH A vay ngắn hạn bằng tiền mặt: 50 triệu đồng 2. KH B rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi: 10 triệu đồng 3. KH C nộp tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng: 5 triệu đồng 4. Công ty D đề nghị trích tài khoản tiền gửi để thanh toán bằng chuyển khoản cho công ty E là 30 triệu đồng (công ty E có tài khoản tại NH A) Yêu cầu: 1. Định khoản 2. Ảnh hưởng của nghiệp vụ đến giá trị bảng CĐKT 53 3. Tổ chức kế toán ngân hàng Hình thức kế toán: Tập hợp những phương pháp và kỹ thuật ghi chép các NVKT phát sinh, phản ánh sự biến động của tài sản và nguồn vốn theo một trình tự nhất định và có hệ thống, dựa trên cơ sở các chứng từ và sổ sách kế toán trong mối quan hệ giữa các sổ sách kế toán với nhau. Hình thức kế toán: - Nhật ký sổ cái - Nhật ký chứng từ - Chứng từ ghi sổ 54 Tổ chức công việc KTNH: 55 Kế toán giao dịch Kế toán tổng hợp Công việc - Tiếp xúc khách hàng; - Lập chứng từ, thực hiện hạch toán; - Quản lý sổ kế toán chi tiết, - Kiểm soát, đối chiếu, tổng hợp số liệu giao dịch; - Quản lý sổ kế toán tổng hợp, Kết quả Bảng liệt kê chứng từ, sổ kế toán chi tiết, các báo cáo sao kê (tình hình hoạt động) Các báo cáo kế toán tài chính, báo cáo kế toán quản trị theo yêu cầu. 3. Tổ chức kế toán ngân hàng Tổ chức bộ máy kế toán:  Trong toàn hệ thống ngân hàng - Bộ máy kế toán tập trung - Bộ máy kế toán vừa phân tán vừa tập trung  Trong một ngân hàng - Giao dịch nhiều cửa - Giao dịch một cửa 56 3. Tổ chức kế toán ngân hàng 06-Jul-19 15 Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp • Kế toán tổng hợp: Thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị bằng đơn vị tiền tệ. • Kế toán chi tiết: Phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp. 57 3. Tổ chức kế toán ngân hàng Báo cáo tài chính • Bảng cân đối kế toán • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ • Thuyết minh báo cáo tài chính 58 3. Tổ chức kế toán ngân hàng
Tài liệu liên quan