Khóa luận Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tổ chức tại công ty cổ phần xúc tiền & quảng và quảng bá thương mại MPA

Khi nền kinh tế ngày càng cạnh tranh quyết liệt, xu hướng toàn cầu hoá ngày càng trở nên rõ rệt, muốn tồn tại và phát triển bắt buộc công ty phải hướng đến khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm. Không những thế, cùng sự phát triển mạnh mẽ của Internet, việc tiếp cận khách hàng càng trở nên dễ dàng hơn bên cạnh đó việc ứng dụng các phần mềm quản lý góp phần tạo nên thành công chung của toàn doanh nghiệp. Trong những năm trở lại đây, khi đất nước có những chuyển biến tích cực cả về mặt văn hoá và xã hội, hoà cùng nhịp phát triển đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng thành công nguyên tắc “lấy khách hàng làm trung tâm” bằng cách xây dựng những triết lý khi tương tác với khách hàng, phân biệt khách hàng và “cá biệt hoá” theo khách hàng với một mục đích duy nhất là làm sao để thoả mãn và thoả mãn vượt trội mong đợi của khách hàng. Có như thế công ty mới có thể đứng vững trong thời kỳ cạnh tranh này. Vì vậy, quản trị quan hệ khách hàng không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt do ảnh hưởng của văn hoá phương Đông, các doanh nghiệp Việt Nam từ lâu đã quan tâm nhiều đến “quan hệ”. Một khi quan hệ được thiết lập, trên cơ sở 2 bên cùng có lợi, các bên thường hành động vì mục tiêu thoả mãn nhu cầu của các bên còn lại. Bên cạnh đó, tuy khách hàng là quan trọng nhưng có một số khách hàng này lại quan trọng hơn một số khách hàng khác. Vì thế phải lựa chọn khách hàng nào để “quan hệ” mới là điều quan trọng. Theo qui luật Perato, 80% lợi nhuận đem lại cho doanh nghiệp chỉ từ 20% khách hàng thường xuyên của họ. Đó là lý do vì sao doanh nghiệp phải “quản trị quan hệ 20% khách hàng của mình” nếu như muốn công ty tồn tại và phát triển bên cạnh tìm kiếm những khách hàng mới. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên việc giữ chân những khách hàng lớn là điều đặc biệt quan trọng đối với công ty.Và MPA cũng không ngoài mục đích đó. Xuất phát từ những thực tiễn trên cùng với xu thế chung của tất cả các doanh nghiệp, nhận thấy được tầm quan trọng của quản trị quan hệ đặc biệt là với khách hàng tổ chức. Em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tổ chức tại công ty cổ phần xúc tiền & quảng và quảng bá thương mại MPA” với mục tiêu hướng đến là khai thác tối đa quan hệ với những khách hàng hiện có đồng thời giữ chân khách hàng trong thời buổi khó khăn này. Đề tài gồm 3 phần: Phần I: Cơ sở lý luận Phần II: Thực trạng quan hệ khách hàng tổ chức tại công ty cổ phần xúc tiền & quảng và quảng bá thương mại MPA Phần III: Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tổ chức tại công ty cổ phần xúc tiền & quảng và quảng bá thương mại MPA Trong quá trình thực tập này, em đã nhận đuợc sự giúp đỡ tận tình của thầy Th.s Nguyễn Hoài Anh và đơn vị thực tập đặc biệt là các cô chú, anh chị trong công ty. Do kiến thức còn có nhiều hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, mong các thầy cô và các bạn góp ý và xin chân thành cảm ơn.

doc73 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tổ chức tại công ty cổ phần xúc tiền & quảng và quảng bá thương mại MPA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Khái niệm khách hàng và mối quan hệ: 1. Khái niệm về khách hàng: Khách hàng là người quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Khách hàng là người quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Họ là mục tiêu, là cảm hứng và là nguồn lợi nhuận mà doanh nghiệp hướng tới. Vậy khách hàng là ai? Khách hàng là cá nhân hay tổ chức bất kỳ trong chuỗi Phân phối và Quyết định mà hành động của họ có thể ảnh hưởng đến việc mua các sản phẩm và dịch vụ của bạn. Khách hàng không nhất thiết là những người mua hàng hóa hay dịch vụ của bạn. Họ có thể là các nhà đầu tư, cơ quan quản lý và cả những người làm việc trong doanh nghiệp của bạn. 2. Vai trò của khách hàng Trong nền kinh tế thị trường khi mà độc quyền kinh doanh không còn phổ biến, hầu hết mọi mặt hàng trên thị trường đều có nhiều nhà cung cấp, chính điều này đem lại quyền lựa chọn cho khách hàng. Sức mua của khách hàng gây ra sự cạnh tranh cho các nhà cung cấp, ai cung cấp sản phẩm phù hợp nhất sẽ được khách hàng lựa chọn. Khách hàng không chỉ có quyền lựa chọn, họ còn có sức mạnh- sức mua. Trong nền cơ chế thị trường các Doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào khách hàng của mình. Đã không còn cảnh một người bán cho vô số người mua, không còn cảnh nhà cung cấp có quyền áp đặt với khách hàng, nếu khách hàng không vừa lòng với sản phẩm dịch vụ cua Doanh nghiệp, họ sẽ chọn ngay sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp khác. Vì vậy có thể nói rằng: “Khách hàng là mục tiêu, là người quyết định sự sống còn của doanh nghiệp”. Thật vậy vì khách hàng là mục tiêu phục vụ và người trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hơn nữa họ là người đánh giá, quyết định xem sản phẩm, dịch vụ đó có chất lượng không ?... quyết định liệu sản phẩm, dịch vụ hay công ty đó có thể đứng vững được trên thị trường hay không? Một doanh nghiệp muốn thành công trên thị trường phải đảm bảo cân bằng giữa ba lợi ích : lợi ích của doanh nghiệp, thoả mãn nhu cầu của khách hàng và lợi ích công cộng. Tóm lại, khách hàng là tài sản quí giá nhất của doanh nghiệp. Điều này không chỉ là mối quan tâm của ở các tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận mà còn ở trong các tổ chức phi lợi nhuận như hội chữ thập đỏ, tổ chức vì hòa bình thế giới.v..v… 3. Phân loại khách hàng: Khách hàng luôn quan trọng nhưng có một số khách hàng quan trọng hơn những khách hàng khác. Đứng trên nhiều phương diện khác nhau, khách hàng cũng được chia thành nhiều loại: 3.1 Khách hàng tiêu dùng và khách hàng tổ chức Dựa vào mục đích mua hàng mà người ta có thể phân biệt đâu là khách hàng tiêu dùng và đâu là khách hàng tổ chức: *Khách hàng tiêu dùng là những người mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với mục đích tiêu dùng. Họ thường là những người mua với số lượng nhỏ, mua nhiều lần, qui trình mua đơn giản và ít chịu ảnh hưởng của môi trường trong tiến trình mua, họ bị ảnh hưởng nhiều bởi giá. Ví dụ như các hộ gia đình mua gạo để nấu ăn, mua điện để sinh hoạt… *Khách hàng tổ chức là những khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ để phục vụ cho quá trình sản xuất của mình, đó là đầu vào của quá trình sản xuất. Họ thường là những người mua với số lượng lớn, tiến trình mua chuyên nghiệp, ít chịu ảnh hưởng bởi giá nhưng chất lượng và qui trình phục vụ ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua của họ. Họ là những người mua bia rượu để bán lại, là người mua gỗ để sản xuất ra giấy… Khách hàng tổ chức có thể được phân thành 3 nhóm: - Các khách hàng kinh doanh (Commercial enterprises) bao gồm Những nhà sản xuất thiết bị gốc (Original equiment manufactures): đó là những người mua sản phẩm hay dịch vụ để kết hợp sản phẩm của nó, rồi sản xuất và bán trên thị trường. Đó là trường hợp các công ty sản xuất xe máy, ôtô mua sên, nhông, dĩa, lốp…để lắp ráp sau đó bán lại xe máy cho người tiêu dùng cuối cùng Những khách hàng sử dụng (User customers) là những doanh nghiệp mua sản phẩm, dịch vụ của công ty khác để sản xuất ra một sản phẩm, dịch vụ khác sau đó cung cấp lại cho thị trường. Trường hợp này là trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, hay mua công cụ, dụng cụ để phục vụ cho quá trình sản xuất. Những nhà phân phối công nghiệp: họ không phải khách hàng trong thị trường công nghiệp mà là các trung gian mua sản phẩm, dịch vụ từ người sản xuất hoặc phân phối rồi sau đó bán lại chính sản phẩm, dịch vụ đó trên thị trường. Họ giống như những nhà bán buôn công nghiệp và họ có thể tập trung nhiều, đặc trưng bởi những sản phẩm họ bán. Ví dụ như Metro là một điển hình tập trung nhiều các sản phẩm họ bán, trong khi nhà cung cấp điện là một ví dụ rất đặc trưng về sản phẩm mà họ cung cấp. Việc phân loại rõ ràng này giúp người làm marketing trong thị trường công nghiệp hiểu được động cơ mua của từng khách hàng. Từ đó có những chính sách Marketing phù hợp tác động tiến trình mua và dịch vụ sau bán cho chính khách hàng đó. - Các tổ chức chính phủ (Government organizations): là tất cả các cơ quan thuộc hệ thống nhà nước mua sản phẩm, dịch vụ cho hoạt động quản lý hành chính và giải quyết những vấn đề xã hội. Đó có thể là việc Ủy Ban nhân dân thành phố mua 200 máy tính để sử dụng cho hoạt động của mình. - Những khách hàng tổ chức Viện (Institutional customers): là những người mua không phải là các doanh nghiệp thương mại cũng không phải các tổ chức chính phủ. Họ có thể là các trường học, bệnh viện, nhà thờ, nhà nghỉ, các tổ chức phi lợi nhuận…Họ có thể là các tổ chức công cộng hay tư nhân. Mặc dù cả ba nhóm khách hàng này không giống nhau về nhiều mặt nhưng họ đều mua các sản phẩm, dịch vụ để sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho khách hàng của họ. 3.2 Khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài. Đứng dưới góc độ khác, doanh nghiệp có thể phân khách hàng thành 2 loại: - Khách hàng bên ngoài: là những người bên ngoài tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ do tổ chức cung cấp. Đó là bao gồm người tiêu dùng, các tổ chức tài chính, ngân hàng… - Khách hàng bên trong: là một định nghĩa về đội ngũ nhân viên ngoài bộ phận của bạn, ở bên trong tổ chức mà công việc của họ phụ thuộc vào công việc của bạn. Trách nhiệm của bạn là cung cấp cho họ những điều họ cần để họ có thể thực hiện công việc của họ một cách đúng đắn. Việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp biết được đâu là “người trong”, “người ngoài” công ty, họ quan tâm đến những thông tin gì của doanh nghiệp. Vì thế, nó giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin cũng như phục vụ của khách hàng mình. 3.3 Khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng Căn cứ vào khả năng mua hàng, khách hàng được phân loại thành khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng. * Khách hàng hiện có: là những tổ chức hay cá nhân đã, đang tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp. Nói cách khác, khách hàng hiện có là người đang có quan hệ mua bán với doanh nghiệp. Khách hàng hiện có của doanh nghiệp được chia thành nhiều cấp bậc là khách hàng mua hàng lần đầu, khách hàng mua hàng lặp lại, khách hàng mua thường xuyên và khách hàng trung thành. Làm hài lòng khách hàng hiện có là mục tiêu luôn hướng đến của bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi khách hàng hiện có của doanh nghiệp được thỏa mãn tốt nhu cầu thì họ là nguồn cung cấp thông tin hiệu quả nhất đến các khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. * Khách hàng tiềm năng: là các tổ chức hoặc cá nhân có khả năng trở thành hoặc không trở thành khách hàng hiện có của doanh nghiệp trong tương lai. Theo qui luật 80/20 (Perato), 80% doanh thu của doanh nghiệp là của khách hàng cũ, 20% doanh thu là từ khách hàng mới. Chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới gấp 5-15 lần so với chi phí giữ khách hàng cũ. Nhưng để mở rộng khu vực hoạt động, tìm kiếm những thị trường mới và tìm kiếm nguồn lợi nhuận lâu dài trong tương lai…bắt buộc các doanh nghiệp phải “quan tâm” đến khách hàng tiềm năng. Do vậy, các doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian, công sức và chi phí cho việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Vì thế việc xác định đúng khách hàng tiềm năng có khả năng mua hàng nhất hay có triển vọng tốt là rất quan trọng với doanh nghiệp. Để có được khách hàng tiềm năng tốt, doanh nghiệp cần xem xét họ có nhu cầu, mong muốn gì đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Những khách hàng tiềm năng khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau, tuỳ theo đặc điểm riêng biệt của họ. 4. Tìm hiểu về khách hàng tổ chức và chức năng của từng bộ phận 4.1 Tìm hiểu về khách hàng tổ chức: * Mục đích mua hàng của khách hàng tổ chức Khác với khách hàng tiêu dùng, khách hàng tổ chức mua sản phẩm, dịch vụ để phục vụ nhu cầu sản xuất, phân phối lại cho khách hàng của mình… Hầu hết các khách hàng tổ chức mua hàng với mục đích: Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu trong gia công và kinh doanh sản xuất của bản thân doanh nghiệp. Đây chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất, những hàng hóa được mua chủ yếu là để phục vụ việc sản xuất, ví dụ như các nhà máy chế tạo ôtô đều phải đặt mua thép. Thứ hai: Đáp ứng nhu cầu vận hành kinh doanh của doanh nghiệp. Việc mua những hàng hóa cần thiết là nhằm mục đích này. Việc mua hàng này có thể có tại bất cứ doanh nghiệp nào, phạm vi mua hàng cũng tương đối rộng. Thứ ba: Đáp ứng nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất và phát triển bản thân doanh nghiệp. Việc mua hàng này nhằm mục đích chủ yếu là để nâng cao đầu tư của doanh nghiệp. Những khách hàng tổ chức này là những doanh nghiệp phát triển, phạm vi của việc mua hàng cũng tập trung vào việc bổ sung và đổi mới tài sản cố định. Ví dụ này là trường hợp như 1 trường Đại học mua 200 máy tính mới để phục vụ cho sinh viên nhằm tiếp cận hơn với Internet và đặc biệt hơn là phục vụ cho việc học trực tuyến… Mục đích của việc hiểu rõ mục đích mua hàng của khách hàng tổ chức để doanh nghiệp xác định rõ động cơ mua hàng là gì ? Họ cần gì ở doanh nghiệp ? Biết được điều này là một điều kiện để doanh nghiệp phục vụ khách hàng tốt hơn. Nhưng khách hàng tổ chức là một tập hợp mua phức tạp, họ chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhóm người khác nhau đến quyết định mua gì và mỗi một nhóm lại có các động cơ khác nhau. Vì vậy, khi xem xét đánh giá động cơ mua của doanh nghiệp thôi chưa đủ mà phải phân tích xem tác động và động cơ mua của từng nhóm ảnh hưởng như thế nào, họ muốn gì và doanh nghiệp có thể đáp ứng được gì, cái nào là tốt nhất…? 4.2 Chức năng của từng bộ phận Theo quan điểm của Webter và Wind, tình hống mua xuất hiện khi một vài thành viên của tổ chức ghi nhận về một vấn đề xuất hiện cần giải quyết trong quá trình mua sắm. Ứng với một tình huống mua, một trung tâm mua (Buying Center) được hình thành bao gồm các thành viên trong tổ chức bao gồm các thành viên: Người sử dụng: là những thành viên hay bộ phận sẽ sử dụng sản phẩm hay dịch vụ được mua sắm. Là người đánh giá cuối cùng và trực tiếp về việc hàng hóa hay dịch vụ có tốt hay không và cũng là người đầu tiên phát hiện ra các vấn đề và vướng mắc. Cũng có khi một người sử dụng nào đó lại đóng vai trò là người tham gia vào việc thiết kế, đánh giá và so sánh. Người ảnh hưởng: là người có vai trò tham gia vào quyết định nên chọn hay không chọn một mặt hàng. Một người ảnh hưởng như các đại lý mua có thể là thành viên của trung tâm mua thậm chí cho cùng một một việc mua. Người quyết định: là người có vai trò đồng ý hay không đồng ý trong việc chọn mua một mặt hàng. Loại khách hàng này là người lãnh đạo trong cơ cấu khách hàng. Trong quá trình mua hàng, họ là người quyết định cuối cùng về việc phê chuẩn và mua các hạng mục hàng hóa lớn. Họ quan tâm nhiều nhất đến kết quả và ảnh hưởng vĩ mô của việc mua hàng. Người mua: cũng có thể là bộ phận cung ứng, họ chủ yếu chịu trách nhiệm việc mua hàng. Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm về đàm phán thương mại, tham gia vào việc đánh giá, so sánh. Người gác cổng (Gatekeeper) là người thu nhận, xử lý thông tin và kiểm soát thông tin đến trung tâm mua. Trong nhiều trường hợp người gác cổng của trung tâm mua này lại là người mua của một trung tâm mua khác. Nói chung để hiểu quá trình mua là không đủ nếu chỉ xem xét khách hàng công nghiệp và người ảnh hưởng mua liên quan đến quá trình đó. Động cơ mua của những người mua đó được chỉ ra trong chiến lược marketing. 4.3 Qui trình quyết định mua hàng của tổ chức: Tùy vào mức độ phức tạp của hàng hóa và tùy thuộc vào tình hình mua sắm mà qui trình mua có thể khác nhau. Khi quyết định càng phức tạp và hàng hóa càng có giá trị thì mỗi giai đoạn sau đây sẽ phải thông qua và quy trình này sẽ kéo dài thời gian hơn. Đối với mỗi khách hàng, qui trình quyết định mua hàng cũng khác nhau. Do vậy, trong phần này, để làm rõ vấn đề, em chỉ tập trung vào qui trình mua của khách hàng kinh doanh: 4.3.1 Nhu cầu hay nhận thức vấn đề: Người ta có thể nhận ra những nhu cầu và vấn đề qua những yếu tố bên ngoài hoặc bên trong. Một điển hình của yếu tố bên trong là việc nhận ra sự thiếu hụt công suất dẫn đến quyết định mua thêm nhà máy, thiết bị, nguyên vật liệu… Như vậy, việc nhận thức bên trong dẫn đến hành vi hoạt động. Nhưng một số vấn đề được nhận thức bên trong có thể không dẫn tới một hành động nào cả. Nhiều vấn đề tiềm tàng khác có thể không được nội bộ nhận ra và chỉ trở thành vấn đề nhờ những “ gợi ý bên ngoài ”. Trong một số trường hợp này, sự khích động vấn đề là cần thiết, trong những trường hợp khác không có nhận thức nội bộ thì người bán có thể cung cấp những gợi ý bên ngoài cần thiết. Một đại lý bán xe nâng có thể khích động vấn đề nhận thức bằng cách chỉ cho thấy xe nâng của họ có thể tiết kiệm tiền bạc cho khách hàng như thế nào, khả năng nâng lớn hơn sẽ dẫn tới sử dụng mặt bằng nhà kho hiệu quả hơn. 4.3.2 Xác định các đặc điểm, qui cách và số lượng của món hàng đang cần: Ở giai đoạn này của quyết định, các trung tâm mua sẽ phác hóa món hàng khi cần. Đó là mục tiêu, tiêu chuẩn lựa chọn hàng hóa…Bằng cách thuyết phục công ty khách hàng cho biết những đặc điểm mà chỉ sản phẩm của họ mới có thì người bán có thể được xem như đã kết thúc vụ chào bán ngay tại giai đoạn này. 4.3.3 Tìm kiếm và tìm hiểu các nguồn tiềm năng Trong việc mua hàng của tổ chức, người ta phải làm công việc tìm kiếm ở những mức độ khác nhau. Món hàng càng rẻ, càng ít quan trọng và lượng thông tin mà người mua có càng nhiều thì việc tìm kiếm sẽ càng dễ dàng hơn. 4.3.4 Tiếp thu và phân tích các đề nghị Sau khi đã tìm ra một số công ty được xem là có đủ khả năng để cung cấp sản phẩm đó, công ty mua sẽ mời các nhà cung cấp gởi hồ sơ đề nghị đến và phân tích chúng 4.3.5 Đánh giá các hồ sơ đề nghị và lựa chọn nhà cung cấp Mỗi hồ sơ được đánh giá theo những qui tắc mà mỗi thành viên của trung tâm mua cho là quan trọng. Điều quan trọng cần nhận thức là mỗi thành viên có thể dùng một số qui tắc riêng khi họ nhận xét các hồ sơ. Tuy điều này có thể tạo ra nhiều vấn đề nhưng kết quả của giai đoạn này là chọn ra được một hoặc một vài nhà cung cấp. 4.3.6 Chọn lựa cách thức đặt hàng Công việc tiếp theo là việc bàn thảo chi tiết về thanh toán và giao hàng. Thông thường công việc này do người mua chịu trách nhiệm đàm phán với công ty cung cấp. Trong vài quyết định mua, giai đoạn này được sáp nhập với giai đoạn 4 và 5 nếu việc giao hàng là một yếu tố quan trọng khi lựa chọn nhà cung cấp 4.3.7 Phản hồi về thành tích và đánh giá. Việc làm này có thể có tính cách nghiêm chỉnh nếu bộ phận thu mua soạn ra một mẫu đánh giá để bộ phận sử dụng điền vào, sau đó đánh giá xem nhà cung cấp công ty mình đã lựa chọn đặc biệt là các qui trình phục vụ và các dịch vụ sau khi bán. Hình 1: Qui trình quyết định mua hàng của tổ chức Nhận thức nhu cầu Xác định các đặc điểm, qui cách, số lượng hóa cần mua Tìm kiếm và tìm hiểu các nguồn tiềm năng Tiếp thu và phân tích các đề nghị Đánh giá các đề nghị và tuyển chọn các nhà cung cấp Chọn cách thức đặt hàng Phản hồi và thành tích và đánh giá 5. Quan hệ và đặc trưng của quan hệ 5.1. Khái niệm Quan hệ “Quan hệ là một trạng thái liên quan đến những giao dịch qua lại giữa những con người hay những bên tham gia”. 5.2 Đặc trưng của quan hệ Một quan hệ phải hội đủ tất cả các đặc trưng sau: Có sự qua lại: tức là ít nhất có 2 bên tham gia vào quan hệ, có tính hai chiều. Có sự tương tác: Khi tham gia vào quan hệ, hai bên có thể trao đổi thôi tin cho nhau. Có sự lặp lại: có càng nhiều sự lặp lại, hai bên quan hệ càng hiểu nhau hơn. Lợi ích tăng thêm: 2 bên trong quá trình quan hệ đều có những lợi ích, càng quan hệ thì lợi ích càng tăng thêm. Sự thay đổi về hành vi của các bên tham gia Sự duy nhất (độc đáo) xuất phát từ các yếu tố cấu thành: Sự duy nhất có tính bền vững hay không phụ thuộc vào các yấu tố cấu thành mối quan hệ vì tất cả các yếu tố đều có thể bắt chước được. Khi sự duy nhất càng cao, càng khó bắt chước thì càng tốt. Niềm tin là yếu tố quan trọng, không có niềm tin thì sẽ không có quan hệ. Trong tất cả các đặc trưng của quan hệ, không có yếu tố nào là quan trọng nhất và một quan hệ phải hội đủ các đặc trưng trên. II. Quản trị quan hệ khách hàng (CRM): 1. Khái niệm về CRM Trong các hoạt động kinh doanh cũng như quản lý hành chính, mỗi công ty đều có những mối quan hệ với khách hàng, với các đối tác kinh doanh mà mình phải làm việc, phục vụ hoặc cộng tác. Những mối quan hệ này luôn diễn ra giữa hai đội ngũ - một bên là các nhân viên trong công ty và bên kia là các khách hàng, đối tác kinh doanh có quan hệ với công ty. Vì vậy, công ty cần có một hệ thống quản lý sao cho vừa tạo điều kiện cho các nhân viên thực thi tốt mối quan hệ với khách hàng, vừa giúp cho việc quản lý khách hàng được hiệu quả hơn. Và CRM đã ra đời từ đó khi cùng một lúc phục vụ được cả hai yêu cầu trên. 1.1 CRM ( Customer Relationship Management ) là gì? “CRM là khả năng tạo dựng mối quan hệ sinh lợi trong dài hạn với các khách hàng tốt nhất thông qua việc khai thác một tập hợp các điểm tiếp xúc”. “CRM là quá trình ra các quyết định quản trị với mục tiêu sau cùng là gia tăng giá trị của cơ sở khách hàng thông qua các mối quan hệ tốt hơn với các khách hàng dựa trên cơ sở cá biệt theo khách hàng”. “CRM là việc khai thác và phân tích các cơ sở dữ liệu marketing, sử dụng các công nghệ thông tin nhằm đánh giá thực tiễn doanh nghiệp và xác định các phương pháp cho phép cực đại giá trị lâu dài của từng khách hàng đối với doanh nghiệp”. “CRM là quá trình chọn lựa những khách hàng mà một doanh nghiệp có thể phục vụ một cách sinh lợi nhất và thiết lập những tương tác riêng biệt giữa doanh nghiệp với từng khách hàng ”. “CRM là một phương pháp toàn diện nhằm thiết lập, duy trì và mở rộng các quan hệ khách hàng”. Có rất nhiều định nghĩa hay cách hiểu khác nhau về CRM, nhưng việc khuếch trương, quảng bá CRM của các công ty công nghệ thông tin và phần mềm đã khiến nhiều người nhầm tưởng rằng CRM chỉ liên quan đến công nghệ và mọi vấn đề liên quan đều thông qua bộ phận phụ trách công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Ngay cả trong giới kinh doanh, giữa các nhà quản lý cũng tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm và bản chất của CRM. Ðối với một số người, CRM có nghĩa là tập trung sản xuất, phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, tất cả những cách hiểu trên mới chỉ bao quát một khía cạnh của quản trị quan hệ khách hàng. Thực chất, “Quản trị quan hệ khách hàng là một chiến lược kinh doanh hướng vào việc tìm kiếm, chọn lựa và duy trì quan hệ với những khách hàng có giá trị nhất”. CRM tập trung vào các quá trình marketing, bán hàng và dịch vụ, do vậy, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có tầm nhìn chiến lược và kiến tạo một văn hoá định hướng vào khách hàng. 1.2 Các nguyên tắc hình thành CRM CRM hình thành dựa trên 4 nguyên tắc: Khách hàng cần phải được quản lý như những tài sản quan trọng Lợi ích của khách hàng luôn thay đổi, không phải tất cả các khách hàng đều có mong muốn như nhau Nhu cầu, mong muốn, hành vi mua của khách hàng luôn thay đổi Bằng những kỹ năng để tìm hiểu khách hàng và tìm ra lợi ích của khách hàng, qua đó tổ chức có thể đáp ứng các nhu cầu của họ và tối đa hoá giá trị khách hàng trong danh mục khách hàng của tổ chức. 1.3 Các đặc trưng của CRM CRM tạo dựng những mối quan hệ lâu dài, có ý nghĩa, mang tính cá nhân với các khách hàng -những người sẽ tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp trong tương lai CRM đưa doanh nghiệp đến gần k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHOA LUAN- MAIN CONTEN.doc
  • docDS BANG BIEU-NXET.doc
  • docLIMDU~1.DOC
  • docMCLC~1.DOC
Tài liệu liên quan