Khóa luận Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu tại Kassa

Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, thương mại quốc tế đã ra đời và ngày càng phát triển. Cùng với sự ra đời của thương mại quốc tế, hoạt động giao nhận quốc tế cũng đã ra đời. Hoạt động giao nhận được xem là một ngành nghề không cần quá nhiều vốn đầu tư nhưng mà nguồn lợi nhuận mà nó mang về là đáng kể. Chính vì thế mà hiện nay tại Việt Nam đã có hơn 400 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Nó chính là nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận không ngừng tự làm mới mình. Công ty TNHH GNVT KASSA cũng là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, tuy cũng đạt được một vài thành công, nhưng nhìn chung hoạt động giao nhận tại công ty còn nhiều thiếu sót. Với mong muốn góp một phần nhỏ vào công tác cải thiện hoạt động giao nhận của công ty, tôi quyết định chọn đề tài “ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU TẠI KASSA” làm đề tài tốt nghiệp

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu tại Kassa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH GNVT QUỐC TẾ KASSA Tổng quan về công ty Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Ngày nay khi sự giao thương giữa các nước ngày càng phát triển và đòi hỏi các doanh nghiệp phải có quan hệ buôn bán và trao đổi hàng hóa với nhau, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điền kiện để tổ chức được quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa hiệu quả nhất, đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của của các công ty dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Công ty TNHH giao nhận vận tải quốc tế Kassa cũng ra đời trong hoàn cảnh trên. Công ty TNHH giao nhận vận tải quốc tế Kassa là một công ty tư nhân 100% vốn trong nước. Công ty được thành lập 2004 theo giấy phép kinh doanh số 43234689 đăng ký ngày 13/04/2004 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Tên giao dịch tiếng việt : công ty TNHH giao nhận vận tải quốc tế KASSA Tên giao dịch quốc tế : KASSA International Transport & Logistics Co., LTD Vốn điều lệ : 400.000.000 VNĐ Trụ sở đặt tại : 2 Nguyễn Công Trứ, Phường 19, Quận Bình Thạnh, TP. HCM Điện thoại : ( 84-8 ) 3 5144 606 Fax : ( 84-8 ) 3 5144 607 Email : kassa_logistics@kassa.com.vn Mã số thuế : 0303254797 Số tài khoản : 010074654956 Tại ngân hàng công thương Việt Nam Công ty được thành lập năm 2004 với tên gọi Công ty TNHH TM DV và quảng cáo Kassa, chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ quảng cáo và thu mua nông sản. Đến năm 2007 thấy được tìm năng của ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa công ty quyết định chuyển sang kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Khi mới chuyển qua kinh doanh lĩnh vực giao nhận công ty chủ yếu chỉ làm thủ tục hải quan cho khách hàng và ngày nay đã mở rộng thêm nhiều dịch vục khác như là vận tải, lưu kho, bãi…. Công ty TNHH giao nhận vận tải quốc tế Kassa luôn lấy phương châm “ nhanh nhạy, tận tâm, hiệu quả” làm mục tiêu hoạt động của công ty. 2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của công ty 2.1.2.1 Chức năng của công ty Công ty thực hiện một số công việc liên quan đến quá trình vận tải và giao nhận hàng hóa như: đưa hàng ra cảng, làm thủ tục Hải quan, tổ chức xếp dỡ, giao hàng cho người nhận tại nơi quy định, họat động ủy thác xuất nhập khẩu. Ngoài chức năng chính là giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không. Công ty còn đảm nhận thêm những dịch vụ khác như: thu gom và chia lẻ hàng, khai thuế Hải quan, tư vấn về hợp tác đầu tư, gia công, kinh doanh hàng xuất nhập khẩu... 2.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty Dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Dịch vụ khai Hải quan và Hải quan điện tử. Dịch vụ vận chuyển hàng công trình, hàng dự án. Dịch vụ vận tải bằng đường biển, đường hàng không. Dịch vụ cho thuê kho lưu trữ hàng hóa. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Là doanh nghiệp được thành lập 7 năm nên công tác tổ chức nhân sự của công ty của công ty cũng tạm đi vào ổn định nhưng do số lượng nhân viên của công ty không nhiều nên công tác bố trí còn gặp nhiều khó khăn. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Giám đốc công ty Là người điều hành cao nhất của công ty, nhân danh công ty để điều hành và quyết định mọi việc liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó. Điều hành, phân công, công tác cho nhân viên của công ty, đồng thời quyết định những khoản chi liên quan đến việc mua tài sản cố định. Là người đưa ra các phương án kinh doanh, các phương án phát triển của công ty và chịu trách nhiệm mọi vấn đề. Trực tiếp đàm phán với khách hàng và ký kết các hợp đồng dịch vụ. Phó giám đốc Là người thay mặt Giám đốc điều hành công việc theo chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, có trách nhiệm đôn đốc thực thi các hoạt động kinh doanh, hổ trợ Giám đốc trong quản lí và hoạch định. Phòng Marketing – kinh doanh Là bộ phận rất quan trọng của công ty vì đây là bộ phận tìm nguồn khách hàng cho công ty, tìm hiểu khách hàng và cung cấp những thông tin cần thiết về khách hàng từ đó có thể đề ra phương hướng thu hút được nhiều khách hàng mới mà vẫn giữ được khách hàng quen thuộc. Ngoài ra, phòng còn có thể tìm hiểu tình hình cạnh tranh trên thị trường ( đối thủ cạnh tranh) từ đó có thể cùng Ban Giám Đốc đề ra phương án cạnh tranh. Thường xuyên theo dõi thực hiện việc soạn thư báo giá, liên hệ khách hàng và tham mưu cho Giám Đốc trong việc soạn thảo ký kết hợp đồng giao nhận. Ngoài ra, phòng Marketing còn phối hợp với Giám Đốc tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng với khách hàng. Phòng kế toán Là bộ phận giúp Giám Đốc thực hiện quản lý chặt chẽ về mặt kế toán, tài chính, nắm chắc các số liệu thống kê để có thể phục vụ tốt cho nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức kinh doanh. Đồng thời có trách nhiệm nghiên cứu các hiện tượng kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh nhằm phản ánh toàn diện hoạt động kinh doanh, dịch vụ, giúp lãnh đạo nắm được đầy đủ cụ thể tình hình thực hiện và chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu trong toàn bộ hoạt động của công ty để cho Ban lãnh đạo khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh. Phòng xuất nhập khẩu Là phòng trực tiếp đảm nhận khẩu nghiệp vụ về thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, phòng được chia thành 2 bộ phận : bộ phận chứng từ và bộ phận giao nhận. Bộ phận chứng từ Nắm bắt được nội dung của chứng từ để tham mưu cho giám đốc trong việc thương lượng đàm phán ký kết hợp đồng với khách hàng. Đồng thời cũng đảm nhiệm về tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên chứng từ. Thường xuyên theo dõi, quản lý, lưu trữ chứng từ, công văn, và giúp Giám Đốc soạn thảo các chứng từ, tham mưu, bàn bạc, đóng góp ý kiến váo các quyết định kinh doanh. Soạn thảo bộ hồ sơ kèm thủ tục Hải quan và các công văn cần thiết để giúp bộ phận giao nhận hoàn thành tốt công việc được giao với thời gian ngắn nhất. Thường xuyên liên lạc với khách hàng để thông báo cho khách hàng biết những thông tin cần thiết về lô hàng. Thường xuyên theo dõi các thông tư, nghi định của chính phủ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa và các quy định của Hải quan để kịp thời sửa đổi cho phù hợp. Bộ phận giao nhận Tiến hành giao nhận hàng hóa với khách hàng để thực hiện đăng ký các phương tiện vận chuyển hàng hóa. Đồng thời chịu trách nhiệm về công việc và tiến hành làm các thủ tục thông quan Hải quan tại cảng để tiến hành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu theo các hợp đồng giao nhận mà công ty đã được khách hàng ủy thác. Vận chuyển , trung chuyển hàng hóa từ kho của các đơn vị sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu ra cảng, sân bay để giao hàng xuất khẩu và ngược lại đối với hàng hóa nhập khẩu, phục vụ yêu cầu của các đơn vị xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. 2.1.4 Tình hình hoạt động của công ty Bảng 2.1 : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: VNĐ STT  Chỉ tiêu  Năm 2008  Năm 2009  Năm 2010         1  Doanh thu thuần  3.578.789.567  4.345.211.000  5.720.300.000   2  Giá vốn hàng bán  2.377.678.907  3.004.738.000  3.990.789.900   3  Lợi nhuận gộp  1.199.110.660  1.340.473.000  1.729.510.100   4  Chi phí bán hàng  420.786.587  450.000.000  623.678.000   5  Chi phí quản lý doanh nghiệp  267.678.789  300.507.000  341.167.000   6  Tổng lợi nhuận trước thuế  510.645.284  589.966.000  764.665.000   7  Thuế TNDN  127.661.321  147.491.500  191.166.250   8  Lợi nhuận sau thuế  382.983.963  442.474.500  573.498.750   Nguồn phòng kế toán STT  Chỉ tiêu  Năm 2009/2008  Năm 2010/2009     Tuyệt đối  Tương đối  Tuyệt đối  Tương đối   1  Doanh thu thuần  766.421.433  121,42%  2.375.089.000  154,6%   2  Giá vốn hàng bán  627.059.093  126,37%  1.986.051.900  166,09%   3  Lợi nhuận gộp  141.362.340  111,7%  389.037.100  129.02%   4  Chi phí bán hàng  29.213.422  106,94%  173.678.000  138,6%   5  Chi phí quản lý doanh nghiệp  32.828.211  112,26%  40.660.000  113,53%   6  Tổng lợi nhuận trước thuế  79.320.716  115,53%  174.699.000  129,61%   7  Thuế TNDN  19.830.179  115,53%  43.674.750  129,61%   8  Lợi nhuận sau thuế  59.490.537  115,53%  131.024.250  129,61%   Bảng 2.2 Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008-2010 Qua bảng báo cáo tài chính và bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta nhận thấy rằng : ( Về doanh thu Doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng lên 21,42% tương ứng với 766.421.433 VNĐ. Do năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới làm giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu có nhiều biến động, thị trường tài chính bất ổn đã ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của một số doanh nghiệp mà doanh thu của các công ty giao nhận phụ thuộc vào hoạt động xuất nhập khẩu của công ty sản xuất nên doanh thu năm 2008 của công ty chỉ đạt 3.578.789.567 VNĐ, sang đến năm 2009 do sự can thiệp của nhà nước đã làm cho nền kinh tế dần dần ổn định, giúp hoạt động nhập khẩu hoạt động lại vì thế Kassa đã đạt được doanh thu là 4.345.211.000 VNĐ. Sang đến năm 2010 do công ty đã đưa ra nhiều biện pháp để tránh những áp lực bên ngoài nên doanh thu tiếp tục tăng lên 54,6% tương ứng với 2.375.089.000 VNĐ. ( Về giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng Cùng với doanh thu các loại chi phí năm 2009 so với năm 2008 của Kassa đã tăng lên lần lượt như sau giá vốn hàng bán tăng 26,37% tương ứng tăng 627.059.093 VNĐ do tình hình kinh tế bất ổn và lạm phát đã làm cho giá cả các dịch vụ vận tải như xe tải, đầu kéo container …..tăng lên làm cho mọi chi phí liên quan điều tăng lên, do đầu tư vào hoạt động của bộ phận bàn hàng để tìm kiếm nhiều khách hàng tìm năng đã đẩy chi phí bán hàng tăng lên 6,94% tương ứng tăng 32.828.211 VNĐ, và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 12,26% tương ứng 32.828.211 VNĐ để cải thiện thêm tiền lương của nhân viên thời kỳ lạm phát. Đến năm 2010 chi phí của doanh nghiệp tiếp tục gia tăng nhưng ở mức thấp hơn so với năm đợt gia tăng từ năm 2009 và năm 2008. Tương ứng như giá vốn hàng bán tăng 66,09% tương ứng tăng 389.037.100 VNĐ do công ty đã có nhiều thêm hợp đồng giao nhận mới làm chi phí tăng lên, tiếp tục đầu tư bộ phận bán hàng và trang thiết bị cho bộ phận quản lý doanh nghiệp làm cho chi phí bán hàng tăng 38,6% tương ứng 173.678.000 VNĐ, và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 13,53% tương ứng 40.660.000 VNĐ. ( Về lợi nhuận Tuy chi phí tăng lên nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Kassa so với năm 2008 thì năm 2009 lợi nhuận tăng 15,53% tương ứng với 59.490.537 VNĐ. Đến năm 2010, tình hình hoạt động của công ty đã đi dần vào ổn định hơn sau đợt khủng hoảng kinh tế năm 2008 và chính phủ đã kiềm chế được lạm phát năm 2009 giúp doanh thu của Kassa tăng 29,61% tương ứng với 131.024.250 VNĐ. Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty TNHH GNVT quốc tế Kassa 2.2.1 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty Căn cứ vào quá trình hoạt động giao nhận của Kassa, về cơ bản thì quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty gồm 6 bước cơ bản sau: Sơ đồ 2.2 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại Kassa Sau khi công ty ký kết hợp đồng ủy thác giao nhận với công ty đối tác. Công ty Kassa sẽ thay mặt khách hàng đăng ký thủ tục hải quan điện tử. Ngày nay việc đăng ký thủ tục hải quan điện tử được áp dụng cho tất cả các cảng TP Hồ Chí Minh, vì vậy khi công ty nào muốn nhập khẩu hay xuất khẩu hàng hóa thì phải đăng ký khai hải quan điện tử. Khai hải quan điện tử nó giúp cho việc lam thủ tục thông quan hàng hóa giảm được rất nhiều thời gian, giúp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiết kiêm rất nhiều chi phí. Sau khi đăng ký thủ tục hải quan điện tử xong, khách hàng có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa sẽ liên hệ với công ty Kassa. Họ sẽ fax những chứng từ cần thiêt cho việc mở tờ khai qua cho công ty. Lúc này công ty tiến hành thực hiện những bước sau đây: ( Bước 1: Nhận chứng từ khách hàng và kiểm tra chứng từ Thông thường khách hàng sẽ fax những chứng từ cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan như sau: Commercial Invoice Packing list Bill of lading Arrival note (nếu có) Contract Sau khi nhận được BCT từ khách hàng, nhân viên chứng từ của Kassa tiến hành kiểm tra tính hợp lý của chứng từ về nội dung và cả về hình thức. Cụ thể nhân viên chứng từ sẽ kiểm tra những chứng từ như: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn, hợp đồng xem những nội dung của chứng từ đó có liên quan đến nhau hay không và phải đồng nhất với nhau mới có thể lên BCT hoàn chỉnh làm thủ tục hải quan. Trước hết nhân viên chứng từ cần kiểm tra những thông tin trên hợp đồng như: tên người nhập khẩu, người xuất khẩu, tên hàng hóa, ngày và số hợp đồng, điếu kiện giao hàng, cảng đi, cảng đến, thời gian và đồng tiền thanh toán, tổng giá trị thanh toán, số và ngày LC, ngân hàng mở LC để kiểm tra thông tin xem có trùng khớp với thông tin mà khách hàng đã báo lại cho công ty không, và để biết xem công ty Kassa sẽ phải liên hệ với ngân hàng nào có thể ký hậu vận đơn để lấy hàng. Khi kiểm tra xong hợp đồng nhân viên chứng từ kiểm tra xem hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói có cùng thông tin như hợp đồng hay không ví dụ cần kiểm tra những thông tin sau: số và ngày hóa đơn thương mại, cảng đi cảng đến, điều kiện giao hàng, tổng giá trị thanh toán và đồng tiền thanh toán có trùng khớp với trong hợp đồng hay không. Tương tự như đối với phiếu đóng gói, tuy nhiên đối với phiếu đóng gói hàng hóa nó giúp nhân viên của công ty biết cách hàng của mình được đóng gói và số lượng từng kiện hàng được đóng và quy cách đóng hàng như thế nào để biết khi lấy hàng có thể kiểm tra xem hàng hóa có đúng theo yêu cầu hay không. Và một chứng từ khác rất quan trọng mà nhân viên chứng từ không thể bỏ qua đó là vận đơn, nhân viên chứng từ thường kiểm tra số và ngày phát hành vận đơn, tên hàng hóa, số container và số seal, bao nhiêu container? và lọai cont là bao nhiêu? Để biết được số tiền mà công ty sẽ ứng cho nhân viên giao nhận để đi lấy lệnh và làm thủ tục hải quan. Nếu trong trường hợp chưa có thông báo hàng đến thì nhân viên chứng từ sẽ phải liên hệ với hàng tàu để có thể biết được ngày dự kiến tàu đến để lên tờ khai hải quan. Sau khi kiểm tra xong những thông tin trên nếu không có gì sai sót nhân viên chứng từ sẽ lên tờ khai hải quan điện tử. Đồng thời, nhân viên chứng từ sẽ liên hệ với công ty khách hàng xem BCT gốc của công ty đã được chuyển tới hay chưa để có thể liên hệ với ngân hàng để ký hậu, đảm bảo cho việc thực hiện thủ tục hải quan được nhanh chóng và không phải đợi ngân hàng ký hậu chứng từ khi mà tờ khai hải quan đã sẵn sàng. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra BCT đôi lúc nhân viên chứng từ vì quá quen thuộc với công việc của mình nên cũng sơ suất trong việc kiểm tra kỹ từng thông tin của chứng từ, nên việc kiểm tra mắc phải những lỗi tưởng như là đơn giản nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến việc thông quan hàng hóa. Như là, nhầm lẫn số hóa đơn thương mại của hợp đồng này với hợp đồng kia, tên hàng bị sai hoặc thiếu thông tin. Chính việc làm theo chiếu lệ và không cẩn thận của nhân viên chứng từ ảnh hưởng đến việc khi lên tờ khai hải quan bị thiếu thông tin cần thiết nên phải liên hệ lại với khách hàng kiểm tra lại thông tin nhưng việc kiểm tra lại thông tin của khách hàng phải mất nhiêu thời gian hơn nên làm trễ thời gian giao nhận hàng làm cho khách hàng không hài lòng ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. ( Bước 2: Lên tờ khai hải quan Khi kiểm tra xong BCT, nhân viên chứng từ lên tờ khai hải quan, thì ngày nay, tất cả các doanh nghiệp phải sử dụng phần mềm hải quan điện tử. Đầu tiên, khi tiến hành khai tờ khai hải quan điện tử, nhân viên chứng từ cần chú ý xem doanh nghiệp mà công ty Kassa làm là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay là công ty 100% vốn trong nước để biêt mà chọn chi cục hải quan khai báo hợp lý. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chi cục hải quan cần khai báo mà chi cục hải quan đầu tư. Riêng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước thì tùy theo tàu mà hàng hóa của khách hàng đi cập cảng nào sẽ khai báo tại chi cục hải quan đó. Trong tất cả các thông tin của tờ khai quan điện tử tất cả các thông tin của tờ khai phải hoàn toàn chính xác và không có bất kỳ sai sót nào. Đặc biệt nhân viên chứng từ cần đặc biệt chú ý đến những thông tin như là áp mã HS, số và ngày vận đơn, số seal, số container, tổng giá trị thanh toán, trọng lượng hàng hóa, tên doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu. Áp mã HS đa số công ty dịch vụ điều muốn áp mã số thuế sao cho doanh nghiệp của mình chịu mức thuế ưu đãi nhất, nhưng không làm sai với quy định của hải quan. Đó cũng chính là điểm mà hải quan hay không chấp nhận thông tin áp mã HS của công ty. Vì thế, khi làm việc áp mã HS phải đòi hỏi nhân viên chứng từ phải hiểu rõ bản chất của hàng hóa và biểu thế xuất nhập khẩu. Đa số, nhân viên chứng từ của công ty ít có sai sót trong việc áp mã HS vì chủ yếu hàng hóa mà công ty làm là hàng hóa lâu năm nên ít thay đổi. Chỉ có một số ít lần do không cẩn thận trong việc áp mã nên bị hải quan yêu cầu phải xác định lại hàng hóa và công ty đã phải chịu trách nhiệm về khoản chi phí phát sinh này. Đối với việc số và ngày vận đơn cần phải ghi chính xác số và ngày vận đơn nếu ghi sai sẽ không lấy được hàng hóa. Tuy nhiên, nhân viên chứng từ của công ty đã lên nhầm một vài lần khi khai báo, công ty đã phải chi thêm chi phí cho hải quan mới có thể thông quan tờ khai và lấy hàng về kho công ty khách hàng chính vì thế đã làm cho chi phí làm tờ khai hải quan tăng lên, làm cho công ty mất đi khoảng chi phí đáng lẽ sẽ không mất do lỗi của nhân viên chứng từ. Sau khi hoàn thành việc nhập thông tin tờ khai Hải quan. Nhân viên chứng từ sẽ truyền thông tin tờ khai qua mạng để hải quan kiểm tra, nhân viên truyền thông tin tờ khai qua mạng để được nhân viên hải quan kiểm tra và lấy những thông tin sau: Số tiếp nhận Số tờ khai Phân luồng Luồng xanh : Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Cán bộ hải quan chuyển hồ sơ qua lãnh đạo chi cục duyệt, đóng dấu thông quan “đã làm thủ tục hải quan” vào tờ khai xuất khẩu. Luồng vàng : Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, hồ sơ chuyển qua bộ phận tính giá thuế để kiểm tra chi tiết hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được chuyển hồ sơ qua lãnh đạo chi cục duyệt, đóng dấu thông quan “ đã làm thủ tục hải quan” vào tờ khai xuất khẩu. Luồng đỏ: Tuỳ tỷ lệ phân kiểm hóa của lãnh đạo chi cục mà chủ hàng xuất trình 5%, 10% hay 100% hàng để hải quan kiểm tra. Sau khi kiểm tra nếu hàng hóa đúng với khai báo của tờ khai và chứng từ liên quan, cán bộ hải quan sẽ bấm niêm phong hải quan vào container và sẽ ghi chú vào tờ khai xác nhận hàng hóa đúng khai báo và chuyển hồ sơ qua lãnh đạo chi cục duyệt, đóng dấu thông quan “đã làm thủ tục hải quan” vào tờ khai xuất khẩu. Việc truyền thông tin tờ khai qua mạng chủ yếu lấy những thông tin trên để khi nhân viên giao nhận đi làm thủ tục hải quan tại cảng, nhân viên giao nhận có thể dựa vào những thông tin trên để có thể chuẩn bị những chứng từ cần thiết cho việc làm thủ tục được thuận lợi và mất ít thời gian làm hàng. Sau khi lấy được tất cả thông tin cần thiết, nhân viên chứng từ sẽ in tờ khai hải quan ra và nhân viên giao nhận sẽ ký tờ khai tại công ty khách hàng và lấy BCT gốc. Khi lấy được BCT gốc nhân viên giao nhận phải lý hậu tại ngân hàng, khi có B/L ký hậu nhân viên giao nhận sẽ lên hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu để lấy lệnh giao hàng và làm thủ tục còn lại tại cảng. ( Bước 3: Lấy lệnh giao hàng D/O Sau khi nhận được vận đơn gốc ( Bill of Lading ) nhân viên giao nhận đi đến hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu lấy lệnh giao hàng ( Delivery Order ), khi đến h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG 2.doc
  • docCHUONG 1.doc
  • docCHUONG 3.doc
  • docxDANH MUC CAC TU VIET TAT.docx
  • docxDANH SACH BANG.docx
  • docxDANH SACH CAC BIEU DO.docx
  • docxLOI CAM DOAN.docx
  • docxLOI CAM ON.docx
  • docxLOI MO DAU.docx
  • docMUC LUC.doc
  • docNX DON VI THUC TAP.doc
  • docNX GIAO VIEN HUONG DAN.doc
  • docxTAI LIEU THAM KHAO.docx
  • docTRANG BIA.doc
Tài liệu liên quan