Khóa luận Chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu trong thực tiễn thương mại Việt Nam hiện nay

Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh một số mặt tiêu cực thỡ nú cũng đang thể hiện là có tác động rất tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế từng quốc gia nói riêng khi tham gia vào quá trình này. Các nhà kinh tế đã chỉ ra và thực tiễn cũng cho thấy rằng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất thế giới, của khoa học và công nghệ thỡ khụng một nước nào có thể tự đáp ứng nhu cầu mọi mặt để phát triển kinh tế nước mình. Do vậy, việc mở rộng đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ đối ngoại hiện nay không chỉ là mục tiêu mà còn là nhiệm vụ sống còn của sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia không thể tách riêng nền kinh tế của mình ra khỏi nền kinh tế thế giới, nó là một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Hoạt động thương mại quốc tế không còn đơn thuần là hình thức giao lưu quốc tế mà nó đang tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh trong nước và sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, có thể khẳng định xuất nhập khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở nhận thức được những vấn đề trên, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, trong đó “đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu” và “hướng về xuất khẩu” là khâu quan trọng nhất trong công tác kinh tế đối ngoại. Phù hợp với đó Nhà nước ta đã và đang sửa đổi, bổ xung và ban hành mới các văn bản pháp luật về kinh tế theo hướng hội nhập khu vực và thế giới. Chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu không phải là vấn đề mới đặt ra gần đây mà nú đó xuất hiện và được áp dụng từ lâu, trong nền kinh tế tập trung quan liờu bao cấp. Khi đú cỏc đơn vị kinh tế tiến hành uỷ thác và nhận uỷ thác là nhằm thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của Nhà nước. Tuy nhiên, trong điều kiện thương mại hiện nay, nền kinh tế Việt nam đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, và đặc biệt là mới đây Nhà nước cho phép thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền trực tiếp xuất nhập khẩu hàng hoá theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì sự tồn tại của uỷ thác xuất nhập khẩu sẽ như thế nào khi mà nó lại được hình thành từ chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương. Đây là một câu hỏi làm cho tôi phải trăn trở và đi đến quyết định chọn đề tài: “Chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu trong thực tiễn thương mại Việt Nam hiện nay” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Khoá luận sẽ tìm hiểu và chứng minh xem liệu uỷ thác xuất nhập khẩu có tồn tại trong điều kiện thương mại hiện nay không, và nếu có nó mang nội dung như thế nào để từ đó có những tác động thích hợp, đảm bảo cho sự tồn tại của nó đem lại hiệu quả cho nền kinh tế nói chung, cho các đơn vị kinh tế tham gia vào quan hệ uỷ thác xuất nhập khẩu nói riêng. Bố cục luận văn gồm: - Lời nói đầu. - Chương I: Chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu: Những vấn đề cơ bản. - Chương II: Nội dung pháp lý của uỷ thác xuất nhập khẩu. - Chương III: Xu hướng phát triển của hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu. - Kết luận. Trong quá trình làm việc nghiêm túc, với nỗ lực cao, tuy nhiên là một sinh viên với trình độ lý luận cũng như thực tiễn còn hạn chế, đi vào nghiên cứu đề tài này chắc rằng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, những sai lạc trong nhận thức và đánh giá vấn đề. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi mong muốn nhận được những ý kiến chỉ đạo của các thầy cô giỏo, cỏc nhà nghiên cứu, các luật gia, những góp ý chân tình từ phía bạn bè để tôi có thể nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về vấn đề mà tôi nghiên cứu.

doc83 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu trong thực tiễn thương mại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học ngoại thương hà nội Khoa kinh tế ngoại thương Khoá luận tốt nghiệp ĐỀ TÀI: Chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu trong thực tiễn thương mại việt nam hiện nay MỤC LỤC Lời nói đầu 01 Chương I : Chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu : Những vấn đề cơ bản 03 I. Sự hình thành và phát triển của chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu 03 1. Chế độ độc quyền ngoại thương và sự hình thành chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu Chế độ độc quyền ngoại thương. Sự hình thành chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu 03 08 2. Sự phát triển của chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu qua từng thời kỳ Trước năm 1986 Từ năm 1986 đến năm 1989 Từ năm 1989 đến nay 09 II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU Uỷ thác xuất nhập khẩu trong nền kinh tế tập trung 10 Uỷ thác xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Bản chất của uỷ thác xuất nhập khẩu 11 Chủ thể tham gia quan hệ uỷ thác xuất nhập khẩu 14 Những thủ tục cần thiết để đi đến ký hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 15 Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên 16 Thanh toán trong uỷ thác xuất nhập khẩu 19 Mối quan hệ giữa hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu 21 Chương II : Nội dung pháp lý của uỷ thác xuất nhập khẩu 23 I. Luật điều chỉnh hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu 1. Luật điều chỉnh hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu trong nền kinh tế tập trung Điều lệ tạm thời về hoạt động kinh doanh ngày 10 tháng 4 năm 1957 23 Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế ngày 4 tháng 1 năm 1960 24 Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế ngày 10 tháng 3 năm 1975 25 Thông tư số 03 – BNgT/XNK ngày 11 tháng 1 năm 1984 Quy định chi tiết về chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá 25 2. Luật điều chỉnh hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN a) Chỉ thị số 20 – BNgT/CSXNK ngày 3/7/1987 về việc áp dụng phương thức uỷ thác xuất khẩu sang thị trường XHCN đối với một số mặt hàng địa phương sản xuất 26 b) Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 và các văn bản hướng dẫn thi hành 27 c) Quy chế xuất nhập khẩu uỷ thác giữa các pháp nhân trong nước ngày 22/9/1994 29 d) Luật thương mại ngày 10/5/1997 và các văn bản hướng dẫn thi hành 32 II. HỢP ĐỒNG UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU 1. Khái niệm về hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 37 2. Đặc điểm của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu là hợp đồng kinh tế 38 38 Đặc điểm cơ bản của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 43 CHƯƠNG III : xu hướng phát triển của hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu 51 I. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ CHẾ ĐỘ UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU 1. Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng của XHCN 51 2. Chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu 52 II. SO SÁNH CHẾ ĐỘ UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CHẾ ĐỘ XUẤT NHẬP KHẨU TRỰC TIẾP 1. Sự giống nhau 54 55 2. Sự khác nhau 56 3. Mối quan hệ giữa uỷ thác xuất nhập khẩu và xuất nhập khẩu trực tiếp 58 III. Xu hướng phát triển của uỷ thác xuất nhập khẩu trong điều kiện thương mại Việt nam hội nhập khu vực và thế giới 59 1. Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới và sự thích ứng của pháp luật Việt Nam 59 2. Xu hướng phát triển của chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu 66 3. Một số kiến nghị về chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu trong điều kiện thương mại hiện nay 68 Kết luận 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Lời nói đầu Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh một số mặt tiêu cực thỡ nú cũng đang thể hiện là có tác động rất tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế từng quốc gia nói riêng khi tham gia vào quá trình này. Các nhà kinh tế đã chỉ ra và thực tiễn cũng cho thấy rằng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất thế giới, của khoa học và công nghệ thỡ khụng một nước nào có thể tự đáp ứng nhu cầu mọi mặt để phát triển kinh tế nước mình. Do vậy, việc mở rộng đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ đối ngoại hiện nay không chỉ là mục tiêu mà còn là nhiệm vụ sống còn của sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia không thể tách riêng nền kinh tế của mình ra khỏi nền kinh tế thế giới, nó là một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Hoạt động thương mại quốc tế không còn đơn thuần là hình thức giao lưu quốc tế mà nó đang tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh trong nước và sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, có thể khẳng định xuất nhập khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở nhận thức được những vấn đề trên, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, trong đó “đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu” và “hướng về xuất khẩu” là khâu quan trọng nhất trong công tác kinh tế đối ngoại. Phù hợp với đó Nhà nước ta đã và đang sửa đổi, bổ xung và ban hành mới các văn bản pháp luật về kinh tế theo hướng hội nhập khu vực và thế giới. Chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu không phải là vấn đề mới đặt ra gần đây mà nú đó xuất hiện và được áp dụng từ lâu, trong nền kinh tế tập trung quan liờu bao cấp. Khi đú cỏc đơn vị kinh tế tiến hành uỷ thác và nhận uỷ thác là nhằm thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của Nhà nước. Tuy nhiên, trong điều kiện thương mại hiện nay, nền kinh tế Việt nam đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, và đặc biệt là mới đây Nhà nước cho phép thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền trực tiếp xuất nhập khẩu hàng hoá theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì sự tồn tại của uỷ thác xuất nhập khẩu sẽ như thế nào khi mà nó lại được hình thành từ chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương. Đây là một câu hỏi làm cho tôi phải trăn trở và đi đến quyết định chọn đề tài: “Chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu trong thực tiễn thương mại Việt Nam hiện nay” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Khoá luận sẽ tìm hiểu và chứng minh xem liệu uỷ thác xuất nhập khẩu có tồn tại trong điều kiện thương mại hiện nay không, và nếu có nó mang nội dung như thế nào để từ đó có những tác động thích hợp, đảm bảo cho sự tồn tại của nó đem lại hiệu quả cho nền kinh tế nói chung, cho các đơn vị kinh tế tham gia vào quan hệ uỷ thác xuất nhập khẩu nói riêng. Bố cục luận văn gồm: Lời nói đầu. Chương I: Chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu: Những vấn đề cơ bản. Chương II: Nội dung pháp lý của uỷ thác xuất nhập khẩu. Chương III: Xu hướng phát triển của hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu. Kết luận. Trong quá trình làm việc nghiêm túc, với nỗ lực cao, tuy nhiên là một sinh viên với trình độ lý luận cũng như thực tiễn còn hạn chế, đi vào nghiên cứu đề tài này chắc rằng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, những sai lạc trong nhận thức và đánh giá vấn đề. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi mong muốn nhận được những ý kiến chỉ đạo của các thầy cô giỏo, cỏc nhà nghiên cứu, các luật gia, những góp ý chân tình từ phía bạn bè để tôi có thể nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về vấn đề mà tôi nghiên cứu. Chương I CHẾ ĐỘ UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU 1. Chế độ độc quyền ngoại thương và sự hình thành chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu a/ Chế độ độc quyền ngoại thương Trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hình thức tổ chức và quản lý ngoại thương nước ta có những nét, những đặc điểm riêng so với nhiều nước trên thế giới. Sau khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, nguyên tắc nhà nước độc quyền ngoại thương đã được xác lập. Nghị quyết số 86 ngày 19/ 04/ 1959 về chính sách và công tác ngoại thương của Ban Bí thư Trung ương Đảng ghi rõ: “Đường lối căn bản về ngoại thương của ta phải lấy việc tổ chức và quản lý nền ngoại thương, tập trung tất cả mọi việc buôn bán với nước ngoài vào trong tay Nhà nước, thực hiện độc quyền ngoại thương làm điểm xuất phát và làm nguyên tắc chỉ đạo mọi quan hệ của ta với bên ngoài”. Như vậy, ngay từ buổi ban đầu Nhà nước non trẻ đã xác lập cho mình một chính sách ngoại thương phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của đất nước, cũng như phù hợp với quan điểm của các nước xã hội chủ nghĩa anh em lúc bấy giê. Đó là chế độ độc quyền ngoại thương. Độc quyền của nhà nước về ngoại thương thường được hiểu là chỉ có nhà nước mới tiến hành hoạt động ngoại thương, tư nhân không được phép tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu được giao hoàn toàn cho các đơn vị thuộc Bộ ngoại thương. Về mặt lý luận, chúng ta không thể đồng nhất Nhà nước với một cơ quan nhà nước hay bất kỳ tổ chức nào trong bộ máy Nhà nước và cũng không thể đồng nhất với một xí nghiệp quốc doanh hay một đơn vị kinh tế do Nhà nước lập ra, vì: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương, bao gồm nhiều loại cơ quan như cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp ... Toàn bộ hoạt động của bộ máy nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước, phục vụ cho lợi Ých của giai cấp thống trị. Bộ ngoại thương chỉ là một cơ quan trong bộ máy Nhà nước, thực hiện chính sách ngoại thương của Nhà nước. Xí nghiệp quốc doanh hay đơn vị kinh tế do Nhà nước lập ra chỉ là những tổ chức thuộc sở hữu của Nhà nước, là công cụ để Nhà nước thực hiện chính sách điều tiết, quản lý nền kinh tế của mình. Do vậy, không thể đồng nhất độc quyền Nhà nước về ngoại thương với độc quyền của Bộ ngoại thương, là cơ quan chuyên trách được Nhà nước uỷ quyền quản lý trong lĩnh vực ngoại thương. Mặt khác, cũng không thể cho rằng độc quyền Nhà nước về ngoại thương là bất kỳ xí nghiệp quốc doanh, đơn vị kinh tế nào do Nhà nước lập ra đều đương nhiên có quyền trực tiếp giao dịch và buôn bán hàng hoá với nước ngoài. Tóm lại, cần phải hiểu khái niệm độc quyền của Nhà nước về ngoại thương theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng ta là phải xem xét dưới các góc độ khác nhau: Nguyên tắc, Chính sách và Chế độ quản lý. Nhà nước độc quyền ngoại thương là một nguyên tắc quan trọng trong quan hệ ngoại thương ở các nước xã hội chủ nghĩa, bắt nguồn từ chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa, xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và phát triển có kế hoạch. Đó là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình Nhà nước thực hiện chính sách ngoại thương của mình, đảm bảo cho ngoại thương là cầu nối kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, đặc biệt là với nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Nhà nước độc quyền ngoại thương là một chính sách trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nhằm đảm bảo lợi Ých của toàn dân, đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước; đường lối đối ngoại của Đảng và thực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định. Nhà nước độc quyền ngoại thương còn là một chế độ quản lý đặc thù trong lĩnh vực ngoại thương, một mô hình tổ chức ngoại thương riêng biệt cho các nước xã hội chủ nghĩa. Đó là kế hoạch cộng với điều tiết. Tuy nhiên, định nghĩa độc quyền ngoại thương thường được nhắc tới là định nghĩa nêu trong Nghị quyết của hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liờn xụ thỏng 10 năm 1925: “ Nhà nước tự tiến hành ngoại thương thông qua cơ quan đặc biệt (dân uỷ ngoại thương) quy định rõ tổ chức nào, ngành nào được tiến hành những nghiệp vụ ngoại thương trực tiếp với khối lượng nào, xuất phát từ nhiệm vụ phát triển kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội, thông qua kế hoạch xuất – nhập khẩu, xác định rằng cần phải xuất khẩu ra bao nhiêu và nhập khẩu vào bao nhiêu, thông qua hệ thống giấy phép và kim ngạch – nhập khẩu. Nhà nước trực tiếp điều chỉnh xuất, nhập và các nghiệp vụ của tổ chức ngoại thương”. Như vậy, theo định nghĩa trờn thỡ nội dung chủ yếu của độc quyền ngoại thương là: - Hoạt động ngoại thương do Nhà nước trực tiếp quản lý, điều hành và thực hiện. - Nhà nước tiến hành hoạt động ngoại thương thông qua một cơ quan đặc biệt (Bộ Ngoại thương) có chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động ngoại thương và thông qua các tổ chức kinh tế được trực tiếp tiến hành những nghiệp vụ ngoại thương, các tổ chức này do Nhà nước quy định. - Ngoại thương phải xuất phát từ nhiệm vụ phát triển kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải đảm bảo lợi Ých của Nhà nước. - Ngoại thương phải tiến hành theo một kế hoạch thống nhất, dưới sự tập trung và thống nhất của Nhà nước. - Nhà nước trực tiếp điều hành hoạt động xuất, nhập khẩu và các hoạt động của các tổ chức ngoại thương thông qua hệ thống giấy phép và kim ngạch xuất nhập khẩu. Cách hiểu trên đây đã nói lên đầy đủ các đặc điểm của chế độ Nhà nước độc quyền về ngoại thương, nó có giá trị cho tất cả các nước xã hội chủ nghĩa ở giai đoạn lịch sử nhất định. Tóm lại, khái niệm độc quyền Nhà nước về ngoại thương là rất rộng, phải xem xét nó dưới nhiều góc độ khác nhau để cú cỏc vận dụng phù hợp với nền kinh tế nhà nước và diễn biến của quan hệ kinh tế quốc tế. Nguyên tắc Nhà nước độc quyền ngoại thương là cơ sở lý luận để tổ chức và quản lý ngoại thương ở các nước xã hội chủ nghĩa. Như trờn đã trình bày, độc quyền Nhà nước về ngoại thương là một nguyên tắc quan trọng trong quan hệ ngoại thương của Nhà nước ta. Việc xác định vị trí của nguyên tắc này là còng như việc vận dụng nó vào thực tiễn ngoại thương nước ta đòi hỏi phải có sự ghi nhận ngay từ trong quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước. Sau Nghị định số 86 ngày 14/ 09/ 1959 về chính sách và công tác ngoại thương của ban bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam thì Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (khoá III) tháng 12/ 1964 khảng định: “ngoại thương nước ta tiến hành trên nguyên tắc Nhà nước nắm trọn quyền (độc quyền) ngoại thương”(1). Sau giải phóng miền Nam, cả nước bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Đảng ta nhấn mạnh: “Nhà nước phải nắm độc quyền ngoại thương” (Nghị quyết hội nghị TW lần 24(khoá III). Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V (tháng 4/1982) nhắc lại: “Chớnh sỏch của ta là Nhà nước độc quyền ngoại thương và Trung ương thống nhất quản lý công tác ngoại thương”. Hiến pháp 1980 đã thể chế hoá nguyên tắc Nhà nước độc quyền ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại trong chương II (điều 21): “Nhà nước giữ độc quyền ngoại thương và mọi quan hệ khác với nước ngoài”. Như vậy, độc quyền Nhà nước về ngoại thương, một quan điểm có tính chất nguyên tắc đã khẳng định về mặt pháp lý. Nó là cơ sở để Nhà nước thực hiện chính sách ngoại thương của mình. Việc Đảng và Nhà nước thực hiện độc quyền ngoại thương là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của nước ta trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế trong quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, các cơ sở sản xuất còn nhỏ bé phân tán, tỷ suất hàng hoỏ cũn rất thấp, hình thái tổ chức cũng như cơ chế quản lý đang trong thời kỳ chuyển biến nên chưa ổn định. Xuất khẩu chủ yếu dùa vào sản phẩm thủ công nghiệp, phần lớn sản phẩm đó lại phân tán trong nền kinh tế địa phương và rất nhiều cơ sở sản xuất nằm rải rác trong các nước. Trong khi đó xuất khẩu ra thị trường thế giới đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu tiêu thụ còng như điều kiện vận tải quốc tế. Do đó, các nhà sản xuất chỉ có thể tập hợp lại và thông qua một tổ chức kinh doanh chuyên trách mới có thể tạo được quan hệ ổn định trong thương mại quốc tế. Bên cạnh đú thỡ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng lợi Ých cục bộ của từng ngành, từng địa phương. Lợi Ých về ngoại thương xã hội chủ nghĩa lại phải xột trờn toàn cục, trong phạm vi cả nước về cả trước mắt và lâu dài. Mọi lợi Ých, mọi hiệu quả chỉ xét riêng rẽ mà không xuất phát và gắn liền với lợi Ých thích đáng của mọi thành viên tham gia, song lợi Ých của mọi thành viên phải phục tùng lợi Ých cơ bản và toàn cục của cả quốc gia, cả dõn tộc. Chỉ có thể đứng vững trên phương hướng kế hoạch tập trung thống nhất mới giải quyết thích đáng lợi Ých của cơ sở. b/ Sự hình thành chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu Hoạt động ngoại thương do Nhà nước trực tiếp quản lý, điều hành và thực hiện là nội dung chính của khái niệm độc quyền Nhà nước về ngoại thương. Độc quyền Nhà nước về ngoại thương không có nghĩa là Nhà nước tự mình, trực tiếp tham gia trực tiếp vào hoạt động ngoại thương, bởi vì Nhà nước chỉ là một khái niệm trừu tượng, nó chỉ thực hiện được chức năng của mình thông qua bộ máy Nhà nước và do đó hoạt động ngoại thương được giao cho Bộ ngoại thương là cơ quan quản lý chuyên ngành của Nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động ngoại thương chỉ được trực tiếp thông qua hoạt động của các doanh nghiệp, mà chủ yếu là các Tổng công ty, cỏc cụng ty (là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp trực thuộc Bộ ngoại thương) có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp này phải thoả món cỏc điều kiện nhất định. Nhưng trong bất kỳ một nền kinh tế nào không chỉ cú cỏc Tổng công ty, các Công ty mới có nhu cầu mua vật tư, nguyên liệu, hàng hoá từ phía nước ngoài để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và bán những sản phẩm ra nước ngoài mà cũn cỏ cỏc cơ sở sản xuất, các đơn vị kinh tế khác. trong cơ chế kế hoạchk hoá tập trung, để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch được giao, các đơn vị kinh tế, các cơ sở sản xuất đú vỡ chưa thoả món cỏc điều kiện để được trực tiếp xuất nhập khẩu nên phải uỷ thác xuất nhập khẩu cho các Tổng công ty và các công ty đã được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Như vậy, có thể khẳng định rằng uỷ thác xuất nhập khẩu đã ra đời từ chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương, nó đảm bảo cho Nhà nước thực hiện chính sách ngoại thương của mình trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Do đó, để có thể thấy được ưu điểm và tồn tại cũng như sự tồn tại của uỷ thác xuất nhập khẩu trong điều kiện thương mại hiện nay như thế nào cần phải xuất phát từ nguyên nhân hình thành ra nó, từ đó có tác động thích hợp, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh trong nước và hoạt động thương mại quốc tế. 2. Sự phát triển của chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu qua từng thời kỳ a/ Trước năm 1986: Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam được tổ chức theo mô hình tập trung quan liêu bao cấp, các hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu nói riêng diễn ra đều theo kế hoạch chung của Nhà nước. Các bên trong quan hệ uỷ thác xuất nhập khẩu tham gia vào quan hệ này khụng vỡ mục tiêu lợi nhuận, do đó hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu thời kỳ này là phổ biến nhưng Ýt được mọi người quan tâm, đỏnh giá. b/ Từ năm 1986 đến năm 1989: Năm 1986 Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới và sau đó đã ban hành một số văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu, nhưng do đặc điểm kinh tế thị trường vừa mới chuyển đổi cùng với hoàn cảnh quốc tế mà hoạt động xuất nhập khẩu chưa có sự thay đổi đáng kể so với thời kỳ trước. c/ Từ năm 1989 đến nay: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế được ban hành ngày 25/ 09/ 1989, là văn bản pháp luật quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu (hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu là hoạt động nhằm mục đích kinh doanh). Do đó hoạt động này đã phát triển manh mẽ đặc biệt là từ năm 1990 trở lại đây, khi mà thị trường quốc tế đó cú những thay đổi cơ bản cùng với sự ghi nhận kịp thời của Nhà nước. Đến năm 1998 sau khi Nghị định số 57-1998/NĐ-CP của chính phủ, thông tư số 18-1998/TT-BTM ra đời, cho phép thương nhân được xuất nhập khẩu hàng hoá theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu tưởng như không tồn tại nữa nhưng thực tế hoạt động này vẫn tồn tại và phát triển. Vấn đề đặt ra là vì sao nó tồn tại và phát triển trong điều kiện pháp lý như vậy? Chúng ta sẽ xem xét ở chương III. Nội dung cơ bản của uỷ thác xuất nhập khẩu Uỷ thác xuất nhập khẩu là hoạt động liên quan trực tiếp đến cơ chế kinh doanh và chính sách ngoại thương của Nhà nước. Do đó, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp với chính sách Nhà nước độc quyền ngoại thương và trong cơ chế thị t
Tài liệu liên quan