Khóa luận Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp12

Đề tài được nghiên cứu ở khía cạnh tiếp thị, hành vi chọn ngành của học sinh được xem như hành vi của người tiêu dùng, học sinh chính là những khách hàng mà trường đại học là nơi cung cấp dịch vụ. Cho nên, các lý thuyết về tiếp thị sẽ được dùng làm cơ sở lí luận cho đềtàinày. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định nhu cầu về thi đại học của học sinh, cách tìm kiếm thông tin, đánh giá các tiêu chí chọn lựa và ra quyết định chọn ngành của học sinh lớp 12; nhận biết xu hướng chọn ngành của học sinh thiên về lĩnh vực tự nhiên hay xã hội; các yếu tố tác động đến hành vi chọn ngành. Và để biết được sự khác nhau giữa các biến nhân khẩu trong hành vichọn ngành thiđạihọccủahọcsinh lớp 12. Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước: nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu chính thức định lượng. Nghiên cứu định tính thông qua thảo luận tay đôi và phỏng vấn thử, qua đó hiệu chỉnh bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức. Sau đó nghiên cứu định lượng được tiến hành qua việc thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi. Cuối cùng là xử lí và phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Kết quả làm sạch dữ liệu cho cỡ mẫu 179 với 4 trường phổ thông trung học, công việc được bắt đầu bằng phân tích thống kê mô tả, sau đó làkiểmđịnh sự khácbiệtgiữacácbiến nhân khẩu học. Sau khi được xử lí các kết quả chính được tìm ra: (1) nhận thức về ngành thi đại học của học sinh, (2) nguồn thông tin, (3) đánh giá các tiêu chí chọn lựa, (4) ra quyết định chọn ngành, (5) sự tác động của một số biến nhân khẩu lên nhận thức nhu cầu, đánh giá tiêu chí vàraquyếtđịnh chọn ngành củahọcsinh lớp12.

pdf73 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN PHI YẾN HÀNH VI CHỌN NGÀNH THI ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 12 Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP LONG XUYÊN, 05/2006 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HÀNH VI CHỌN NGÀNH THI ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 12 Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Sinh viên thực hiện: NGUYỄN PHI YẾN Lớp: DH3KN1 - Mã số SV: DKN021189 Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THÀNH LONG LONG XUYÊN, 05/2006 Lời cảm ơn -----00000----- Khi bước chân vào giảng đường đại học, mong ước lớn nhất của em là được bảo vệ luận án tốt nghiệp. Và trong suốt thời gian học tập được sự dạy dỗ tận tình của thầy cô và được sự giúp đỡ của bạn bè, đến nay luận văn của em đã được hoàn thành. Em xin chân thành cảm ơn qúi thầy cô trong khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản, bổ ích để em có thể hoàn thành luận văn này và là hành trang quý báu giúp em bước vào đời. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Thành Long đã tận tình, chu đáo chỉ dẫn và đóng góp những ý kiến vô cùng quý giá để luận văn của em được hoàn chỉnh. Qua đó em cũng cám ơn thầy đã truyền đạt những kinh nghiệm quí báo về phương pháp nghiên cứu và kinh nghiệm trong cuộc sống, làm việc để chúng em ra đời làm việc tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn những người bạn thân của tôi, họ luôn ủng hộ tinh thần và giúp đỡ tôi trong học tập, cám ơn lớp trưởng của tôi, người đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Long Xuyên, ngày 30 tháng 06 năm 2006 Nguyễn Phi Yến Lớp DH3KN1 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG  Người hướng dẫn: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Người chấm, nhận xét 1: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Người chấm, nhận xét 2: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày…....tháng……năm……. MỤC LỤC  Trang Chương 1 GIỚI THIỆU ............................................................................1 1.1 Cơ sở chọn đề tài................................................................................................1 1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu........................................................................2 1.2.1 Mục tiêu ...................................................................................................2 1.2.2 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 2 1.3 Ý nghĩa đề tài..................................................................................................... 2 1.4 Nội dung của khoá luận .................................................................................... 3 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................4 2.1 Giới thiệu........................................................................................................... 4 2.2 Hành vi người tiêu dùng.................................................................................... 4 2.2.1 Định nghĩa hành vi người tiêu dùng.........................................................4 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng.................................4 2.2.2.1 Những yếu tố trình độ văn hoá ....................................................... 5 2.2.2.2 Những yếu tố mang tính chất xã hội.............................................. 6 2.2.2.3 Những yếu tố mang tính chất cá nhân............................................ 6 2.2.2.4 Các yếu tố có tính chất tâm lý......................................................... 6 2.2.3 Quá trình ra quyết định mua hàng............................................................ 8 2.2.3.1 Nhận thức vấn đề.............................................................................8 2.2.3.2 Tìm kiếm thông tin........................................................................... 9 2.2.3.3 Đánh giá các chọn lựa...................................................................... 9 2.2.3.4 Quyết định mua................................................................................ 9 2.3 Một số nghiên cứu trước về việc chọn lựa ngành thi đại học của học sinh lớp 12 .................................................................................................................................10 2.3.1 Các tiêu chí của sự lựa chọn ngành đào tạo của học sinh lớp 12........... 11 2.3.2 Cơ cấu ngành nghề và yêu cầu của xã hội về sức lao động................... 11 2.4 Công tác hướng nghiệp ở các trường THPT....................................................12 2.5 Mô hình nghiên cứu......................................................................................... 12 2.6 Tóm tắt............................................................................................................. 13 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................... 14 3.1 Giới thiệu............................................................................................................. 14 3.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 14 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu................................................................................ 14 3.2.1.1 Nghiên cứu sơ bộ...........................................................................14 3.2.1.2 Nghiên cứu chính thức..................................................................15 3.2.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ....................................................................... 16 3.2.3 Nghiên cứu chính thức........................................................................... 18 3.2.3.1 Mẫu................................................................................................18 3.2.3.2 Thông tin mẫu............................................................................... 19 3.3 Tóm tắt.................................................................................................................20 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................21 4.1 Giới thiệu.............................................................................................................. 21 4.2 Nhận thức nghề nghiệp....................................................................................... 21 4.3 Tìm kiếm thông tin.............................................................................................. 23 4.4 Đánh giá các tiêu chí............................................................................................25 4.4.1 Tiêu chí chọn ngành............................................................................... 25 4.4.2 Tiêu chí chọn trường.............................................................................. 26 4.5 Ra quyết định....................................................................................................... 27 4.6 Sự khác biệt trong hành vi chọn ngành của các biến nhân khẩu học...................30 4.6.1 Nhận thức về nhu cầu thi đai học........................................................... 31 4.6.2 Tìm kiếm thông tin................................................................................. 32 4.6.3 Đánh giá các tiêu chí.............................................................................. 32 4.6.4 Ra quyết định..........................................................................................34 4.7 Tóm tắt.................................................................................................................34 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................35 5.1 Giới thiệu............................................................................................................. 35 5.2 Kết quả chính....................................................................................................... 35 5.3 Những mặt còn hạn chế....................................................................................... 36 5.4 Kiến nghị..............................................................................................................36 Phụ lục 38 1. Dàn bài thảo luận tay đôi 39 2. Bảng câu hỏi nghiên cứu sơ bộ 40 3. Bảng câu hỏi chính thức 44 4. Thống kê mô tả các biến 47 5. Phân tích khác biệt 54 Tài liệu tham khảo 59 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người mua .......................................................5 Hình 2.2. Thứ bậc của nhu cầu theo Maslow..........................................................................7 Hình 2.3. Quá trình ra quyết định mua hàng...........................................................................8 Hình 2.4. Những yếu tố kìm hãm quá trình biến ý định mua hàng thành quyết định mua hàng.............................................................................................................................. 10 Hình 2.5. Quá trình thao tác hoá công cụ tâm lý thành các tiêu chí của hành vi chọn lựa ...................................................................................................................................... 11 Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu.............................................................................................. 13 Hình 3.1. Qui trình nghiên cứu............................................................................................. 15 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả khảo sát thực trạng các tiêu chí được đưa ra khi chọn lựa mã ngành đào tạo ở 817 học sinh lớp 12 ở Nghệ An...........................................................................11 Bảng 3.1: Tiến độ các bước nghiên cứu.............................................................................14 Bảng 3.2: Thang đo............................................................................................................ 18 Bảng 4.1: Đánh giá của nhà trường....................................................................................29 Bảng 4.2: Căn cứ vào kết quả học tập để chọn ngành....................................................... 29 Bảng 4.3: Khả năng trúng tuyển........................................................................................ 33 Bảng 4.4: Trường có danh tiếng.........................................................................................33 Bảng 4.5: Trường gần nhà..................................................................................................33 Bảng 4.6: Khả năng tài chính của gia đình........................................................................ 34 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố theo vùng.........................................................................................19 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu giới tính.............................................................................................19 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nghề nghiệp.......................................................................................19 Biểu đồ 3.4: Phân bố theo trường...................................................................................... 19 Biểu đồ 3.5: Xếp loại kết quả học tập................................................................................20 Biểu đồ 4.1: Học sinh bắt đầu nghĩ đến ngành thi đại học................................................ 21 Biểu đồ 4.2: Cân nhắc ngành nghề.................................................................................... 22 Biểu đồ 4.3: Học sinh bắt đầu luyện thi đại học................................................................ 22 Biểu đồ 4.4: Động lực thúc đẩy thi đại học....................................................................... 23 Biểu đồ 4.5: Nguồn thông tin.............................................................................................24 Biểu đồ 4.6: Tiêu chí chọn ngành...................................................................................... 25 Biểu đồ 4.7: Tiêu chí chọn trường..................................................................................... 26 Biểu đồ 4.8: Tham khảo ý kiến..........................................................................................27 Biểu đồ 4.9: Ý kiến có giá trị nhất.....................................................................................28 Biểu đồ 4.10: Quyết định chọn ngành của học sinh.......................................................... 28 Biểu đồ 4.11: Tỉ lệ học sinh chọn trường dự thi đại học.................................................. 29 Biểu đồ 4.12: Lựa chọn sau khi rớt đại học...................................................................... 30 Biểu đồ 4.13: Tỉ lệ học sinh nam và nữ bắt đầu luyện thi đại học....................................31 Biểu đồ 4.14: Học sinh các trường THPT chuẩn bị thi đại học........................................31 Biểu đồ 4.15: Ngành phù hợp với năng lực học tập......................................................... 32 Tóm tắt “Hành vi người tiêu dùng là hành động của một người tiến hành mua và sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ, bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội xảy ra trước và sau khi xảy ra hành động này”. “Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng sẽ trải qua 5 giai đoạn: (1) Nhận thức nhu cầu, (2) Tìm kiếm thông tin, (3) Đánh giá các phương án chọn lựa, (4) Ra quyết định và cuối cùng là hành vi sau mua” Phillip Kottller Đề tài được nghiên cứu ở khía cạnh tiếp thị, hành vi chọn ngành của học sinh được xem như hành vi của người tiêu dùng, học sinh chính là những khách hàng mà trường đại học là nơi cung cấp dịch vụ. Cho nên, các lý thuyết về tiếp thị sẽ được dùng làm cơ sở lí luận cho đề tài này. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định nhu cầu về thi đại học của học sinh, cách tìm kiếm thông tin, đánh giá các tiêu chí chọn lựa và ra quyết định chọn ngành của học sinh lớp 12; nhận biết xu hướng chọn ngành của học sinh thiên về lĩnh vực tự nhiên hay xã hội; các yếu tố tác động đến hành vi chọn ngành. Và để biết được sự khác nhau giữa các biến nhân khẩu trong hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12. Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước: nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu chính thức định lượng. Nghiên cứu định tính thông qua thảo luận tay đôi và phỏng vấn thử, qua đó hiệu chỉnh bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức. Sau đó nghiên cứu định lượng được tiến hành qua việc thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi. Cuối cùng là xử lí và phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Kết quả làm sạch dữ liệu cho cỡ mẫu 179 với 4 trường phổ thông trung học, công việc được bắt đầu bằng phân tích thống kê mô tả, sau đó là kiểm định sự khác biệt giữa các biến nhân khẩu học. Sau khi được xử lí các kết quả chính được tìm ra: (1) nhận thức về ngành thi đại học của học sinh, (2) nguồn thông tin, (3) đánh giá các tiêu chí chọn lựa, (4) ra quyết định chọn ngành, (5) sự tác động của một số biến nhân khẩu lên nhận thức nhu cầu, đánh giá tiêu chí và ra quyết định chọn ngành của học sinh lớp12. Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Cơ sở chọn đề tài Mỗi bạn học sinh sau khi rời khỏi ghế nhà trường họ phải vào đời lao động kiếm sống, nếu không họ sẽ là gánh nặng cho gia đình và xã hội, vì vậy việc chọn lựa ngành thi đại học của học sinh 12 là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng đến cuộc sống, tương lai của mỗi người sau này. Tuy nhiên việc chọn lựa ngành nghề không phải là vấn đề đơn giản, nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố đời sống, xã hội xung quanh các bạn học sinh. Theo thống kê gần đây mỗi năm có khoảng 300.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) trong cả nước. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chỉ có thể tiếp nhận khoảng 10 – 20% số học sinh tốt nghiệp THPT. Tình hình này dẫn đến áp lực hết sức nặng nề trong các kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hàng năm, số thí sinh mỗi năm mỗi tăng cao (Th.s La Hồng Huy, 2001). Đây cũng là mối lo lắng của hầu hết các bạn học sinh phổ thông. Vì các bạn phải thi đại học với tỉ lệ chọi ngày càng cao, cơ hội đậu đại học sẽ giảm, đòi hỏi các bạn phải có sự nỗ lực học tập và cân nhắc khi chọn lựa ngành nghề phù hợp với năng lực của mình. Bên cạnh đó, các bạn học sinh phổ thông chưa được cung cấp những thông tin về những dạng lao động nào phải đảm bảo những tiêu chuẩn, những yêu cầu mà xã hội cần đến, sẽ được trả nhiều tiền, sẽ có cơ hội phát triển? và điều đó ảnh hưởng đến việc định hướng nghề nghiệp của các bạn. Tâm lý phần lớn học sinh cho rằng: “muốn có nghề nghiệp tốt trong tương lai thì phải thi vào đại học” (Ts. Nguyễn Bá Minh, 2006). Trong khi đó, một thực trạng hiện nay không hiếm những sinh viên tốt nghiệp đại học (với thời gian từ 4 – 5 năm) mà vẫn thất nghiệp, còn một số sinh viên học một số nghề kỹ thuật (thời gian đào tạo chỉ 2 -3 năm) thì lại dễ tìm được việc làm có thu nhập cao. Mặt khác theo kết quả nghiên cứu của Th.s La Hồng Huy thì công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông cũng có ảnh hưởng đáng kể đến việc chọn ngành của học sinh 12. Nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị tâm lý cho thế hệ trẻ về tư tưởng, tâm lý, ý thức, kỹ năng để họ có thể đi vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi xã hội đang cần và phù hợp với
Tài liệu liên quan